ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 11 tháng 01 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2009 của Chính phủ quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Giám đốc Sở Tư
pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC SỞ,
NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 11/01/2010 của
UBND tỉnh)
Quy chế này quy định công tác phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (UBND cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1. Việc phối hợp quản lý nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các quy định hiện hành của Nhà nước, nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.
2. Mọi hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều phải thông qua cơ quan đầu mối là Ban Quản lý các khu công nghiệp.
Điều 4. Nội dung phối hợp quản lý các khu công nghiệp
Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp về những công việc thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp, các ngành chức năng ở cả 3 giai đoạn gồm: Chuẩn bị đầu tư; trong quá trình đầu tư thực hiện dự án; hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều 5. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư trong khu công nghiệp.
3. Là đầu mối để thực hiện mọi hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Công an tỉnh
a) Tham gia thẩm tra các dự án với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Tổ chức chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, thị xã nơi có khu công nghiệp phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), bao gồm: quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý vũ khí, chất cháy, chất nổ; hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đảm bảo ANTT khi có yêu cầu; triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm đảm bảo ANTT trong khu công nghiệp. Khi phát hiện những vi phạm hoặc tội phạm cần xử lý, Công an tỉnh thông báo cho Ban Quản lý các khu công nghiệp để phối hợp giải quyết;
c) Cấp Giấy tạm trú, giấy xác nhận, giấy phép cho người nước ngoài theo quy định;
d) Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo chức năng quản lý chuyên ngành;
đ) Hướng dẫn chủ đầu tư lập phương án PCCC tại chỗ và tổ chức tập huấn về công tác PCCC cho các doanh nghiệp khu công nghiệp; gửi hồ sơ PCCC về Ban Quản lý các khu công nghiệp để phối hợp quản lý.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo chức năng quản lý nhà nước và với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện quảng bá, vận động, khuyến khích các nhà đầu tư và khu công nghiệp;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư trên địa bàn theo phân cấp.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo chức năng quản lý nhà nước và với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục hồ sơ xin thuế đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp;
c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án đầu tư vào khu công nghiệp;
d) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo định kỳ hoặc đột xuất, đồng thời xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức giám định, giám sát việc tiêu hủy sản phẩm, vật tư, nguyên liệu hư hỏng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đảm bảo không để ảnh hưởng đến môi trường.
4. Sở Xây dựng
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo chức năng quản lý nhà nước và với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, năng lực hoạt của các tổ chức tư vấn, nhà thầu trong và ngoài nước, chất lượng các công trình của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Sở Công thương
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo chức năng quản lý nhà nước và với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Cung cấp cho Ban Quản lý các khu công nghiệp những thông tin về quy hoạch phát triển công nghiệp chung của cả nước, của vùng, tỉnh, của các ngành hàng, các sản phẩm cần ưu tiên phát triển;
c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến khi đưa vào lưu thông;
d) Phê duyệt kế hoạch xuất, nhập khẩu hàng năm theo ủy quyền của Bộ Công thương và thực hiện chức năng quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
6. Sở Khoa học và công nghệ
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo chức năng quản lý nhà nước và với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, quản lý công nghệ;
c) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp trong việc thanh tra, kiểm tra về công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định; các hoạt động chuyển giao công nghệ và thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp.
7. Sở Tài chính
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo chức năng quản lý nhà nước và với nhiệm vụ là Ủy viên Ban Quản lý các khu công nghiệp;
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện quy định của pháp luật về công tác kế toán, thống kê, kiểm toán;
c) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính; xử lý các vi phạm về tài chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định.
8. Cục Thuế tỉnh
Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện các quy định pháp luật về thuế, phí và các loại lệ phí; đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó và các khoản phải nộp ngân sách.
9. Sở Lao động, thương binh và xã hội
a) Tham gia thẩm tra các dự án theo đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp về vấn đề sử dụng lao động;
b) Đào tạo nguồn lao động địa phương cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp;
c) Hướng dẫn và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ về quản lý lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo quy định; phối hợp giải quyết tranh chấp lao động và đình công tại khu công nghiệp;
d) Hướng dẫn và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức thực hiện chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện các quy định về đăng ký các máy móc thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
10. Liên đoàn lao động tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; tuyên truyền vận động công nhân lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn Công đoàn cơ sở trong khu công nghiệp hoạt động theo quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật lao động ở các doanh nghiệp;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, xây dựng chính sách giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động;
d) Thường xuyên nắm bắt, thông báo và phối hợp giải quyết những khó khăn, đề xuất của công nhân, Công đoàn cơ sở về tình hình thực hiện chế độ chính sách, góp phần xây dựng doanh nghiệp tiến bộ, hài hòa, ổn định; giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
11. Chi cục Hải quan tỉnh
Thực hiện việc thu thuế, giải quyết các thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khu công nghiệp; chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư được miễn thuế nhập khẩu đưa vào sản xuất của doanh nghiệp và giám sát việc sử dụng hàng hóa miễn thuế; thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có khu công nghiệp
1. Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp.
2. Chỉ đạo các lực lượng bảo vệ ANTT phối hợp với Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp đảm bảo ANTT tại khu công nghiệp
Điều 8. Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế
Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc các sở, ngành có liên quan phổ biến Quy chế này tới các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện.
Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này sẽ được khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng. Nếu vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư phản ánh về Ban Quản lý các khu công nghiệp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 02/2010/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu công nghiệp với sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong việc quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu: | 02/2010/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Phan Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 11/01/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 02/2010/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu công nghiệp với sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong việc quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
Chưa có Video