HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2015/NQ-HĐND |
Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 20 tháng 7 năm 2015 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHOÁ IX, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Sau khi xem xét Tờ trình số 60/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân về một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
a) Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư đặc thù đối với các dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và cơ sở bảo quản, chế biến các sản phẩm đặc thù của tỉnh, thực hiện tại các địa bàn nông thôn.
b) Những nội dung khác có liên quan đến chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhưng không được cụ thể hoá trong Quy định này, được thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.
a) Nhà đầu tư là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị quyết này.
3. Nguyên tắc áp dụng hỗ trợ đầu tư
a) Các trường hợp sau đây được ưu tiên trước khi xem xét hỗ trợ đầu tư
- Nhà đầu tư có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm ổn định cho người dân;
- Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án đầu tư và triển khai dự án đúng tiến độ cam kết.
b) Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức hỗ trợ đầu tư khác nhau thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
c) Các dự án đã sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của Nhà nước không thuộc đối tượng được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách theo quy định tại Quyết định này.
d) Đối với trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung ưu đãi, hỗ trợ so với quyết định hỗ trợ đầu tư; Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định thu hồi các ưu đãi, hỗ trợ của nội dung thực hiện không đúng và nộp về ngân sách Nhà nước.
4. Các chính sách hỗ trợ đầu tư
a) Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc và gia cầm tập trung
- Chính sách hỗ trợ
+ Hỗ trợ thấp nhất 01 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhưng tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án;
+ Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện đến hàng rào dự án, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ thêm 70% chi phí nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
- Điều kiện hỗ trợ
+ Công suất giết mổ một ngày đêm của mỗi dự án phải đạt công suất tối thiểu 200 gia súc hoặc 100 con gia súc và 1.000 con gia cầm;
+ Dự án nằm trong quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt;
+ Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
+ Doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương trên tổng số lao động của doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nho, táo; chế biến thịt gia súc, gia cầm
- Chính sách hỗ trợ
+ Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 1,5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước trong hàng rào dự án;
+ Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng các hạng mục nêu trên (có thể lập dự án riêng).
- Điều kiện hỗ trợ
+ Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu;
+ Bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và có quy mô công suất tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm xem xét cấp quyết định hỗ trợ đầu tư;
+ Dự án nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt;
+ Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương trên tổng số lao động của doanh nghiệp và 60% nguyên liệu nông sản chính tại địa phương.
5. Nguồn vốn và cơ chế, thủ tục thực hiện hỗ trợ đầu tư
a) Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư: nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn Nhà nước ngoài ngân sách (vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và các nguồn vốn hợp pháp khác).
Căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ các dự án, hàng năm tỉnh dành khoảng 5% từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung để thực hiện hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết này.
b) Cơ chế hỗ trợ đầu tư: ngân sách Nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ và phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09 tháng 3 năm 2015.
c) Việc lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện, phương thức hỗ trợ và thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NÐ-CP.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khoá IX, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 09/2015/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 09/2015/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Nguyễn Đức Thanh |
Ngày ban hành: | 20/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 09/2015/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video