CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992,
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm
2. Nghị định này không áp đụng đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN
MỤC 1: VỐN PHÁP ĐỊNH, VỐN ĐIỀU LỆ , KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 70.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 5.000.000 đô la Mỹ;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 140.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 10.000.000 đô la Mỹ.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 300.000 đô la Mỹ.
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi vốn điều lệ đã ghi trong điều lệ doanh nghiệp; việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp của các bên liên doanh chiếm 10% vốn điều lệ trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và giải trình, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 5% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Điều 7. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật liên quan đối với từng loại hình doanh nghiệp.
MỤC 2: DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
Điều 8. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 9. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
Điều 10. Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
1. Vốn điều lệ;
2. Quỹ dự trữ bắt buộc;
3. Quỹ dự trữ tự nguyện;
4. Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh nghiệp;
5. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều 12. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25 % tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5 % tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Điều 13. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này chỉ được đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế,
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm thành lập trước ngày Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có tỷ lệ đầu tư cao hơn tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
3. Việc đầu tư từ các nguồn vốn quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật
KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Điều 15. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Điều 16. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tính trên cơ sở nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán chia cho tổng phí bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được tính trên cơ sở nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán chia cho tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và số tiền bảo hiểm chịu rủi ro tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
3. Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn chủ sở hữu sau khi trừ các khoản vốn góp để thành lập doanh nghỉệp bảo hiểm khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Điều 17. Nguy cơ mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
Điều 18. Phương án khôi phục khả năng thanh toán
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay với Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Phương án bổ sung nguồn vồn chủ sở hữu;
b) Phương án tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Phương án củng cố tổ chức bộ máy và dự kiến thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp;
d) Phương án chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp, Bộ Tài chính có quyết định về việc thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán.
3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính có quyết định về việc thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo quy định, thì doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.
MỤC 1: DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Điều 19. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ.
a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
Thu phí bảo hiểm gốc;
Thu phí nhận tái bảo hiểm;
Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập.
b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
Hoàn phí bảo hiểm;
Giảm phí bảo hiểm;
Phí nhượng tái bảo hiểm;
Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
d) Thu cho thuê tài sản;
đ) Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán;
e) Thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng;
d) Thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
Chi hoa hồng bảo hiểm;
Chi giám định tổn thất;
Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
Chi quản lý đại lý bảo hiểm;
Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp thôi việc và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp;
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả theo quy định của pháp luật;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100% .
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;
b) Lãi trả cho chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Trích dự phòng giảm giá chứng khoán;
e) Chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng;
d) Chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Các khoản chi phí bị loại trừ
Doanh nghiệp bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
1. Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật;
2. Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp;
3. Các khoản chi sự nghiệp, chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ;
4. Các khoản chi không hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
MỤC 2: DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 22. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ khoản hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm;
b) Thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán;
đ) Thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng;
d) Thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;
b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
c) Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp thôi việc và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp;
d) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả theo quy định của pháp luật;
đ) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho thuê tài sản;
b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
c) Trích dự phòng giảm giá các loại chứng khoán;
d) Chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng;
d) Chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Các khoản chi phí bị loại trừ
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản chi theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Điều 25. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
2. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 26. Lợi nhuận của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
2. Lợi nhuận của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 27. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải làm đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận trước khi nộp Bộ Tài chính.
3. Ngoài các báo cáo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, phải gửi báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cho Bộ Tài chính.
Điều 33. Công khai báo cáo tài chính
Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Kiểm tra, thanh tra tài chính
Bộ Tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 35. Hiệu lực của Nghị định
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Những quy định trước đây về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 43/2001/ND-CP |
Hanoi, August 01, 2001 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Insurance Business of December 9, 2000;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
...
...
...
2. This Decree shall not apply to mutual support insurance organizations.
Article 2.- Financial management principles
Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall enjoy financial autonomy, take self-responsibility for their own business operation results and fulfill their obligations and commitments according to the provisions of law.
Article 3.- State management agencies
The Finance Ministry shall perform the function of State management over finance, guide and inspect the observance of the financial regime by insurance enterprises and insurance brokerage enterprises according to the provisions of law.
MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS
Section 1. LEGAL CAPITAL,
CHARTER CAPITAL, DEPOSITS AND MANAGEMENT
OF ASSETS
...
...
...
a/ For non-life insurance business: VND 70,000,000,000 or USD 5,000,000;
b/ For life insurance business: VND 140,000,000,000 or USD 10,000,000.
2. The legal capital level of insurance brokerage enterprises: VND 4,000,000,000 or USD 300,000.
1. Charter capital of an insurance enterprise or insurance brokerage enterprise is the capital inscribed in such enterprise’s charter.
2. In the course of operation, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to maintain the already contributed charter capital at a level not lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of this Decree.
3. In cases where an insurance enterprise or insurance brokerage enterprise changes its charter capital already inscribed in its charter or where the transfer of shares of shareholders or contributed capital proportions of joint-venture parties accounts for 10% of the charter capital or more, such insurance enterprise or insurance brokerage enterprise shall have to file an application therefor and a written exposition to the Finance Ministry. Within 30 days after receiving the application and exposition, the Finance Ministry shall reply in writing on its approval or disapproval. In case of disapproval, the Finance Ministry shall have to explain the reasons therefor in writing.
4. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, which had been established, organized and operating before the Insurance Business Law took effect, had their charter capital lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of this Decree shall, within 3 years from the effective date of this Decree, have to fully supplement their charter capital according to regulations.
...
...
...
2. The deposit level of an insurance enterprise shall be equal to 5% of its legal capital prescribed in Clause 1, Article 4 of this Decree.
3. Insurance enterprises may only use deposits to fulfill their commitments toward insurance purchasers when their solvency falls short and the Finance Ministry’s written consents thereto are obtained. Within 90 days after the deposits are used, insurance enterprises shall have to supplement the already used deposit amounts.
4. Insurance enterprises shall be entitled to withdraw the whole deposit amount upon the termination of their operation.
Article 7.- Other regulations on management of the use of capital and assets
Apart from the provisions of this Decree, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to comply with the regulations on management of the use of capital and assets according to the relevant law provisions applicable to each type of enterprises.
Section 2. INSURANCE OPERATION RESERVES
Article 8.- Operation reserves for non-life insurance
1. Enterprises engaged in non-life insurance business shall have to deduct part of insurance premium of each insurance operation to set up operation reserve for their retained liability proportions.
2. Operation reserves include:
...
...
...
b/ Reserve for indemnities to unsettled claims, which shall be used to compensate for damage arising under insurance liability for which claims have not yet been made or have already been made but remain unsettled until the end of the fiscal year;
c/ Reserve for indemnities to great damage amplitudes, which shall be used to make compensations when a large damage amplitude occurs or a great damage is caused but the total insurance premium retained in the fiscal year after making deductions for setting up the reserve for premiums not yet enjoyed and the reserve for indemnities to unsettled claims is not enough to pay indemnity for the retained liability proportions of insurance enterprises.
Article 9.- Operation reserves for life insurance
1. Enterprises engaged in life insurance business shall have to deduct part of insurance premium of each insurance contract for setting up operation reserves for their retained liability proportions.
2. Operation reserves include:
a/ Mathematical reserve, which is the difference between the present value of insurance sum and the present value of insurance premiums to be collected in the future, and shall be used to pay insurance sum for already committed liabilities upon the occurrence of insurance events;
b/ Reserve for premiums not yet enjoyed, which is applicable to life insurance contracts with a term of under one year, and shall be used to pay insurance sums, which are likely to arise in the remaining valid duration of the insurance contracts in the subsequent year;
c/ Indemnity reserve, which shall be used to pay insurance sums when the insurance events occur but remain unsettled until the end of the fiscal year;
d/ Reserve for interest sharing, which shall be used to pay interests upon which insurance enterprises have agreed with insurance purchasers in insurance contracts;
...
...
...
Article 10.- Levels and methods of deduction for setting up operation reserves
The Finance Ministry shall specify the level and method of deduction for setting up operation reserve for each insurance operation prescribed in Articles 8 and 9 of this Decree.
Article 11.- Investment capital sources
Investment capital sources of an insurance enterprise include:
1. Charter capital;
2. Compulsory reserve fund;
3. Voluntary reserve fund;
4. Unused interest amounts of previous years and funds used for investment, which are formed from its retained profit;
...
...
...
Article 12.- Idle capital source from insurance operation reserve
1. Idle capital source from insurance operation reserve of an insurance enterprise is the total insurance operation reserve minus amounts used by such insurance enterprise to pay regular insurance indemnities in a period, for non-life insurance, or pay regular insurance sums in a period, for life insurance.
2. Money amounts used by a non-life insurance business enterprise to pay regular insurance indemnities in a period shall not be lower than 25% of the total insurance operation reserve and may be deposited at credit institutions operating in Vietnam.
3. Money amounts used by a life insurance business enterprise to pay regular insurance sums in a period shall not be lower than 5% of the total insurance operation reserve and may be deposited at credit institutions operating in Vietnam.
Article 13.- Investment of idle capital from insurance operation reserve
1. Idle capital from insurance operation reserve of an insurance enterprise as defined in Clause 1, Article 12 of this Decree shall only be invested in Vietnam in the following fields:
a/ For enterprises engaged in non-life insurance business:
- Purchase of Government bonds and/or enterprise bonds with underwriting, deposits at credit institutions with unlimited amounts;
- Purchase of enterprise shares and/or bonds without underwriting, capital contribution to other enterprises with 35% of idle capital from insurance operation reserve at most;
...
...
...
b/ For enterprises engaged in life insurance business:
- Purchase of Government bonds and/or enterprise bonds with underwriting, deposits at credit institutions with unlimited amounts;
- Purchase of enterprise shares and/or bonds without underwriting, capital contribution to other enterprises with 50% of idle capital from insurance operation reserve at most;
- Real estate business, loan provision, entrusted investment through financial-credit organizations with 40% of idle capital from insurance professional operation reserve at most.
2. Insurance enterprises, which had been established before the effective date of the Insurance Business Law and have made investment at rates higher than those prescribed in Clause 1 of this Article, shall, within one year from the effective date of this Decree, have to readjust such rates as appropriate.
3. The investment from capital sources defined in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 11 of this Decree shall be made according to the provisions of law.
SOLVENCY AND RESTORATION THEREOF
...
...
...
2. Insurance enterprises shall be considered solvent when they fully make deductions for setting up insurance operation reserves and have a solvency amplitude not lower than the minimum solvency amplitude prescribed in Article 15 of this Decree.
Article 15.- Minimum solvency amplitude
1. The minimum solvency amplitude of a non-life insurance business enterprise shall be equal to 20% of the total premium amount actually retained at the time of determining its solvency amplitude.
2. The minimum solvency amplitude of a life insurance business enterprise:
a/ For life insurance contracts with a term of 10 years or less, it shall be equal to 4% of the insurance operation reserve plus 0.1% of the insurance sum at risk;
b/ For life insurance contracts with a term of over 10 years, it shall be equal to 4% of the insurance operation reserve plus 0.3% of the insurance sum at risk.
Article 16.- The solvency amplitude of insurance enterprises
1. The solvency amplitude of a non-life insurance enterprise shall be calculated on the basis of capital source for determining solvency amplitude divided by the total insurance premium corresponding to the liability proportion actually retained at the time of determining solvency amplitude.
2. The solvency amplitude of a life insurance enterprise shall be calculated on the basis of capital source for determining solvency amplitude divided by the total insurance operation reserve and the insurance sum at risk at the time of determining the solvency amplitude.
...
...
...
Article 17.- Danger of insolvency
Insurance enterprises shall be considered being in danger of insolvency when the amplitude of their solvency is lower than the minimum solvency amplitude.
Article 18.- Plans for solvency restoration
1. When facing the danger of insolvency, an insurance enterprise shall have to immediately report to the Finance Ministry on its real financial status, cause(s) leading to the danger of insolvency as well as plans for solvency restoration, including the following measures:
a/ Plan for supplement of its own capital source;
b/ Plan for reinsurance; narrowing of operation contents and scope;
c/ Plan for consolidation of organizational structure and expected change of its Managing Board�s Chairman and/or its General Director (Director);
d/ Plan for transfer of insurance contract(s);
e/ Other measures.
...
...
...
3. Within 90 days after the Finance Ministry decides on the implementation of the solvency restoration plans, if the insurance enterprise still fails to restore its solvency as prescribed, it shall be put into the state of the special control. The Finance Ministry shall decide to set up the solvency control board to apply solvency restoration measures according to the provisions of Article 80 of the Insurance Business Law.
Section 1. TURNOVER AND EXPENSES OF INSURANCE ENTERPRISES
Article 19.- Turnover of insurance enterprises
Turnover of an insurance enterprise is the collectible amount of money arising in a period and includes:
1. Turnover from insurance business activities, which is the collectible amount arising in a period after subtracting payable amounts for reducing revenues arising in a period.
a/ The collectible amounts arising in a period include:
- Original insurance premium;
...
...
...
- Re-insurance ceding commission;
- Charges for agency services, including: damage assessment, consideration for indemnity payment, request for the third party’s compensation, handling of cargo eligible for 100% indemnity;
- Damage assessment charge, excluding free-of-charge assessment among internal cost-accounting member units of the same independent cost-accounting insurance enterprise.
b/ Payable amounts for reducing revenues arising in a period include:
- Refunded insurance premium;
- Reduced insurance premium;
- Re-insurance assignment charge;
- Refunded re-insurance undertaking charge;
- Reduced re-insurance undertaking charge;
...
...
...
- Reduced re-insurance ceding commission.
2. Turnover from financial activities:
a/ Revenue from investment activities as defined in Section 3, Chapter II of this Decree;
b/ Revenue from securities purchasing and selling activities;
c/ Revenue being interest on deposits;
d/ Revenue from asset leasing;
e/ Re-entried balance of securities price decrease reserve;
f/ Other revenues as prescribed by law.
3. Revenues from other activities:
...
...
...
b/ Bad debts, which have been written off but are now recovered;
c/ Fines for contract breaches;
d/ Other revenues as prescribed by law.
Article 20.- Expenses of insurance enterprises
Expenses of an insurance enterprise are payable and deductible amounts arising in a period, including:
1. Insurance business expenses, which are payable and/or deductible amounts arising in a period, after subtracting collectible amounts for purpose of reducing expenses arising in such period.
a/ Payable and deductible amounts arising in a period include:
- Original insurance indemnities for non-life insurance, or insurance sums for life insurance;
- Re-insurance indemnities;
...
...
...
- Insurance commission;
- Damage assessment expense;
- Charges for agency services, including damage assessment, consideration for payment of indemnities, claim for compensations by the third party;
- Expense for handling of cargo subject to 100% indemnity;
- Expense for management of insurance agents;
- Expense for risk and damage prevention and minimization;
- Expense for assessment of risks of the insured;
- Wage, remuneration, bonus, severance and amounts of wage and remuneration character as provided for by law for each type of enterprises;
- Payable social insurance and medical insurance premiums as prescribed by law;
...
...
...
b/ Amounts, which must be collected to reduce expenses arising in a period, including:
- Re-insurance ceding indemnity;
- Compensations from the third party under claims;
- Proceeds from the handling of cargo subject to 100% indemnity.
2. Expenses for financial activities:
a/ Expenses for investment activities according to the provisions of Section 3, Chapter II of this Decree;
b/ Interests to be paid to life insurance policy holders;
c/ Asset leasing expenses;
d/ Banking fees, loan interests;
...
...
...
f/ Other expenses as prescribed by law.
3. Expenses for other activities:
a/ Expenses for assignment, sale and/or liquidation of fixed assets;
b/ Expenses for recovery of bad debts, which have been written off but are now recovered;
c/ Expenses paid as fines for contract breaches;
d/ Other expenses as prescribed by law.
Article 21.- Excluded expenses
Insurance enterprises shall not be allowed to account into their expenses the following:
1. Fines that must be paid by collectives or individuals for their law violations;
...
...
...
3. Public-service expenses, rewards, welfare allowances, regular and irregular hard-life allowances and other expenses covered by other funding sources;
4. Other unreasonable expenses as prescribed by law.
Section 2. TURNOVER AND EXPENSES OF INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES
Article 22.- Turnover of insurance brokerage enterprises
Turnover of an insurance enterprise is the collectible amount of money arising in a period and includes:
1. Turnover from insurance brokerage activities:
a/ Insurance brokerage commissions, after subtracting reimbursed or reduced insurance brokerage commission amounts;
b/ Other revenues as prescribed by law.
2. Turnover from financial activities:
...
...
...
b/ Interests on deposits, interests on loans;
c/ Asset rental;
d/ Re-entried balance of securities price decrease reserve;
e/ Other revenues as specified by law.
3. Income from other activities:
a/ Proceeds from the assignment, sale and/or liquidation of fixed assets;
b/ Bad debts, which have been written off but are now recovered;
c/ Fines for contract breaches;
d/ Other revenues as prescribed by law.
...
...
...
Expenses of an insurance brokerage enterprise are payable amounts arising in a period, including:
1. Expenses for insurance brokerage activities:
a/ Expense for insurance brokerage activities;
b/ Expense for purchase of occupational liability insurance;
c/ Wage, remuneration, bonus, severance and amounts of wage and remuneration character as provided for by law for each type of enterprise;
d/ Payable social insurance and medical insurance premiums as prescribed by law;
e/ Other expenses as prescribed by law for each type of enterprise.
2. Expenses for financial activities:
a/ Asset leasing expenses;
...
...
...
c/ Deductions for setting up securities price decrease reserve;
d/ Other expenses as prescribed by law.
3. Expenses for other activities:
a/ Expenses for assignment, sale and/or liquidation of fixed assets;
b/ Expenses for recovery of bad debts, which have been written off but are now recovered;
c/ Expenses paid as fines for contract breaches;
d/ Other expenses as prescribed by law.
Article 24.- Excluded expenses
Insurance brokerage enterprises shall not be allowed to account into their business operation expenses those specified in Article 21 of this Decree.
...
...
...
PROFIT AND PROFIT DISTRIBUTION
Article 25.- Profit of insurance enterprises
1. Profit actually earned in a year is the business result of an insurance enterprise, including profit from insurance business activities, profit from financial activities and profit from other activities.
2. Profit of an insurance enterprise is the difference determined between the total turnover and the total expenses of such insurance enterprise.
Article 26.- Profit of insurance brokerage enterprises
1. Profit actually earned in a year is the business result of an insurance brokerage enterprise, including profit from insurance brokerage business activities, profit from financial activities and profit from other activities.
2. Profit of an insurance brokerage enterprise is the difference determined between the total turnover and the total expenses of such insurance brokerage enterprise.
Article 27.- Obligations toward the State budget
Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to fulfill their obligations toward the State budget according to the provisions of law.
...
...
...
After paying enterprise income tax as prescribed by law and making deductions for setting up the compulsory reserve fund, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall be entitled to distribute the remaining profit according to the provisions of law.
Article 29.- The compulsory reserve fund
Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to deduct 5% of their annual after-tax profit for setting up the compulsory reserve fund. The maximum level of the compulsory reserve fund shall be equal to 10% of the enterprise�s charter capital.
ACCOUNTING, STATISTICAL AND AUDITING REGIMES AND FINANCIAL REPORTS
Article 30.- Accounting regime
Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to make full inscriptions on initial vouchers, update accounting books and reflect their economic and financial activities in a comprehensive, prompt, truthful, accurate and objective manner.
A fiscal year of an insurance enterprise or insurance brokerage enterprise starts on January 1 and ends on December 31 of the same calendar year. The first fiscal year of an insurance enterprise or insurance brokerage enterprise starts on the date it is granted the establishment and operation license and ends on the last day of the same year.
...
...
...
1. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to make and send their financial reports, statistical reports, periodical and extraordinary professional operation reports according to the provisions of the current laws and the Finance Ministry’s guidance.
2. Annual financial reports of insurance enterprises and insurance brokerage enterprises must be audited and certified by independent auditing organizations lawfully operating in Vietnam before being submitted to the Finance Ministry.
3. Besides reports prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, foreign-invested insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall, within 180 days after the end of a fiscal year, have to send their annual financial reports of foreign insurance enterprises and foreign insurance brokerage enterprises to the Finance Ministry.
Article 33.- Publicizing financial reports
Within 120 days after the end of a fiscal year, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to publicize their financial reports according to the provisions of law.
Article 34.- Financial examination and inspection
The Finance Ministry shall conduct the examination and inspection of the observance of the financial regime by insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.
...
...
...
1. This Decree takes effect 15 days after its signing.
2. All previous regulations on the financial regime applicable to insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall cease to be effective as from the effective date of this Decree.
Article 36.- Organization of implementation
1. The Finance Minister shall guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Số hiệu: | 43/2001/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/08/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Chưa có Video