Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2011/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 02 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 5 năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại”.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2011 và thay thế các Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009, số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại. Đối với các khoản bảo lãnh đã được phát hành chứng thư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các cam kết trong chứng thư đã ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

BẢO LÃNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1  Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) vay vốn tại ngân hàng thương mại.

2. Đối tượng điều chỉnh

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

b) Các ngân hàng thương mại.

c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo lãnh vay vốn là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với ngân hàng thương mại về việc sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc và lãi) đối với ngân hàng thương mại.

2. Bên bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được ủy quyền cho các sở giao dịch, chi nhánh thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy chế này.

3. Bên được bảo lãnh là các doanh nghiệp quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

4. Bên nhận bảo lãnh là ngân hàng thương mại quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

5. Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận bằng văn bản giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và doanh nghiệp về việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với ngân hàng thương mại.

6. Chứng thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với ngân hàng thương mại về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với ngân hàng thương mại.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Đối tượng được bảo lãnh vay vốn

1. Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, gồm:

a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

b) Công nghiệp chế biến, chế tạo.

c) Sản xuất khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.

d) Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

đ) Xây dựng.

e) Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.

g) Vận tải, kho bãi.

Điều 4. Ngân hàng thương mại nhận bảo lãnh vay vốn

Ngân hàng thương mại nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn là ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Điều 5. Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn

1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 Quy chế này.

2. Có dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. Dự án đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Quy chế này.

3. Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư.

4. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Điều 6. Phạm vi bảo lãnh vay vốn

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của các bên.

2. Bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

Điều 7. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn

1. Thời hạn bảo lãnh vay vốn được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại theo hợp đồng tín dụng và thời gian thực hiện các thủ tục để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh là khoảng thời gian được xác định từ khi phát hành chứng thư bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong chứng thư bảo lãnh hoặc đến thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.

3. Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh vay vốn có thể được gia hạn do các bên thỏa thuận trên cơ sở việc gia hạn nợ của ngân hàng thương mại với doanh nghiệp.

Điều 8. Giới hạn bảo lãnh vay vốn

1. Mức bảo lãnh vay vốn cho một doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Điều 9. Phí bảo lãnh vay vốn

1. Phí bảo lãnh vay vốn bao gồm:

a) Phí thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn: 500.000 đồng cho một hồ sơ và được nộp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn.

b) Phí bảo lãnh vay vốn: 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh.

2. Sử dụng phí bảo lãnh vay vốn: số tiền phí bảo lãnh vay vốn thu được, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng như sau:

a) Trích 75% để hình thành quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn.

b) Trích 25% vào thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn

1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn gồm:

a) Giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn do doanh nghiệp lập.

b) Dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay đã được ngân hàng thương mại thẩm định và có văn bản chấp thuận cho vay.

c) Các tài liệu có liên quan chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện được bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

2. Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động bảo lãnh vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Điều 11. Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn

1. Doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để thế chấp bảo đảm bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

2. Tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các giao dịch khác.

Điều 12. Trình tự và thủ tục bảo lãnh vay vốn

1. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh lập hồ sơ vay vốn gửi ngân hàng thương mại để đề nghị được vay vốn theo quy định.

2. Ngân hàng thương mại thực hiện thẩm định các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp theo cơ chế cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng theo quy định và xem xét chấp thuận cho vay.

3. Căn cứ hồ sơ vay vốn và chấp thuận cho vay của ngân hàng thương mại, doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo quy định tại Điều 10 Quy chế này gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định các điều kiện bảo lãnh để quyết định việc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.

Thời gian thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không chấp thuận bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và giải thích rõ lý do không chấp thuận.

Điều 13. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn

1. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn do các bên thỏa thuận bao gồm các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và doanh nghiệp.

b) Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn.

c) Số tiền, thời hạn hiệu lực và phí bảo lãnh vay vốn.

d) Mục đích, nội dung bảo lãnh vay vốn.

đ) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

e) Biện pháp bảo đảm bảo lãnh, giá trị tài sản bảo đảm.

g) Quyền và nghĩa vụ của các bên.

h) Thỏa thuận về hoàn trả của doanh nghiệp sau khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

i) Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp phát sinh.

k) Những thỏa thuận khác.

2. Khi có sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận.

Điều 14. Chứng thư bảo lãnh

1. Bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức chứng thư bảo lãnh.

2. Nội dung của chứng thư bảo lãnh bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp.

b) Ngày phát hành thư bảo lãnh, số tiền bảo lãnh.

c) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.

đ) Ngoài các nội dung nêu trên, chứng thư bảo lãnh có thể có các nội dung khác như quyền, nghĩa vụ các bên, giải quyết tranh chấp và các thỏa thuận khác.

3. Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận.

Điều 15. Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn

Nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Doanh nghiệp đã thực hiện trả nợ đầy đủ đối với ngân hàng thương mại.

2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh theo chứng thư bảo lãnh với ngân hàng thương mại.

3. Việc bảo lãnh vay vốn được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác khi có thỏa thuận của các bên có liên quan.

4. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn đã hết.

5. Ngân hàng thương mại đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật.

6. Theo thỏa thuận của các bên.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có quyền

a) Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.

b) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh, sửa đổi bổ sung, gia hạn hoặc huỷ bỏ bảo lãnh cho doanh nghiệp.

c) Thu phí bảo lãnh theo quy định.

d) Yêu cầu ngân hàng thương mại chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn nếu thấy doanh nghiệp vi phạm hợp đồng bảo lãnh, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật.

đ) Phối hợp với ngân hàng thương mại kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của doanh nghiệp để đảm bảo sử dụng vốn và tài sản hình thành từ vốn vay đúng mục đích theo cam kết tại hợp đồng tín dụng.

e) Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng mà ngân hàng thương mại chưa thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định.

g) Yêu cầu doanh nghiệp nhận nợ bắt buộc và hoàn trả số tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã trả thay, xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh theo quy định.

h) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ cam kết.

2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nghĩa vụ:

a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo chứng thư bảo lãnh.

b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan cho doanh nghiệp khi tiến hành thanh lý hợp đồng bảo lãnh.

c) Chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng thương mại trong trường Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

d) Cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình bảo lãnh vay vốn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có quyền:

a) Đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký hợp đồng bảo lãnh, phát hành chứng thư bảo lãnh; sửa đổi bổ sung, gia hạn hoặc hủy bỏ bảo lãnh khi có sự thay đổi các điều khoản của hợp đồng tín dụng.

b) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh.

c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan vi phạm nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tín dụng, chứng thư bảo lãnh.

2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ

a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ cam kết với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại.

c) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo thỏa thuận.

d) Sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay được bảo lãnh đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả.

đ) Nhận nợ và hoàn trả cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã trả thay bao gồm cả gốc, lãi phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

e) Chịu sự kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh vay vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại.

g) Thực hiện việc trả nợ trước hạn cho ngân hàng thương mại khi các bên có yêu cầu.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại

1. Ngân hàng thương mại có quyền

a) Thực hiện quyền của tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.

b) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ theo chứng thư bảo lãnh và các thỏa thuận khác có liên quan.

c) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh trong trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

d) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng.

đ) Thực hiện quyền khác theo thỏa thuận.

2. Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ

a) Thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.

b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, việc hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp để đảm bảo sử dụng vốn, tài sản hình thành từ vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng.

c) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ.

d) Cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầy đủ hồ sơ chứng minh việc giải ngân vốn vay; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay đối với doanh nghiệp khi yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

đ) Cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện cho vay có bảo lãnh tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 19. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Khi đến hạn, doanh nghiệp không trả hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn, ngân hàng thương mại xác định rõ nguyên nhân doanh nghiệp không trả được nợ và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định.

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ mà doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay đang được bảo lãnh, ngân hàng thương mại phải có văn bản yêu cầu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

3. Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong thời hạn tối đa 30 ngày Ngân hàng Phát triển Việt Nam phối hợp với ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng, chứng thư bảo lãnh.

4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp:

a) Ngân hàng thương mại giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp không đúng mục đích sử dụng vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng.

b) Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành vốn vay không đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng và ngân hàng thương mại chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay đối với doanh nghiệp.

Điều 20. Hoàn trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp nhận nợ số tiền đã trả thay với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của ngân hàng thương mại tại thời điểm nhận nợ.

2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh hoặc áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ đã trả thay hoặc khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn

1. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp ban đầu 200 tỷ đồng.

b) Phí bảo lãnh thu được.

c) Khoản thu hồi nợ đã trả thay cho doanh nghiệp.

2. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

3. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn không đủ bù đắp những rủi ro bảo lãnh thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Bộ Tài chính

a) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ban hành kèm theo Quy chế này.

b) Trình Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc bố trí nguồn vốn để bổ sung vốn cho Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong việc phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam triển khai thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.

b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc sửa đổi, bổ sung, kiểm tra, giám sát cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.

Điều 24. Điều khoản thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2011/QD-TTg

Hanoi, January 10th 2011

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON GUARANTEEING LOANS TAKEN OUT BY MEDIUM AND SMALL ENTERPRISES FROM COMMERCIAL BANKS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th 2001;

Pursuant to the Law on State budget dated December 16th 2002;

Pursuant to the Law on Credit institutions dated February 12th 1997, and the Law on the Amendment and supplementation of the Law on Credit institutions dated May 16th 2004;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29th 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 56/2009/NĐ-CP dated June 20th 2009 on the support for the development of medium and small enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES

Article 1. Promulgating together with this Decision the “Regulation on guaranteeing loans taken out by medium and small enterprises from commercial banks”.

Article 2. The Minister of Finance shall guide the implementation of this Decision.

Article 3. This Decision takes effect on February 25th 2011, and supersedes the Prime Minister’s Decision No. 14/2009/QĐ-TTg dated January 21st 2009, the Prime Minister’s Decision No. 60/2009/QĐ-TTg dated April 17th 2009 on the regulation on guaranteeing loans taken out by enterprises from commercial banks. The guarantees that have been issued with certificates before this Decision takes effect are still valid, and the commitments in the signed certificates shall be fulfilled.

Article 4. The Minister, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces; the President of the Board of Directors, and the General Director of the Vietnam Development Bank are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GUARANTEEING LOANS TAKEN OUT BY MEDIUM AND SMALL ENTERPRISES FROM COMMERCIAL BANKS
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 03/2011/QĐ-TTg dated January 10th 2011)

Chapter 1.

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope and subjects of regulation

1. Scope of regulation

This Regulation deals with the guarantees provided by the Vietnam Development Bank for the loans taken out by medium and small enterprises (hereinafter referred to as enterprises) from commercial banks.

2. Subjects of regulation

a) The Vietnam Development Bank.

b) Commercial banks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The relevant organizations and individuals during the implementation of the regulation on guaranteeing loans taken out by enterprises from commercial banks.

Article 2. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. A loan guarantee is written commitment to a commercial bank made by the Vietnam Development Bank on the repayment of the debt on behalf of an enterprise if the enterprise fails to repay it, to completely repay it, or to pay it on schedule (principal and interest) to the commercial bank.

2. The guarantor is the Vietnam Development Bank. The Vietnam Development Bank This Regulation may delegate its transaction offices and branches to guarantee the loans taken out by enterprises from commercial banks in accordance with this Regulation.

3. The guaranteed party is an enterprise prescribed in Article 3 of this Regulation.

4. The obligee is a commercial bank prescribed in Article 4 of this Regulation.

5. A guarantee contract is a written agreement between the Vietnam Development Bank and an enterprise on repaying the loan on behalf of the enterprise when the enterprise fails to pay it, fails to completely pay it, or fails to pay it punctually as agreed with the commercial bank.

6. A guarantee certificate is a written unilateral agreement made by the Vietnam Development Bank with the commercial bank on the fulfillment of the obligation to repay the debt on behalf of the enterprise when the enterprise fails to fails to pay it, fails to completely pay it, or fails to pay it punctually as agreed with the commercial bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SPECIFIC REGULATIONS

Article 3. The subjects of guaranteed loans

1. The loans taken out by medium and small enterprises (except for extra-small enterprises) prescribed in the Government's Decree No. 56/2009/NĐ-CP dated June 30th 2009 on supporting the development of medium and small enterprises shall be guaranteed by the Vietnam Development Bank.

2. The Vietnam Development Bank that provide enterprises with guarantees for the mid-term and long-term loans in VND to execute the projects of production and trading pertaining to the disciplines prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 10/2007/QĐ-TTg dated January 23rd 2007 on the economic sector system of Vietnam, including:

a) Agriculture, forestry, and aquiculture.

b) Processing and manufacture.

c) Production of inflammable gases, steam, air conditioning.

d) Water supply, waste and sewage treatment and management.

dd) Construction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Transport and storage.

Article 4. The commercial banks that have the loans guaranteed

The commercial banks that have the loans taken out by enterprises guaranteed are the commercial banks that lawfully operate in Vietnam, including State-owned commercial banks, joint-stock commercial banks, joint venture banks, branches of foreign banks operating in Vietnam, and the banks 100% invested by foreign parties.

Article 5. Conditions for enterprises to get loan guarantees

1. The enterprises are the subjects prescribed in Article 3 of this Regulation.

2. The projects of investment are profitable and creditworthy. The projects of investment are appraised and the guarantees are decided by the Vietnam Development Bank in accordance with this Regulation.

3. Holding at least 15% of the equity capital invested in the project of investment.

4. There are no bad debts at credit institutions when applying for the guarantee.

Article 6. The range of loan guarantees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A loan guarantee provided by the Vietnam Development Bank include the repayment of the principal and interest on the loan taken out by an enterprise from a commercial bank.

Article 7. The loan guarantee term

1. The loan guarantee term is determined based on the term of the loan taken out by an enterprise from a commercial bank according to the credit contract, and the time for completing the procedure for fulfilling the obligation to the guarantee provided by the Vietnam Development Bank.

2. The guarantee certificate term is the period from the issuance date of the guarantee certificate until the expiry date of the guarantee specified in the guarantee certificate, or until the date on which the obligation to the guarantee is terminated as prescribed in Article 15 of this Regulation.

3. The extension of the guarantee certificate term may be agreed by the parties based on the extension of loan term between the enterprise and the commercial bank.

Article 8. Limits on loan guarantees

1. The maximum loan guarantee provided for an enterprise must not exceed 5% of the actual charter capital of the Vietnam Development Bank.

2. The total loan guarantee provided by the Vietnam Development Bank to enterprises must not exceed 5 times of the actual charter capital of the Vietnam Development Bank.

Article 9. The fee for loan guarantees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The fee for appraising the application for the loan guarantee: 500,000 VND per application, and sent to the Vietnam Development Bank together application for the loan guarantee:

b) The fee for loan guarantee: 0.5% per year of the guaranteed amount.

2. The fee for loan guarantees shall be used by the Vietnam Development Bank as follows:

a) 75% shall be used for establishing the loan guarantee reserve fund

a) 25% shall be integrated into the income of the Vietnam Development Bank.

Article 10. The application for loan guarantee

1. The application for loan guarantee includes:

a) The written request for the loan guarantee made by the enterprise.

b) The written certification of the profitable and creditworthy project of investment, and the written approval for the loan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The enterprise must provide accurate and adequate information and documents relevant to the loan guarantee, and take responsibility for the accuracy of the information and documents provided.

Article 11. The measures for securing loan guarantees

1. The enterprises must take measures for securing the loan guarantees at the Vietnam Development Bank. The measures for securing loan guarantees includes: mortgaging, pledging assets, putting up the assets formed in the future as collateral for the guarantees, and other measures (if any) as prescribed by the laws on secured transactions.

2. The assets of enterprises on which the loan guarantees provided by the Vietnam Development Bank are secured must not be used as collateral for other transactions.

Article 12. The order and procedure for loan guarantees

1. The enterprise that wishes to take out a loan to execute its project shall make and send an application for the loan to a commercial bank.

2. The commercial bank shall verify the condition for taking loans of the enterprise according to the lending mechanism of the commercial bank applicable to its client, and consider approving the loan.

3. Based on the loan application and the approval for the loan made by the commercial bank, the enterprise shall make and send an application for the loan guarantee prescribed in Article 10 of this Regulation to the Vietnam Development Bank for verifying the conditions for loan guarantee in order to make the decision on guaranteeing the loan taken out by the enterprise from the commercial bank.

The Vietnam Development Bank shall carry out the verification within 30 working days from the date on which the complete dossier is received. If the guarantee is rejected, the Vietnam Development Bank must notify the enterprise and explain the reasons for rejecting to the enterprise in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The loan guarantee contract concluded by the parties includes:

a) The name and address of the Vietnam Development Bank and the enterprise.

b) The location and time for signing the loan guarantee contract.

c) The amount, the validity period, and the fee for the loan guarantee.

d) The purposes and content of the loan guarantee.

dd) The conditions for fulfilling the obligation to the guarantee.

e) The measures for securing the guarantee, the value of the collateral.

g) The rights and obligations of the parties.

h) The agreement on the repayment made by the enterprise after the Vietnam Development Bank fulfills the obligation to the guarantee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Other agreements.

2. When the terms and conditions in the credit contract are changed, the enterprise shall request the Vietnam Development Bank to consider accepting the amendment of the guarantee contract. The guarantee contract shall be amended, supplemented, or annulled under the agreement among the parties.

Article 14. The guarantee certificate

1. The loan guarantee provided by the Vietnam Development Bank must be expressed in writing in the form of a guarantee certificate.

2. The content of the guarantee certificate includes:

a) The name and address of the Vietnam Development Bank, the commercial bank, and the enterprise.

b) The dated of issue of the guarantee certificate, and the guaranteed amount.

c) The condition for fulfilling the obligation to the guarantee.

d) The term of the guarantee certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The guarantee certificate shall be amended, supplemented, or annulled under the agreement among the parties.

Article 15. Termination of the obligation to loan guarantees

The obligation to the loan guarantee of Vietnam Development Bank shall be terminated in the following cases:

1. The enterprise has completely repaid the debt to the commercial bank.

2. The Vietnam Development Bank has fulfilled the obligation to the guarantee according to the guarantee certificate.

3. The loan guarantee is cancelled, or replaced by another securing measure under the agreement of relevant parties.

4. The loan guarantee term is expired.

5. The commercial bank agrees to exempt the Vietnam Development Bank from the obligation to the guarantee, or the obligation to the guarantee is terminated as prescribed by law.

6. Under the agreement among the parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Vietnam Development Bank is entitled to:

a) Request the enterprise to provide the documents and information related to the verification of the guarantee and the measure for assuring the fulfillment of the obligation to the guarantee.

b) Accept or reject the request for the guarantee, for the amendment, supplementation, extension, or cancellation of the guarantee provided for the enterprise.

c) Collect guarantee fees as prescribed.

d) Request the commercial bank to withdraw the loan and claim the debt repayment ahead of schedule if the enterprise is suspected of violating the guarantee contract, the credit contract, or law.

dd) Cooperate with the commercial bank in inspecting and supervising the use of loan and the assets derived from the loan taken out by the enterprise in order to ensure that the loan and the assets derived from the loan are used in accordance with the purposes agreed in the credit contract.

e) Refuse to fulfill the obligation to the guarantee when the enterprise does not use the loan and assets derived from the loan in accordance with the purposes in the credit contract before the commercial bank carries out inspection and supervision.

g) Request the enterprise to incur the debt and refund the amount paid by the Vietnam Development Bank on it’s behalf, and handle the collateral for the guarantee as prescribed.

h) File a lawsuit as prescribed by law when the enterprise violates the agreed obligations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Fulfill the guarantee obligation according to the guarantee certificate.

b) Return the collateral and relevant documents to the enterprise when liquidating the guarantee contract.

c) Delegate the right to receive and handle collateral to the commercial bank when the Vietnam Development Bank refuses to fulfill the obligation to the guarantee.

d) Provide information, make and send periodic and irregular reports on the loan guarantee to competent State agencies.

Article 17. Rights and obligations of enterprises

1. Enterprises are entitled to:

a) Request the Vietnam Development Bank to sign the guarantee contract, issue the guarantee certificate, amend, supplement, extend, or cancel the guarantee when the terms and conditions of the credit contract are changed.

b) Request the Vietnam Development Bank to comply with the commitment on the guarantee and the agreements in the guarantee contract.

c) File a lawsuit as prescribed by law when the relevant parties violate the obligations agreed in the guarantee contract, the credit contract, and the guarantee certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Provide accurate and adequate information and documents relevant to the loan guarantee, and take responsibility for the accuracy of the information and documents provided.

b) Completely and punctually fulfill the obligation agreed with the Vietnam Development Bank and the commercial bank.

c) Completely and punctually pay the guarantee fee to the Vietnam Development Bank as agreed.

d) Properly use the loan and assets derived from the guaranteed loan in order to ensure the efficiency.

dd) Incur the debt and pay the Vietnam Development Bank the amount paid by Vietnam Development Bank on the enterprise’s behalf, including the principal and interest arising from the fulfillment of the obligation to the guarantee.

e) Facilitate the inspection, supervision, and report the activities related to the loan guarantee to the Vietnam Development Bank and the commercial bank.

g) Repay debt ahead of schedule to the commercial bank at the request of relevant parties.

Article 18. The rights and obligations of the commercial banks

1. Commercial banks are entitled to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Request the Vietnam Development Bank to fulfill the obligation specified in the guarantee certificate, and to adhere to other relevant agreements.

c) Request the Vietnam Development Bank to transfer the right to receive and handle collateral when the Vietnam Development Bank refuses to fulfill the obligation to the guarantee.

d) File a lawsuit as prescribed by law when the parties violates the agreements in the contract.

dd) Exercises other rights as agreed.

2. Commercial banks shall:

a) Fulfill the obligations of credit institutions to their clients as prescribed by the Law on credit institutions and relevant documents.

b) Inspect and supervise the use of the loans and the assets derived from the loans, the repayment of the loans taken by enterprises in order to ensure that the loans and the assets derived from the loan are properly used, and the loans are repaid in accordance with the agreements in the credit contract.

c) Request the Vietnam Development Bank to fulfills the obligation to the guarantee when the enterprise fails to repay the debt or fails to completely repay the debt.

d) Provide the Vietnam Development Bank with adequate documentation proving the disbursement of loans; inspect and supervise the use of loans and assets derived from loans when requesting the Vietnam Development Bank fulfill the obligation to the guarantee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Fulfillment of the obligation to the guarantees

1. When the debt is due, if the enterprise fails to repay it or fail to repay it completely and on schedule, the commercial bank shall identify the reason for the insolvency of the enterprise, and take measures to recover the debt as prescribed.

2. If the enterprise fails to repay it or fail to repay it completely and on schedule within 07 working days from the due date, the commercial bank shall send a written request to the Vietnam Development Bank for the fulfillment of the obligation to the guarantee.

3. After receiving the request for the fulfillment of the obligation to the guarantee, within 30 days, the Vietnam Development Bank shall cooperate with the commercial bank in taking measures for recovering the debt and fulfill the obligation to the guarantee according to the agreements and commitments in the guarantee contract and guarantee certificate.

4. The Vietnam Development Bank may refuse to fulfill the obligation to the loan guarantee if:

a) The commercial bank give the loan to the enterprise not for the purposes written in the credit contract.

e) The enterprise fails to use the loan and assets derived from the loan in accordance with the purposes written in the credit contract, and the commercial bank has not carried out any inspection and supervision of the use of the loan and the assets derived from the loan.

Article 20. Repayment to the Vietnam Development Bank.

1. After fulfilling the obligation to the guarantee, the Vietnam Development Bank shall request the enterprise to incur a debt equal to the amount that has been paid on the enterprise’s behalf, on which the interest rate is equal to 150% of the loan interest rate given by the commercial bank on the date on which the debt is incurred.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. The loan guarantee reserve fund

1. The loan guarantee reserve fund is formed from the following sources:

a) 200 billion VND from the State budget initially.

b) The guarantee fees collected.

c) The recovered debt.

2. The loan guarantee reserve fund is used to fulfill the obligation to the guarantee.

3. If the loan guarantee reserve fund fails to cover the risks to the guarantee, the Vietnam Development Bank shall send reports to the Ministry of Finance, and the Ministry of Finance shall consider and request the Prime Minister to make a decision.

Article 22. Handling violations

The organizations and individuals that violate this Regulation shall be liable to administrative penalties or liable to criminal prosecution, depending on the nature and seriousness of the violations, and shall pay compensation for the damage as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 23. Responsibility of agencies

1. The Ministry of Finance shall:

a) Preside the instruction, inspection, and supervision of the mechanism for guaranteeing the loans taken out by enterprises in this Regulation.

b) Suggest the amendment and supplementation of the mechanism for guaranteeing the loans taken by enterprises from commercial bank to the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning and Investment shall:

Cooperate with the Ministry of Finance in allocating capital sources for supplementing the loan guarantee reserve fund as prescribed by the Law on State budget.

3. The State bank of Vietnam shall:

a) Guide the commercial banks to cooperate with the Vietnam Development Bank in deploying the mechanism for guaranteeing the loans taken out by enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Regulations on the implementation

The Minister, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces; the President of the Board of Directors, and the General Director of the Vietnam Development Bank are responsible for the implementation of this Decision./.

;

Quyết định 03/2011/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 03/2011/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/01/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 03/2011/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [2]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…