HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2009/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 7 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế.
Căn cứ Quyết định số: 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020.
Căn cứ Quyết định số: 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020.
Xét Tờ trình số: 37/TTr-UBND ngày 06/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên đề nghị thông qua quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế
và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến 2020
(Có tóm tắt quy hoạch kèm theo)
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp thuộc thẩm quyền; Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục báo cáo Chính phủ phê duyệt các khu công nghiệp để công bố và tổ chức thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 22 tháng 7 năm 2009./.
|
CHỦ
TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP,
ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày28/7/2009 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên, khoá XI)
Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải phù hợp với các định hướng lớn của Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Hà Nội.
- Phát triển các Khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc Bộ và của cả nước.
- Phát triển các Khu công nghiệp phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn.
- Phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.
- Hình thành hệ thống các Khu, cụm, điểm công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xác định thị trường cho phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó cần thiết hình thành một số Khu công nghiệp có quy mô hợp lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng ngoài khu công nghiệp, tạo điều kiện phát triển các Khu công nghiệp.
Quy hoạch các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực gắn với các cơ sở dạy nghề, các công trình hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao... tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là lao động di cư đến khu công nghiệp tập trung.
Chú trọng hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Kiên quyết xây dựng nền công nghiệp sạch trong mỗi bước phát triển kinh tế của tỉnh.
Chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, kết hợp với thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp tỉnh phù hợp với chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành công nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực có tri thức cao phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch. Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động công nghiệp trình độ cao, có tác phong công nghiệp, hiện đại phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
a) Diện tích đất cho phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp đến năm 2020: 5.971 ha: trong đó
- Diện tích đất cho phát triển Khu công nghiệp là: 1.480 ha
- Diện tích đất cho phát triển Tổ hợp khu công nghiệp - Đô thị là: 3.250 ha
- Diện tích đất cho phát triển Cụm công nghiệp là: 1.193,13 ha
- Diện tích đất cho phát triển Điểm công nghiệp là: 48 ha
b) Khu công nghiệp rút khỏi danh sách Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Khu công nghiệp Lương Sơn
c) Điều chỉnh Khu công nghiệp Sông Công I từ 320 ha xuống còn 220 ha chỉ bao gồm 1 khu (Khu B).
d) Các Tổ hợp khu công nghiệp - Đô thị, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Điểm công nghiệp đến năm 2020
( Có phụ lục kèm theo)
- Ngân sách Nhà nước là 3.000 tỷ đồng gồm các hạng mục (Giao thông đường vào Khu công nghiệp, Xây dựng cải tạo kênh mương, Cái tạo hệ thống hạ tầng ngoài Khu công nghiệp)
- Vốn của các Nhà đầu tư là: 37.000 tỷ đồng
6. Các giải pháp phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp ( )bàn tỉnh Thái Nguyên:
a) Các giải pháp chính sách kinh tế:
* Thu hút đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp:
- Đảm bảo mặt bằng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng, tạo nguồn vốn phát triển các Khu, Cụm công nghiệp.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các khu, cụm công nghiệp.
- Tạo nguồn vốn phát triển các khu, cụm công nghiệp; Xem xét xây dựng cơ chế bảo lãnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khai thác nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp.
* Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp:
Chính sách về đất đai:
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp trên cơ sở đảm bảo thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nghiên cứu đề xuất cơ chế giảm giá cho thuê đất công nghiệp tại các Khu công nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đồng thời đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp thuê đất công nghiệp, thuê hạ tầng Khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp.
Chính sách thuế và ưu đãi tài chính:
Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giá thuê đất ưu đãi và miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thuê đất trong các Khu công nghiệp trên cơ sở vận dụng các quy định về ưu đãi tiền thuê đất của Luật Đầu tư.
Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông… tại các Khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghiệp Khu công nghiệp.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại:
Tổ chức tốt hoạt động thương mại, tranh thủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường.
* Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp:
- Đối với những Khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, sẽ triển khai sớm quy hoạch chi tiết kết nối hệ thống hạ tầng trong hàng rào và hệ thống ngoài hàng rào, đồng thời đề xuất các giải pháp điều chỉnh các quy hoạch có liên quan để đảm bảo đầu tư đồng bộ hạ tầng trong và ngoài hàng rào các Khu công nghiệp.
- Có kế hoạch cụ thể trong việc bố trí vốn để đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các Khu công nghiệp.
b) Các giải pháp về môi trường và phát triển bền vững đối với phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp:
- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong Khu, Cụm, Điểm công nghiệp:
- Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.
- Triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các Khu công nghiệp, được coi như điều kiện bắt buộc đối với các Khu công nghiệp. Thông qua hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các Khu công nghiệp.
- Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các Khu công nghiệp:
c) Các giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực cho các khu, cụm, điểm công nghiệp:
Theo dự báo, để đạt được các mục tiêu đề ra về phát triển các Khu công nghiệp của Quy hoạch, dự kiến từ năm 2009 đến năm 2015 các Khu công nghiệp sẽ thu hút được 105.000 lao động và dự kiến đến năm 2020 khoảng 260.000 lao động.
- Uu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ trong diện di dời tái định cư để lấy đất cho phát triển chu, cụm, điểm công nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân trong các khu, cụm, điểm công nghiệp.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, tạo việc làm và thu hút lao động
- Thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Tổ hợp Khu công nghiệp - Đô thị:
TT |
Tổ hợp Khu công nghiệp -Đô thị |
Vị trí |
Diện tích KCN (ha) |
1 |
Tổ hợp Khu công nghiệp - Đô thị Yên Bình (S=7.200ha) - Khu công nghiệp: 2.350 ha - 3.200 ha là khu nông nghiệp sạch - 1.650 ha đất Đô thị, khu dịch vụ và du lịch |
Huyện Phổ Yên và Huyện Phú Bình |
2.350 |
2 |
Tổ hợp Khu công nghiệp - Đô thị Điềm Thụy (S=2.200ha) - Khu công nghiệp: 900 ha - Khu đô thị và dịch vụ: 1.300 ha |
Huyện Phú Bình và Huyện Phổ Yên |
900 |
|
Tổng cộng: |
|
3.250 |
2. Khu công nghiệp:
TT |
Tên Khu công nghiệp |
Vị trí |
Diện tích (ha) |
1 |
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên - Khu A diện tích 48 ha - Khu B diện tích 82 ha - Khu C diện tích 50 ha - Khu D diện tích 130 ha |
Huyện Phổ Yên (xã Thuận Thành, Trung Thành) |
310 |
2 |
Khu công nghiệp Sông Công I |
TX. Sông Công (Phường Mỏ Chè và xã Tân Quang) |
220 |
3 |
Khu công nghiệp Sông Công II |
TX. Sông Công (xã Tân Quang) |
250 |
4 |
Khu công nghiệp Tây Phổ Yên - Khu A Khu công nghiệp Quốc phòng DT 213 ha - Khu B Khu công nghiệp Công nghệ cao DT 237 ha |
Huyện Phổ Yên (xã Minh Đức, Đắc Sơn, Phúc Thuận) |
450 |
5 |
Khu công nghiệp Quyết Thắng |
TP.Thái Nguyên (xã Quyết Thắng) |
250 |
|
Tổng cộng: |
|
1.480 |
3. Cụm công nghiệp:
Số TT |
Tên Cụm công nghiệp |
Vị trí |
Diện tích (ha) |
|
Huyện Phổ Yên |
|
|
1 |
Cụm CN Tân Trung-Thống Thượng |
xã Đắc Sơn, Minh Đức huyện Phổ Yên |
25 |
2 |
Cụm CN Vân Thượng |
xã Hồng Tiến huyện Phổ Yên |
47 |
3 |
Cụm CN Tân Hương |
xã Tân Hương, Nam Tiến huyện Phổ Yên |
12 |
4 |
Cụm Cảng Đa Phúc |
xã Thuận Thành huyện Phổ Yên |
95,4 |
|
Thị xã Sông Công |
|
|
5 |
Cụm CN Khuynh Thạch |
Phường Cải Đan TX Sông Công |
40 |
6 |
Cụm CN Nguyên Gon |
Phường Cải Đan TX Sông Công |
16,63 |
7 |
Cụm CN Bá Xuyên |
xã Bá Xuyên TX Sông Công |
50 |
|
Huyện Đại Từ |
|
|
8 |
Cụm CN Phú Lạc |
xã Phú Lạc, Phú Cường huyện Đại Từ |
90 |
9 |
Cụm CN An Khánh |
Xã An Khánh huyện Đại Từ |
124 |
|
Huyện Định Hóa |
|
|
10 |
Cụm CN Trung Hội |
xã Trung Hội huyện Định Hoá |
7 |
11 |
Cụm CN Sơn Phú |
xã Sơn Phú huyện Định Hoá |
13 |
12 |
Cụm CN Kim Sơn |
xã Kim Sơn huyện Định Hoá |
20 |
|
Huyện Phú Lương |
|
|
13 |
Cụm CN Đu-Động Đạt |
TT. Đu, xã Động Đạt, huyện Phú Lương |
25,6 |
14 |
Cụm CN Sơn Cẩm |
xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương |
125 |
|
Huyện Võ Nhai |
|
|
15 |
Cụm CN Trúc Mai |
xã Trúc Mai huyện Võ Nhai |
25 |
|
Huyện Đồng Hỷ |
|
|
16 |
Cụm CN Nam Hòa |
xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ |
40 |
17 |
Cụm CN Quang Sơn |
xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ |
100 |
18 |
Cụm Quang Sơn-Chí Son |
Xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ |
45 |
19 |
Cụm CN Đại Khai |
Xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ |
30,5 |
|
TP Thái Nguyên |
|
|
20 |
Cụm CN Tân Lập. Gồm cụm CN số 1, cụm CN số 2) |
phường Tân Lập thành phố Thái Nguyên |
75 |
21 |
Cụm CN Cao Ngạn |
xã Cao Ngạn TP Thái Nguyên |
100 |
|
Huyện Phú Bình |
|
|
22 |
Cụm Điềm Thuỵ |
xã Điềm Thuỵ huyện Phú Bình |
52 |
|
Tổng cộng: |
|
1.193,13 |
Nghị quyết 12/2009/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XI, kỳ họp thứ 12 ban hành
Số hiệu: | 12/2009/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký: | Nguyễn Văn Vượng |
Ngày ban hành: | 28/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 12/2009/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XI, kỳ họp thứ 12 ban hành
Chưa có Video