Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2007 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LUẬT SƯ

CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết sô 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

TIÊU CHUẨN LUẬT SƯ

Điều 1. Bằng cử nhân luật

Người có bằng cử nhân luật quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư là người có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư

1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Bộ Tư pháp và Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Tổ chức luật sư toàn quốc có nhiệm vụ đào tạo nghề luật sư.

2. Cơ sở đào tạo nghề đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được đào  tạo nghề luật sư:

a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo nghề luật sư;

b) Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với chương trình khung về đào tạo nghề luật sư;

c) Có trường sở, tài chính, thiết bị phục vụ dạy và học.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, thủ tục thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư.

3. Chỉ có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư của Bộ Tư pháp, Tổ chức luật sư toàn quốc cấp hoặc do cơ sở đào tạo nghề luật sư của nước ngoài cấp, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận mới có giá trị theo quy định tại Điều 12 của Luật Luật sư.

Chương 2:

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều 3. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:

1. Tên văn phòng luật sư, công ty luật;

2. Địa chỉ trụ sở;

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

4. Họ, tên của người đại diện theo pháp luật (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

5. Lĩnh vực hành nghề.

Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Điều 4. Điều lệ Công ty luật

Điều lệ công ty luật gồm những nội dung chính sau đây:

1. Tên, địa chỉ trụ sở;

2. Loại hình công ty luật;

3. Lĩnh vực hành nghề;

4. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

5. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;

6. Phần vốn góp của luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);

7. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

8. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;

9. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

10. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

11. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;

12. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.

Điều lệ công ty luật phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả luật sư thành viên.

Điều 5. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

1. Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.

Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên của công ty đều là thành viên của một Đoàn luật sư thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư đó.

Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

2. Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Luật sư.

3. Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật được làm thành 2 bản; một bản cấp cho văn phòng luật sư hoặc công ty luật, một bản lưu tại Sở Tư pháp.

4. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật, Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Cục thuế của địa phương và Bộ Tư pháp.

5. Văn phòng luật sư, công ty luật phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, văn phòng luật sư, công ty luật được khắc và sử dựng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về con dấu.

Điều 6. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có nội dung chính sau đây:

1. Tên, địa chỉ trụ sở;

2. Lĩnh vực hành nghề;

3. Họ, tên người đại diện theo pháp luật;

4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên.

Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Điều 7. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư

1. Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Luật sư. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải gửi thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi văn phòng, công ty đặt trụ sở và Đoàn luật sư nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

2. Khi đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng luật sư, công ty luật phải nộp lệ phí đăng ký theo mức lệ phí đăng ký lập chi nhánh của doanh nghiệp.

3. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư được sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về con dấu.

Điều 8. Chuyển đổi Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

2. Trong trường hợp chuyển đổi từ hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Giám đốc công ty luật phải gửi hồ sơ chuyển đổi đến Sở Tư pháp nơi công ty đăng ký hoạt động. Hồ sơ chuyên đổi gồm có:

a) Đơn đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích và lý do chuyển đổi;

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật mới;

c) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật mới;

d) Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc giấy tờ chuyển đổi quy định tại khoản 2 của Điều này, Sở Tư pháp phải cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Luật sư.

Điều 9. Thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư có thể ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam làm việc cho tổ chức mình. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài làm thuê cho tổ chức hành nghề luật sư được thoả thuận trong hợp đồng phù hợp với Luật Luật sư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo băng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động kèm theo hợp đồng thuê luật sư nước ngoài.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Chương 3:

THÙ LAO LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 10. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự

1. Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất quy ra giờ không được vượt quá 100.000 đồng/1 giờ làm việc của luật sư.

Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thoả thuận.

2. Khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách.

Điều 11. Thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng

1. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho luật sư là 120.000 đồng/1ngày làm việc của luật sư.

2. Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:

a) Thời gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

b) Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa;

c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng;

d) Thời gian tham gia phiên tòa;

đ) Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.

3. Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên toà, luật sư được thanh toán chi phí tiền tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước về thù lao và các khoản chi phí nêu tại khoản 1, khoản 3 Điều này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

5. Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.

Chương 4:

THÀNH LẬP, GIẢI THỂ ĐOÀN LUẬT SƯ

Điều 12. Thành lập Đoàn luật sư

1. Tại mỗi tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khi có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư.

2. Hồ sơ thành lập Đoàn luật sư bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập;

b) Danh sách sáng lập viên;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư của các sáng lập viên;

d) Dự thảo Điều lệ Đoàn luật sư.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản gửi Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn luật sư tại địa phương. Sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và thực hiện thủ tục thành lập Đoàn luật sư.

Điều 13. Giải thể Đoàn luật sư

Đoàn luật sư bị giải thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không còn đủ 3 luật sư;

2. Vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành nhố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Đoàn luật sư sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và thực hiện thủ tục giải thể Đoàn luật sư.

Chương 5:

HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 14. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

1. Tên gọi của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Chi chánh", tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi được phép đặt chi nhánh.

2. Tên gọi của công ty luật một trăm phần trăm vốn nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn” và tên của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

3. Tên gọi của công ty luật liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam do các bên thoả thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn".

Điều 15. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh

Đơn đề nghị thành lập chi nhánh có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;

2. Tên gọi của chi nhánh;

3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh;

4. Thời hạn hoạt động của chi nhánh;

5. Nơi đặt trụ sở của chi nhánh;

6. Họ, tên của luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh.

Điều 16. Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài

Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

2. Tên gọi của công ty luật nước ngoài;

3. Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;

4. Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;

5. Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;

6. Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài.

Điều 17. Ngôn ngữ sử dụng và hợp pháp hoá lãnh sự

1. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh, thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Giấy tờ do Cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 18. Đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo địa phương hoặc báo trung ương trong ba số liên tiếp; thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư, Cơ quan thuế của địa phương, nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam về các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

2. Lĩnh vực hành nghề;

3. Họ tên của Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài.

Điều 19. Hợp nhất công ty luật nước ngoài

Hai hoặc nhiều công ty luật nước ngoài có thể thoả thuận hợp nhất thành một công ty luật nước ngoài mới.

Thủ tục hợp nhất được quy định như sau:

1. Các công ty luật nước ngoài chuẩn bị hợp đồng hợp nhất và hợp đồng thành lập công ty luật nước ngoài mới. Trong hợp đồng hợp nhất phải có quy định về thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; thời hạn thực hiện hợp nhất.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin hợp nhất và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp ra quyết định chấp thuận việc hợp nhất dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài mới; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.

2. Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập công ty luật nước ngoài mới được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Luật sư và Điều 18 của Nghị định này.

3. Sau khi công ty luật nước ngoài mới được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật nước ngoài cũ chấm dứt tồn tại. Công ty luật nước ngoài mới được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các Công ty luật nước ngoài.

Điều 20. Sáp nhập công ty luật nước ngoài

Một hoặc nhiều công ty luật nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật nước ngoài khác.

Thủ tục sáp nhập công ty luật nước ngoài được quy định như sau:

1. Các công ty luật nước ngoài liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập. Trong hợp đồng sáp nhập phải có quy định về phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; thủ tục và thời hạn thực hiện sáp nhập.

2. Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập không phải đăng ký hoạt động mà chỉ làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 80 của Luật Luật sư.

Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật nước ngoài bị sáp nhập.

Điều 21. Tạm ngừng hoạt động

1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự quyết định tạm ngừng hoạt động;

b) Bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn.

2. Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp chậm nhất là 30 ngày, trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động.

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được tạm ngừng hoạt động kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp.

3. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp hoặc quyết định về việc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng hoạt động cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.

4. Trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải nộp đủ số thuế còn nợ; chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ khác, chịu trách nhiệm về các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

5. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày dự kiến hoạt động trở lại, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoạt động trở lại.

Điều 22. Chấm dứt hoạt động

1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị thu hồi Giấy phép.

2. Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động, chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, Đoàn Luật sư và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tư pháp ra quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với các luật sư, nhân viên lao động; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định của Bộ Tư pháp về việc chấm dứt hoạt động hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi Giấy phép, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với các luật sư, nhân viên lao động; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.

Điều 23. Lệ phí

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép, xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 83 của Luật Luật sư.

2. Hàng năm, Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách hỗ trợ cho việc bồi dưỡng luật sư, đào tạo nghề luật sư và hoạt động của Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 83 của Luật Luật sư.

2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư; giải thể Đoàn luật sư;

b) Thẩm định, trình Ủban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;

c) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

d) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

đ) Yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết;

e) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;

g) Tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;

h) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư, Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 02/2002/TT-BTP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư; Thông tư số 06/2003/TT-BTP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành Nghị định

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

  


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, XDPL (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 


Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 28/2007/ND-CP

Hanoi, February 26, 2007

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON LAWYERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to June 29, 2006 Law No. 65/2006/QH11 on Lawyers;
Pursuant to the National Assembly's Resolution No. 65/2006/QH11 of June 29, 2006, on the implementation of the Law on Lawyers;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

CRITERIA OF LAWYERS

Article 1.- Law bachelor diplomas

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Lawyer-training establishments

1. Lawyer-training establishments under the Justice Ministry and those under the National Bar Association are tasked to train lawyers.

2. A vocational training establishment meeting all the following conditions may train lawyers:

a/ Having an adequate and synchronously structured number of administrators and teachers with good moral qualities and training skills who can ensure the achievement of lawyer-training objectives and programs;

b/ Having training programs and curricula conformable with the framework lawyer-training program;

c/ Having adequate material and financial bases as well as teaching and learning aids.

The Justice Minister shall specify criteria and procedures for the founding of lawyer-training establishments.

3. Only graduation certificates issued by lawyer-training establishments of the Justice Ministry, the National Bar Association or foreign lawyer-training establishments recognized by the Justice Minister are valid under the provisions of Article 12 of the Law on Lawyers.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Written requests for registration of operations of law-practicing organizations

A written request for registration of operations of a law-practicing organization has the following principal contents:

1. The name of the lawyer's office or the law firm.

2. The address of its head office.

3. The full names and permanent residence addresses of the chief of the lawyer's office or the owner (of a one-member limited liability law firm) or members (of a limited liability law firm with two or more members or a law partnership).

4. The full name of the at-law representative (of a limited liability law firm with two or more members or a law partnership).

5. The domains of law practice.

The Justice Ministry shall specify a model written request for registration of operations of law-practicing organizations.

Article 4.- Charters of law firms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The name and address of the firm's head office.

2. The type of the law firm.

3. The domains of its law practice.

4. The full names and permanent residence addresses of the owner (of a one-member limited liability law firm) or members (of a limited liability law firm with two or more members or a law partnership).

5. The rights and obligations of the owner or members.

6. The capital portions contributed by the members (of a limited liability law firm with two or more members).

7. The conditions and procedures for inclusion in, or withdrawal from, the list of members (of a limited liability law firm with two or more members or a law partnership).

8. The organizational, managerial and executive apparatuses.

9. The procedures for approval of decisions and resolutions; principles for settlement of internal disputes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Cases of suspension or termination of operation and procedures for asset liquidation.

12. The procedures for amendment and supplementation of the charter of the law firm.

The charter of a law firm must bear the signature of the owner or those of all members of the firm.

Article 5.- Registration of operations of law-practicing organizations

1. A lawyer's office or limited liability law firm with two or more members shall register operations with the Justice Service of the province or city where exists the bar association of which the chief of the office or the director of the firm is a member.

A law partnership or a limited liability law firm with two or more members whose members all join a bar association shall register operations with the Justice Service of the province or city where that bar association exists.

A law partnership or a limited liability law firm with two or more members whose members join different bar associations shall register operations with the Justice Service of the province or city where it is headquartered.

2. Procedures for registration of operations of law-practicing organizations shall comply with the provisions of Article 35 of the Law on Lawyers.

3. An operation registration paper of a lawyer's office or a law firm shall be made in two copies, one to be granted to the lawyer's office or the law firm and the other to be kept at the provincial/municipal Justice Service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Lawyer's offices and law firms shall pay an operation registration fee at the business registration fee rate set for enterprises.

6. After being granted operation registration papers, lawyers' offices and law firms may engrave and use seals in accordance with the seal law.

Article 6.- Operation registration papers of law-practicing organizations

An operation registration paper of a law-practicing organization has the following principal contents:

1. The name and address of its head office;

2. The domains of its practice;

3. The full name of its at-law representative;

4. The full name and permanent residence address of its members.

The Justice Ministry shall specify the form of operation registration papers of law-practicing organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Procedures for registration of operations of branches of law-practicing organizations shall comply with the provisions of Article 41 of the Law on Lawyers. Within seven days after being granted a branch's operation registration paper, a law-practicing organization shall send notify such in writing to the Justice Service of the province or city where it is headquartered and to the bar association in the locality where its branch is based.

2. When registering operations of their branches, lawyers' offices and law firms shall pay a registration fee at the rate set for registration of the setting up of enterprise branches.

3. After being granted operation registration papers, branches of law-practicing organizations may use their seals in accordance with the seal law.

Article 8.- Transformation of limited liability law firms

1. A one-member limited liability law firm may be transformed into a limited liability law firm with two or more members and vice versa.

2. When a one-member limited liability law firm is transformed into a limited liability law firm with two or more members or vice versa, the director of the law firm shall send the transformation dossier to the provincial/municipal Justice Service with which the firm has registered its operations. Such a dossier comprises:

a/ A written request for transformation, clearly stating the transformation purpose and reason;

b/ The draft charter of the new law firm;

c/ The list of members or owners of the new law firm;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 7 working days after receiving a complete dossier or transformation papers specified in Clause 2 of this Article, the provincial/municipal Justice Service shall grant an operation registration paper to the limited liability law firm in accordance with the Law on Lawyers.

Article 9.- Employment of foreign lawyers by law-practicing organizations

Law-practicing organizations may sign labor contracts to employ foreign lawyers who have been granted permits to practice law in Vietnam. Rights and obligations of foreign lawyers employed by law-practicing organizations are agreed in contracts in accordance with the Law on Lawyers, this Decree and relevant laws.

Within 7 working days after signing a contract to employ a foreign lawyer, a law-practicing organization shall send a written notice thereof to the provincial/municipal Justice Service where it has registered operations, enclosed with the employment contract.

Within 7 working days after terminating a foreign lawyer employment contract, the law-practicing organization shall notify such in writing to the provincial/municipal Justice Service where it has registered operations.

Chapter III

REMUNERATION FOR LAWYERS PARTICIPATING IN LEGAL PROCEEDINGS IN CRIMINAL CASES

Article 10.- Ceiling rate of remuneration for lawyers participating in criminal legal proceedings

1. The level of remuneration for lawyers participating in criminal legal proceedings shall be agreed upon in legal service contracts between clients and lawyers' offices, law firms or individually practicing lawyers under the provisions of Clause 1, Article 55 of the Law on Lawyers, and shall be calculated on an hourly basis or in a lump sum per case, which, however must not exceed VND 100,000/working hour of lawyers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Lawyers' offices, law firms and individually practicing lawyers are encouraged to exempt or reduce lawyers' remuneration for the poor and policy beneficiaries.

Article 11.- Remuneration and expenses for lawyers who participate in legal proceedings at the request of legal proceeding-conducting agencies

1. For cases in which lawyers are requested by legal proceeding-conducting agencies, the remuneration rate is VND 120,000/working day for each lawyer.

2. Working time of a lawyer includes:

a/ The time for meeting with the person in custody, the accused and defendant;

b/ The time for gathering documents, objects or details relating to his/her defense;

c/ The time for studying dossiers and preparing documents at the legal proceeding-conducting agency;

d/ The time for participation in court hearings;

e/ Other rational time for participation in legal proceedings at the request of the legal proceeding-conducting agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The legal proceeding-conducting agency which has requested lawyers to participate in legal proceedings is obliged to pay according to state regulations remuneration and expenses mentioned in Clauses 1 and 3 of this Article. The fund for payment is included in the annual budget estimate of the legal proceeding-conducting agency.

Chapter IV

SETTING UP AND DISSOLUTION OF BAR ASSOCIATIONS

Article 12.- Setting up of bar associations

1. A bar association may be set up in a province or centrally run city where exist three or more holders of law practice certificates.

2. A dossier for setting up of a bar association comprises:

a/ A written request for setting up of a bar association;

b/ A list of founders;

c/ Copies of law practice certificates of the founders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 15 days after receiving a dossier, the provincial/municipal People's Committee shall send a report to the Justice Ministry on the setting up of a bar association in the locality. After getting written consent of the Justice Minister, the president of the provincial/municipal People's Committee shall decide to permit the setting up of a bar association; in case of refusal, he/she shall notify in writing the applicant of the reason therefor. The applicant may lodge a complaint in accordance with law.

4. Provincial/municipal Justice Services shall assist provincial/municipal People's Committees in guiding and carrying out procedures for setting up bar associations.

Article 13.- Dissolution of bar associations

A bar association is dissolved in one of the following cases:

1. It no longer has enough 3 lawyers;

2. It commits a serious violation of law.

Provincial/municipal People's Committees shall decide on dissolution of bar associations after reaching agreement with the Justice Minister. Provincial/municipal Justice Services shall assist provincial/municipal People's Committees in guiding and carrying out procedures for dissolution of bar associations.

Chapter V

LAW PRACTICE BY FOREIGN LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS AND FOREIGN LAWYERS IN VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The name of a foreign law-practicing organization in Vietnam must include the words "chi nhanh" (branch), the name of the foreign law-practicing organization and the name of the province or centrally run city where the branch is located.

2. The name of a foreign-owned law firm in Vietnam must include the phrase "cong ty luat trach nhiem huu han" (limited liability law firm) and the name of the foreign law-practicing organization.

3. The name of a joint-venture law firm between a foreign law-practicing organization and a Vietnamese one shall be selected and agreed upon by concerned parties and must include the phase "cong ty luat trach nhiem huu han" (limited liability law firm."

Article 15.- Applications for setting up of branches

An application for setting up of a branch has the following principal contents:

1. The name, nationality and address of the head office of the foreign law-practicing organization.

2. The name of the branch.

3. The domains of its law practice.

4. The term of operation of the branch.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The full name of the lawyer appointed as the branch's head by the foreign law-practicing organization.

Article 16.- Applications for establishment of foreign law firms

An application for establishment of a foreign law firm has the following principal contents:

1. The name, nationality and address of the head office of the foreign law-practicing organization; the name, address of the head office of the Vietnamese law-practicing organization, for a joint venture.

2. The name of the foreign law firm.

3. The domains of its law practice.

4. The term of its operation.

5. The location of its head office.

6. The full name of the lawyer appointed as its director.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Applications for setting up of branches or foreign law firms in Vietnam and foreign lawyers' applications for certificates of law practice in Vietnam shall be made in Vietnamese. Enclosed papers, if in foreign languages, shall be translated into Vietnamese and the translations shall be authenticated under the provisions of Vietnamese law.

2. Papers granted by foreign agencies or organizations or notarized or authenticated in foreign countries shall be consularly legalized in accordance with Vietnamese law, unless they are exempted from consular legalization under a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Article 18.- Publication on newspapers, notification of establishment of foreign law-practicing organizations in Vietnam

Within 15 days after being granted an operation registration paper, a foreign law-practicing organization in Vietnam shall publish in a central or local newspaper for three consecutive issues, and notify in writing the bar association and tax office of the locality where it is headquartered, of the following principal contents:

1. The name and address of the head office of the foreign law-practicing organization in Vietnam.

2. The domain of its law practice;

3. The full name of the head of the branch or director of the foreign law firm.

Article 19.- Consolidation of foreign law firms

Two or more foreign law firms may reach agreement on consolidation into a new one.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreign law firms shall prepare a consolidation contract and a contract on the establishment of a new foreign law firm. The consolidation contract must specify consolidation procedures and conditions; the labor use plan; the time limit, procedures and conditions for handover of assets; and the consolidation time limit.

Within 10 days after receiving a valid consolidation application and dossier, the Justice Ministry shall approve the consolidation by granting a license for the establishment of a new foreign law firm; in case of refusal, it shall notify in writing the reason.

2. Procedures for operation registration, publication on newspapers and notification of the establishment of a new foreign law firm are as defined in Article 79 of the Law on Lawyers and Article 18 of this Decree.

3. After the new foreign law firm is granted an operation registration paper, the old ones no longer exist. The new foreign law firm is entitled to legitimate rights and interests, takes responsibility for unpaid debts and legal service contracts being carried out as well as labor contracts signed with lawyers and employees and other asset liabilities of the foreign law firms.

Article 20.- Merger of foreign law firms

One or some foreign law firms may be merged into another one.

Procedures for merger of foreign law firms are as follows:

1. Relevant foreign law firms shall prepare a merger contract which must specify the labor use plan; the time limit, procedures and conditions for handover of assets; the merger procedures and time limit.

2. The merging foreign law firm needs not register operations but only fill in procedures for changes in the contents of its establishment license under the provisions of Article 80 of the Law on Lawyers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Suspension of operations

1. A foreign law-practicing organization in Vietnam shall suspend operations in one of the following cases:

a/ It decides on the suspension of operations by itself;

b/ It is administratively sanctioned in the form of suspension of operations for a given period.

2. When a foreign law-practicing organization in Vietnam suspends operations under the provisions of Point a, Clause 1 of this Article, it shall notify such in writing to the Justice Ministry within 30 days before the expected date of suspension.

A foreign law-practicing organization in Vietnam may suspend operations on the date the Justice Ministry issues a written approval thereon.

3. Within 15 days after getting a written approval from the Justice Ministry or a decision on suspension of its operations, the foreign law-practicing organization in Vietnam shall notify in writing the suspension of its operations to the provincial/municipal Justice Service, the bar association and the tax office of the locality where it is headquartered.

4. During the time of suspension of its operations, a foreign law-practicing organization in Vietnam shall fully pay outstanding tax debts and other debts; take responsibility for legal service contracts signed with clients as well as labor contracts signed with its lawyers and employees, unless it is otherwise agreed upon by concerned parties.

5. At least 30 days before resuming its operations, a foreign law-practicing organization in Vietnam shall send a report on the resumption to the Justice Ministry, the provincial/municipal Justice Service, the bar association and the tax office of the locality where it is headquartered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A foreign law-practicing organization in Vietnam shall terminate its operations in one of the following cases:

a/ It terminates its operations by itself;

b/ Its license is revoked.

2. In case of self-termination of operations, at least 30 days before the expected time of termination, the foreign law-practicing organization in Vietnam shall notify such in writing to the Justice Ministry, the provincial/municipal Justice Service and the tax office of the locality where it is headquartered.

Within 15 days after receiving a written notice of termination of operations of a foreign law-practicing organization in Vietnam, the Justice Ministry shall issue a decision thereon.

Before terminating its operations, a foreign law-practicing organization in Vietnam shall fully pay outstanding tax debts and other debts; complete procedures for termination of labor contracts signed with its lawyers and employees; and liquidate legal service contracts signed with its clients, unless it is otherwise agreed upon.

3. When a foreign law-practicing organization in Vietnam has its establishment license revoked, within 60 days after getting the Justice Ministry's decision on termination of its operations or decision on license revocation, it shall fully pay the outstanding tax debts and other debts; complete procedures for termination of labor contracts signed with its lawyers and employees; and liquidate legal service contracts signed with its clients, unless otherwise agreed upon.

The foreign law-practicing organization in Vietnam shall send to the Justice Ministry, the provincial/municipal Justice Service, the bar association and the tax office of the locality where it is headquartered a report on the completion of the above procedures; turn in its license to the Justice Ministry, its operation registration paper to the provincial/municipal Justice Service and its seal to the agency competent to grant and register the use of seals.

Article 23.- Fees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

STATE MANAGEMENT OF LAWYERS AND LAW PRACTICE

Article 24.- Tasks and powers of the Justice Ministry in the state management of lawyers and law practice

1. The Justice Ministry shall take responsibility before the Government for performing the state management of lawyers and law practice under the provisions of Clause 2, Article 83 of the Law on Lawyers.

2. Annually, the Justice Ministry shall make budget estimates to support the retraining of lawyers and training in law practice as well as activities of bar associations located in extreme difficulty-hit provinces in accordance with the law on the state budget.

Article 25.- Tasks and powers of provincial/municipal People's Committees in the state management of lawyers and law practice

1. Provincial/municipal People's Committees shall perform the state management of lawyers and law practice in localities under the provisions of Clause 4, Article 83 of the Law on Lawyers.

2. Provincial/municipal Justice Services shall assist provincial/municipal People's Committees in performing the state management of lawyers and law practice in localities, having the following tasks and powers:

a/ Evaluating and submitting dossiers to provincial/municipal People's Committees for decision on the establishment or dissolution of bar associations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Granting, revoking operation registration papers of Vietnamese law-practicing organizations and foreign law-practicing organizations in Vietnam;

d/ Supplying information on the registration of operations of lawyers' offices and law firms at the request of state agencies, organizations and individuals in accordance with law;

e/ Requesting law-practicing organizations to report on their operations when necessary;

f/ Reporting periodically to the Justice Ministry and provincial/municipal People's Committees on the situation of lawyers' organizations and law practice;

g/ Advising, suggesting measures to support the development of law practice in localities to provincial/municipal People's Committees;

h/ Inspecting, supervising, settling complaints and denunciations related to the organization and operations of bar associations and law-practicing organizations according to their competence or under authorization by the Justice Minister or presidents of provincial/municipal People's Committees; administratively sanctioning lawyers and law-practicing organizations according to their competence.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26.- Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government's Decree No. 94/2001/ND-CP of December 12, 2001, detailing the implementation of the Ordinance on Lawyers; Decree No. 87/2003/ND-CP of July 22, 2003, on law practice by foreign lawyers' organizations and foreign lawyers in Vietnam; the Justice Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTP of January 22, 2002, guiding a number of provisions of the Government's Decree No. 94/2001/ND-CP of December 12, 2001, detailing the implementation of the Ordinance on Lawyers; and Circular No. 06/2003/TT-BTP of October 29, 2003, guiding a number of provisions of the Government's Decree No. 87/2003/ND-CP of July 22, 2003, on law practice by foreign lawyers' organizations and foreign lawyers in Vietnam, cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 27.- Responsibilities for implementation of the Decree

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

The Justice Minister shall guide the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

;

Nghị định 28/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật luật sư

Số hiệu: 28/2007/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/02/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [4]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 28/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật luật sư

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [1]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…