BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2008/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định
số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý tài chính quỹ xã hội, quỹ từ thiện”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết định số 56/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc các quỹ xã hội, quỹ từ thiện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Quy chế này áp dụng đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập theo quy định của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các văn bản hướng dẫn Nghị định (sau đây gọi tắt là quỹ).
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ
1. Quỹ thành lập và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước để thực hiện các giao dịch.
3. Quỹ thực hiện thu, chi, quyết toán theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật. Năm tài chính của quỹ được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
4. Quỹ phải công khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính: Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
5. Không được lợi dụng hoạt động của quỹ để thu lợi cho cá nhân và hoạt động trái với các quy định tại Quyết định này và pháp luật có liên quan.
1. Nguồn vốn của quỹ bao gồm:
a) Vốn góp bằng tiền đồng Việt Nam và tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác) của các cá nhân, tổ chức dưới hình thức hợp đồng, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác vào quỹ. Cá nhân, tổ chức đã góp tài sản vào quỹ không còn quyền sở hữu và trách nhiệm dân sự với tài sản đó. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ, quyền tài sản,… được định giá bởi tổ chức thẩm định giá được thành lập theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản sinh lời từ vốn góp của quỹ.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Sử dụng nguồn vốn:
Nguồn vốn của quỹ được sử dụng để đảm bảo hoạt động ban đầu của quỹ, làm vốn đối ứng cho các dự án của quỹ khi thành lập và chi cho các nhiệm vụ phù hợp với điều lệ của quỹ.
1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), bao gồm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;
b) Thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng.
c) Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ.
d) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
1. Quỹ được sử dụng vào những hoạt động sau:
a) Chi tài trợ, bao gồm:
- Tài trợ cho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, khoa học và các mục đích xã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo điều lệ quỹ;
- Tài trợ theo sự uỷ nhiệm của cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của pháp luật;
- Tài trợ cho tổ chức, cá nhân những hoạt động phù hợp với mục đích của quỹ;
b) Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước giao;
c) Chi thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng;
d) Chi cho hoạt động quản lý quỹ;
đ) Mua trái phiếu Chính phủ, gửi tiết kiệm đối với tiền nhàn rỗi của quỹ (không bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp, nếu có).
2. Toàn bộ tài sản huy động vào quỹ phải sử dụng đúng mục đích, đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả:
a) Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả do lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và cứu trợ khẩn cấp khác, phải đảm bảo 100% số tiền và hàng cứu trợ được hỗ trợ cho đối tượng ngay sau khi nhận.
b) Đối với các khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải được thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ.
c) Đối với nguồn huy động không thuộc điểm a, b khoản này, phải đảm bảo giải ngân tối thiểu 70% (bảy mươi phần trăm) nguồn vốn huy động được trong năm tài chính, phù hợp với các mục tiêu hoạt động của quỹ; trường hợp không giải ngân hết 70% cần giải trình rõ trong báo cáo tài chính năm gửi cơ quan cho phép thành lập quỹ và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp. Nếu trong số kinh phí chưa giải ngân hết có nguồn do ngân sách nhà nước cấp thì được xem xét để chuyển sang thực hiện vào năm tiếp theo sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
d) Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến tặng hoặc theo hợp đồng, di chúc mà không tổ chức quyên góp, nhận tài trợ và không phải thực hiện theo mục đích, mục tiêu hiến tặng theo hợp đồng, di chúc thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% (năm phần trăm) tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ.
Điều 6. Chi hoạt động quản lý quỹ
1. Nội dung chi hoạt động quản lý quỹ bao gồm:
a) Chi tiền lương và các khoản phụ cấp cho bộ máy quản lý quỹ;
b) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định;
c) Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có);
d) Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của quỹ;
đ) Chi thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, điện thoại, internet, nước, nhiên liệu, vệ sinh, môi trường…);
e) Chi các khoản công tác phí phát sinh khi đi làm các nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ;
g) Chi cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chung trong quá trình vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ (tiền thuê kho, bến bãi; chi phí đóng thùng, vận chuyển hàng hoá; chi phí chuyển tiền; chi phí liên quan đến phân bổ tiền, hàng cứu trợ v.v..);
h) Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của quỹ.
2. Định mức chi hoạt động quản lý quỹ:
Căn cứ định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành của Nhà nước, Hội đồng quản lý quỹ quy định cụ thể tỷ lệ chi cho công tác quản lý quỹ, mức trích tối đa 5% (năm phần trăm) trên tổng số thu hàng năm của quỹ (không bao gồm các khoản: tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng). Trường hợp nhu cầu chi thực tế cho công tác quản lý vượt quá 5% trên tổng số thu hàng năm của quỹ, Hội đồng quản lý quỹ quy định mức chi hoạt động quản lý quỹ trong năm sau khi có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cùng cấp (đối với quỹ ở địa phương) và Bộ Tài chính (đối với quỹ ở Trung ương).
1. Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của Luật kế toán, Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hiện hành:
a) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến quỹ;
b) Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến quỹ (phản ánh, theo dõi chi tiết số thu, chi tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và tổ chức, cá nhân được nhận tiền, hiện vật ủng hộ, tài trợ);
c) Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán quý, năm cho cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra về việc thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ của cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Ban kiểm soát quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý về tình hình tài chính của quỹ.
3. Hội đồng quản lý quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng nguồn thu, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho công tác quản lý quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm cho quỹ.
4. Giám đốc quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng nguồn thu, các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua, không được sử dụng quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của quỹ.
5. Thường trực Hội đồng quản lý quỹ và Giám đốc quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài chính quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho quỹ.
b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ quỹ.
c) Báo cáo tài chính và quyết toán quý, năm của quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hiện hành.
6. Đối với các khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo kết quả đợt vận động, cứu trợ được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
7. Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm theo quy định hiện hành.
Điều 8. Phụ trách kế toán của quỹ
1. Tiêu chuẩn đối với người được giao phụ trách kế toán của quỹ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005 của liên Bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.
2. Người được giao phụ trách kế toán của quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc quỹ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê của quỹ.
Không được bổ nhiệm người có tiền án, tiền sự, bị kỷ luật vì tham ô, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và vi phạm các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính mà chưa được xoá án tích làm phụ trách kế toán của quỹ.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển công tác đối với người phụ trách kế toán quỹ do Hội đồng quản lý quỹ quyết định theo đề nghị của Giám đốc quỹ. trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể quỹ hoặc trường hợp phụ trách kế toán của quỹ chuyển công việc khác thì phải hoàn thành việc quyết toán trước khi nhận việc khác và vẫn phải chịu trách nhiệm về các số liệu, báo cáo kế toán trong giai đoạn mình phụ trách cho đến khi bàn giao xong công việc cho người khác.
XỬ LÝ TÀI SẢN KHI HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ GIẢI THỂ QUỸ
Điều 9. Trường hợp quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia tách thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được tiến hành kiểm kê chính xác, kịp thời trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của quỹ.
Tiền và tài sản của quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất phải bằng với tổng số tiền và tài sản của các quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất.
Tổng số tiền và tài sản của các quỹ mới được chia, tách phải bằng với toàn bộ số tiền và tài sản của quỹ trước khi được chia, tách.
Điều 10. Trường hợp quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản. Trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động, quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 11. Trường hợp quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước và Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 137/2006/NĐ-CP.
Toàn bộ số tiền hiện có của quỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của quỹ được sử dụng vào việc thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
Sau khi thanh toán các khoản nợ và chi phí giải thể, số tiền và tài sản còn lại của quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó.
Điều 12. Giám đốc quỹ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý quỹ về các hoạt động của quỹ. Trong trường hợp quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc bị cấm hoạt động do các hành vi vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính bổ sung, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Đối với các cá nhân có vi phạm tài chính ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo quy định hiện hành của pháp luật./.
THE MINISTER OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 10/2008/QD-BTC |
Hanoi, February 12, 2008 |
PROMULGATING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF SOCIAL FUNDS AND CHARITY FUNDS
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Governments
Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers
and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Governments Decree No. 148/2007/ND-CP of September 25, 2007, on
organization and operation of social funds and charity funds,
DECIDES:
...
...
...
FOR
THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
(Promulgated together with the Finance Ministers Decision No. 10/2008/QD-BTC
of February 12, 2008)
Article 1. Scope of regulation
This Regulation applies to social funds and charity funds set up under the Governments Decree No. 148/2007/ND-CP of September 25, 2007, on organization and operation of social funds and charity funds (below referred to as funds for short) and legal documents guiding this Decree.
Article 2. Principles for operation and financial management of funds
...
...
...
2. A fund has the legal person status and its own seal and may open accounts at banks or state treasuries in order to conduct its transactions.
3. A fund shall collect revenues, make expenditures and conduct final settlement in accordance with the Accounting Law and documents guiding the implementation of the Law. A fiscal year of the fund starts on January 1 and ends on December 31 of a calendar year.
4. A fund must publicize the situation of fund raising, management and use and report on its observance of financial publicity in accordance with the Prime Ministers Decision No. 192/2004/QD-TTg of November 16, 2004, promulgating the Regulation on financial publicity applicable to state budgets at all levels, budget-estimating units, state budget-funded organizations, capital construction investment projects funded with state budget capital, state enterprises, funds originating from the state budget and funds originating from peoples contributions, and guiding documents of the Finance Ministry; Circular No. 03/2005/TT-BTC of January 6, 2005, guiding the implementation of the Regulation on financial publicity applicable to state budgets at all levels and the regime of reporting on the observance of financial publicity, and Circular No. 21/2005/TT-BTC of March 22, 2005, guiding the observance of financial publicity by budget-estimating units and state budget-funded organizations.
5. It is prohibited to abuse activities of a fund for self-seeking purposes or in contravention of this Decision and relevant provisions of law.
Article 3. Capital sources of funds
1. Capital sources of a fund include:
a/ Individuals and organizations capital contributed in Vietnam dong and assets converted into Vietnam dong (including assets, foreign currencies, valuable papers, property rights and other assets) in the forms of contracts, donation, wills of estate leavers, or other contributions to the fund. Individuals and organizations that have contributed assets to the fund will no longer have ownership rights to and civil liability for those assets. Assets being offices, equipment, technologies, property rights, etc., must be evaluated by lawfully established evaluation organizations.
...
...
...
c/ Other lawful capital source.
2. Use of capital sources:
A funds capital sources must be used to ensure its initial activities, as domestic capital contributed to its projects upon its formation, and for the performance of tasks conformable with its charier.
Article 4. Revenue sources of funds
1. Voluntary contributions and lawful financial supports of domestic or foreign organizations and individuals, which are made in accordance with law.
2. Revenues from the provision of services or other activities in accordance with law.
3. Funding provided by the state budget (if any), including:
a/ Funding for the performance of tasks assigned by state agencies;
b/ Funding for the provision of public services, for scientific researches, target programs or projects ordered by the State;
...
...
...
d/ Other lawful revenues (if any).
1. A fund is used for the following activities:
a/ Providing financial supports, including:
- Financial supports for programs or projects for humanitarian or charity purposes, to encourage the development of culture, education, health, physical training and sports, sciences, and for other community development objectives in accordance with the charter of the fund;
- Financial supports made under individuals or organizations authorization for the implementation of specific projects in accordance with law;
- Financial supports for organizations and individuals to conduct activities suitable to the purposes of the fund;
b/ Funding the performance of tasks assigned by state agencies;
c/ Funding the provision of public services, for scientific researches, target programs or projects ordered by the State;
...
...
...
e. Buying government bonds, depositing as savings the funds idle money (excluding state budget allocations, if any)
2. All assets mobilized into a fund must be used thriftily and efficiently, for proper purposes and beneficiaries:
a/ Financial supports, contributions and donations provided for overcoming consequences of floods, natural disasters or fires, for people infected with acute diseases or for relief in other emergency cases, must be delivered by the fund to proper recipients immediately after receiving them.
b/ With regard to purposed or targeted financial supports, donors requirements must be met.
c/ With regard to capital sources not mentioned at Points a and b above, the fund must disburse at least 70% (seventy per cent) of the mobilized capital in a fiscal year for activities suitable to its targets; if unable to disburse this 70%, it must give explicit explanations in the yearly financial statement sent to the agency which has permitted its setting up and to the state agency of the same level which manages its finance. If the capital which has not been disbursed includes state budget capital, that capital amount may be considered for transfer to the subsequent year for use if it is so consented by the finance agency of the same level with the agency competent to permit the setting up of the fund.
d/ If the fund is set up with donated assets, or under a contract or will but fails to organize fund raising, receive donations or implement the donation purposes or objectives indicated in the contract or the will, it must annually reserve at least 5% (five per cent) of the total of its assets to support programs or projects suitable to the purposes of its activities.
Article 6. Expenditure for fund management activities
1. Contents of expenditure for a funds management activities:
a/ Expenses on salaries and allowances for the funds managerial apparatus;
...
...
...
c/ Expenses on the rent of working offices (if any);
d/ Expenses on procurement, repair of office supplies or assets in service of the funds activities;
e/ Expenses on payment of public service charges (electricity, telephone, internet, water, fuel, sanitation, environment....);
f/ Expenses on work travel allowances which arise in the course of mobilizing, receiving, transporting or distributing money and goods for relief;
g/ Expenses on activities related to the performance of common tasks in the course of mobilizing, receiving, transporting or distributing money and goods for relief (hiring storehouses or storing yards; packaging in containers and transporting goods: transferring money; other expenses related to the distribution of money and goods for relief...);
h/ Other expenses related to the operation of the fund.
2. Norms of expenditure for fund management activities:
Based on the current expenditure norms and quotas set by the State, a fund management council shall specify rates of expenditure for fund management, which must not exceed 5% (five per cent) of the funds total annual revenues (excluding supports in kind, supports provided by the State for the provision of public services, for scientific researches, target programs or projects ordered by the State). In case it is actually required to spend more than 5% of the funds total annual revenues for fund management, the fund management council shall set another rate of expenditure for fund management in the subsequent year after consulting the Peoples Committee of the same level (for a local fund) or the Finance Ministry (for a central fund).
Article 7. Financial management of funds
...
...
...
a/ Observing regulations on accounting documents; cost-accounting of all arising economic and financial operations related to the fund;
b/ Opening accounting books to record, systemize and archive all arising economic and financial operations related to the fund (reflecting, monitoring details of revenues, expenditures in cash or kind, detailed to contributors and donors as well as recipients of supports.);
c/ Making and sending on time all quarterly and annual financial statements and final settlement reports to the agency competent to permit the setting up of the fund.
d/ Submitting to the supervision and inspection of its revenue, expenditure, management and use by the finance agency of the same level with the agency competent to permit the setting up of the fund.
2. The control board of a fund shall inspect and supervise the funds activities and report to the fund management council on the financial situation of the fund.
3. The management council of a fund shall promulgate regulations on management and use of revenues and expenditure norms of the fund; approve the rates of expenditure for fund management, ratify financial plans and consider and approve the funds annual financial settlement reports.
4. The director of a fund shall observe regulations on management and use of the funds revenues and expenditure norms according to resolutions of the fund management council, on the basis of the operation tasks approved by the latter, and may not use the fund for activities contrary to its principles and purposes.
5. The standing member of the management council and the director of a fund shall quarterly and annually publicize the funds financial situation as follows:
a/ The list of organizations and individuals that have made contribution, support or donation in cash or kind to the fund; the amounts of those contributions, supports or donations.
...
...
...
c/ The funds quarterly and annual reports, detailed to each revenue or expenditure content under the Accounting Law and current legal documents guiding its implementation.
6. With regard to expenditures made in each fund raising drive, the results or mobilization and provision of relief shall be reported under current regulations on mobilization, receipt, distribution and use of voluntary contributions in support of people to overcome consequences of natural disasters or fires or people infected with acute diseases.
7. A fund must publicize its annual financial statements and final settlements of revenues and expenditures in accordance with current regulations.
Article 8. Persons in charge of accountancy of funds
1. Criteria for the person in charge of accountancy of a fund comply with Joint Circular No. 50/2005/TTLT-BTC-BNV of June 15, 2005, of the Ministry of Finance and the Ministry of Home Affairs, guiding the criteria, conditions and procedures for appointment, dismissal, replacement of, and allowance for, chief accountants and persons in charge of accountancy in accounting units within the state accounting domain.
2. The person assigned to take charge of accountancy of a fund shall assist the funds director in organizing and directing all accounting and statistical work of the fund.
A person with criminal records or who has been disciplined for corruption or appropriation of socialist property or for violation of economic and financial management polices and mechanisms and whose criminal records have not been remitted, shall not be appointed to take charge of accountancy of a fund.
The appointment, dismissal and transfer to another job of the person in charge of accountancy of a fund shall be decided by the fund management council at the proposal of the funds director. In case of merger, consolidation, division, split or dissolution of the fund or if the person in charge of accountancy of the fund moves to another job, he/she is required to complete financial settlement before taking the new job and is still held responsible for accounting figures and reports in the period during which he/she takes charge of accountancy until he/she completes the transfer of all accounting work to another person.
...
...
...
Money and assets of the newly merged or consolidated fund must be equal to the total of money and assets of pre-merger or -consolidation funds.
The total of money and assets of newly divided or split up funds must be equal to the total of money and assets of the pre-division or -split fund.
All the funds available money and proceeds from the sale and liquidation of its assets shall be used to pay its debts in the following order of priority:
- Paying salaries, severance allowances, social insurance premiums and other benefits for laborers under the signed labor contracts;
- Paying debts and other payable amounts.
After paying all debts and dissolution costs, the remaining money amounts and assets of the fund shall be remitted into the budget of the agency which has permitted its setting up.
...
...
...
FOR
THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
;
Quyết định 10/2008/QĐ-BTC về quy chế quản lý tài chính quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 10/2008/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/02/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 10/2008/QĐ-BTC về quy chế quản lý tài chính quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video