CHÍNH
PHỦ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 38/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2003 |
NGHỊ ĐỊNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng
6 năm 2000;
Căn cứ ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 08/UBTVQH ngày 13
tháng 01 năm 2003 về ban hành Nghị định của Chính phủ về chuyển đổi một số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ
phần;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần nhằm:
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Huy động vốn của các nhà đầu tư ngoài nước, trong nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp.
3. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
4. Tạo thêm nguồn hàng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chuyển đổi doanh nghiệp" là việc chuyển đổi tổ chức quản lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
2. "Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài" (sau đây viết tắt là Công ty cổ phần) là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là "cổ phần"; trong đó các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức, hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần quy định tại Nghị định này; được hưởng các bảo đảm của Nhà nước Việt Nam và các ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) là doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. "Vốn điều lệ" là số vốn do các cổ đông góp và được ghi vào Điều lệ Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
5. "Vốn có quyền biểu quyết" là phần vốn góp, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề được Đại hội đồng cổ đông quyết định.
6. "Cổ đông nước ngoài" là tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần trong Công ty cổ phần.
7. "Cổ đông Việt Nam" là tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu cổ phần trong Công ty cổ phần.
8. "Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần" là chủ đầu tư góp vốn pháp định của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu cổ đông sáng lập.
9. "Cổ tức" là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài để trả cho mỗi cổ phần.
10. "Người quản lý doanh nghiệp" là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ Công ty cổ phần quy định.
Doanh nghiệp được chuyển đổi theo các hình thức sau:
1. Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp và chủ đầu tư.
2. Chuyển nhượng một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông mới.
3. Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng một phần vốn và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư.
Đối tượng mua cổ phần Công ty cổ phần gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối tượng này có quyền tự quyết định là cổ đông nước ngoài hay cổ đông Việt Nam song phải đăng ký khi mua cổ phần và được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước đối với cổ đông và Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
Quyền sở hữu vốn và mọi quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông và của Công ty cổ phần được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam ký kết với các nước Điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà có các quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI
Điều 7. Điều kiện chuyển đổi
Các doanh nghiệp được chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Đã chính thức hoạt động ít nhất 3 năm, trong đó năm cuối cùng trước khi chuyển đổi phải có lãi.
3. Có hồ sơ đề nghị chuyển đổi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan lựa chọn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng các điều kiện nêu trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
1. Doanh nghiệp tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến khi được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và bảo đảm các quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Nhà nước Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp bán cổ phần theo các điều kiện ưu đãi cho cán bộ quản lý, nhân viên và công nhân làm việc tại doanh nghiệp, tuỳ theo mức độ cống hiến vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 9. Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi
1. Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi là toàn bộ giá trị tài sản ghi trên sổ sách của doanh nghiệp đã được kiểm toán trong vòng 6 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi. Giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho việc xác định giá tối thiểu bán cổ phần và phát hành cổ phiếu của công ty.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh, tỷ lệ nắm giữ vốn giữa các Bên liên doanh sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp là tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên quy định tại Giấy phép đầu tư.
Doanh nghiệp được thuê các Công ty tư vấn, Công ty tài chính, Công ty kiểm toán, Công ty chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài để xác định giá trị doanh nghiệp, giá bán cổ phần hoặc giá phát hành cổ phiếu.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Cổ đông của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Công ty cổ phần phải có ít nhất một cổ đông sáng lập nước ngoài, tổng giá trị cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ phải bảo đảm ít nhất bằng 30% vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động của công ty.
2. Cổ đông của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
3. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của Nghị định này.
4. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
5. Các cổ đông nước ngoài được quyền tham gia quản lý Công ty cổ phần.
1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai.
2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, trụ sở của Công ty cổ phần;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; tổng số cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Tên cổ đông, quốc tịch, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở của Công ty cổ phần hoặc nơi khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tất cả cổ đông.
1. Cổ phiếu Công ty cổ phần là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty.
3. Cổ đông sáng lập nước ngoài phải nắm giữ cổ phiếu ghi tên ít nhất tương ứng với giá trị cổ phần quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
4. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, trụ sở công ty;
b) Số và ngày cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp;
c) Số lượng cổ phần;
d) Loại cổ phần;
đ) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
e) Tên cổ đông, quốc tịch của cổ đông nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu có ghi tên;
g) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
h) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
i) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
k) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung khác theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này.
Điều 13. Các quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp thành sở hữu của Công ty cổ phần.
2. Kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi đối với Nhà nước Việt Nam, với bên thứ ba và với người lao động.
3. Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.
4. Cổ đông Công ty cổ phần thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Công ty cổ phần được tham gia niêm yết tại thị trường chứng khoán trong nước theo các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán.
2. Công ty cổ phần được niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài sau khi được cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 15. Chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập nước ngoài
1. Trong quá trình hoạt động, các cổ đông sáng lập nước ngoài được phép chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Việc chuyển nhượng cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y và phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10, khoản 3 Điều 12 Nghị định này. Số tiền thu được, cổ đông sáng lập nước ngoài phải dùng để tái đầu tư tại Việt Nam; trường hợp chuyển ra khỏi Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16. Giải thể Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp sau:
1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn;
2. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
3. Công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
4. Bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Điều 17. Trình tự chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể
Việc chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể Công ty cổ phần thực hiện theo trình tự sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với Công ty cổ phần;
2. Công ty cổ phần có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản công ty;
3. Sau khi kết thúc việc thanh lý, Công ty cổ phần trình hồ sơ thanh lý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 18. Phá sản Công ty cổ phần
Việc phá sản Công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về phá sản doanh nghiệp.
1. Các loại cổ phần được phân loại theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyền, nghĩa vụ của cổ đông phổ thông thực hiện theo quy định tại các Điều 53 và 54 Luật Doanh nghiệp.
3. Quyền của cổ đông ưu đãi thực hiện theo các Điều 55, 56 và 57 Luật Doanh nghiệp.
4. Việc chào bán, chuyển nhượng, mua, mua lại cổ phần; điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại; trả cổ tức, thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức thực hiện theo các quy định tại các Điều 61, 63, 64, 65, 66, 67 và 68 Luật Doanh nghiệp và Điều 15 Nghị định này.
5. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông và tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 và 87 Luật Doanh nghiệp.
6. Tổ chức, quyền, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực hiện theo các Điều 80, 81, 82, 83, 84 và 87 Luật Doanh nghiệp.
7. Việc bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý công ty thực hiện theo quy định tại các Điều 85 và 86 Luật Doanh nghiệp.
8. Quyền, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát Công ty cổ phần thực hiện theo các Điều 88, 89, 90 và 91 Luật Doanh nghiệp.
9. Việc kiểm toán, công khai thông tin và chế độ lưu giữ tài liệu của Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại các Điều 92, 93 và 94 Luật Doanh nghiệp.
Điều 20. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 08 (tám) bộ, trong đó có ít nhất 01 (một) bộ là bản chính; mỗi bộ bao gồm:
1. Đơn xin chuyển đổi do Tổng giám đốc doanh nghiệp ký;
2. Phương án chuyển đổi;
3. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi;
4. Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần;
5. Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc của chủ đầu tư thông qua Phương án chuyển đổi.
Điều 21. Nội dung của Phương án chuyển đổi và báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp
1. Phương án chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Mục tiêu và yêu cầu đối với việc chuyển đổi;
b) Quy mô và hình thức chuyển đổi dự kiến: vốn điều lệ, số lượng cổ phần, giá trị một cổ phần, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông khác nắm giữ;
c) Thời gian thực hiện việc chuyển đổi, thời gian phát hành và địa điểm bán cổ phần (nếu có);
d) Phương án sử dụng lao động và chế độ ưu đãi (nếu có) đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp (giảm giá, trả chậm, khấu trừ vào tiền lương, thưởng ...);
đ) Dự kiến việc phát hành cổ phiếu tại thị trường chứng khoán trong và ngoài nước bao gồm số lượng, cơ chế kiểm soát và quản lý;
e) Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện dự án, bao gồm thực hiện vốn đầu tư, vốn pháp định, tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm;
b) Tình hình công nợ, tài sản, vật tư, hàng hoá tồn kho, phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết;
c) Tình hình lao động;
d) Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 3 năm cuối cùng tính đến thời điểm đề nghị chuyển đổi.
3. Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ;
d) Họ tên, quốc tịch, địa chỉ của tất cả cổ đông sáng lập;
đ) Số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
e) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
f) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của Công ty cổ phần, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Những trường hợp cổ đông có thể yêu cầu Công ty cổ phần mua lại cổ phần;
k) Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại Công ty cổ phần; nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh;
l) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty cổ phần;
n) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập.
Các nội dung khác của Điều lệ Công ty cổ phần do cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Điều 22. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi
1. Căn cứ vào quy định tại Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các doanh nghiệp lập và trình hồ sơ đề nghị chuyển đổi.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho doanh nghiệp để thực hiện các công việc quy định tại Điều 23 Nghị định này và báo cáo kết quả về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp. Giấy phép đầu tư điều chỉnh có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi phương án chuyển đổi của doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chấp thuận, Doanh nghiệp tiến hành các công việc sau:
1. Thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cho các chủ nợ của doanh nghiệp.
2. Tổ chức bán cổ phần hoặc phát hành cổ phiếu.
3. Triệu tập Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ công ty và bầu Hội đồng quản trị Công ty cổ phần.
4. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
5. Tổ chức bàn giao giữa Hội đồng quản trị hoặc chủ đầu tư doanh nghiệp với Hội đồng quản trị Công ty cổ phần về vốn, tài sản, lao động, công nợ ....
Điều 24. Công bố về hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh việc chuyển đổi doanh nghiệp, Công ty cổ phần phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Số và ngày Giấy phép đầu tư điều chỉnh;
c) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
d) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
đ) Vốn điều lệ;
e) Họ, tên và địa chỉ của các cổ đông sáng lập;
f) Họ, tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
2. Khi thay đổi nội dung trên, Công ty cổ phần phải công bố những thay đổi đó theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với việc chuyển đổi của doanh nghiệp và hoạt động của Công ty cổ phần theo thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Định kỳ 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ và thừa uỷ quyền của Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tình hình thực hiện việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành Công ty cổ phần.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Việc lựa chọn doanh nghiệp để chuyển đổi được thực hiện trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Sau thời hạn 2 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan tổng kết việc thực hiện Nghị định này và báo cáo kết quả với Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 38/2003/ND-CP |
Hanoi,
April 15, 2003 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the June 12, 1999 Enterprise Law;
Pursuant to the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam and the
June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on
Foreign Investment in Vietnam;
Proceeding from the opinions of the National Assembly Standing Committee in
Document No. 08/UBTVQH of January 13, 2003 on the promulgation of the
Government’s decree on transforming a number of foreign-invested enterprises to
operate in the form of joint-stock company;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Scope of application
...
...
...
Foreign-invested joint-stock companies shall operate under the provisions of this Decree and relevant legislation.
Article 2.- Objectives of transformation
The transformation of a number of foreign-invested enterprises to operate in the form of joint-stock company aims to:
1. Raise the operational efficiency of foreign-invested enterprises.
2. Mobilize capital of investors at home and abroad to invest in technological renovation, job creation and enterprise development.
3. Diversify investment forms, improve the investment environment and attract foreign investment capital.
4. Create more sources of commodities for Vietnam’s securities market.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be interpreted as follows:
...
...
...
2. "Foreign-invested joint-stock companies" (hereinafter referred to as joint-stock companies for short) mean enterprises with their charter capital divided into many equal portions called "shares", with foreign founding shareholders holding at least 30% of their charter capital; organized and operating in the form of joint-stock company as provided for in this Decree, and enjoying the assurances of the Vietnamese Sate as well as the preferences prescribed by the Law on Foreign Investment in Vietnam.
3. "Foreign-invested enterprises" (hereinafter referred to as enterprises for short) mean joint-venture enterprises or enterprises with 100% foreign-owned capital, established under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
4. "Charter capital" means the capital amount contributed by shareholders and inscribed in the charters of foreign-invested joint-stock companies.
5. "Voting capital" means the contributed capital amount with which its owner has the right to vote on matters decided by the shareholders’ general assembly.
6. "Foreign shareholders" mean foreign organizations and/or individuals holding shares in joint-stock companies.
7. "Vietnamese shareholders" mean Vietnamese organizations and/or individuals holding shares in joint-stock companies.
8. "Founding shareholders of joint-stock companies" mean investors making contributions to the legal capital of enterprises before their transformation, or organizations or individuals owning founding shareholders’ share certificates.
9. "Dividend" means the annual cash amount deducted from the profits of foreign-invested joint-stock companies to be paid to each share.
10. "Enterprise managers" mean Managing Board members, directors (general directors) and other important managerial posts as prescribed by the charters of joint-stock companies.
...
...
...
Enterprises shall be transformed in the following forms:
1. Keeping intact the enterprise’ value and investor(s).
2. Transferring part of the enterprise’s value to new shareholders.
3. Keeping intact the enterprise’s value or transferring part of its capital and issuing more shares to attract investment capital.
The buyers of joint-stock companies‘ shares include:
1. Vietnamese organizations and individuals.
2. Foreign-invested enterprises in Vietnam; foreign organizations and individuals.
3. Overseas Vietnamese, who shall be entitled to decide by themselves either to be foreign shareholders or Vietnamese shareholders but must make registration for buying shares and shall enjoy interests and fulfill corresponding obligations.
...
...
...
Capital ownership and all legitimate rights and interests of shareholders and joint-stock companies shall be protected by the Vietnamese State under the law provisions.
Where the Vietnamese Government signs with foreign countries the international agreements on investment encouragement and protection, which contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such international agreements shall apply.
Article 7.- Transformation conditions
To be transformed, enterprises must satisfy the following conditions:
1. Having fully contributed the legal capital as prescribed in the investment licenses.
2. Having officially operated for at least three years with profits earned in the last year before transformation.
3. Having compiled dossiers of application for transformation.
...
...
...
Article 8.- Responsibilities and powers of enterprises in the process of transformation
1. Enterprises shall continue maintaining their organizational structures and operation under the Law on Foreign Investment in Vietnam until they are granted the adjusted investment licenses approving the enterprise transformation.
2. Enterprises must ensure normal production and business activities and ensure the laborers’ rights and interests according to the law provisions on labor.
3. The Vietnamese State encourages enterprises to sell shares under preferential terms to managerial officials, employees and workers working at the enterprises, depending on their contributions to the enterprises’ production and business results.
Article 9.- Enterprise’s value for transformation
1. The enterprise’s value for transformation is the whole value of properties inscribed in the enterprise’s records already audited within six months before the time the dossier of application for transformation is submitted. The enterprise’s value shall serve as a basis for the determination of the minimum price for selling shares and the issuance of share certificates of the companies.
2. For joint-venture enterprises, the capital-holding percentages of the joint-venture parties after the revaluation of enterprises shall be their legal capital-contributing percentages of the parties prescribed in the investment licenses.
3. For joint-venture enterprises where the Vietnamese parties contribute capital with the land use right value, the land use right value and the period of capital contribution therewith shall be kept intact under the provisions of the investment licenses and included into the enterprise’s value for transformation. Upon the expiry of the period of capital contribution with the land use right value, the joint-stock companies shall shift to the form of leasing land of the Vietnamese State.
Enterprises may hire consulting companies, financial companies, auditing companies and/or securities companies at home or abroad to determine their value, selling prices of shares or prices for issuance of share certificates.
...
...
...
ORGANIZATION AND
OPERATION OF FOREIGN-INVESTED JOINT-STOCK COMPANIES
Article 10.- Shareholders of foreign-invested joint-stock companies
1. Joint-stock companies must have at least one foreign founding shareholder, the total value of shares held by foreign founding shareholders must be at least equal to 30% of the charter capital throughout the operating process of the companies.
2. Shareholders of joint-stock companies shall be responsible for their joint-stock companies’ liabilities and other property obligations within the limit of their capital amounts already contributed to the companies.
3. Shareholders shall be entitled to transfer their shares under the provisions of this Decree.
4. Shareholders may be organizations or individuals; the minimum number of shareholders is three and the maximum number is unlimited.
5. Foreign shareholders shall be entitled to participate in managing joint-stock companies.
Article 11.- Shareholder registers
1. Joint-stock companies must make and keep shareholder registers, which may take the form of documents, electronic files or both.
...
...
...
a/ The name and head office of the joint-stock company;
b/ Total quantity of shares entitled to be offered for sale, types of shares entitled to be offered for sale and the quantity of shares of each type entitled to be offered for sale; total quantity of shares held by foreign shareholders;
c/ Total quantity of shares of each type already sold and the value of share capital already contributed;
d/ The names, nationalities and addresses of shareholders, each shareholder’s quantity of shares of each type, his/her/its share registration date.
3. The shareholder registers shall be kept at the joint-stock companies’ head offices or elsewhere, which must be notified in writing to the Ministry of Planning and Investment and all shareholders.
Article 12.- Share certificates
1. Share certificates of joint-stock companies are certificates issued by the joint-stock companies, certifying the ownership of one or a number of shares of shareholders contributing capital to the companies.
2. The par value of joint-stock companies’ share certificates shall be inscribed in Vietnam Dong or a common freely convertible foreign currency. All share certificates traded in Vietnam must be denominated in Vietnam Dong. The rate of exchange between Vietnam Dong and a foreign currency is the average transaction exchange rate on the inter-bank foreign exchange market, announced by the State Bank of Vietnam at the time of exchange.
3. Foreign founding shareholders must hold registered share certificates at least corresponding to the value of shares specified in Clause 1, Article 10 of this Decree.
...
...
...
a/ The name and head office of the company;
b/ The serial number and date of issuance of the adjusted investment license approving the enterprise transformation;
c/ The quantity of shares;
d/ The type of share;
e/ The par value of each share and the total par value of shares inscribed on the share certificate;
f/ The name and nationality of the shareholder holding the share certificate, for registered share certificates;
g/ Summarized procedures for share transfer;
h/ Specimen signature of the representative at law and the seal of the company;
i/ The registration number in the company’s shareholder register and the date of issuance of the share certificate;
...
...
...
Article 13.- Rights and obligations of foreign-invested joint-stock companies
1. To be exempt from registration fee for the transformation of the enterprise’s property ownership into the company’s ownership.
2. To inherit the rights and obligations of the transformed enterprises towards the Vietnamese State, third parties and laborers.
3. To continue executing the approved investment projects, paying unpaid debts and fulfilling other financial obligations of the transformed enterprises.
4. Joint-stock companies’ shareholders shall fulfil tax obligations as prescribed by law.
5. Joint-stock companies shall enjoy enterprise income tax-related preferences, settle arising disputes and have other rights and obligations as prescribed by the Law on Foreign Investment in Vietnam and the investment licenses granted before transformation.
Article 14.- Listing on the securities market
1. Joint-stock companies may be listed on the domestic securities market under the law provisions on the securities market.
2. Joint-stock companies may be listed on overseas securities markets after obtaining the approval of competent Vietnamese State bodies.
...
...
...
1. In the course of operation, foreign founding shareholders may transfer their shares to foreign organizations and individuals.
2. The transfer of shares held by foreign founding shareholders to Vietnamese organizations and/or individuals must be approved by the Ministry of Planning and Investment and comply with the provisions in Clause 1, Article 10 and Clause 3, Article 12 of this Decree. Foreign founding shareholders must reinvest in Vietnam the money amounts earned therefrom; if they wish to transfer them abroad, they must obtain the approval of competent bodies.
Article 16.- Dissolution of foreign-invested joint-stock companies
Joint-stock companies shall be dissolved in the following cases:
1. No extension decision is issued upon the expiry of the operating duration inscribed in their Charters;
2. By decisions of the shareholders’ general assemblies;
3. The companies fail to maintain the minimum quantity of shareholders for six consecutive months;
4. Having their investment licenses withdrawn.
Article 17.- Order of operation termination, asset liquidation, dissolution
...
...
...
1. The Ministry of Planning and Investment issues a decision on terminating the operation of the joint-stock company;
2. The joint-stock company shall have to set up a Liquidation Board for liquidating its assets;
3. After the completion of the liquidation, the joint-stock company shall submit the liquidation dossier to the Ministry of Planning and Investment for consideration and decision.
Article 18.- Bankruptcy of joint-stock companies
The bankruptcy of joint-stock companies shall comply with the provisions of the Vietnamese legislation on enterprise bankruptcy.
1. Shares shall be categorized under the provisions of Article 52 of the Enterprise Law.
2. The rights and obligations of ordinary share-holders shall comply with the provisions in Articles 53 and 54 of the Enterprise Law.
3. The rights of preferential shareholders shall comply with Articles 55, 56 and 57 of the Enterprise Law.
...
...
...
5. The managerial and organizational structures of joint-stock companies, shareholders’ general assemblies and organization of shareholders’ general assemblies shall comply with the provisions in Articles 69, 70,71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 and 87 of the Enterprise Law.
6. The organization, powers, tasks and operation of the Managing Boards of joint-stock companies shall comply with Articles 80, 81, 82, 83, 84 and 87 of the Enterprise Law.
7. The appointment, rights and obligations of directors (general directors) and managers of the companies shall comply with the provisions in Articles 85 and 86 of the Enterprise Law.
8. The rights and tasks of the Control Boards of joint-stock companies shall comply with Articles 88, 89, 90 and 91 of the Enterprise Law.
9. The audit, information publicity and archival regime of joint-stock companies shall comply with the provisions in Articles 92, 93 and 94 of the Enterprise Law.
ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION
Article 20.- Dossiers of application for transformation
Dossiers of application for transformation shall be addressed to the Ministry of Planning and Investment with 8 (eight) sets, of which at least 1 (one) set is the original; each set comprises:
...
...
...
2. The transformation plan;
3. The report on the enterprise’s pre-transformation operation situation;
4. The draft Charter of the joint-stock company;
5. The Resolution of the Managing Board or the investor(s) ratifying the transformation plan.
Article 21.- Contents of transformation plans and reports on the operation situation of enterprises
1. The enterprise’s transformation plan shall include the following contents:
a/ Objectives and requirements of the transformation;
b/ The planned scale and form of transformation: the charter capital, the quantity of shares, the value of a share, percentages of shares held by founding shareholders, percentages of shares held by other shareholders;
c/ The time of transformation, the time of issuance and the venue of sale of shares (if any);
...
...
...
e/ The plan on issuance of share certificates on the domestic and overseas securities markets, stating quantities, control and management mechanisms;
f/ The result of the enterprise’s valuation.
2. The report on the enterprise’s operation situation shall contain the following contents:
a/ The project execution situation regarding the investment capital, legal capital and production and business situation over the past years;
b/ The situation of liabilities, assets, supplies, inventory, an analysis of causes and proposed remedies;
c/ The labor situation;
d/ Inventory of assets, supplies, capital and liabilities of the enterprise;
e/ The audited financial statements of the last three years immediately preceding the time of application for transformation;
3. The draft charter of a joint-stock company shall have the following principal contents:
...
...
...
b/ The business objectives and lines;
c/ Charter capital;
d/ The full names, nationalities and addresses of all founding shareholders;
e/ The quantity of shares which the founding shareholders have pledged to buy, types and par value of shares and the total quantity of shares of each type entitled for sale offer;
f/ Rights and obligations of shareholders;
g/ The organizational and managerial structure;
h/ The representative at law;
i/ Modes of adopting decisions of the joint-stock company, principles for settling internal disputes;
j/ Cases where shareholders may request the joint-stock company to re-purchase shares;
...
...
...
l/ Cases of dissolution, order of dissolution and procedures for liquidation of the company’s assets;
m/ Modes of amending and supplementing the joint-stock company’s Charter;
n/ The signature of the representative at law or signatures of all founding shareholders;
Other contents of the joint-stock companies’ Charters shall be agreed upon by shareholders but must not be contrary to the law provisions.
Article 22.- Competence to decide on transformation
1. Basing itself on the provisions of this Decree, the Ministry of Planning and Investment shall guide enterprises to compile and submit the dossiers of application for transformation.
Within thirty days after receiving the valid dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for collecting the opinions of the concerned ministries and branches and submitting them to the Prime Minister for consideration and approval.
2. After they are approved by the Prime Minister, the Ministry of Planning and Investment shall notify the enterprises thereof so that they can perform the work specified in Article 23 of this Decree and report the results thereof to the Ministry of Planning and Investment for granting the adjusted investment licenses approving the enterprise transformation. The adjusted investment licenses shall be as valid as the business registration certificates.
...
...
...
1. Widely notifying their transformation on the mass media and to their creditors.
2. Organizing the sale of shares or issuance of share certificates.
3. Convening the first shareholders’ general assembly to adopt the Charter and elect the Managing Board of the joint-stock company.
4. Electing the general director or director by the Managing Board.
5. Organizing the hand-over of capital, assets, labor, liabilities… between the Managing Board or the enterprise investor(s) and the Managing Board of the joint-stock company
Article 24.- Publicization of operation in the form of joint-stock company
1. Within thirty days after being granted the adjusted investment licenses regarding the enterprise transformation, the joint-stock companies must publish on local newspapers or central dailies for three consecutive issues the following principal contents:
a/ The enterprise’s name;
b/ The serial number and date of the adjusted investment license;
...
...
...
d/ The business objectives and line(s);
e/ Charter capital;
f/ Full names and addresses of founding shareholders;
g/ The full name and permanent address of the joint-stock company’s representative at law.
2. When changing the above-said contents, the joint-stock companies must publicize such changes according to the provisions in Clause 1 of this Article.
Article 25.- Responsibilities of State management agencies
The State management agencies shall perform the function of management over the transformation of enterprises and the operation of joint-stock companies in accordance with their respective jurisdiction and the law provisions.
Once every six months, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Government and, as authorized by the Government, report to the National Assembly Standing Committee the situation of transformation of foreign-invested enterprises into joint-stock companies.
...
...
...
Article 26.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after the date of its publication on the Official Gazette.
The selection of enterprises for transformation shall be effected within one year after the effective date of this Decree.
After two years as from the effective date of this Decree, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for reviewing, together with the concerned ministries and branches, the implementation of this Decree and report the results to the Government for submission to the National Assembly Standing Committee and the National Assembly.
Article 27.- Organization of implementation
1. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and other concerned agencies shall have to guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
...
...
...
;
Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
Số hiệu: | 38/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/04/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
Chưa có Video