Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48/1998/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong nước và nước ngoài, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư;
Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm:

a) Cổ phiếu;

b) Trái phiếu;

c) Chứng chỉ quỹ đầu tư;

d) Các loại chứng khoán khác.

2. Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán có thể chuyển nhượng được theo các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 6; khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

3. Tổ chức phát hành là pháp nhân được phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của Nghị định này.

4. Bản cáo bạch là bản thông cáo của tổ chức phát hành trình bày tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành nhằm giúp công chúng đánh giá và đưa ra các quyết định mua chứng khoán.

5. Niêm yết chứng khoán là việc cho phép các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn được giao dịch tại Thị trường giao dịch tập trung.

6. Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.

7. Tự doanh là việc công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình.

8. Phân phối chứng khoán là việc bán chứng khoán thông qua đại lý hoặc bảo lãnh phát hành trên cơ sở hợp đồng.

9. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.

10. Giao dịch chứng khoán là việc mua, bán chứng khoán trên Thị trường giao dịch tập trung.

11. Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động phân tích, đưa ra khuyến nghị liên quan đến chứng khoán, hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích có liên quan đến chứng khoán.

12. Quản lý danh mục đầu tư là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng.

13. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán.

14. Vốn khả dụng là tiền mặt và tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời hạn nhất định.

15. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư được ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán.

16. Lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán.

17. Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu, các quyền khác và nghĩa vụ liên quan của người nắm giữ chứng khoán bằng một hệ thống thông tin lưu giữ trong các tài khoản lưu ký chứng khoán.

18. Tài khoản lưu ký chứng khoán là tài khoản sử dụng để hạch toán việc gửi, rút hoặc chuyển nhượng chứng khoán; hạch toán việc giao và nhận chứng khoán.

19. Thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông tin, tại đó các chứng khoán được mua, bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán.

20. Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp dưới đây:

a) Công ty mẹ và công ty con (nếu có);

b) Công ty và những người quản lý công ty;

c) Nhóm người thoả thuận bằng hợp đồng cùng phối hợp để thâu tóm công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty;

d) Bố mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột.

21. Người hành nghề kinh doanh chứng khoán là cá nhân được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép tham gia các hoạt động kinh doanh chứng khoán.

22. Người đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán cho mình.

23. Người nắm giữ chứng khoán là cá nhân, tổ chức đang kiểm soát chứng khoán. Người nắm giữ có thể là chủ sở hữu chứng khoán hoặc là người đại diện cho chủ sở hữu.

24. Đại diện người sở hữu trái phiếu là pháp nhân được ủy quyền nắm giữ trái phiếu và đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu.

25. Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

26. Cổ đông lớn là người nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

Chương 2:

PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

Điều 3. Phát hành chứng khoán

1.Việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại Thị trường giao dịch tập trung phải được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

2.Việc phát hành chứng khoán ngoài quy định tại khoản 1, Điều này thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 4. Hình thức, mệnh giá chứng khoán

1. Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể ghi danh hoặc vô danh, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.

2. Chứng khoán phát hành phải ghi bằng đồng Việt Nam.

3. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư thống nhất là 10.000 đồng, mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là 100.000 đồng.

Điều 5. Phân phối chứng khoán

Chứng khoán phát hành ra công chúng phải được phân phối theo phương thức đại lý hoặc bảo lãnh phát hành.

Điều 6. Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu

Tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;

2. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;

3. Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh;

4. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu;

5. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành;

6. Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành;

7. Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Điều 7. Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu

Tổ chức phát hành phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn, ngoài việc phải đáp ứng các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 6 Nghị định này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Lần phát hành thêm phải cách 1 năm sau lần phát hành trước;

2. Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành.

Điều 8. Điều kiện phát hành trái phiếu

Tổ chức phát hành phát hành trái phiếu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Tuân theo các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định này;

2. Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư; trường hợp tổng gía trị trái phiếu xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% tổng giá trị trái phiếu;

3. Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng;

4. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người đầu tư;

5. Xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.

Điều 9. Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành cổ phiếu ra công chúng gồm có:

a) Đơn xin phép phát hành;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Điều lệ công ty;

d) Nghị quyết đại hội cổ đông về việc phát hành cổ phiếu;

e) Bản cáo bạch;

g) Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc);

h) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

i) Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, nếu là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá;

k) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành trái phiếu ra công chúng gồm có:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này;

b) Nghị quyết Hội đồng quản trị;

c) Cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành;

d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành trái phiếu;

e) Hợp đồng giữa tổ chức phát hành trái phiếu với đại diện người sở hữu trái phiếu.

Điều 10. Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành

1. Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng phải là công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành;

b) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.

2. Tổ chức bảo lãnh chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không quá 4 lần hiệu số giữa giá trị tài sản có lưu động và tài sản nợ ngắn hạn của tổ chức đó.

Điều 11. Thủ tục và thời hạn cấp giấy phép phát hành

Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng được gửi ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.

Điều 12. Sử dụng thông tin trước khi được phép phát hành

Trong thời gian ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và các đối tượng có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường.

Điều 13. Công bố việc phát hành

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành, tổ chức phát hành có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên năm số liên tiếp của một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở chính. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại diện chỉ được sử dụng thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành.

Điều 14. Thời hạn chào bán

Tổ chức phát hành phải phát hành chứng khoán theo phương án đã được duyệt trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày giấy phép phát hành có hiệu lực. Quá thời hạn trên, tất cả các chứng khoán chưa bán hết không được phát hành tiếp ra công chúng.

Điều 15. Đình chỉ phát hành

1. Tổ chức được cấp giấy phép phát hành bị đình chỉ việc phát hành, nếu ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện những sai lệch hoặc những thông tin không chính xác trong bản cáo bạch có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho người đầu tư. Tổ chức phát hành phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo công khai việc sửa đổi, bổ sung này.

2. Trường hợp việc phát hành bị đình chỉ, người đầu tư có quyền hủy bỏ việc đặt mua chứng khoán hoặc trả lại chứng khoán đã mua; trong trường hợp này tổ chức phát hành và các tổ chức liên quan khác có nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày việc phát hành bị đình chỉ.

Điều 16. Thu hồi giấy phép phát hành

1. Giấy phép phát hành bị thu hồi trong trường hợp sau:

a) Những thiếu sót nêu tại khoản 1 Điều 15 không được sửa đổi, bổ sung theo đúng thủ tục và thời gian quy định;

b) Không đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 6; khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

2. Trường hợp giấy phép phát hành bị thu hồi, tổ chức phát hành phải thông báo ngay cho người đầu tư chứng khoán biết; nếu người đầu tư có yêu cầu thì tổ chức phát hành phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành và hoàn trả tiền cho người đầu tư trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy phép bị thu hồi.

Điều 17. Lệ phí cấp giấy phép phát hành

Tổ chức phát hành phải nộp cho ủy ban Chứng khoán Nhà nước lệ phí cấp giấy phép phát hành bằng 0,02% tổng giá trị phát hành nhưng không quá 50 triệu đồng.

Điều 18. Chế độ báo cáo

1. Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phải báo cáo ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả đợt phát hành.

2. Tổ chức phát hành phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Tổ chức phát hành phải kịp thời báo cáo ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố công khai các thông tin có thể tác động đến giá chứng khoán của tổ chức phát hành.

4. Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức phát hành báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh.

5. Các báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán của Nhà nước. Trường hợp một tổ chức phát hành sở hữu từ 50% vốn cổ phần trở lên của một tổ chức khác thì trong các báo cáo tài chính phải bao gồm cả báo cáo tài chính của tổ chức có cổ phần của tổ chức phát hành.

Điều 19. Bảo vệ quyền lợi của người đầu tư

Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) của tổ chức phát hành có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của tất cả các cổ đông, người đầu tư, và phải:

1. Công bố rõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua chứng khoán, quyền chuyển đổi chứng khoán và các quyền khác cho tất cả các cổ đông;

2. Quy định và thực hiện các quy tắc công bố công khai về sở hữu cổ phần của các giám đốc, người quản lý, cổ đông lớn và những người có liên quan đối với các chứng khoán của tổ chức đó;

3. Tuân thủ các quy định tại Chương VIII Nghị định này.

Chương 3:

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG

Điều 20. Hình thức tổ chức thị trường

Thị trường giao dịch tập trung được tổ chức từng bước từ Trung tâm giao dịch chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán.

Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Điều 21. Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán do Ngân sách Nhà nước cấp.

2. Trung tâm giao dịch chứng khoán có chức năng quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động mua bán chứng khoán tại Trung tâm.

3. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều 22. Giao dịch chứng khoán

1. Các chứng khoán được phát hành theo các quy định tại Điều 6, 7, 8 và 50 Nghị định này và trái phiếu Chính phủ được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Việc mua bán chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy chế giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

3. Chỉ có các thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán mới được mua bán chứng khoán qua hệ thống giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

4. Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện việc đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều 23. Sở giao dịch chứng khoán

1. Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân tự chủ về tài chính, chịu sự giám sát và quản lý của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Sở giao dịch chứng khoán có Hội đồng quản trị gồm 9 thành viên: một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch, trong đó một Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành; hai thành viên đại diện cho các công ty chứng khoán; hai thành viên đại diện cho công chúng; hai thành viên đại diện của Chính phủ.

3. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và thành viên đại diện của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thành viên đại diện cho công ty chứng khoán và đại diện cho công chúng do Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn để bổ nhiệm và miễn nhiệm.

4. Chỉ các công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán mới được giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán

Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;

2. Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;

3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua, bán chứng khoán; dịch vụ lưu ký chứng khoán;

4. Thực hiện đăng ký chứng khoán;

5. Thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán;

6. Công bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán;

7. Kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán;

8. Thu phí niêm yết chứng khoán, phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

9. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của Nhà nước.

Điều 25. Thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán

1. Công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động môi giới, tự doanh được đăng ký làm thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán (sau đây gọi là thành viên).

2. Thành viên phải cử đại diện giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

3. Thành viên không được mua và bán chứng khoán bên ngoài Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán

Thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;

2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;

3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch, các khoản đóng góp lập quỹ hỗ trợ thanh toán và các phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

4. Báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán tình hình hoạt động, tình hình tài chính và các sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của mình và đến lợi ích của người đầu tư theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

5. Khi phát hiện các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán phải báo cáo kịp thời Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;

6. Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán cung cấp;

7. Thu các loại phí cung cấp các dịch vụ cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

8. Được rút khỏi thành viên sau khi được Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận.

Điều 27. Quỹ hỗ trợ thanh toán

1. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán được lập Quỹ hỗ trợ thanh toán để thanh toán thay cho thành viên trong trường hợp thành viên tạm thời thiếu khả năng thanh toán giao dịch. Quỹ này do các thành viên đóng góp theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Phạm vi, mức độ và phương thức hỗ trợ thanh toán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.

3. Tài sản của quỹ hỗ trợ thanh toán phải tách biệt với tài sản của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

Điều 28. Chế độ tài chính

Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu và được lập các quỹ theo quy định của Chính phủ.

Chương 4:

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 29. Đối tượng và nội dung cấp giấy phép hoạt động

1. Công ty chứng khoán phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định này; các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm hoặc các tổng công ty muốn tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập. ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh sau đây:

a) Môi giới;

b) Tự doanh;

c) Quản lý danh mục đầu tư;

d) Bảo lãnh phát hành;

e) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Điều 30. Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động

Công ty được cấp giấy phép hoạt động chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành chứng khoán;

2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán;

3. Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh sau:

a) Môi giới 3 tỷ đồng

b) Tự doanh 12 tỷ đồng

c) Quản lý danh mục đầu tư 3 tỷ đồng

d) Bảo lãnh phát hành 22 tỷ đồng

e) Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 tỷ đồng

Trường hợp công ty chứng khoán xin cấp giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của những loại hình kinh doanh mà công ty chứng khoán được cấp giấy phép;

4. Giám đốc (Tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh (không kể nhân viên kế toán, văn thư hành chính, thủ quỹ) của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

Điều 31. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động chứng khoán gồm có:

1. Đơn xin cấp giấy phép;

2. Giấy phép thành lập công ty (nếu có);

3. Điều lệ công ty;

4. Giấy tờ hợp lệ chứng minh công ty đã đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 30 Nghị định này;

5. Dự kiến nguồn vốn để kinh doanh trong 12 tháng đầu hoạt động.

Điều 32. Thủ tục, lệ phí cấp giấy phép hoạt động

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động chứng khoán được gửi ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động chứng khoán, ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.

2. Công ty chứng khoán phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động bằng 0,2% vốn pháp định.

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động

1. Công ty chứng khoán đã được cấp giấy phép hoạt động chứng khoán muốn bổ sung hoặc thay đổi hoạt động kinh doanh chứng khoán, sáp nhập, chia tách công ty, thì phải làm thủ tục xin cấp lại hoặc cấp giấy phép bổ sung.

2. Những thay đổi về trụ sở, tên công ty, mở hoặc đóng cửa các chi nhánh, thay đổi Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc công ty chứng khoán và các thay đổi khác phải báo cáo và được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Điều 34. Công bố giấy phép hoạt động

Trước khi khai trương hoạt động, công ty chứng khoán phải đăng báo theo quy định của pháp luật và niêm yết giấy phép hoạt động tại tất cả các địa điểm nơi công ty tiến hành kinh doanh.

Điều 35. Vốn khả dụng của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới và tự doanh phải thường xuyên duy trì mức vốn khả dụng tối thiểu bằng 8% tổng vốn nợ. ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định cụ thể về cách thức xác định mức vốn khả dụng.

Điều 36. Trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ

Công ty chứng khoán phải trích lợi nhuận ròng hàng năm để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Chế độ báo cáo

1. Công ty chứng khoán phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động năm phải được kiểm toán.

2. Khi xảy ra các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, công ty chứng khoán phải báo cáo ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Công ty chứng khoán phải bảo quản và lưu giữ hợp đồng, tài liệu giao dịch trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng về mua bán chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán;

2. Phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư của khách hàng;

3. Quản lý tài sản chứng khoán của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty;

4. Chỉ được nhận lệnh giao dịch của khách hàng tại trụ sở;

5. Ưu tiên thực hiện lệnh mua hay bán chứng khoán của khách hàng trước lệnh của công ty;

6. Bảo mật thông tin cho khách hàng;

7. Thu phí cung cấp dịch vụ. Mức phí do ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính;

8. Thực hiện chế độ kế toán, tài chính theo qui định của pháp luật;

9. Tuân thủ các quy định khác về kinh doanh chứng khoán của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 39. Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép

1. Công ty chứng khoán có thể bị đình chỉ kinh doanh chứng khoán tối đa 60 ngày trong trường hợp sau đây:

a) Ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

b) Vi phạm các quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định này.

2. Công ty chứng khoán bị thu hồi giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi hết thời hạn bị đình chỉ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này vẫn không khắc phục vi phạm;

b) Không khai trương hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;

c) Tự nguyện xin chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán, giải thể hoặc phá sản;

d) Không còn đáp ứng đủ các điều kiện cấp giấy phép hoạt động chứng khoán quy định tại Điều 30 Nghị định này;

e) Vi phạm các quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72 và 73 Nghị định này.

3. Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động chứng khoán phải hoàn tất các giao dịch và thực hiện các hợp đồng đã cam kết trước đó. ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể chỉ định công ty chứng khoán khác hoàn tất các giao dịch, hợp đồng của công ty bị đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép; trong trường hợp này, quan hệ ủy quyền mặc nhiên được xác lập giữa hai công ty.

Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép hành nghề

Cá nhân xin cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

2. Đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn;

3. Có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

Điều 41. Thủ tục, lệ phí cấp giấy phép hành nghề

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.

2. Thời hạn trả lời về việc cấp hoặc từ chối cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí cấp giấy phép hành nghề do ủy ban chứng khoán Nhà nước quy định.

Điều 42. Hạn chế đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán

Người hành nghề kinh doanh chứng khoán không được:

1. Đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào hai hoặc nhiều công ty chứng khoán;

2. Làm giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành chứng khoán;

3. Cho mượn giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán.

Điều 43. Thu hồi giấy phép hành nghề

Người hành nghề kinh doanh chứng khoán bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:

1. Không còn đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán quy định tại Điều 40 Nghị định này;

2. Vi phạm các quy định tại các Điều 42, 69, 70, 71, 72 và 73 Nghị định này.

Chương 5:

QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

Điều 44. Các bên tham gia

1. Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư.

2. Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư.

4. Người đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 45. Công ty quản lý quỹ

1. Công ty quản lý quỹ phải được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động.

2. Để được cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ phải:

a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo quy định của pháp luật, có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng;

b) Có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ được đào tạo về chứng khoán, có cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động quản lý quỹ theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

c) Có những người điều hành công ty quản lý quỹ và điều hành quỹ được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép;

b) Giấy phép thành lập công ty (nếu có);

c) Điều lệ công ty;

d) Các tài liệu khác do ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.

Điều 46. Thủ tục và thời hạn cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ được gửi ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ, ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ

Công ty quản lý quỹ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Xin phép lập, giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;

2. Lựa chọn và thực hiện mục tiêu đầu tư vốn của quỹ đầu tư chứng khoán;

3. Chi trả cổ tức và lãi vốn cho người đầu tư từ tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán;

4. Có thể quản lý một hoặc nhiều quỹ đầu tư chứng khoán;

5. Thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán khi được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép;

6. Thực hiện các hoạt động khác vì quyền lợi của người đầu tư;

7. Được hưởng các khoản phí và thưởng theo quy định của điều lệ quỹ.

Điều 48. Hạn chế đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ

1. Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư vốn của quỹ đầu tư chứng khoán vào chứng khoán hoặc vào tài sản khác phù hợp với điều lệ quỹ.

2. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ đầu tư chứng khoán để đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, và không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một quỹ đầu tư chứng khoán vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.

3. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của tất cả các quỹ đầu tư chứng khoán do mình quản lý để đầu tư quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.

4. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để cho vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào và không được phép vay để tài trợ cho quỹ, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết.

5. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các hạn chế khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi của người đầu tư và các tổ chức phát hành chứng khoán.

Điều 49. Cấp, thu hồi giấy phép hành nghề

Việc cấp, thu hồi giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán của những người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện theo các quy định tại các Điều 40, 41, 42 và 43 của Nghị định này.

Điều 50. Hồ sơ xin phép lập quỹ

Để lập quỹ đầu tư và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ phải nộp hồ sơ xin phép ủy ban Chứng khoán Nhà nước gồm:

1. Đơn xin phép;

2. Điều lệ quỹ;

3. Hợp đồng quản lý giám sát quỹ;

4. Bản cáo bạch.

Điều 51. Thủ tục và thời hạn cấp giấy phép lập quỹ

Hồ sơ xin phép lập quỹ đầu tư chứng khoán được gửi ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin phép lập quỹ đầu tư chứng khoán, ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.

Điều 52. Các khoản lệ phí phải nộp

Công ty quản lý quỹ phải nộp cho ủy ban Chứng khoán Nhà nước các khoản lệ phí sau đây:

1. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ bằng 0,2% mức vốn pháp định.

2. Lệ phí cấp phép lập quỹ đầu tư chứng khoán bằng 0,02% tổng giá trị chứng chỉ được phát hành, nhưng không quá 50 triệu đồng.

Điều 53. Phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư

Việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư thực hiện theo các quy định tại các Điều 12 và 13 Nghị định này.

Điều 54. Đình chỉ phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, thu hồi giấy phép lập quỹ

Việc đình chỉ phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư thực hiện theo các quy định tại Điều 15 Nghị định này. Việc thu hồi giấy phép lập quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện theo điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

Điều 55. Điều kiện đối với ngân hàng giám sát

Ngân hàng giám sát phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

2. Được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán;

3. Là ngân hàng độc lập với công ty quản lý quỹ;

4. Không sở hữu bất kỳ tài sản nào của quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 56. Trách nhiệm của ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm:

a) Bảo quản tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và phải tách biệt tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán với các tài sản khác;

b) Kiểm tra, giám sát, đảm bảo các quyết định đầu tư của công ty quản lý quỹ đúng với pháp luật và điều lệ quỹ, bảo vệ quyền lợi của người đầu tư.

2. Ngân hàng giám sát được hưởng các khoản phí theo quy định trong điều lệ quỹ.

Điều 57. Quyền lợi của người đầu tư

Người đầu tư được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán nhưng không trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 58. Chế độ tài chính, kế toán và báo cáo

1. Công ty quản lý quỹ phải thực hiện chế độ kế toán, tài chính theo qui định của pháp luật.

2. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 59. Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép

1. Công ty quản lý quỹ có thể bị đình chỉ hoạt động tối đa là 60 ngày trong các trường hợp sau đây:

a) Ngừng hoạt động mà không có lý do chính đáng và không có sự chấp thuận bằng văn bản của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

b) Vi phạm các quy định tại các Điều 48 và 58 Nghị định này;

c) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định này;

2. Công ty quản lý quỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp sau đây:

a) Sau khi hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động vẫn không khắc phục vi phạm;

b) Không khai trương hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;

c) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản;

d) Vi phạm các quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72 và 73 Nghị định này.

3. Ngân hàng giám sát vi phạm các cam kết trong hợp đồng quản lý giám sát quỹ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.

Chương 6:

ĐĂNG KÝ, THANH TOÁN BÙ TRỪ VÀ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN

Điều 60. Đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký

1. Việc đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán được thực hiện theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Trước khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải đăng ký chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

3. Các chứng khoán được phát hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực muốn được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán phải đăng ký lại theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 61. Nội dung hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán

Hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán bao gồm:

1. Đăng ký chứng khoán;

2. Thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán;

3. Bảo quản chứng chỉ chứng khoán;

4. Hạch toán ghi sổ chứng khoán thông qua việc mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho khách hàng;

5. Thực hiện việc chuyển giao và thanh toán chứng khoán;

6. Các dịch vụ khác theo ủy quyền của khách hàng có chứng khoán lưu ký.

Điều 62. Điều kiện đối với hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Tổ chức hoạt động lưu ký chứng khoán phải là ngân hàng hoặc công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chuyên môn theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán.

2. Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán được tham gia hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

Điều 63. Quản lý tài sản của khách hàng

1. Tổ chức hoạt động lưu ký chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán phải quản lý tài sản của từng khách hàng tách biệt với tài sản của chính mình.

2.Tài sản của khách hàng do tổ chức hoạt động lưu ký chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán quản lý không được coi là tài sản của mình và không được dùng để thanh toán nợ cho mình.

Điều 64. Đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động lưu ký

1. Tổ chức hoạt động lưu ký chứng khoán bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán nếu vi phạm các quy định tại các Điều 56, 58, 60, 62 và 63 Nghị định này.

2. Tổ chức hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán nếu đã bị đình chỉ họat động lưu ký chứng khoán mà không khắc phục những vi phạm trong thời hạn quy định.

Điều 65. Phí đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán

Các loại phí liên quan đến hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính.

Chương 7:

THAM GIA CỦA BÊN NƯỚC NGOÀI

Điều 66. Nguyên tắc chung

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua, bán hoặc hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật Việt Nam.

Điều 67. Đầu tư và liên doanh

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định các tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tỷ lệ góp vốn của tổ chức nước ngoài trong liên doanh với đối tác Việt Nam.

3. Quỹ đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam phải được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Điều 68. Văn phòng đại diện

Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam phải được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép.

Chương 8:

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM VÀ HẠN CHẾ

Điều 69. Bán khống

Cấm mọi tổ chức, cá nhân bán chứng khoán dưới mọi hình thức khi không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch.

Điều 70. Mua bán nội gián

Tổ chức, cá nhân dưới đây không được trực tiếp hay gián tiếp mua, bán chứng khoán trong khi tổ chức phát hành chưa công bố ra công chúng các thông tin có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán:

1. Tổ chức phát hành chứng khoán và người có liên quan;

2. Công nhân viên chức của tổ chức phát hành chứng khoán và người có liên quan;

3. Cổ đông lớn của tổ chức phát hành chứng khoán và người có liên quan;

4. Kiểm toán viên và người có liên quan của tổ chức kiểm toán được chỉ định kiểm toán tổ chức phát hành chứng khoán;

5. Cán bộ, công chức ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và người có liên quan; cán bộ, công chức các cơ quan khác được tiếp cận với các thông tin nội bộ.

Điều 71. Thông tin sai sự thật

1. Tổ chức, cá nhân không được công bố, tuyên truyền thông tin sai sự thật.

2. Trong thời gian ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và người có liên quan không được quảng cáo, chào bán hoặc có những hành vi mang tính chất quảng cáo làm cho người đầu tư hiểu sai về chứng khoán dự định phát hành.

Điều 72. Tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán

Tổ chức kinh doanh chứng khoán, người hành nghề kinh doanh chứng khoán không được hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán.

Điều 73. Lũng đoạn thị trường

Tổ chức, cá nhân không được trực tiếp hoặc gián tiếp tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Thông đồng với nhau thực hiện việc mua, bán một loại chứng khoán nhằm mục đích tạo ra cung, cầu giả tạo;

2. Giao dịch mua hoặc bán mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán;

3. Liên tục mua chứng khoán với giá cao, hoặc liên tục bán chứng khoán với giá thấp;

4. Mua, bán lại chứng khoán của chính mình khi chưa được phép của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu là tổ chức phát hành.

Điều 74. Thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch làm thay đổi việc nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc không còn nắm giữ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành thì trong thời hạn 24 giờ phải báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

2. Tổ chức, cá nhân và người có liên quan có ý định mua nắm giữ trên 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành thì phải tổ chức đấu giá công khai theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chương 9:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Điều 75. Quản lý nhà nước

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thực hiện nội dung quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3. Các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Điều 76. Nội dung quản lý nhà nước

Nội dung quản lý nhà nước gồm:

1. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán;

2. Cấp, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc phát hành, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán;

3. Tổ chức, quản lý Thị trường giao dịch tập trung và các tổ chức phụ trợ;

4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

5. Đào tạo nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

6. Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương 10:

THANH TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 77. Nguyên tắc chung

Tổ chức phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán, cá nhân hoạt động chứng khoán phải chịu sự thanh tra, giám sát của ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 78. Đối tượng và phạm vi thanh tra, giám sát

1. Đối tượng thanh tra, giám sát gồm:

a) Tổ chức phát hành có chứng khoán đưa vào giao dịch tại Thị trường giao dịch tập trung;

b) Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;

c) Công ty chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành, công ty quản lý quỹ đầu tư, tổ chức đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán, ngân hàng giám sát;

d) Người hành nghề kinh doanh chứng khoán;

e) Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Phạm vi thanh tra, giám sát gồm:

a) Hoạt động phát hành chứng khoán;

b) Các giao dịch chứng khoán;

c) Các hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán;

d) Việc công bố thông tin.

3. Tổ chức, cá nhân được thanh tra có nghĩa vụ phải cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo yêu cầu của tổ chức tiến hành thanh tra.

Điều 79. Giải quyết tranh chấp

1. Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán trước hết phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa giải. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể đứng ra làm trung gian hòa giải các tranh chấp phát sinh. Trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài kinh tế hoặc toà án để xét xử theo quy định của pháp luật.

2. Các tranh chấp liên quan tới bên nước ngoài, nếu các bên không thoả thuận được hoặc không được giải quyết theo quy định trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì tranh chấp được giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Điều 80. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 11:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 81. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 82. Hướng dẫn thực hiện

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 83. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 48/1998/ND-CP

Hanoi, July 11, 1998

 

DECREE

ON SECURITIES AND SECURITIES MARKET

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to create a favourable environment for issuing and trading securities, encourage the mobilization of long-term capital resources at home and abroad, ensure the organized, safe, transparent, fair and efficient operation of the securities market and protect the legitimate rights of investors;
At the proposal of the Chairman of the State Securities Commission,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be understood as follows:

1. Securities mean certificates or book entries which certify lawful rights and benefits of the securities owners over assets or capital of the securities issuing organizations. Securities include:

a/ Shares;

b/ Bonds;

c/ Investment fund certificates;

d/ Other types of securities.

2. Issuance of securities to the public means offering securities transferable under the conditions stipulated in Clause 5, Article 6 and Clause 2, Article 8 of this Decree.

3. An issuing organization is a legal person that is authorized to issue securities to the public in accordance with the provisions of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Securities listing means permitting the eligible securities to be traded at the Central Trading Market.

6. Securities brokerage means activities of an intermediary or a representative to buy or sell securities on behalf of his/her clients in order to get commissions.

7. Dealing means buying and selling securities by a securities firm for itself.

8. Securities distribution means the sale of securities through an agent or an issuance underwriter on contractual basis.

9. Issuance underwriting means the assistance rendered by a underwriting organization to an issuing organization to carry out the procedures before offering securities, buying securities from the issuing organization in order to resell them, or buy the remaining securities which are not yet distributed.

10. Securities trading means buying and selling securities on the Central Trading Market.

11. Securities investment consultancy means activities of analyzing, providing securities-related recommendations or making public and distributing analytic reports on securities.

12. Portfolio management means the management of clients' capital by buying, selling and holding securities in the interest of clients.

13. A securities firm is a joint stock company or a limited liability company, which is permitted to conduct securities business of one or several types.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. A securities investment fund is a fund set up with capital contributed by investors and entrusted to an investment fund management company, with at least 60% of asset value of the fund being invested in securities.

16. Securities custody means keeping and preserving clients' securities and helping clients exercise their rights over securities.

17. Securities registration means the recognition of the ownership right, other rights and relevant obligations of the securities holders by an information system kept in the securities custody accounts.

18. A securities custody account is an account used for accounting of the deposit, withdrawal or transfer of securities; and for accounting of delivery and receipt of securities.

19. The Central Trading Market is a place or an information system where securities are bought and sold, or a place of reference in order to effect securities transactions.

20. Involving persons are individuals or organi-zations that are interrelated as in the following cases:

a) A parent company and its subsidiary companies (if any);

b) A company and its managers;

c) A group of persons who act in co-ordination on the basis of an agreement to acquire the control of a company or the decisions of such company;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21. A securities business practitioner is an indivi-dual licensed by the State Securities Commission to participate in the securities business activities.

22. An investor is a person who owns, buys or intends to buy securities for himself/herself.

23. A securities holder is an individual or organi-zation that is controlling securities. A holder may be a securities owner or a representative of a securities owner.

24. A representative of a bond owner is a legal person authorized to hold bonds and represent the interests of a bond owner.

25. A minor shareholder is a person who holds less than 1% of the voting shares of an issuing organization.

26. A major shareholder is a person who holds 5% or more of the voting shares of an issuing organization.

Chapter II

ISSUANCE OF SECURITIES TO THE PUBLIC

Article 3.- Securities issuance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The issuance of securities, which is not governed by Clause 1 of this Article, shall comply with the current regulations.

Article 4.- Form and par value of securities

1. Securities issued to the public may be either registered or bearer ones, and in form of certificates or book-entry records.

2. Securities to be issued must be nominated in Vietnam Dong (VND).

3. The par value of a share or an investment fund certificate shall insistently be 10,000 VND; the minimum par value of a bond shall be 100,000 VND.

Article 5.- Securities distribution

Securities issued to the public must be distributed through agents or issuance underwriters.

Article 6.- Conditions for initial issuance of shares

Any issuing organization that is to make initial issuance of shares to the public shall have to meet the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Conducting business with profits in the last two consecutive years;

3. Members of its Managing Board and its Director (General Director) are experienced in business management;

4. Having feasible plans on the use of capital acquired from the issuance of shares;

5. At least 20 % of the equity capital of the issuing organization must be sold to more than 100 investors outside the issuing organization; in cases where the issuing organization has an equity capital of VND 100 billion or more, such a minimum rate shall be 15% of the equity capital of the issuing organization;

6. Founding shareholders must hold at least 20% of the equity capital of the issuing organization and maintain such minimum level for at least 3 years from the closing date of the issuance.

7. In cases where the issued shares have an aggregate value according to their par value exceeding VND 10 billion, an issuance underwriting organization is required.

Article 7.- The conditions for additional issuance of shares

Any issuing organization that makes additional issuance of shares to the public in order to increase its capital shall, besides meeting the conditions stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7, Article 6 of this Decree, have to meet the following conditions:

1. An additional issuance must be conducted one year after the previous issuance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The conditions for issuance of bonds

Any issuing organization that wishes to issue bonds to the public shall have to meet the following conditions:

1. Abiding by the provisions of Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 6 of this Decree;

2. At least 20% of the total value of bonds to be issued must be sold to more than 100 investors; in cases where the total value of bonds to be issued reaches VND 100 billion or more, such a minimum rate shall be 15% of the total bond value;

3. Having to acquire an issuance underwriting organization, except for the cases where the issuing organization is a credit institution;

4. Having made commitment to fulfil its obligations towards the investors;

5. Having determined representatives of bond owners.

Article 9.- Dossiers of application for issuing licenses

1. A dossier of application for a license to issue shares to the public comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The business registration certificate;

c) The company's statute;

d) The resolution of the shareholders' congress on the issuance of shares;

e) A prospectus;

f) A list of the members of the Managing Board and the Director (General Director);

g) Financial statements for the last two consecutive years, with certification by the accepted auditing organization;

h) A report on the evaluation of the enterprise's asset value, made by the competent agency, in case of a State enterprise to be equitized;

i) The issuance underwriting commitment (if any).

2. A dossier of application for a license to issue bonds to the public comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The resolution of the Managing Board;

c) The issuance underwriting organization's commitment to underwrite the issuance;

d) The bond-issuing organization's commitment to fulfil its obligations;

e) An agreement between the bond issuing organization and a representative of a bond owner.

Article 10.- Conditions for underwriting the issuance

1. A underwriter for the issuance of securities to the public must be a securities firm meeting the following conditions:

a) Having an issuance underwriting license;

b) Not being a person related to the issuing organization.

2. The underwriting organization shall only be allowed to underwrite the issuance of securities with the total value not exceeding 4 times of the difference between the current assets and the short-term liabilities of such organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dossiers of application for licenses to issue securities to the public shall be submitted to the State Securities Commission. Within 45 days from the date of receipt of complete dossiers of application for issuing licenses, the State Securities Commission shall either grant or refuse to grant licenses. In cases of refusal to grant licenses, the State Securities Commission shall have to clearly state the reasons therefor in writing.

Article 12.- The use of information before obtaining issuing licenses

During the period the State Securities Commission examines a dossier of application for an issuing license, the concerned issuing organization, the issuance underwriting body and the involved parties shall only be allowed to use truthfully and accurately the information in the prospectus already sent to the State Securities Commission to survey the market.

Article 13.- The issuance announcement

Within 5 days from the date of receipt of the issuing license, an issuing organization shall have to announce the issuance on 5 consecutive issues of a centrally-run newspaper and a newspaper of the locality where the issuing organization's head office is located. The issuing organization, the issuance underwriting body or their representatives shall only be allowed to use information contained in the dossier of application for the issuing license, which has been approved by the State Securities Commission.

Article 14.- The time limit for sales offering

An issuing organization must issue securities according to the approved plan within 90 days from the effective date of its issuing license. Past that time limit, all unsold securities shall no longer be issued to the public.

Article 15.- Issuance suspension

1. A licensed issuing organization shall be suspended from the issuance if the State Securities Commission detects any errors or inaccurate information in the prospectus which may affect investment decisions and cause damage to investors. The issuing organization shall have to make amendments and/or supplements at the request of the State Securities Commission and announce publicly such amendments and supplements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Withdrawal of issuing licenses

1. An issuing license shall be withdrawn in one of the following cases:

a) The errors mentioned in Clause 1, Article 15 are not amended and/or supplemented in strict accordance with the prescribed procedures and time limit;

b) Failure to fully meet the conditions prescribed in Clause 5, Article 6 and Clause 2, Article 8, of this Decree.

2. In cases where its issuing license is withdrawn, the issuing organization must promptly notify the securities investors thereof; the issuing organization shall have to withdraw securities already issued and reimburse money to the investors within 30 days from the date of the issuing license is withdrawn, if it is so requested by investors.

Article 17.- The issuing license-granting fee

Every issuing organization shall have to pay to the State Securities Commission an issuing license-granting fee equal to 0.02% of the total value of the issued securities but not exceeding VND 50 million.

Article 18.- The reporting regime

1. Within 10 days from the closing date of an issuance, the issuing organizations shall have to report to the State Securities Commission on the result of the issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The issuing organizations shall have to promptly report to the State Securities Commission and make public information that may affect the prices of their securities.

4. In cases of necessity, in order to protect the interests of investors, the State Securities Commission shall be entitled to request an issuing organization to make report on its business activities.

5. Financial statements of the issuing organi-zations must comply with the State's accounting and auditing legislation. In cases where an issuing organization owns 50 % or more of the equity capital of another organization, its financial statement must include the financial statement of such organization.

Article 19.- The protection of investors' interests

The Managing Board and Director (General Director) of an issuing organization shall have to protect the interests of all shareholders and investors, and to:

1. Transparently announce information on the voting right, the right to register the purchase of securities, the right to transfer securities and other rights to all shareholders.

2. Set and observe rules on public disclosure of stake of directors, managers, major shareholders and involving persons over the securities of such organization.

3. Abide by the stipulations in Chapter VIII of this Decree.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- The way of organizing the Market

The Central Trading Market shall be organized step by step from the Securities Trading Center to the Stock Exchange.

The Securities Trading Center and the Stock Exchange shall be established by decisions of the Prime Minister.

Article 21.- The Securities Trading Center

1. The Securities Trading Center is a non-business unit having revenues, attached to the State Securities Commission, enjoys the legal person status, has its head office, its own seal and accounts; the operating fund of the Securities Trading Center shall be allocated from the State budget.

2. The Securities Trading Center has the function of managing, executing and supervising the securities buying and selling activities at the Center.

3. The Prime Minister shall authorize the Chairman of the State Securities Commission to appoint and dismiss the Director of the Securities Trading Center and issue the regulations on organization and operation of the Securities Trading Center.

Article 22.- Securities trading

1. Securities issued under the provisions of the Articles 6, 7, 8 and 50 of this Decree and Government bonds shall be traded at the Securities Trading Center.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Only members of the Securities Trading Center shall be entitled to buy and sell securities through the trading system at the Securities Trading Center .

4. The Securities Trading Center shall carry out the registration, clearing payment and custody of securities traded at the Securities Trading Center.

Article 23.- The Stock Exchange

1. The Stock Exchange is a legal person with financial autonomy and subject to the supervision and management by the State Securities Commission.

2. The Stock Exchange has a Managing Board consisting of 9 members: one chairman, two deputy chairmen one of whom shall act concurrently as the general executive director; two members representing the securities firms; two members representing the public; and two members representing the Government.

3. The chairman and deputy chairmen of the Managing Board, the general director and the members representing the Government shall be appointed and dismissed by the Prime Minister at the proposal of the Chairman of the State Securities Commission. The members representing the securities firms and those representing the public shall be selected by the Chairman of the State Securities Commission for appointment and/or dismissal.

4. Only securities firms which are members of the Stock Exchange shall be entitled to conduct securities trading at on the Stock Exchange.

Article 24.- The tasks and powers of the Securities Trading Center and the Stock Exchange

The Securities Trading Center and the Stock Exchange shall have the following main tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To manage and run the securities trading system;

3. To provide services in support of securities buying and selling activities; and securities custody services;

4. To carry out the securities registration;

5. To effect clearing payment for securities transactions;

6. To announce information on securities trading activities;

7. To inspect and supervise securities trading activities;

8. To collect securities listing fee, membership fee, trading fee, information service fee, and other service fees, as prescribed by law;

9. To observe the reporting, statistical, accounting and auditing regimes prescribed by the State.

Article 25.- Members of the Securities Trading Center and the Stock Exchange

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The members shall have to appoint their representatives to trade at the Securities Trading Center or the Stock Exchange.

3. The members shall not be entitled to buy and sell securities outside the Securities Trading Center or the Stock Exchange.

Article 26.- The rights and obligations of members of the Securities Trading Center and the Stock Exchange

A member of the Securities Trading Center or the Stock Exchange shall have the following rights and obligations:

1. To abide by the regulations on securities business activities set by the Securities Trading Center or the Stock Exchange;

2. To be subject to the inspection and supervision by the Securities Trading Center or the Stock Exchange;

3. To pay membership fee, trading fee, various contributions to setting up the payment supporting fund and other service charges as prescribed by law;

4. To report to the Securities Trading Center and/or the Stock Exchange on business activities, financial situation and important events which may adversely affect its own activities and benefits of the investors in accordance with the regulations of the State Securities Commission;

5. To promptly report to the Securities Trading Center and/or the Stock Exchange upon detecting any law-breaking acts relating to securities and securities market;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To collect various charges for services provided to clients in accordance with law;

8. To withdraw the membership after obtaining approval of the Securities Trading Center and/or the Stock Exchange.

Article 27.- The payment support fund

1. The Securities Trading Center or the Stock Exchange shall be entitled to set up a payment support fund in order to make payment on behalf of the members in cases where such members are temporarily incapable of paying for transactions. This fund shall be contributed by the members in accordance with the regulations of the State Securities Commission.

2. The scope, level and mode of payment support shall be stipulated by the State Securities Commission.

3. The assets of the payment support fund must be separated from the assets of the Securities Trading Center and the Stock Exchange.

Article 28.- Financial regime

The Securities Trading Center shall comply with the financial regime applicable to non-business units having revenues and shall be entitled to set up funds in accordance with regulations of the Government.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- The objects and contents of operation license granting

1. A securities firm must be a joint stock company or a limited liability company which meets the conditions prescribed in Article 30 of this Decree; credit institutions, insurance companies or corporations wishing to engage in the securities business shall have to establish independent securities firms. The State Securities Commission shall grant operation licenses to securities firms.

2. A securities firm shall be allowed to conduct business in one or a number of the following business types:

a) Brokerage;

b) Dealing;

c) Portfolio management;

d) Issuance underwriting;

e) Securities investment consultancy.

Article 30.- The conditions for being granted operation license

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Having a business plan compatible to the socio-economic development objectives and securities industry development objectives;

2. Having sufficient material and technical facilities in service of securities business activities;

3. Having legal capital level as prescribed for each type of business as follows:

a) Brokerage VND 3 billion

b) Dealing VND 12 billion

c) Portfolio management VND 3 billion

d) Issuance underwriting VND 22 billion

e) Securities investment consultancy VND 3 billion

In cases where a securities firm applies for license for several types of business operation, its legal capital shall be the total amount of legal capital levels prescribed for all types of business operation for which the firm is to be granted license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- Dossiers of application for operation licenses

A dossier of application for an operation license shall comprise:

1. An application;

2. A permit for the establishment of the firm (if any);

3. The statute of the firm;

4. Valid documents proving that the firm has met the conditions prescribed in Article 30 of this Decree;

5. Projected capital sources for the first 12 months' business operation.

Article 32.- The operation license-granting procedures and fee

1. Dossiers of application for securities operation license shall be submitted to the State Securities Commission. Within 90 days from the date of receipt of complete dossiers of application for securities operation licenses, the State Securities Commission shall either grant or refuse to grant licenses. In cases of refusal to grant licenses, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- Amendments and supplements to the operation licenses

1. A securities firm which has been granted a securities operation license, and wishes to supplement or change its securities business operations, to undertake corporate merger or splitting, shall have to carry out the procedures to apply for re-granting of license or granting of an additional license.

2. Any changes to the registered office and/or name, opening or shut-down of branches, change of Director (General Director) or Deputy General Director of a securities firm and other changes must be reported to and approved by the State Securities Commission.

Article 34.- The announcement of operation licenses

Before commencing its operation, a securities firm shall have to publish such information on newspaper(s) as required by law and post up its operation license at all places where the firm conducts business.

Article 35.- Liquidity capital of a securities firm

A securities firm that conducts brokerage and dealing operation must sustain its minimum liquidity capital level equal to 8% of its debt capital. The State Securities Commission shall specify the method of determining the liquidity capital level.

Article 36.- Deduction for setting up the fund for statutory capital supplement

Every securities firm shall have to set aside a part of its annual net profit to supplement its statutory capital as prescribed by the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Securities firms shall have to make periodical reports in accordance with provisions of law and guidance of the State Securities Commission. Their accounting balance sheets and annual business performance reports must be audited.

2. Upon the occurrence of any extraordinary event that may seriously affect its financial capability and business activities, a securities firm shall have to report it to the State Securities Commission.

3. Securities firms shall have to preserve and keep contracts and transaction documents for a period of time prescribed by law.

Article 38.- The rights and obligations of securities firms

A securities firm shall have the following rights and obligations:

1. To sign written contracts with clients on securities buying and selling, investment portfolio management, issuance underwriting or provision of securities custody services;

2. To gather all information on financial status and investment purposes of clients;

3. To manage securities assets of clients in separation from securities assets in the possession of the firm;

4. To receive transaction orders from clients only at its office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To keep information confidentiality for clients;

7. To collect service charges. The charge levels shall be set by the State Securities Commission after consulting the Ministry of Finance;

8. To comply with the accounting and financial regime prescribed by law;

9. To abide by other regulations of the State Securities Commission on securities business.

Article 39.- The suspension of operation and withdrawal of licenses

1. A securities firm may be suspended from securities business activities for a maximum period of 60 days in the following cases:

a) It has ceased securities business activities without any prior written permission from the State Securities Commission;

b) It violates stipulations in Articles 35, 36, 37 and 38 of this Decree.

2. A securities firm shall have its operation license withdrawn in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) It fails to commence its operation within 12 months from the date of being granted operation license;

c) It voluntarily applies for termination of securities business activities, dissolves or goes bankrupt;

d) It is no longer able to fully meet the conditions for being granted securities operation license prescribed in Article 30 of this Decree;

e) It violates stipulations in Articles 69, 70, 71, 72 and 73 of this Decree.

3. A securities firm that is suspended from operation or has its securities operation license withdrawn shall have to complete all transactions and contracts which it previously committed itself to. The State Securities Commission may designate another securities firm to complete transactions and/or contracts of the securities firm having its operation suspended or its license withdrawn; in this case, the authorization relationship between the two firms is automatically established.

Article 40.- The conditions for being granted practitioner licenses

An individual who applies for a securities business practising license must meet the following conditions:

1. Having full legal capacity and full capacity for civil acts;

2. Meeting ethical and professional criteria;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- The practitioner license-granting procedures and fees

1. The form of dossiers of application for securities business practising licenses shall be prescribed by the State Securities Commission.

2. The time limit for issuing notices on granting or refusal to grant securities business practising licenses shall be 30 days from the date of receipt of complete valid dossiers of application.

3. The securities business practising license-granting fee shall be set by the State Securities Commission.

Article 42.- The restrictions on securities business practitioners

A securities business practitioner shall not be allowed to:

1. Concurrently work for or contribute capital to two or more securities firms;

2. Concurrently work as director or a member of the Managing Board or a shareholder possessing more than 5% of the voting shares of a securities issuing organization;

3. Lend his/her securities business practising license to another person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A securities business practitioner shall have his/her securities business practising license withdrawn in the following cases:

1. He/she is no longer able to meet the conditions for being granted securities business practising license stipulated in Article 40 of this Decree;

2. He/she violates stipulations in Articles 42, 69, 70, 71, 72 and 73 of this Decree.

Chapter V

A SECURITIES INVESTMENT FUND AND A FUND MANAGEMENT COMPANY

Article 44.- Participating parties

1. Parties participating in the activities of a securities investment fund shall include a fund management company, a supervisory bank and investors.

2. The fund management company shall manage the securities investment fund.

3. The supervisory bank shall conduct the maintenance and custody of the assets of the securities investment fund and supervise the fund management company in protecting the benefits of investors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45.- The fund management company

1. Fund management companies must be granted operation licenses by the State Securities Commission.

2. To be granted an operation license, a fund management company must:

a) Be a joint stock company or a limited liability company established under the provisions of law and have a legal capital of VND 5 billion;

b) Have a contingent of professional personnel trained in the field of securities, have material and technical facilities to serve the fund management in accordance with regulations of the State Securities Commission;

c) Have managers to run the fund management company and the fund, who have been granted securities business practising licenses by the State Securities Commission.

3. A fund management company's dossier of application for an operation license shall comprise:

a) An application for license;

b) The permit for establishment of the company (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Other documents prescribed by the State Securities Commission.

Article 46.- The procedures and time limit for granting operation licenses to fund management companies

1. Dossiers of application for operation licenses of fund management companies shall be submitted to the State Securities Commission. Within 90 days from the date of receipt of complete dossiers of application for operation licenses from fund management companies, the State Securities Commission shall either grant or refuse to grant licenses. In cases of refusal to grant licenses, the State Securities Commission shall have to clearly state the reasons therefor in writing.

Article 47.- The rights and obligations of the fund management companies

A fund management company shall have the following rights and obligations:

1. To apply for the establishment or dissolution of a securities investment fund;

2. To select and realize capital investment objectives of the securities investment fund;

3. To pay dividends and capital interests gained from assets of the securities investment fund to investors;

4. To manage one or several securities investment funds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To conduct other operations in the interest of investors;

7. To be entitled to receive fees and bonuses in accordance with the fund's charter.

Article 48.- The restrictions on operation of a fund management company

1. A fund management company shall only be allowed to invest capital of a securities investment fund in securities or other assets in accordance with the fund's charter;

2. A fund management company shall not be allowed to use capital and assets of a securities investment fund for investment which exceeds 15% of the total value of the circulating securities of an issuing organization and not be allowed to use more than 10% of the total asset value of a securities investment fund to invest in the circulating securities of an issuing organization.

3. A fund management company shall not be allowed to use the capital and assets of all securities investment funds under its management for investment which exceeds 49% of the total value of circulating securities of an issuing organization.

4. A fund management company shall not be allowed to use capital and assets of a securities investment fund to lend or guarantee for any loan and not be allowed to borrow to finance the fund, except for short-term borrowings to cover necessary expenditures.

5. A fund management company shall have to abide by other restrictions imposed by law in order to ensure the benefits of investors and securities issuing organizations.

Article 49.- The granting and withdrawal of practitioner licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 50.- Dossiers of application for setting up of funds

In order to set up an investment fund and issue investment fund certificates, a fund management company shall have to submit to the State Securities Commission an application dossier comprising:

1. The application form;

2. The charter of the fund;

3. The contract for management and supervision of the fund;

4. The prospectus.

Article 51.- The procedures and time limit for granting licenses to set up funds

Dossiers of application for licenses to set up securities investment funds shall be submitted to the State Securities Commission. Within 45 days from the date of receipt of complete dossiers of application for licenses to set up securities investment funds, the State Securities Commission shall grant or refuse to grant licenses. In cases of refusal to grant licenses, the State Securities Commission shall have to clearly state the reasons therefor in writing.

Article 52.- The payable fees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The fee for granting an operation license to the fund management company, equal to 0.2% of its legal capital.

2. The fee for granting a license to set up a securities investment fund equal to 0.02% of the total value of the issued certificates, but not exceeding VND 50 million.

Article 53.- The issuance of investment fund certificates

The issuance of investment fund certificates shall comply with the provisions of Articles 12 and 13 of this Decree.

Article 54.- The suspension of issuance of investment fund certificates and withdrawal of licenses to set up funds

The suspension of issuance of investment fund certificates shall comply with provisions of Article 15 of this Decree. The withdrawal of licenses to set up securities investment funds shall comply with Point (a), Clause 1 and Clause 2 of Article 16 of this Decree

Article 55.- The conditions to be met by a supervisory bank

A supervisory bank must meet the following conditions:

1. Having been granted the establishment and operation license by the State Bank of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Being a bank independent from the concerned fund management company;

4. Not possessing any assets of the concerned securities investment fund.

Article 56.- The responsibilities of a supervisory bank

1. A supervisory bank shall have the following responsibilities:

a) To preserve assets of the concerned securities investment fund and separate the securities investment fund's assets from other assets.

b) To inspect and supervise investment decisions made by the fund management company and ensure their compliance with laws and the charter of the fund, to protect the interests of the investors.

Article 57.- The interests of investors

An investor shall benefit from investment operations of the securities investment fund but not directly exercise the rights over and perform the obligations toward assets included in the securities investment fund's portfolio.

Article 58.- The financial, accounting and reporting regimes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Fund management companies and supervisory banks shall have to abide by the reporting regime stipulated by the State Securities Commission.

Article 59.- The suspension of operation and withdrawal of operation licenses

1. A fund management company may be suspended from operation for a maximum period of 60 days in the following cases:

a) It has ceased its operation without any plausible reason(s) and written approval of the State Securities Commission;

b) It violates the stipulations in Articles 48 and 58 of this Decree.

c) It is no longer able to meet the conditions prescribed in Clause 2, Article 45 of this Decree.

2. A fund management company shall have its operation license withdrawn in the following cases:

a) It fails to mend its violation within the period of operation suspension;

b) It fails to commence its operation within 12 months from the date of being granted operation license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) It violates stipulations in Articles 69, 70, 71, 72 and 73 of this Decree.

3. A supervisory bank which breaches commitments in the contract for fund management and supervision shall be dealt with in accordance with the provisions of Article 64 of this Decree.

Chapter VI

THE SECURITIES REGISTRATION, CLEARING PAYMENT AND CUSTODY

Article 60.- The registration, clearing payment and custody

1. The securities registration, clearing payment and custody shall be carried out in accordance with the regulations of the State Securities Commission.

2. Before issuing securities to the public, an issuing organization shall have to register securities at the Securities Trading Center and the Stock Exchange.

3. Securities issued before the effective date of this Decree shall have to be re-registered in accordance with the regulations of the State Securities Commission before being traded at the Securities Trading Center and/or the Stock Exchange.

Article 61.- The contents of securities registration, clearing payment and custody

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Registration of securities;

2. Clearing payment of securities transactions;

3. Preservation of securities certificates;

4. Book-entry accounting of securities by opening securities custody accounts for clients;

5. Transfer and settlement of securities;

6. Other services provided under the authorization of clients who have their securities in custody.

Article 62.- The conditions for securities custody activities

1. An organization engaged in the securities custody activities must be a bank or a securities firm which meet criteria of capital, material and technical facilities and professional expertise as prescribed by the State Securities Commission and be granted a license for securities custody activities by the State Securities Commission.

2. An organization that has been granted a license for securities custody activities shall be allowed to participate in the registration and clearing payment activities at the Securities Trading Center and the Stock Exchange.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An organization engaged in the securities custody activities, the Securities Trading Center or the Stock Exchange shall have to manage assets of each client in separation from its own assets.

2. An organization engaged in the securities custody activities, the Securities Trading Center or the Stock Exchange shall not be allowed to consider the clients' assets under its management its own assets and use them to settle its debts.

Article 64.- The suspension of securities custody activities and withdrawal of licenses therefor

1. A securities custody organization shall be suspended from securities custody activities if it violates stipulations in Articles 56, 58, 60, 62 and 63 of this Decree.

2. A securities custody organization shall have its securities custody license withdrawn if it has already been suspended from securities custody activities, but failed to mend its violations within prescribed time limit.

Article 65.- The fees for securities registration, clearing payment and custody

The securities registration, clearing payment and custody fees shall be set by the State Securities Commission after consulting the Ministry of Finance.

Chapter VII

THE PARTICIPATION OF FOREIGN PARTIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Foreign organizations and individuals that buy and/or sell securities or conduct securities business in Vietnam shall have to abide by the provisions of this Decree and Vietnamese laws.

Article 67.- Investment and joint venture

1. Foreign organizations and individuals shall be allowed to buy and/or sell securities on Vietnam's securities market. Any foreign securities business organizations wishing to conduct securities business in Vietnam shall have to establish joint ventures with Vietnamese partners under the licenses granted by the State Securities Commission.

2. The Prime Minister shall stipulate ratios of securities holding by foreign organizations or individuals, ratios of capital contribution by foreign organizations to joint ventures with Vietnamese partners.

3. Foreign investment funds wishing to invest in Vietnam's securities market must be licensed by the State Securities Commission, after getting approval from the Prime Minister.

Article 68.- Representative offices

Foreign securities business organizations must be licensed by the State Securities Commission to set up their representative offices in Vietnam.

Chapter VIII

THE PROHIBITED OR RESTRICTED ACTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals are prohibited from selling securities in any form if they do not possess such securities at the trading time.

Article 70.- Inside trading

The following organizations and individuals shall not be allowed to directly or indirectly buy and/or sell securities when the issuing organization has yet to announce to the public information which may affect the prices of the securities:

1. The securities issuing organizations and involving persons;

2. The officials and employees of the securities issuing organizations and involving persons;

3. The major shareholders of the securities issuing organization and involving persons;

4. The auditors and the involving persons of an auditing organization which is designated to audit the securities issuing organization(s);

5. The officials and employees of the State Securities Commission, the Securities Trading Center, the Stock Exchange and involving persons; the officials and employees of other agencies, who have access to internal information.

Article 71.- False information

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. While the State Securities Commission is examining the dossiers of application for securities issuance, the issuing organizations, the issuance underwriting organizations and the concerned persons are not allowed to make any advertisement, sale offer or take any acts of advertising nature for the purpose of misleading investors about the securities intended to be issued.

Article 72.- The participation in securities credit and/or lending activities

Securities business organizations and securities business practitioners shall not be allowed to carry out securities credit and/or lending activities.

Article 73.- Market manipulation

Organizations and individuals shall not be allowed to conduct directly or indirectly the following activities:

1. Conspiring with one another to buy and/or sell securities of a certain kind for the purpose of creating false supply and demand ;

2. Conducting securities buying or selling transactions without effecting any transfer of the ownership over securities;

3. Continuously buying securities at high prices or continuously sell securities at low prices;

4. Re-buying then re-selling their own securities without prior permission from the State Securities Commission, in cases of issuing organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and/or individuals carrying out any transaction which may cause a change whereupon they are going to hold 5% or more of the voting shares or no longer hold 5% of the voting shares of an issuing organization, shall have to report to the Securities Trading Center or the Stock Exchange within 24 hours.

2. Where organizations, individuals and involving persons intend to buy and hold more than 25% of the voting shares of an issuing organization, a public bidding therefor must be organized in accordance with the regulations of the State Securities Commission.

Chapter IX

THE STATE MANAGEMENT OVER SECURITIES AND SECURITIES MARKET

Article 75.- The State management

1. The Government shall exert the uniform State management over securities and securities market.

2. The State Securities Commission shall act as an agency performing the contents of the State management over securities and securities market

3. The concerned ministries and branches and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall be responsible for co-ordinating with the State Securities Commission in performing the function of State management over securities and securities market within their respective tasks and powers.

Article 76.- The State management contents

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Issuing within assigned powers legal documents on securities and securities market; formulating strategies, policies, plans for development of the securities market;

2. Granting and/or withdrawing licenses relating to the securities issuance, business and services;

3. Organizing and managing the Central Trading Market and the assisting institutions;

4. Inspecting, supervising and handling violations of the legislation on securities and securities market;

5. Providing professional training, disseminating and popularizing knowledge on securities and securities market;

6. Undertaking international co-operation on securities and securities market.

Chapter X

INSPECTION, SUPERVISION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 77.- The general principles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 78.- The objects and scope of inspection and supervision

1. The objects of inspection and supervision include:

a) Issuing organizations with securities traded at the Central Trading Market;

b) The Securities Trading Center and the Stock Exchange;

c) Securities firms; issuance underwriting organizations; investment fund management companies; securities registration, custody or clearing payment organizations and supervisory banks;

d) Securities business practitioners;

e) Organizations and individuals involved in securities activities and securities market.

2. The scope of inspection and supervision

a) Securities issuing activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Securities business, registration, clearing payment and custody activities;

d) Information disclosure

3. The inspected organizations and individuals shall have to furnish files, documents and information upon the requests of the inspecting organizations.

Article 79.- The settlement of disputes

1. Disputes arising from the securities issuance, business and transaction shall be settled first of all through negotiations and conciliation. The Securities Trading Center, the Stock Exchange or the State Securities Commission may act as a conciliator of the disputes. In cases of a conciliation failure, the concerned parties may refer the disputes to the economic arbitration or economic court for settlement according to laws.

2. Any dispute involving foreign parties, which the disputing parties fail to reach an agreement on or fail to settle according to the provisions of international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, shall be settled in accordance with the Vietnamese law.

Article 80.- The handling of violations

Any organizations and/or individuals committing acts of violating the provisions of this Decree and other legal documents on securities and securities market shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law. If material damage is caused, they shall have to compensate therefor as prescribed by law.

Chapter XI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 81.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 82.- Implementation guidance

The Chairman of the State Securities Commission, the concerned ministries and the heads of the concerned branches shall guide the implementation of this Decree.

Article 83.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

;

Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Số hiệu: 48/1998/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/07/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [5]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…