HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 302-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1978 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Điều lệ về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, ban hành kèm theo Nghị định
của Hội đồng Chính phủ số 172-CP ngày 01/11/1973;
Căn cứ vào quyết định của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 08 tháng 11
năm 1978;
Để thực hiện một bước chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý liên hiệp các
xí nghiệp, tiến tới xây dựng một chế độ quản lý mới đối với ngành kinh tế - kỹ
thuật.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh.
- Tổ chức việc thi hành bản Điều lệ này trong phạm vi trách nhiệm của mình;
- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện điều lệ riêng của từng liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh thuộc quyền quản lý, theo đúng tinh thần và nội dung cơ bản của Điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh;
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành những chính sách, chế độ, thể lệ quản lý mới thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho phù hợp với những nguyên tắc của bản điều lệ này.
|
TM.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
|
LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
(ban hành kèm theo nghị định số 302-CP ngày 01/12/1978 của Hội đồng
Chính phủ)
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Liên hiệp thực hiện việc tổ chức và phân công sản xuất hợp lý theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với hợp tác sản xuất; đẩy mạnh việc tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy quá trình tích tụ sản xuất, đổi mới kỹ thuật, sử dụng hợp lý các năng lực sản xuất trong toàn liên hiệp nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật, theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Điều 2: Trực thuộc liên hiệp có:
- Các cơ sở sản xuất chính (xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hợp công – nông nghiệp hay nông – công nghiệp…);
- Các cơ sở nghiên cứu khoa học - kỹ thuật;
- Các tổ chức cung ứng, bảo quản, vận tải, tiêu thụ và các cơ sở khác phục vụ sản xuất – kinh doanh;
- Các trường, lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân;
- Các cơ sở khác do liên hiệp quản lý.
Các xí nghiệp trực thuộc liên hiệp có tư cách pháp nhân, có những nhiệm vụ và quyền hạn như trong Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (ban hành kem theo Nghị định số 93-CP ngày 08/04/1977), được bổ sung, điều chỉnh theo các quy định của điều lệ này.
Liên hiệp được giao nhiệm vụ, quyền hạn quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật theo những quy định chung của Nhà nước và những quy định cụ thể của Bộ chủ quản.
Liên hiệp chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc thi hành đầy đủ trách nhiệm của mình trong quan hệ với chính quyền địa phương, nơi xí nghiệp hoạt động, như các Nghị định số 172-CP ngày 01/11/1973 và số 24-CP ngày 02/02/1976 của Hội đồng Chính phủ đã quy định.
Điều 4: Liên hiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Giúp Bộ chủ quản xây dựng quy hoạch, kế hoach ngành, xây dựng danh mục sản phẩm và bảng cân đối sản phẩm toàn ngành.
Xây dựng quy hoạch và phương hướng phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của liên hiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về sản phẩm của ngành.
Hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ kế hoạch được Nhà nước giao, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước Bộ về kết quả sản xuất – kinh doanh của liên hiệp.
2. Giúp Bộ chủ quản lập phương án đầu tư xây dựng cơ bản của ngành; tố chức chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản của liên hiệp, bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong liên hiệp.
Thực hiện chức năng đầu tư xây dựng các công trình mới của liên hiệp.
3. Tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị, máy móc, phân bố lao động hợp lý theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với hợp tác sản xuất trong liên hiệp; tổ chức việc trang bị đồng bộ về thiết bị, giải quyết tốt và kịp thời về phụ tùng, phụ kiện…trong liên hiệp (bằng việc tổ chức chế tạo trong nội bộ liên hiệp và hợp tác với các ngành khác, hoặc nhập của nước ngoài) nhằm mau chóng hoàn chỉnh và phát triển toàn diện cơ sở vật chất - kỹ thuật, tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Kiến nghị sự phân công và hợp tác sản xuất hợp lý giữa xí nghiệp Trung ương và xí nghiệp địa phương, giữa xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã sản xuất và các tổ chức thuộc hình thức sở hữu khác cùng ngành; kiến nghị các hình thức, phương pháp hợp tác và liên hiệp sản xuất trong ngành với các ngành khác, hoặc trên phạm vi lãnh thổ.
Không ngừng cải tiến công tác quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh; tổ chức bộ máy quản lý liên hiệp hợp lý, thích ứng với cơ cấu và hoạt động sản xuất – kinh doanh của liên hiệp.
4. Tổ chức việc nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và việc ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của ngành và của liên hiệp. Không ngừng đổi mới kỹ thuật, cải tiến công nghệ phát triển mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
5. Lập bảng cân đối những vật tư chủ yếu và cân đối sản phẩm của ngành trình Bộ chủ quản; tổ chức việc cung ứng vật tư – kỹ thuật cho các cơ sở trong liên hiệp; chỉ đạo các xí nghiệp thực hiện đúng đắn kế hoạch cung ứng vật tư và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
6. Quản lý và sử dụng các loại tài sản, vốn và quỹ chung của liên hiệp theo đúng chế độ của Nhà nước; kiểm tra việc sử dụng các loại vốn của các xí nghiệp trực thuộc.
Điều hòa thiết bị, vật tư, vốn giữa các xí nghiệp trong nội bộ liên hiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất – khinh doanh một cách có hiệu quả, bảo đảm hoàn thành toàn điện kế hoạch của liên hiệp.
7. Tổ chức lao động một cách khoa học nhằm tăng nhanh năng suất lao động; chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc lựa chọn những hình thức trả lương thích hợp với điều kiện cụ thể và theo đúng chế độ tiền lương của Nhà nước. Có quyền điều hòa công nhân, viên chức trong liên hiệp.
Tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý cho toàn ngành.
Quản lý cán bộ trong liên hiệp theo sự phân cấp của Nhà nước; thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật về lao động và tiền lương trong phạm vi được phân cấp.
8. Ký các hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác sản xuất – kinh doanh, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật… có liên quan đến liên hiệp với các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác; nghiêm chỉnh chấp hành và chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc nghiêm chỉnh chấp hành các hợp đồng đã ký kết.
9. Tổ chức sự hợp tác giữa các đơn vị thuộc các cấp quản lý và thuộc các hình thức sở hữu khác trong ngành; hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở trong ngành hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch; đôn đốc việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật chung của ngành trong phạm vi được Bộ chủ quản uỷ quyền.
10. Giúp Bộ chủ quản trong việc nghiên cứu các chính sách, kế hoạch, biện pháp hợp tác kinh tế với nước ngoài có liên quan đến ngành.
Được trực tiếp giao dịch với các tổ chức kinh tế của nước ngoài trong việc mua thiết bị, vật tư và tiêu thụ sản phẩm, theo đúng chính sách, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước về quan hệ quốc tế và ngoại thương.
CÁC MẶT QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Căn cứ vào sổ kiểm tra của Nhà nước, liên hiệp phải tính toán, xây dựng và chọn phương án kế hoạch có hiệu quả cao, bảo đảm thực hiện những mục tiêu cơ bản của liên hiệp.
Liên hiệp phải chỉ đạo và hướng dẫn các xí nghiệp phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức, xây dựng kế hoạch theo những tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật tiến bộ, huy động và sử dụng có hiệu quả các năng lực sản xuất hiện có và tiềm tàng của mình có tính đến khả năng hợp tác với các đơn vị khác trong liên hiệp và ngoài liên hiệp.
Sau khi kế hoạch của liên hiệp đã được duyệt, Tổng giám đốc liên hiệp giao kế hoạch chính thức cho các xí nghiệp trực thuộc theo đúng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, liên hiệp được điều chỉnh kế hoạch của các xí nghiệp trực thuộc, trên cơ sở bảo đảm hoàn thành toàn diện và vượt mức các nhiệm vụ kế hoạch của liên hiệp.
Liên hiệp kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của từng xí nghiệp trực thuộc, làm cơ sở cho việc thi hành các chế độ thưởng, phạt đối với từng xí nghiệp, theo chế độ của Nhà nước.
B. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC – KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ KỸ THUẬT
Liên hiệp các xí nghiệp phải kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với các xí nghiệp trực thuộc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do liên hiệp sản xuất. Đối với sản phẩm sản xuất thử, liên hiệp có nhiệm vụ tổ chức việc xét duyệt và chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật khi đi vào sản xuất hàng loạt.
C. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
Xây dựng, đề nghị Bộ chủ quản và Nhà nước xét duyệt các tiêu chuẩn, định mức lao động thống nhất của ngành; hướng dẫn và kiểm tra các xí nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn, định mức ấy; xét duyệt và ban hành các định mức lao động theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước.
D. CUNG ỨNG VẬT TƯ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
Đối với vật tư thông dụng, phụ tùng thiết bị, liên hiệp phải tìm nguồn cung ứng và chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc ký hợp đồng với các tổ chức cung ứng.
Đối với vật tư chuyên dùng, liên hiệp tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch chung, nghiên cứu nguồn vật tư và tổ chức việc cung ứng cho tất cả các cơ sở sản xuất của ngành.
Đối với nguyên vật liệu trong nước (sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…), liên hiệp phải phối hợp với chính quyền địa phương nơi có trách nhiệm cung ứng để chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc ký hợp đồng thu mua với các tổ chức sản xuất và cung ứng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Đối với các loại vật tư khác không do Nhà nước thống nhất quản lý, liên hiệp phải hướng dẫn, giúp đỡ các xí nghiệp tìm nguồn cung ứng và hướng dẫn các xí nghiệp trực thuộc ký hợp đồng với các tổ chức sản xuất và cung ứng.
Căn cứ vào kế hoạch phân phối của Nhà nước, với sự thỏa thuận của tổ chức thương nghiệp, liên hiệp được trực tiếp tổ chức việc tiêu thụ (bán buôn) các sản phẩm của ngành nếu xét thấy hợp lý và thuận tiện.
Liên hiệp phải thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước, có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ, cải tiến mặt hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; xác định ký hiệu, nhãn hiệu của sản phẩm, và tổ chức việc quảng cáo, giới thiệu mặt hàng; tổ chức những hình thức thích hợp để thu thập ý kiến của người tiêu dùng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến tổ chức tiêu thụ.
Liên hiệp phải thực hiện các biện pháp thích hợp như mở hội nghị khách hàng cung ứng, khách hàng tiêu thụ để lấy được nhiều ý kiến của nhân dân và của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng và tiêu thụ.
E. TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG, GIÁ CẢ.
Liên hiệp có quyền điều hòa, phối hợp việc sử dụng tài sản cố định (sản xuất và phi sản xuất), vốn lưu động trong phạm vi của liên hiệp.
Mọi việc chuyển nhượng, cho thuê tài sản thừa hoặc tạm thời chưa dùng đến của liên hiệp và của các xí nghiệp trực thuộc đều do liên hiệp quyết định theo trình tự pháp chế hiện hành.
Liên hiệp phải quyết toán và phân tích hoạt động kinh tế định kỳ theo đúng các quy định của Nhà nước; phải lập bảng tổng kết tài sản chung của liên hiệp, bao gồm phần cơ quan liên hiệp trực tiếp sản xuất – kinh doanh phục vụ cho toàn liên hiệp và phần của các xí nghiệp trực thuộc.
Các liên hiệp làm hàng xuất, nếu hoàn thành kế hoạch giao nộp hàng xuất, được thưởng một tỷ lệ phần trăm số kim ngạch ngoại tệ; liên hiệp được sử dụng quỹ ngoại tệ này để mua thiết bị, vật tư cần thiết.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch của liên hiệp, cơ quan liên hiệp được hưởng chế độ phân phối lợi nhuận, được trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo mức trích lập bình quân chung của các xí nghiệp và theo quy định của Nhà nước.
Nguồn và cách sử dụng các quỹ của liên hiệp do pháp luật định.
Đối với các nửa thành phẩm, dịch vụ, sửa chữa trong nội bộ liên hiệp, liên hiệp căn cứ vào chế độ quản lý giá thành và lãi định mức của Nhà nước mà quy định các giá thanh toán nội bộ.
Đối với mặt hàng mới, liên hiệp được quy định giá tạm thanh toán nếu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển chưa kịp xác định giá chính thức cho các mặt hàng đó theo thời hạn quy định. Đối với những sản phẩm chế thử, những sản phẩm ngoài kế hoạch, liên hiệp căn cứ vào nguyên tắc định giá và giá chuẩn, để định giá.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ chủ quản. Giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý có các Phó tổng giám đốc,kế toán trưởng và cán bộ pháp lý của liên hiệp .
Các Phó tổng giám đốc phụ trách từng lĩnh vực công tác như sản xuất, khoa học – kỹ thuật, kinh tế - tài chính, xây dựng cơ bản, tổ chức đời sống vật chất và văn hóa…
Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của liên hiệp, Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định số phó tổng giám đốc cần có và bổ nhiệm các phó tổng giám đốc.
Khi vắng mặt, Tổng giám đốc ủy quyền cho một phó tổng giám đốc thay mặt trong công tác chỉ đạo chung.
Cán bộ pháp lý giúp tổng giám đốc bảo đảm mọi hoạt động của liên hiệp được tiến hành theo đúng pháp chế; giúp tổng giám đốc giải quyết các vấn đề tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật.
Bộ máy và biên chế của cơ quan liên hiệp do tổng giám đốc liên hiệp đề nghị và do Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định.
Tổng giám đốc liên hiệp xét duyệt cơ cấu bộ máy quản lý của các xí nghiệp và quản lý cán bộ trong toàn liên hiệp, theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước.
Hội đồng kinh tế - kỹ thuật gồm tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của liên hiệp, các giám đốc xí nghiệp và thủ trưởng các đơn vị khác trong liên hiệp, thư ký công đoàn của liên hiệp. Chủ tịch hội đồng là tổng giám đốc liên hiệp. Tùy theo trường hợp cần thiết, hội đồng có thể mời chuyên gia giỏi về kỹ thuật, về quản lý và những công nhân tiên tiến tham gia cuộc họp của hội đồng.
Tổng giám đốc có trách nhiệm đưa ra hội đồng của liên hiệp bàn tập thể các vấn để chủ yếu sau đây:
- Các phương án và dự án quy hoạch phát triển sản xuất dài hạn, 5 năm và hàng năm;
- Các phương án, dự án đầu tư xây dựng cơ bản và cải tiến trang bị kỹ thuật;
- Các dự án, chương trình hoạt động khoa học - kỹ thuật, thiết kế chế tạo sản phẩm mới, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu;
- Các dự án cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đào tạo, sử dụng cán bộ, công nhân;
- Các chủ trương và biện pháp lớn về tăng cường chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến tổ chức cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. giá thành và giá cả…;
- Kế hoạch sử dụng các quỹ chung của liên hiệp;
- Các kiến nghị với nhà nước về hợp tác kinh tế và giao dịch mua bán với nước ngoài, v.v…
Những kết quả thảo luận của hội đồng được thực hiện bằng các quyết định của tổng giám đốc. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước Bộ chủ quản về quyết định của mình.
Hàng năm, liên hiệp phải chuẩn bị đầy đủ các số liệu, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đến kiểm tra và xác nhận kết quả sản xuất – kinh doanh của liên hiệp.
NHÓM SẢN PHẨM VÀ HỘI ĐỒNG SẢN XUẤT NGÀNH
Các cơ sở sản xuất trong nhóm sản phầm cùng nhau tiến hành việc nghiên cứu nhu cầu thị trường; thực hiện sự phân công và hợp tác sản xuất,cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau về công tác quản lý, về nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới: thực hiện thống nhất các chế độ quản lý kinh tế và kỹ thuật của ngành… nhằm tận dụng mọi năng lực sản xuất, tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất…
Tổng giám đốc liên hiệp có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo công tác của nhóm sản phẩm trong ngành; bàn bạc và thỏa thuận với các ngành, các địa phương về việc sắp xếp các xí nghiệp và cơ sở sản xuất vào nhóm sản phẩm; chỉ định xí nghiệp chủ đạo của nhóm sản phẩm; xây dựng chương trình hoạt động chung cho các nhóm sản phẩm của ngành. Giám đốc xí nghiệp chủ đạo là chủ tịch nhóm sản phẩm, nhận chỉ thị của tổng giám đốc và có nhiệm vụ báo cáo trước tổng giám đốc về công tác của nhóm sản phẩm.
- Quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm, kế hoạch đầu tư mới của toàn ngành;
- Kế hoạch sản xuất hàng năm; cân đối vật tư và cân đối sản phẩm ngành;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới;
- Phân công và hợp tác sản xuất các mặt hàng;
- Cung ứng vật tư - kỹ thuật;
- Tiêu thụ sản phẩm;
- Kế hoạch và tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý.
THÀNH LẬP, PHÂN CHIA, SÁP NHẬP GIẢI THỂ LIÊN HIÊP CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trực thuộc hội đồng Chính phủ quản lý các ngành kinh tế
- Kỹ thuật, có trách nhiệm nghiên cứu việc thành lập các liên hiệp thuộc các ngành do mình quản lý, đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Căn cứ vào điều lệ này, các Bộ chủ quản xét duyệt điều lệ riêng của từng liên hiệp trực thuộc; chỉ đạo và kiểm tra các liên hiệp trực thuộc thực hiện đúng đắn điều lệ và tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh có hiệu quả./.
|
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị |
Nghị định 302-CP năm 1978 về điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
Số hiệu: | 302-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Chính phủ |
Người ký: | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 01/12/1978 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 302-CP năm 1978 về điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
Chưa có Video