Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1049/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 761/QĐ-BTP ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 119/TTr-STP ngày 01/7/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn và theo dõi việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp lý, ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, đóng góp và sử dụng thông tin đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp .

2. Yêu cầu

- Thực hiện hỗ trợ pháp lý đối với mọi doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động).

- Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đồng bộ với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp. Kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý với thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan đến doanh nghiệp. Bảo đảm các doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn những nội dung cơ bản của pháp luật về sản xuất kinh doanh.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp

a) Nội dung: Tổ chức xây dựng, thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên Công báo, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ngành (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước).

b) Hình thức triển khai:

- Đăng tải trên Công báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành hoặc có nội dung sửa đổi, bổ sung.

- UBND huyện, thành phố Cà Mau (UBND cấp huyện) có trách nhiệm gửi các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành, có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp về Văn phòng UBND tỉnh để đăng Công báo, thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

c) Cơ quan thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2015.

2. Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật

a) Nội dung: Biên soạn, phát hành và phổ biến các tài liệu giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước); tài liệu bồi dưỡng pháp luật về kinh doanh cho đối tượng quản lý doanh nghiệp, người làm công tác pháp chế tại doanh nghiệp theo chuyên đề phù hợp từng loại hình doanh nghiệp như: hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật về hợp đồng, đất đai, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, lao động, bảo vệ môi trường, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn và một số lĩnh vực khác…

b) Hình thức thực hiện:

- Biên soạn tài liệu giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp.

- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai đến doanh nghiệp các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục “văn bản mới, chính sách mới” phát trên sóng phát thanh - truyền hình tỉnh và đăng tải trên các báo địa phương.

c) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Đài hát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi; các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2015.

3. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp

a) Nội dung và hình thức triển khai:

- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho

các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung: Những quy định của pháp luật về hợp đồng, sở hữu, thực hiện quyền sở hữu doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; pháp luật về thuế, hải quan, trọng tài thương mại; pháp luật xử lý vi phạm trong kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phá sản...

- Đối tượng bồi dưỡng: Người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, các đối tượng quản lý doanh nghiệp, người làm công tác pháp chế tại doanh nghiệp.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh; các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp.

c) Thời gian thực hiện: Cả năm 2015.

4. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp

a) Nội dung: Các sở, ban, ngành có trách nhiệm trả lời yêu cầu, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp (Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số

66/2008/NĐ-C của Chính phủ).

b) Hình thức triển khai:

- Yêu cầu về giải đáp pháp luật được gửi đến các cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp bằng các hình thức: bằng văn bản, thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ pháp chế sở, ngành có trách nhiệm giúp lãnh đạo sở, ngành tiếp nhận yêu cầu và giải đáp pháp luật hoặc phối hợp với các cơ quan khác để giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.

c) Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành liên quan, Liên minh Hợp tác xã tỉnh,

Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và UBND cấp huyện.

d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2015.

5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật

a) Nội dung và hình thức triển khai:

- Tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp về các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Trả lời kiến nghị của doanh nghiệp thông qua các hình thức: văn bản, thư điện tử (email), điện thoại trực tiếp về các nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan chuyên môn.

- Tiếp nhận và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp qua các buổi đối thoại, hội thảo, diễn đàn về hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Ban Quản lý Khu kinh tế, Cục Hải quan, Cục Thuế tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến cơ chế, chính sách pháp luật để xem xét có biện pháp tháo gỡ.

- Các sở, ban, ngành khi tiếp nhận được kiến nghị của doanh nghiệp có liên quan đến cơ chế, chính sách của tỉnh phải tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Ban Quản lý Khu kinh tế, Cục Hải quan, Cục Thuế tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2015.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và doanh nghiệp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn và hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Kế hoạch, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Kế hoạch và báo cáo kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo nội dung Kế hoạch này và quy định của Bộ Tài chính, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch này tại một số đơn vị, để đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm phối hợp của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

a) Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị liên quan:

- hối hợp với Sở Tư pháp tổ chức rà soát, cập nhật các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực mình.

- Tiếp nhận, giải đáp các yêu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ; phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp đối với các trường hợp có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Tài chính:

- Thẩm định dự toán kinh phí, bố trí kinh phí cho các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị liên quan để đảm bảo thực hiện Kế hoạch theo Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BT ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Nghị quyết số

11/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành định mức chi công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo dự toán kinh phí được duyệt và theo quy định của pháp luật về ngân sách.

c) Sở Nội vụ: hối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động pháp chế của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn đội ngũ pháp chế của sở, ban, ngành tỉnh theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3852/UBND-NC ngày 21/7/2015.

d) Đài hát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi: Tiếp tục phổ biến pháp luật kinh doanh, các văn bản, chính sách mới cho doanh nghiệp trên sóng phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

đ) Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh: hối hợp với Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật để Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định. Khuyến khích luật sư có đủ điều kiện đăng ký làm Trọng tài viên để tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại cho doanh nghiệp.

e) UBND cấp huyện: Tổ chức triển khai Kế hoạch tại địa phương; phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan chủ động lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo gửi về Sở Tư pháp theo quy định.

3. Công tác thông tin, báo cáo

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 15/11/2015 để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách Nhà nước đảm bảo

theo phân cấp ngân sách.

2. Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ căn cứ Kế hoạch này dự toán kinh phí và vận động các khoản tài trợ khác (nếu có) để triển khai thực hiện. Việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Các đơn vị được giao nhiệm vụ nhưng chưa được bố trí nguồn kinh phí năm 2015 cần lập dự toán, gửi Sở Tài chính để xem xét, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

3. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị có liên quan và doanh nghiệp gửi báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Tư pháp xem xét hướng dẫn, giải quyết./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1049/QĐ-UBND về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 1049/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Dương Tiến Dũng
Ngày ban hành: 24/07/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1049/QĐ-UBND về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…