BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2023 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-TCHQ ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Tổng
cục Hải quan)
1. Tổ chức các hoạt động đối tác để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia vào tiến trình cải cách, hiện đại hóa, chuyển đổi số trong ngành Hải quan và nâng cao tính tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp.
2. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp.
1. Tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan nắm bắt được các chính sách, pháp luật mới về hải quan như: Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 20301, Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan đến năm 20252, Kế hoạch chuyển đổi số, Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định pháp luật về hải quan mới được ban hành; qua đó đồng hành cùng cơ quan hải quan trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan, phương thức quản lý, chất lượng phục vụ của cơ quan hải quan các cấp, chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan thông qua các hoạt động tham vấn, hợp tác, giám sát.
3. Tăng cường hợp tác hải quan - doanh nghiệp để góp phần nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật của mỗi bên.
III. NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
1.1. Nội dung:
Cơ quan hải quan các cấp tổ chức cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về: (i) Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 theo Quyết định số 628/QĐ-TTg, ngày 20/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan đến năm 2025; (ii) Kế hoạch chuyển đổi số, Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, (iii). Các quy định pháp luật về hải quan mới được ban hành và các chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa trọng điểm của Ngành hải quan trong năm 2023; (iv) Các điều ước, cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam tham gia.
1.2. Hoạt động triển khai:
- Tại cơ quan Tổng cục:
+ Văn phòng Tổng cục chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin, tuyên truyền kịp thời đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp: (i) Tiếp cận các chính sách pháp luật mới, chương trình, đề án quan trọng về cải cách, hiện đại hóa hải quan một cách chính thống, đúng đắn, khách quan, đa chiều về ngành Hải quan; (ii) Nắm bắt được các phương thức, thủ đoạn, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại mới phát sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng; (iii) Tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam để phát sóng Chương trình “Hải quan Việt Nam” định kỳ trên kênh VTV1.
+ Tạp chí Hải quan (cả Tạp chí bản giấy và bản điện tử) chịu trách nhiệm tổ chức: (i). Thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật mới về hải quan, các chương trình cải cách, hiện đại hóa trọng tâm của Ngành, các cam kết quốc tế về thương mại; (ii) Có các bài viết chuyên sâu đề tuyên truyền, giới thiệu về các hoạt động chuyển đổi số của ngành Hải quan, các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan tới cộng đồng doanh nghiệp (bằng cả tiếng Việt và Tiếng Anh).
+ Cục CNTT & TKHQ chịu trách nhiệm thông tin tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử bằng các bài viết chuyên đề, chuyên sâu nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp kiến thức, kỹ năng về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số nói chung, cũng như các nội dung về Kế hoạch, chương trình và các hoạt động chuyển đổi số của ngành Hải quan nói riêng.
+ Ban Cải cách, hiện đại hóa (Ban CCHĐH) chịu trách nhiệm tổ chức thông tin tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp qua kênh đối tác với các Hiệp hội doanh nghiệp các nội dung về Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan đến năm 2025.
+ Các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục chịu trách nhiệm biên tập nội dung, tài liệu thông tin, tuyên truyền liên quan đến các nội dung được giao chủ trì thực hiện, phối hợp với các đơn vị đầu mối về thông tin, tuyên truyền để phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
+ Phối hợp với các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục xây dựng nội dung thông tin, tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn quản lý để thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
+ Tổ chức phổ biến, thông tin tuyên truyền cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn nội dung: (i) Các văn bản quy phạm pháp luật mới về hải quan; (ii) Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan đến năm 2025; (iii) Chủ trương, nhiệm vụ, các nội dung cần chuẩn bị, việc kết nối và triển khai hệ thống CNTT mới theo Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan; (iv) Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
+ Chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp mới được thành lập (doanh nghiệp khởi nghiệp) nắm vững các chính sách, quy định pháp luật, quy trình thủ tục hải quan.
+ Tổ chức các hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc điểm tình hình doanh nghiệp, đặc thù địa bàn quản lý như: qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm và trên trang thông tin điện tử của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; trong đó cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới về nội dung thông tin, tuyên truyền theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận.
+ Xây dựng các ứng dụng trên điện thoại thông minh (Apps) hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, công khai hóa từng khâu, từng bước trong quy trình nghiệp vụ giúp lãnh đạo các doanh nghiệp, dịch vụ, đại lý làm TTHQ có thể nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến lô hàng trong quá trình thực hiện TTHQ, loại bỏ những thông tin không trung thực, từ đó giảm được các chi phí phát sinh không chính thức cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
2. Hoạt động 2: Hỗ trợ doanh nghiệp
2.1. Nội dung:
Cơ quan hải quan các cấp đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các nội dung như:
- Hỗ trợ doanh nghiệp theo các chuyên đề về: thủ tục hải quan theo loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, quy định của pháp luật về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, phân loại, xác định trị giá, xuất xứ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận kịp thời các thông tin quy định pháp luật mới, tình hình xuất nhập khẩu, xu hướng thương mại; giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp phát sinh khi làm thủ tục hải quan. Chú trọng hỗ trợ đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
- Hỗ trợ cung cấp, cập nhật thường xuyên phần mềm khai hải quan miễn phí; Hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp và các bên có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan
2.2. Hoạt động triển khai:
- Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH chịu trách nhiệm: (i) Tổ chức làm việc định kỳ hàng quý với một số Hiệp hội doanh nghiệp trọng điểm, như: Nhôm, Nông sản, VBF, JCCI... để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp; (ii) Phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hội nghị chuyên đề về thủ tục hải quan theo loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, quy định của pháp luật về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, phân loại, xác định trị giá, xuất xứ cho cộng đồng doanh nghiệp; (iii) Phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Hiệp hội ngành nghề khác nghiên cứu, đề xuất chương trình hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản.
+ Các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục chịu trách nhiệm: (i) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; (ii) Phối hợp với Ban CCHĐH tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp qua kênh đối tác với hiệp hội doanh nghiệp.
+ Cục CNTT&TKHQ chịu trách nhiệm: (i) Chủ trì hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống CNTT của Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; (ii) Tiến hành đào tạo, tập huấn, phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện khi ngành Hải quan triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống CNTT mới.
+ Cục Quản lý rủi ro chủ trì phối hợp với các đơn vị trong ngành triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan như: (i) Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp là thành viên chương trình; (ii) Cảnh báo về những rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng, xâm phạm sở hữu trí tuệ để các của doanh nghiệp chủ động phòng tránh các lỗi vi phạm pháp luật hải quan, đảm bảo duy trì hoặc cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật hải quan.
+ Trường Hải quan Việt Nam xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ hải quan và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, cập nhật kiến thức nghiệp vụ mới về hải quan (bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp với trực tuyến) cho các đối tượng là cộng đồng doanh nghiệp, đại lý làm TTHQ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
+ Thường xuyên cập nhật các quy định mới ban hành về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế xuất nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu, mã HS, các giải pháp về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại... ngay khi có hiệu lực trên trang thông tin điện tử, các địa điểm làm thủ tục hải quan và bằng nhiều hình thức khác nhau để giúp doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện ngay theo đúng quy định.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo các kế hoạch, chương trình do Tổng cục Hải quan ban hành tại địa bàn quản lý. Cần đa dạng các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp như: tổ chức các hội nghị đối thoại, làm việc trực tiếp kết hợp với trực tuyến; tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả đường dây nóng, zalo, viber, email... để kịp thời tiếp nhận nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi các phản ánh, kiến nghị của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
+ Chủ động nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh, những văn bản mới liên quan để trao đổi, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời cần chủ động và tăng cường tìm hiểu, nắm bắt các vướng mắc, khó khăn, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, trực tiếp giải đáp kịp thời những kiến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp.
+ Tổ chức hướng dẫn, triển khai các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp trên địa bàn quản lý thuộc chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan, nhằm nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
+ Tổ chức phổ biến, thông tin tuyên truyền, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn về chủ trương, nhiệm vụ, các nội dung cần chuẩn bị, việc kết nối và triển khai hệ thống CNTT mới theo Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trên địa bàn trong quá trình triển khai các nội dung chuyển đổi số ngành Hải quan, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đồng thời, thông tin và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn để tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp thực hiện trong quá trình triển khai chuyển đổi số ngành Hải quan.
3. Hoạt động 3: Tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan
3.1. Nội dung:
Cơ quan hải quan các cấp tập trung tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan các nội dung sau:
- Tham vấn Hải quan - Doanh nghiệp: (i) Trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số trong ngành hải quan; (ii) Quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; (iii) Quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử; (iv) Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; (v) Quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia....
- Tham vấn Doanh nghiệp - Hải quan: (i) Các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật, quy trình thủ tục, tổ chức thực thi pháp luật; (ii) Các giải pháp về kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
3.2. Hoạt động triển khai:
- Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH chịu trách nhiệm: (i) Tổ chức tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan qua kênh đối tác với các hiệp hội doanh nghiệp; (ii) Phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp xây dựng chương trình tham vấn, chuẩn bị nội dung tham vấn, đề xuất các bên tham vấn.
+ Các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục chịu trách nhiệm: (i) Đề xuất, xây dựng nội dung tham vấn, các giải pháp tham vấn; (ii) Phối hợp với Ban CCHĐH triển khai các chương trình tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan; (iii) Tổ chức thực hiện các giải pháp sau tham vấn.
- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
+ Xây dựng và tổ chức các chương trình tham vấn theo chuyên đề với cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trên địa bàn quản lý; áp dụng linh hoạt các hình thức tham vấn như: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan, tại trụ sở doanh nghiệp hoặc kết hợp tham vấn trực tiếp với trực tuyến để tạo điều kiện cho đông đảo doanh nghiệp tham gia.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động tham vấn với cơ quan hải quan liên quan đến các khó khăn, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ của doanh nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, năng lực thông quan tại địa bàn quản lý.
+ Quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau tham vấn để xây dựng sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan hải quan nói chung và hoạt động tham vấn của cơ quan hải quan nói riêng.
4. Hoạt động 4: Giám sát thực thi pháp luật
4.1. Nội dung:
Cơ quan Hải quan các cấp thực hiện các nội dung hoạt động sau:
- Hiện đại hóa kênh giám sát thực thi pháp luật hải quan trên cơ sở ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin. Mở rộng các kênh giám sát theo hướng ngày càng tiện ích để người dân và doanh nghiệp có thêm lựa chọn tham gia giám sát thực thi pháp luật hải quan.
- Tiếp tục triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng của người khai hải quan đối với công chức và cơ quan hải quan các cấp tích hợp trên chương trình khai hải quan trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức hải quan trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện nghiêm cam kết trong Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan hải quan, nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; qua đó góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại.
- Phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các buổi làm việc, tiếp xúc với doanh nghiệp và các bên liên quan để lắng nghe ý kiến phản ánh của doanh nghiệp về hoạt động của cơ quan hải quan.
4.2. Hoạt động triển khai:
- Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH chịu trách nhiệm: (i) Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện yêu cầu, chức năng của bài toán khảo sát sự hài lòng của người khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan, tích hợp với chương trình khai hải quan theo lộ trình, kế hoạch xây dựng hệ thống CNTT thực hiện hải quan thông minh, hải quan số; (ii) Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan và phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các buổi trao đổi/làm việc giữa cơ quan Hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan để lắng nghe, giải đáp các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp về hoạt động của cơ quan hải quan.
+ Các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục phối hợp với Ban CCHĐH trong việc: (i) Xây dựng, thẩm định, góp ý về nội dung yêu cầu, chức năng của bài toán khảo sát sự hài lòng của người khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan; (ii) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan và tham gia các buổi làm việc giữa hải quan - hiệp hội doanh nghiệp - doanh nghiệp và các bên liên quan, xử lý các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp và các bên liên quan.
- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
+ Phối hợp với Ban CCHĐH nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan; tổ chức triển khai đánh giá thí điểm theo lộ trình của Tổng cục.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền để thu hút cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tham gia chương trình khảo sát sự hài lòng của người khai hải quan đối với công chức và cơ quan hải quan; hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp thực hiện chương trình khảo sát. Giải quyết nhanh chóng, xác đáng các ý kiến đánh giá ở mức không hài lòng và rất không hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp khi tham gia khảo sát, nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
+ Thông tin công khai, đầy đủ, kịp thời các kênh giám sát đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; Công khai lịch tiếp công dân tại trụ sở cơ quan hải quan, trên cổng thông tin điện tử của đơn vị; công khai số điện thoại, email, zalo, viber .v.v. của bộ phận đầu mối làm công tác giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp tại đơn vị.
+ Tăng cường giám sát việc tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp đảm bảo các phản ánh, kiến nghị được giải đáp kịp thời, thỏa đáng; không để tồn đọng, kéo dài, vượt cấp. Báo cáo đánh giá việc thực hiện các cam kết trong Tuyên ngôn phục vụ khách hàng trên địa bàn theo quy định.
5. Hoạt động 5: Hợp tác Hải quan - Doanh nghiệp
5.1. Nội dung:
- Cơ quan hải quan các cấp đẩy mạnh hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện các nội dung về: (i) Chống buôn lậu, gian lận thương mại; (ii) Quản lý hàng hóa quá cảnh; (iii) Nâng cao năng lực nhận diện hàng hóa; (iv) Quản lý nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; (v) Xây dựng và phát triển đại lý làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp, hiệu quả; (vi) Công tác chuyển số trong Ngành hải quan.
- Tiếp tục duy trì, tăng cường và mở rộng hợp tác với khối doanh nghiệp FDI, khối doanh nghiệp theo ngành nghề trọng điểm, nòng cốt, có số thuế nộp ngân sách nhà nước lớn. Chú trọng hợp tác với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Đổi mới cách thức hợp tác theo hướng đi vào thực chất; chú trọng xây dựng quan hệ hợp tác hải quan - doanh nghiệp dựa trên thế mạnh, năng lực, nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp.
5.2. Hoạt động triển khai:
- Tại cơ quan Tổng cục:
+ Ban CCHĐH chịu trách nhiệm: (i) Chủ trì tham mưu, đề xuất ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải quan với Hiệp hội Nhôm Việt Nam; (ii) Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) triển khai thí điểm đánh giá năng lực đại lý làm thủ tục hải quan theo Bộ tiêu chí đánh giá năng lực đại lý hải quan đã được xây dựng trong năm 2022 và nghiên cứu, đề xuất thành lập Hiệp hội Đại lý làm thủ tục hải quan; (iii) Phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp liên quan trong công tác: phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, nâng cao năng lực nhận diện hàng hóa cho công chức hải quan;
+ Các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục chịu trách nhiệm phối hợp với Ban CCHĐH đề xuất các bên tham gia hợp tác, xây dựng nội dung hợp tác, chương trình hợp tác và tổ chức các hoạt động hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp theo chuyên đề về: (i) Triển khai thực hiện các chính sách, quy định pháp luật mới về hải quan; (ii) Các chương trình cải cách, hiện đại hóa trọng tâm của Ngành; (iii) Các hoạt động chuyển đổi số của ngành Hải quan; và (iv) Các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
+ Thực hiện các nội dung hợp tác giữa cơ quan Hải quan với Hiệp hội Nhôm Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp khác do Tổng cục Hải quan triển khai trên địa bàn.
+ Xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể với doanh nghiệp trong: (i) Thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật, thủ tục hải quan mới ban hành; (ii) Triển khai các chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa, chuyển đổi số, chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan của Tổng cục, của Cục; (iii) Tiếp tục thực hiện hợp tác với những đại lý làm thủ tục hải quan lớn, uy tín qua hình thức ký thỏa thuận hợp tác.
+ Hợp tác với các hiệp hội, chi hội, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trong xử lý khủng hoảng truyền thông trước, trong và sau vụ việc.
+ Hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp trong việc đổi mới, hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan.
+ Tiếp tục: (i) Củng cố và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp là đối tác nòng cốt tại cơ sở; (ii) Xây dựng các điển hình doanh nghiệp đối tác tự nguyện tuân thủ tốt pháp luật hải quan, tích cực tham gia hợp tác với cơ quan hải quan, có nhiều kiến nghị, sáng kiến, giải pháp hữu ích nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ của cơ quan hải quan; (iii) Nhân rộng điển hình trên toàn địa bàn để thúc đẩy hoạt động đối tác hải quan - doanh nghiệp tại cơ sở. Đồng thời, rà soát, đánh giá và dừng hợp tác với những doanh nghiệp tuân thủ kém pháp luật và thiếu tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong hợp tác với cơ quan hải quan.
1. Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan:
- Chủ trì triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị trong Ngành triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023 và tổ chức thực hiện các nội dung theo phân công tại kế hoạch này;
- Xây dựng kế hoạch làm việc trực tiếp với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố để kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động phát triển quan hệ đối tác tại đơn vị theo kế hoạch này.
- Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị các biện pháp để đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan đạt được mục đích, yêu cầu, hiệu quả cao để trình Lãnh đạo Tổng cục xem xét, quyết định.
2. Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục:
- Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung, hoạt động triển khai theo phân công tại kế hoạch này.
- Củng cố, duy trì hoạt động của Nhóm công tác Hải quan - doanh nghiệp để làm đầu mối tiếp nhận, trả lời các vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của đơn vị được nhanh chóng, chính xác, kịp thời;
- Cụ thể hóa công việc trong kế hoạch công tác năm của đơn vị;
3. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động triển khai theo phân công tại kế hoạch này; cụ thể hóa các công việc trong kế hoạch phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023 của đơn vị; trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, chi cục và đơn vị trực thuộc thực hiện;
- Đối với các đơn vị khi triển khai các hoạt động đối tác với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn (như hội nghị đối thoại doanh nghiệp) nếu có nội dung cần trao đổi, đề xuất thì cần thông báo với Ban CCHĐH để Ban CCHĐH được biết và hỗ trợ thực hiện.
- Trao đổi và đề xuất các nội dung cần Tổng cục (qua Ban CCHĐH) hỗ trợ trong quá trình triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác theo kế hoạch này;
- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ tư vấn quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp tại đơn vị để làm đầu mối tiếp nhận, trả lời, xử lý các vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
4. Chế độ báo cáo
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan báo cáo kết quả công tác phát triển đối tác Hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 (trước ngày 15/6/2023) và tổng kết năm 2023 (trước ngày 10/12/2023) về Tổng cục (qua Ban CCCHĐH) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục.
Quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023 nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo về Tổng cục (qua Ban CCHĐH) để được hướng dẫn, giải quyết và thống nhất thực hiện./.
KẾ HOẠCH CHI TIẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG
TÁC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN NĂM
2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số
104/QĐ-TCHQ ngày 19 tháng 01
năm 2023 của Tổng cục Hải
quan)
STT |
Tên các hoạt động |
Sản phẩm |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời hạn hoàn thành |
Ghi chú |
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN |
||||||
1. |
Thông tin về các quy định chính sách, pháp luật về hải quan mới ban hành |
|||||
1.1. |
Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. |
Tin, bài viết |
Cục Thuế xuất nhập khẩu |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Cả năm 2023 |
|
1.2. |
Các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan dự kiến được ban hành trong năm 2023 |
Tin, bài viết |
Các Vụ/Cục nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục được giao chủ trì xây dựng. |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Sau khi văn bản được ban hành |
|
1.3 |
Các quy định về: quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK; về quản lý, sử dụng seal định vị điện tử trong giám sát đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container .v.v. |
Tin, bài viết |
Cục Giám sát quản lý |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Sau khi văn bản được ban hành |
|
1.4. |
Các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến: thủ tục cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan, thủ tục công nhận đại lý hải quan, thủ tục liên quan đến hoạt động kho bãi, địa điểm,.... |
Tin, bài viết |
Cục Giám sát quản lý |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Cả năm 2023 |
|
1.5 |
Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động hải quan mới được ban hành. |
Tin, bài viết |
Vụ Pháp chế |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Sau khi văn bản được ban hành |
|
1.6 |
Thông tin về doanh nghiệp ưu tiên và điều kiện được áp dụng chế độ ưu tiên qua các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Tin, bài viết |
Cục KTSTQ |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Cả năm 2023 |
|
2. |
Thông tin về các Chương trình, kế hoạch về cải cách hiện đại hoá hải quan |
|||||
2.1. |
Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan. |
Tin, bài viết |
Ban Cải cách hiện đại hoá |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 3/2023 |
|
2.2. |
Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan |
Tin, bài viết |
Cục Quản lý rủi ro |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 3/2023 |
|
2.3. |
Các cam kết quốc tế về thương mại,... |
Tin, bài viết |
Vụ Hợp tác quốc |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 10/2023 |
|
3. |
Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam để phát sóng Chương trình “Hải quan Việt Nam” định kỳ trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. |
Phóng sự |
Văn phòng Tổng cục |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Hàng tuần |
|
1. |
Hướng dẫn thực thi quy định pháp luật về hải quan |
|||||
1.1. |
Thông qua các kênh thông tin (điện thoại, email, trực tiếp, helpdesk, hòm thư góp ý, đường dây nóng, ...) |
Số lượt |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 6/2023 |
|
1.2. |
Thông qua các hội nghị tập huấn, đối thoại, hội thảo,…. |
Số lượng |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 6/2023 |
|
1.3. |
Tổ chức đối thoại định kỳ với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) |
Số lượng |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị thuộc TCHQ |
Hàng quý |
|
1.4. |
Tổ chức đối thoại định kỳ với Chi hội Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý |
Số lượng |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục |
Hàng quý/ 6 tháng |
|
2. |
Giải đáp vướng mắc pháp luật về hải quan |
|||||
2.1. |
Kết quả giải đáp vướng mắc (qua điện thoại, email, trực tiếp, helpdesk, hòm thư góp ý, đường dây nóng, ...) |
Tổng số lượt giải đáp |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 6/2023 |
|
2.2. |
Nội dung giải đáp vướng mắc (theo từng lĩnh vực nghiệp vụ hải quan như: thuế XNK, giám sát quản lý, kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm...). |
Số lượng vướng mắc theo từ lĩnh vực nghiệp vụ |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị liên quan |
Hàng tháng |
|
Hoạt động 3: Tham vấn Hiệp hội, Chi hội và Doanh nghiệp và các bên liên quan |
||||||
1. |
Các quy định về chính sách, pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan; các hoạt động chuyển đổi số liên quan đến cộng đồng doanh nghiệp của Ngành hải quan. |
Số lượng cuộc tham vấn |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị liên quan |
Hàng quý |
|
2. |
Quy định chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan trên địa bàn quản lý |
Số lượng cuộc tham vấn |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Các đơn vị liên quan |
Hàng tháng |
|
1. |
Hiện đại hoá công cụ giám sát thực thi pháp luật hải quan |
|||||
1.1. |
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan |
Bộ tiêu chí |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ, Các đơn vị liên quan |
Tháng 9/2023 |
|
1.2. |
Tiếp tục triển khai ứng dụng các kênh giám sát thực thi pháp luật (chương trình đánh giá sự hài lòng của người khai hải quan tích hợp trên phần mềm khai hải quan; qua các kios tại trụ sở cơ quan hải quan, ....) |
Số lượng, Tên ứng dụng hoặc chương trình |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Các đơn vị liên quan |
Cả năm 2023 |
|
2. |
Hoạt động giám sát thực thi pháp luật hải quan (đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan) |
|||||
2.1. |
Các buổi làm việc trực tiếp với Hiệp hội, doanh nghiệp |
Số lượng, Nội dung |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị liên quan |
Theo kế hoạch được phê duyệt |
|
2.2. |
Các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, .... |
Số lượng, Nội dung |
Ban CCHĐH Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Các đơn vị liên quan |
Theo kế hoạch được phê duyệt |
|
1. |
Thoả thuận hợp tác |
|||||
1.1. |
Ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải quan với Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam |
Văn bản |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 10/2023 |
|
1.2. |
Ký kết văn bản thoả thuận hợp tác với Chi hội, doanh nghiệp |
Số lượng, nội dung |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Các đơn vị liên quan |
Hàng quý |
|
2. |
Hoạt động hợp tác |
|||||
2.1. |
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logictics Việt Nam (VLA) trong công tác hỗ trợ phát triển đại lý hải quan |
Hoạt động hỗ trợ |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ, Các đơn vị liên quan |
Hàng quý |
|
2.2. |
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logictics Việt Nam (VLA) thí điểm bộ tiêu chí đánh giá năng lực đại lý làm thủ tục hải quan |
Báo cáo kết quả thí điểm |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 12/2023 |
|
2.3. |
Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp về chuyên đề đào tạo thương phẩm |
Báo cáo |
Ban CCHĐH Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ, Các đơn vị liên quan |
Tháng 6/2023 Tháng 12/2023 |
|
2.4. |
Các nhóm doanh nghiệp (Doanh nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ...) |
Chuyên đề |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Ban CCHĐH |
Hàng quý |
|
1. |
Hướng dẫn các đơn vị xây dựng và quản trị Kế hoạch Phát triển quan hệ đối tác HQ-DN và các bên liên quan năm 2023 |
|||||
1.1. |
Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị xây dựng Kế hoạch Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp năm 2023 |
Văn bản |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 1/2023 |
|
1.2. |
Báo cáo sơ kết 6 tháng năm 2023 về phát triển quan hệ đối tác HQ-DN của Ngành hải quan. |
Báo cáo |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 7/2023 |
|
1.3. |
Xây dựng kế hoạch làm việc trực tiếp tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố để đánh giá về tình hình thực hiện công tác phát triển quan hệ đối tác HQ-DN năm 2023. |
Kế hoạch |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Tháng 8/2023 |
|
1.4. |
Báo cáo tổng kết công tác phát triển quan hệ đối tác HQ-DN và các bên liên quan năm 2023. |
Báo cáo |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 12/2023 |
|
2. |
Xây dựng và quản trị Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác HQ-DN năm 2023 |
|||||
2.1 |
Xây dựng Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác hải quan doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023 |
Kế hoạch |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Ban CCHĐH |
Tháng 3/2023 |
|
2.2. |
Báo cáo kết quả 6 tháng năm 2023 về phát triển quan hệ đối tác HQ-DN tại đơn vị. |
Báo cáo |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 6/2023 |
|
2.3. |
Tổ chức làm việc với Tổng cục (Ban CCHĐH) về công tác phát triển quan hệ đối tác HQ-DN theo kế hoạch. |
Buổi làm việc |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Ban CCHĐH |
Cả năm 2023 |
|
2.4. |
Báo cáo tổng kết công tác phát triển quan hệ đối tác HQ-DN năm 2023. |
Báo cáo |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ |
Các đơn vị liên quan |
Tháng 11/2023 |
|
Hoạt động hỗ trợ công tác phát triển quan hệ đối tác HQ-DN và các bên liên quan |
||||||
1. |
Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phát triển quan hệ đối tác HQ-DN |
|||||
1.1. |
Hướng dẫn qua điện thoại, email, trực tiếp |
Số lượt |
Ban CCHĐH |
Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ, Các đơn vị liên quan |
Cả năm 2023 |
|
1.2. |
Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phát triển quan hệ đối tác HQ-DN trực tiếp tại các đơn vị |
Số lượt |
Ban CCHĐH |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Các đơn vị liên quan |
Cả năm 2023 |
|
2. |
Các hoạt động hỗ trợ khác |
Số lượt |
Ban CCHĐH Các đơn vị liên quan |
Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Cả năm 2023 |
|
MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 104/QD-TCHQ |
Hanoi, January 19, 2023 |
DECISION
ON PROMULGATION OF THE PLAN FOR DEVELOPMENT OF PARTNERSHIP BETWEEN CUSTOMS AND ENTERPRISES AND STAKEHOLDERS IN 2023
THE DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
Pursuant to the Customs Law No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;
Pursuant to Decision No. 65/2015/QD-TTg dated December 17, 2015 of the Prime Minister defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance;
At the request of the Leader of the Customs Modernization Reform Committee.
HEREBY DECIDES:
Article 1. Issue together with this Decision the Plan for development of partnership between customs and enterprises and stakeholders in 2023.
...
...
...
Article 3. Heads of units affiliated to the General Department of Customs shall implement this Decision./.
PP. DIRECTOR
GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL
Hoang Viet Cuong
PLAN
ON INITATION OF
DEVELOPMENT OF PARTNERSHIP BETWEEN CUSTOMS AND ENTERPRISES AND STAKEHOLDERS IN
2023
(Issued together with Decision No. 104/QD-TCHQ dated January 19, 2023 of the
General Department of Customs)
I. PURPOSES
1. Organize partnership activities for the business community and stakeholders to participate in the process of reform, modernization and digital transformation in the Customs sector and improve voluntary compliance with customs laws for the business community.
...
...
...
II. REQUIREMENTS
1. Enable the business community and stakeholders to have a good grasp of new policies and laws on customs such as: Customs Development Strategy up to 2030, Action Program to implement the Customs Development Strategy to 2030, Customs Reform, Development and Modernization Plan to 2025, Digital transformation plan, Pilot program to support and encourage businesses to voluntarily comply with customs laws and newly promulgated customs legislation; thereby accompanying the customs authorities in the process of initiation and implementation.
2. Encourage and enable the business community and stakeholders to participate in improving customs legal policies, management methods, service quality of customs authorities at all levels, pilot programs on supporting and encouraging enterprises to voluntarily comply with customs laws through consultation, cooperation and supervision.
3. Strengthen customs-enterprise cooperation to contribute to improving the law management and enforcement capacity of each party.
III. CONTENTS AND TASKS
1. Task 1: Information
1.1. Content:
Customs authorities at all levels provide for the business community information about: (i) Customs Development Strategy to 2030 according to Decision No. 628/QD-TTg, dated May 20, 2022 of the Prime Minister Government, Action Program to implement the Customs Development Strategy to 2030 and the Customs Reform, Development and Modernization Plan to 2025; (ii) Digital transformation plan, Pilot program to support and encourage businesses to voluntarily comply with customs laws, (iii). Newly promulgated customs legislation and key reform and modernization programs and projects of the Customs sector in 2023; (iv) International treaties and commitments in the field of customs and trade facilitation to which Vietnam is a member.
1.2. Detailed tasks:
...
...
...
+ The General Department's Office is responsible for coordinating with media agencies to promptly inform and propagate to the people and business community as follows: (i) Help the people and business community access to new legal policies, significant programs and projects for the reform and modernization of customs in an orthodox, correct, objective and multidimensional way in the Customs sector; (ii) Help the people and business community have a good grasp of new methods, tricks of smuggling and commercial frauds arising through the mass media; (iii) Continue to coordinate with Vietnam Television to broadcast the program "Vietnam Customs" periodically on channel VTV1.
+ Customs Journal (both paper and electronic version) is responsible for: (i). Propagating new policies and laws on customs, key reform and modernization programs of the Customs sector, international commitments on trade; (ii) Publishing in-depth articles on propagation and introduction about digital transformation activities of the Customs sector, programs to support and encourage businesses to voluntarily comply with customs laws to the business community (in both Vietnamese and English).
+ The Department of IT and Customs Statistics is responsible for propagation on the Portal with specialized and in-depth articles about legal policies to raise the people and businesses ‘awareness of knowledge and skills on e-Government, Digital Government, digital transformation in general, as well as the contents of the digital transformation plan, programs and activities of the Customs sector in particular.
+ The Committee of Reform and Modernization is responsible for propagation to the business community through the partnership channel with business associations on the contents of the Customs Development Strategy to 2030, Action Program to implement the Customs Development Strategy to 2030 and the Customs Reform, Development and Modernization Plan to 2025.
+ Departments affiliated to the General Department are responsible for editing propagation contents and materials and assigned contents, and coordinating with propagation units to disseminate them to the business community and the people.
- At the Customs Departments of provinces and cities:
Coordinate with Departments affiliated to the General Department to develop propagation contents and coordinate with media agencies in the provinces and cities to disseminate them to the business community and the people.
+ Disseminate to import-export enterprises in the provinces and cities the following: (i) New legal documents on customs; (ii) Customs Development Strategy to 2030, Action Program to implement Customs Development Strategy to 2030 and Customs Reform, Development and Modernization Plan to 2025; (iii) Policies, tasks, contents to be prepared, the connection and execution of the new IT system according to the Customs Digital Transformation Plan; (iv) Program to support and encourage enterprises to voluntarily comply with customs laws.
+ Focus on propagating and guiding small, micro, and newly established enterprises (start-ups) to have a solid grasp of policies, legal regulations, customs procedures.
...
...
...
+ Build smart phone applications to support the business community, make public each and every step in the procedures to help leaders of businesses, services, and agents of customs procedures can promptly grasp information related to the shipment during the implementation of customs procedures, eliminate dishonest information, thereby reducing unofficial costs for importers and exporters.
2. Task 2: Supporting enterprises
2.1. Content:
Customs authorities at all levels promote support for enterprises through the following:
- Support enterprises in the following matters: customs procedures by type of imported and exported goods, regulations of law on exports delivered to designated domestic processors or imports from designated domestic processors, classification, valuation, and determination of origin.
- Support enterprises to promptly access information on new legal regulations, import and export situation, and trade trends; solve enterprises’ problems arising when doing customs procedures. Focus on supporting groups of small and medium-sized enterprises, start-ups, and enterprises that voluntarily comply with customs laws.
- Provide free customs declaration software and regularly update it; support and promote digital transformation of enterprises and stakeholders to ensure synchronization with the digital transformation process of the Customs sector.
2.2. Detailed tasks:
- At the General Department:
...
...
...
+ The Departments under the General Department are responsible for: (i) Studying and proposing improvement of mechanisms and policies to support enterprises within the functions and tasks of the Departments; (ii) Coordinating with the Committee of Reform and Modernization to organize activities to support enterprises through the partnership channel with business associations.
+ The Department of IT and Customs Statistics is responsible for: (i) Supporting and guiding enterprises and stakeholders to promote the connection, information exchange and data sharing with the IT system of the General Department of Customs to meet the requirements of the General Department of Customs for state management of customs and making it easier for the people and enterprises in the process of carrying out customs procedures; (ii) Conducting training and propagation for enterprises and stakeholders to know their responsibilities, preparation and coordination when the Customs sector initiate digital transformation programs, and new IT systems.
+ Department of Risk Management shall coordinate with customs authorities to initiate activities to support enterprises to participate in the pilot program to support and encourage enterprises to voluntarily comply with customs laws such as: (i) Support and give advice about resolving problems in the process of carrying out customs procedures for import and transit goods of enterprises being program members; (ii) Warn enterprises about risks of supply chain security and intellectual property infringement so that enterprises can proactively avoid customs law violations, maintain or improve levels of compliance with customs law.
+ Vietnam Customs School develops training and refresher programs to provide customs practice knowledge and holds training and refresher courses to update new knowledge about customs practices (in person, online or in combination of in person and online) for the business community, customs agents and agencies, organizations and individuals wishing to learn about the fields of customs practices.
- At the Customs Departments of provinces and cities:
+ Regularly update newly issued regulations on customs procedures, commodity policies, import and export duty policies, tariff nomenclature, HS codes, solutions to prevent smuggling and commercial fraud, etc. as soon as they take effect on websites, sites for customs clearance and in various forms to help enterprises grasp and immediately comply with regulations.
+ Organize activities to support enterprises according to the plans and programs promulgated by the General Department of Customs in the provinces or cities. It is necessary to diversify forms of business support such as: holding dialogue conferences, face-to-face work combined with online work; continue to maintain and promote the effectiveness of hotlines, zalo, viber, email... to promptly and quickly receive reports and claims of the people and the business community anytime and anywhere.
+ Actively research new issues and relevant new documents to exchange and guide the business community in the provinces or cities. It is also necessary to take the initiative and strengthen understanding of the problems, difficulties and actual needs of enterprises in production, business, import and export activities in the provinces or cities to support and solve the problems and difficulties, directly respond to claims of the business community.
+ Guide and initiate support activities for enterprises in the provinces or cities under the pilot program to support and encourage enterprises to comply with customs laws, in order to improve the level of law compliance of the business community in accordance with current regulations.
...
...
...
+ Support enterprises and people in the provinces or cities in the process of initiating the tasks of digital transformation of the Customs sector, and promptly resolve difficulties and problems. And also inform and coordinate with agencies and departments in the provinces or cities to take advantage of support and coordination in the process of implementing digital transformation of the Customs sector.
3. Task 3: Business and stakeholder consultation
3.1. Content:
Customs authorities at all levels shall focus on consulting enterprises and stakeholders on the following matters:
- Customs-enterprise consultation: (i) In the development of legislative documents, customs processes and procedures, forms of documents, electronic documents and entries to serve digitization requirements and digital transformation in the customs industry; (ii) Regulations on management mechanism, methods, order and procedures for quality inspection and food safety inspection for imported goods; (iii) Regulations on customs management for imported and exported goods transacted via e-commerce; (iv) Regulations on customs procedures, customs inspection, supervision and control; (v) Regulations on connection and information sharing in the field of export, import, exit, entry, transit of goods, people and means of transport under the national single window system, etc.
- Enterprise-customs consultation: (i) Proposals and recommendations of enterprises on solutions to improve legal policies, procedures, organization of law enforcement; (ii) Solutions for connection, information exchange and data sharing with the information technology system of the General Department of Customs during the implementation of customs procedures.
3.2. Detailed tasks:
- At the General Department:
+ The Committee of Reform and Modernization is responsible for: (i) Consulting enterprises and stakeholders through the partnership channel with business associations; (ii) Coordinating with business associations to develop consultation programs, prepare consultation contents, and propose consultation parties.
...
...
...
- At the Customs Departments of provinces and cities:
+ Develop and run thematic consultation programs with the business community and stakeholders in the provinces or cities; flexibly apply consultation forms such as: in person at the customs authority, at the enterprise's headquarters or in combination with online and face-to-face consultations to facilitate the participation of a large number of enterprises.
+ Encourage and enable enterprises to actively consult with customs authorities on difficulties and problems that need to be promptly resolved as well as propose solutions to improve customs management efficiency, customs clearance capacity in the provinces or cities.
+ Effectively implement the solutions post-consultation to build the trust of the business community with the customs authority in general and the consultation activities of the customs authority in particular.
4. Task 4: Law enforcement supervision
4.1. Content:
Customs authorities at all levels shall carry out the following activities:
- Modernize the customs law enforcement supervision channels based on the application of information technology solutions. Expand supervision channels in an increasingly convenient way so that people and enterprises have more options to participate in customs law enforcement supervision.
- Continue to implement the system to evaluate if customs declarants satisfy the services provided by officers and customs authorities at all levels that is integrated into the customs declaration program during the process of customs clearance, in order to improve the customs officers’ knowledge and responsibilities in performing their duties, strictly implementing the commitments in the Declaration on Customer Service, shortening the time to carry out administrative procedures of customs authorities, and improving the levels of satisfaction of enterprises when carrying out customs procedures for imported and exported goods; thereby contributing to promoting administrative reform, simplifying customs procedures and facilitating trade.
...
...
...
4.2. Detailed tasks:
- At the General Department:
+ The Committee of Reform and Modernization is responsible for: (i) Coordinating with relevant units to continue to improve the requirements and functions of the survey of the satisfaction of customs declarants when carrying out customs procedures, integrating with the customs declaration program according to the roadmap, the plan to build an IT system to implement smart customs, digital customs; (ii) Researching and developing a set of criteria for evaluating the quality of public services in the customs sector, and coordinating with business associations to organize exchange/working sessions between customs authorities - enterprises and other stakeholders to listen and respond to enterprises' feedback about the activities of the customs authorities.
+ Departments under the General Department shall coordinate with the Committee of Reform and Modernization in: (i) Developing, appraising and commenting on the requirements and functions of the survey of satisfaction of customs declarants when carrying out customs procedures; (ii) Developing a set of criteria to evaluate the quality of public services in the customs sector and attend working sessions between customs authorities - business associations - enterprises and stakeholders to deal with petitions, feedback from enterprises and stakeholders.
- At the Customs Departments of provinces and cities:
+ Coordinate with the Committee of Reform and Modernization to research and develop a set of criteria for assessing the quality of public services in the customs sector; organize the pilot evaluation according to the roadmap of the General Department.
+ Disseminate information to attract the business community in the provinces or cities to take part in the survey if customs declarants satisfy the services provided by officers and customs authorities; guide, support, and enable the business community to complete the survey. Quickly and satisfactorily resolve the dissatisfied and very dissatisfied opinions of the business community when participating in the survey, in order to remove problems and difficulties of enterprises during carrying out of the customs procedures.
+ Publicly, fully and promptly inform the supervision channels to the business community in the provinces or cities; make public the citizen reception schedule at the headquarters of the customs authority, on the electronic portal of the customs authority; make public phone number, email, zalo, viber, etc. of the focal department in charge of solving business problems at the customs authority.
+ Strengthen supervision of the receipt and settlement of reports and claims of the people and enterprises to ensure that these reports and claims are resolved promptly and satisfactorily; avoid unsettled outstanding and prolonged issues, or issues that seek resolution from superior levels. Report on evaluation of the fulfilment of commitments in the Declaration of Customer Service in the provinces or cities according to regulations.
...
...
...
5.1. Content:
- Customs authorities at all levels promote cooperation with the business community to perform the following tasks: (i) Fight against smuggling and commercial fraud; (ii) Management of goods in transit; (iii) Building capacity to identify goods; (iv) Management of raw materials, supplies, products, machinery and equipment of enterprises that process, enterprises that manufacture for export, enterprises that process for export; (v) Building and developing professional and effective customs clearance agents; (vi) Digital transformation in the Customs sector.
- Continue to maintain, strengthen and expand cooperation with FDI enterprises, key and core enterprises with large tax payments to the state budget. Focus on cooperation with groups of small and medium enterprises and start-ups.
- Change the way of cooperation towards more substantive; focus on building customs-enterprise cooperation relations based on the strengths, capabilities and cooperation needs of enterprises.
5.2. Detailed tasks:
- At the General Department:
+ The Committee of Reform and Modernization is responsible for: (i) Advising and proposing the signing of a cooperation agreement between the General Department of Customs and the Vietnam Aluminum Association; (ii) Cooperating with the Vietnam Logistics Business Association (VLA) in piloting the assessment of the capacity of customs brokers according to the Set of criteria for assessing the capacity of customs agents made in 2022, and studying and proposing the establishment of the association of customs brokers; (iii) Coordinating with relevant business associations in: Fight against smuggling and trade fraud, improving the capacity of goods identification for customs authorities;
+ The Departments under the General Department are responsible for coordinating with the Committee of Reform and Modernization to propose the parties to cooperate, develop cooperation contents, cooperation programs and organize cooperation activities with business associations in the following topics: (i) Implementation of new policies and legal regulations on customs; (ii) Key reform and modernization programs of the Customs sector; (iii) Digital transformation activities of the Customs sector; and (iv) Programs to support and encourage enterprises to voluntarily comply with customs laws.
- At the Customs Departments of provinces and cities:
...
...
...
+ Develop specific cooperation programs with enterprises in: (i) Implementation of newly issued customs regulations, policies, laws and procedures; (ii) Implementation of programs and projects on reform, modernization, digital transformation, programs to support and encourage enterprises to voluntarily comply with customs laws of the General Department and the Department; (iii) Further cooperation with large and reputable customs brokers by signing cooperation agreements.
+ Cooperation with associations, sub-associations, business community and stakeholders in handling crisis communication before, during and after the incident.
+ Cooperation with the business community in renovating and modernizing inspection and supervision of imported and exported goods to serve the state management of customs.
+ Continue to: (i) Consolidate and strengthen cooperation with enterprises being core partners at the grassroots; (ii) Develop examples of partner enterprises that voluntarily comply with customs laws, actively participate in cooperation with customs authorities, have many recommendations, initiatives and useful solutions to improve management efficiency and service quality of customs authorities; (iii) Replicate good examples throughout the provinces or cities to promote customs-enterprise partnership activities at the grassroots. And also review, evaluate and stop cooperating with enterprises that have poor compliance with the law and lack the spirit, sense and responsibility in cooperation with customs authorities.
IV. IMPLEMENTATION
1. The Committee of Reform and Modernization:
- Lead the implementation, guide, support and urge units in the Customs section to perform given tasks to develop partnership of customs-enterprise and stakeholders in 2023 and perform the assigned tasks in this plan;
- Develop a plan to work directly with Customs Departments of provinces and cities to check and evaluate the implementation of partnership development activities at their premises according to this plan.
- Make preliminary and final reports and recommend solutions to ensure that the implementation of the plan for development of partnership of customs-enterprise and stakeholders in order to achieve the objectives, requirements and effectiveness, and then submit them to the General Department for consideration and decision.
...
...
...
- Perform the tasks and activities as assigned in this plan.
- Consolidate and maintain the operation of the Customs-Enterprise Working Group to act as the focal point to receive and deal with the problems of the business community under their responsibility in a quick, accurate and timely manner;
- Specify the work in the unit's annual work plan;
3. Customs Departments of provinces and cities:
- Perform the tasks and activities as assigned in this plan; specify the work in their plan for development of partnership between customs and enterprises and stakeholders in 2023; including specific tasks to divisions, sub-departments and affiliated units;
- When organizing partnership activities with the business community in the provinces or cities (such as business dialogue conferences), if there are matters that need to be discussed and proposed, it is necessary to notify the Committee of Reform and Modernization for further support.
- Discuss and propose issues that need support from the General Department (through the Committee of Reform and Modernization) in the process of implementing the partnership development work under this plan;
- Continue to maintain and improve the effective performance of the Customs - Enterprise Partnership Advisory Group at the unit to act as the focal point to receive, answer and handle problems of the business community in the local area in a quick, accurate, timely manner.
4. Reporting
...
...
...
;
Quyết định 104/QĐ-TCHQ về Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 104/QĐ-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành: | 19/01/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 104/QĐ-TCHQ về Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video