QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30-L/CTN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1993 |
SỐ 30-L/CTN NGÀY 30/12/1993 CỦA QUỐC HỘI VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên quan, xác định
trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ khi giải quyết việc phá sản doanh nghiệp;
góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật
tự, kỷ cương xã hội;
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định việc phá sản doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1- "Chủ nợ có bảo đảm" là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
2- "Chủ nợ có bảo đảm một phần" là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
3- "Chủ nợ không có bảo đảm" là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
1- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Toà án), Toà án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc hoà giải tự nguyện giữa các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ, nhận bảo lãnh hoặc mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản được ưu tiên giải quyết đến trước ngày Toà án có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
THỦ TỤC NỘP ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1- Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải ghi rõ :
a) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
b) Tên và trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản.
3- Kèm theo đơn phải gửi bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
4- Người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương người lao động ba tháng liên tiếp, thì đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn đến Toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
1- Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Đơn phải ghi rõ :
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ và tên của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
3- Người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trong khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp đó biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Người làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc phá sản doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nội dung đã ghi trong đơn và các giấy tờ, tài liệu được gửi kèm theo.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và người làm đơn có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các bằng chứng và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các bằng chứng, tài liệu đó.
Toà án thụ lý đơn phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận được đơn và các giấy tờ kèm theo đơn.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết, có bản sao đơn và các tài liệu liên quan kèm theo.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp bị yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản phải gửi cho Toà án báo cáo về khả năng thanh toán nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì doanh nghiệp phải gửi đến Toà án các báo cáo và các tài liệu như quy định tại điểm b và c, khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Toà kinh tế cấp tỉnh) phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu có liên quan, nếu xét thấy không đủ căn cứ, thì ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải nêu rõ lý do và phải được gửi cho người làm đơn và doanh nghiệp mắc nợ biết. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh, các bên có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh về quyết định này. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh phải ra một trong các quyết định sau đây:
1- Giữ nguyên quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh.
2- Huỷ quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh và yêu cầu xem xét lại. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định Chánh toà Toà kinh tế phải ra quyết định mới. Quyết định này phải được gửi cho Chánh án Toà án và các bên đương sự. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định mới của Chánh toà Toà kinh tế nếu các bên còn khiếu nại thì trong thời hạn bảy ngày, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh phải xem xét, quyết định. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành.
Mức lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp do Toà án quyết định theo pháp luật về lệ phí.
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Mục I: QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn hoặc sau bảy ngày, kể từ ngày Chánh án Toà án ra quyết định theo khoản 2 Điều 13 của Luật này, nếu xét thấy đủ căn cứ, Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong quyết định này phải nêu rõ lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp; họ, tên của Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định.
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.
1- Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
b) Giám sát và kiểm tra hoạt động của các nhân viên Tổ quản lý tài sản;
d) Tổ chức và chủ trì hội nghị chủ nợ;
đ) Ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
e) Tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
3- Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp;
3- Tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ.
Tổ quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước Thẩm phán về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
b) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh toán nợ có bảo đảm từ tài sản của doanh nghiệp mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán.
c) Thanh toán bất kỳ khoản nợ không có bảo đảm nào cho bất kỳ chủ nợ nào.
Các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được giải quyết theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
d) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của mình;
đ) Tạo ra nguồn bảo đảm cho các khoản nợ trước đây không có bảo đảm;
e) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước), trong đó gồm :
1- Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở doanh nghiệp;
2- Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác;
3- Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt;
4- Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn;
5- Các quyền về tài sản.
Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.
Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán phải yêu cầu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do hội nghị chủ nợ quyết định, nhưng không quá hai năm, kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án hoà giải.
Phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh phải có biện pháp, kế hoạch cụ thể và lịch thời gian trả nợ cho các chủ nợ, trả lương cho người lao động.
Phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp phải gửi đến Thẩm phán trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Thẩm phán yêu cầu. Hết thời hạn này, nếu không có phương án hoà giải thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và tổ chức hội nghị chủ nợ bàn phương án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đầu tiên đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương về quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp đến Toà án. Đơn của chủ nợ phải ghi rõ số nợ doanh nghiệp phải trả, trong đó phân định số nợ đến hạn và số nợ chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và số nợ không có bảo đảm cùng những tài liệu và chứng cứ chứng minh về số nợ đó.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý tài sản phải lập xong danh sách các chủ nợ và số nợ (sau đây gọi là danh sách chủ nợ). Danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn và phải được niêm yết công khai tại Toà án cấp tỉnh, trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp trong thời hạn mười ngày. Trong thời hạn này, các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ có quyền khiếu nại với Thẩm phán về danh sách chủ nợ. Thẩm phán xem xét khiếu nại, nếu thấy có căn cứ, thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ. Hết thời hạn này, Tổ quản lý tài sản khoá sổ danh sách chủ nợ, những chủ nợ không gửi giấy đòi nợ thì mất quyền tham gia hội nghị chủ nợ.
Kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi các khoản nợ; các khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.
Trong thời gian giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thanh toán dưới sự giám sát của Thẩm phán.
Hội nghị chủ nợ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
1- Xem xét, thông qua phương án hoà giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
2- Thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, nếu không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua.
Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có tên trong danh sách chủ nợ đều là thành viên của hội nghị chủ nợ.
Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ; người được uỷ quyền có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ.
Chỉ những chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ.
Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được quyền tham dự hội nghị chủ nợ, nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật này.
Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mắc nợ thì trở thành chủ nợ không có bảo đảm, có quyền và nghĩa vụ như các chủ nợ không có bảo đảm khác, được tham gia hội nghị chủ nợ và được phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo tỷ lệ tương ứng với số nợ đã trả cho chủ nợ.
Các chủ nợ được người bảo lãnh thanh toán một phần nợ được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị mắc nợ theo tỉ lệ tương ứng với số nợ chưa được trả.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ, Thẩm phán triệu tập và chủ trì hội nghị chủ nợ. Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được gửi cho các thành viên và những người tham dự hội nghị chậm nhất mười lăm ngày trước ngày khai mạc hội nghị; kèm theo giấy triệu tập hội nghị này, phải có bản sao phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải có mặt ở hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trả lời các vấn đề nêu ra tại hội nghị chủ nợ. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vì lý do chính đáng không đến được hội nghị chủ nợ, thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị. Người được uỷ quyền có quyền và nghĩa vụ như chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ở hội nghị chủ nợ. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị chết thì người thừa kế hợp pháp thay chủ doanh nghiệp đó đến dự hội nghị chủ nợ.
Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.
Biên bản hoà giải thành về giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi được quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm thông qua. Biên bản hoà giải thành phải ghi rõ những vấn đề đã được thoả thuận, phải có chữ ký của Thẩm phán và các chủ nợ tham gia hội nghị. Căn cứ vào biên bản hoà giải thành, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.
Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần, nếu :
1- Không đủ quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm tham gia;
2- Đa số chủ nợ có mặt ở hội nghị biểu quyết hoãn hội nghị.
Quyết định thông qua phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp ở hội nghị này có giá trị pháp lý khi được sự chấp thuận của một chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba số nợ không có bảo đảm của các chủ nợ có mặt.
Các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành của hội nghị có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.
2- Nếu hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải được đăng báo địa phương, báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.
Nội dung của hội nghị chủ nợ phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hội nghị. Biên bản hội nghị phải có chữ ký của Thẩm phán, thư ký, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và các chủ nợ có mặt tại hội nghị.
Thẩm phán ra quyết định công nhận biên bản hoà giải thành về phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của hội nghị chủ nợ và tạm đình chỉ giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương về quyết định này trong ba số liên tiếp.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và thời hạn đã được hội nghị chủ nợ thông qua.
Các chủ nợ có nghĩa vụ thực hiện những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và theo dõi doanh nghiệp thực hiện các thoả thuận đó.
Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo kế hoạch đã được hội nghị chủ nợ thông qua và không có khiếu nại của các chủ nợ đến Toà án, thì chủ doanh nghiệp có quyền đề nghị Thẩm phán đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về quyết định này.
Mục III: TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây :
1- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
2- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này;
3- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
4- Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
5- Trong thời hạn tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản;
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải có những nội dung sau đây :
1- Tên của Toà án, họ và tên của Thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
2- Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
3- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
4- Ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
5- Lý do tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
6- Phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Quyết định này phải được gửi cho các chủ nợ, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế chấp hoặc cầm cố, tổ chức việc xác định giá trị của những tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ của chủ nợ có bảo đảm, thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác. Nếu giá trị của tài sản cầm cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ, thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản.
Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
2- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
3- Các khoản nợ thuế;
4- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ:
a) Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình;
b) Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
5- Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa, thì phần thừa này thuộc về:
a) Chủ doanh nghiệp, nếu là doanh nghiệp tư nhân;
b) Các thành viên của công ty, nếu là công ty;
c) Ngân sách Nhà nước, nếu là doanh nghiệp Nhà nước.
1- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có quyền gửi đơn khiếu nại, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này. Hết thời hạn đó, nếu không có khiếu nại, kháng nghị, thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.
Trường hợp có khiếu nại, kháng nghị, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị, Thẩm phán đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực, Thẩm phán phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về quyết định này.
Bản sao quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gửi cho :
a) Phòng thi hành án dân sự thuộc Sở Tư pháp;
b) Các chủ nợ, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
c) Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan tài chính, lao động cùng cấp;
d) Cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Đối với Phòng thi hành án, phải gửi kèm theo bản sao quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, những tài liệu cần thiết cho việc thi hành quyết định đó.
Thẩm phán Toà án kinh tế cấp tỉnh phải giám sát việc bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan giữa Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản.
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1- Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyết của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2- Trưởng phòng thi hành án chỉ định Chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản và kiểm tra, giám sát công việc của Tổ thanh toán tài sản.
3- Thành phần Tổ thanh toán tài sản gồm có:
a) Chấp hành viên, cán bộ Phòng thi hành án;
b) Đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cùng cấp;
c) Đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn;
d) Đại diện doanh nghiệp bị phá sản.
Thành viên Tổ quản lý tài sản có thể được chỉ định tham gia Tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản do Chấp hành viên làm tổ trưởng.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ thanh toán tài sản do Chính phủ quy định.
Chấp hành viên phụ trách việc thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Ra quyết định thu hồi và bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
2- Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán;
3- Ra quyết định phong toả các tài khoản của doanh nghiệp phá sản có ở các ngân hàng; mở tài khoản mới ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ việc thu hồi các khoản cho vay của doanh nghiệp phá sản và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp phá sản.
Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng thi hành án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ thanh toán tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan từ Tổ quản lý tài sản;
2- Thu hồi và quản lý tất cả tài sản, giấy tờ, sổ sách kế toán và con dấu của doanh nghiệp phá sản;
3- Phát hiện và yêu cầu Chấp hành viên cho thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp hoặc giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp theo quy định tại Điều 45 của Luật này. Tổ thanh toán tài sản thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản và phần chênh lệch đó theo quyết định của Chấp hành viên;
5- Gửi tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp vào tài khoản mới mở tại ngân hàng;
6- Thực hiện thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán.
1- Chấp hành viên đề nghị Toà án ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu trong sáu tháng trước ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã có những vi phạm sau đây :
a) Tẩu tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức;
b) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ đối với các khoản nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm;
đ) Bán tài sản của doanh nghiệp thấp hơn thực giá.
2- Trước khi thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Tổ thanh toán tài sản có trách nhiệm xuất trình quyết định của Toà án, giải thích rõ lý do thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản doanh nghiệp cho đương sự biết. Những tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp do Toà án giải quyết.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với Chấp hành viên để nhận lại tài sản của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê, thì chủ sở hữu chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán lại số tiền thuê còn thừa do chưa hết thời hạn để Tổ thanh toán tài sản nhập vào tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, đương sự có quyền khiếu nại lên Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn, Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp phải xem xét, giải quyết và trả lời cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp thì đương sự có quyền khiếu nại lên Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự phải ra một trong các quyết định sau đây :
1- Giữ nguyên quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp;
2- Huỷ quyết định bị khiếu nại và giao cho Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp giải quyết lại.
Kết thúc việc thanh toán, Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
1- Người nào có những hành vi vi phạm dưới đây, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
a) Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 18 của Luật này hoặc có hành vi gian trá khác trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
b) Đe doạ hoặc có hành vi khác để ép buộc doanh nghiệp phải nộp đơn xin tuyên bố phá sản;
c) Cố tình làm hư hại hoặc huỷ hoại tài sản của doanh nghiệp.
1- Giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
a) Doanh nghiệp bị phá sản vì các lý do bất khả kháng do Chính phủ quy định;
b) Giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp chịu trách nhiệm về lý do doanh nghiệp bị phá sản;
c) Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tự nguyện đệ đơn xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp đúng pháp luật và đã trả đủ nợ cho các chủ nợ.
Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam có liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài được thực hiện theo Luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1994.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1993.
|
Nông
Đức Mạnh |
THE
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 30-L/CTN |
Hanoi, December 30, 1993 |
The Government issues concrete regulations on the implementation of this Law in regard to enterprises directly servicing defence, security and important public services.
...
...
...
In this Law, terms below are understood as follows:
1. A "secured creditor" is a creditor whose loan is secured by the property of the indebted enterprises.
2. "Partially secured creditor" is a creditor whose loan is secured by property of the indebted enterprises, but the value of this property is less than value of the loan.
3. "Unsecured creditor" is a creditor whose loan is not secured by property of the indebted enterprises.
4. "Legal representative of the enterprise" is a person empowered by the enterprise's owner in accordance with the provisions of law.
2. The enforcement office for judgements under the Department of Justice, and the department for enforcement of civil judgements under the Ministry of Justice have jurisdiction to implement the decision on an enterprise's bankruptcy declaration.
...
...
...
PROCEDURE OF SUBMISSION
AND CONSIDERATION OF APPLICATIONS FOR AN ENTERPRISE’S BANKRUPTCY DECLARATION
2. The application for enterprise bankruptcy declaration must specify:
a. Name, surname of the applicant;
...
...
...
3. The application must be accompanied by a copy of the demand bill and documents pointing out the enterprise's inability to pay mature debts.
4. The applicant must pay fees in advance as stipulated by law.
2. The application must specify:
a. Name and head office of the enterprise; name and surname of the enterprise's owner or enterprise's legal representative;
b. Measures carried out by the enterprise which could not overcome the unability to pay mature debts;
...
...
...
3. The applicant must pay fees in advance as stipulated by law.
The owner of the enterprise or the legal representative of the enterprise and the applicant are obliged to fully supply evidence and necessary documents as required by the court during the settling of the enterprise's bankruptcy declaration and are responsible for the accuracy of these materials.
During the 7 days from the day of receiving and examining an application, the court must notify in writing the indebted enterprise with a copy of the application and relevant documents accompanying.
...
...
...
1. Keep unchanged the decision of the president of the Economic Court of Provincial level.
2. Cancel the decision of the president of the Economic Court of Provincial level and request it to reconsider. During the 7 days from the day the president of the People's court of Provincial level has made its decision, the president of the Economic Court must issue a new decision. This decision must be sent to the president of the People's court of Provincial level and concerned parties. During the 15 days from the day of receiving the new decision of the president of the Economic Court, if the parties still petition, within 7 days the president of the People's court of Provincial level must consider and make a decision. The decision of the president of the People's court of Provincial level is effective to be carried out.
PROCEDURE FOR SETTLING A
REQUEST FOR AN ENTERPRISE�S
BANKRUPTCY DECLARATION
...
...
...
Depending on the character of each specific matter, the president of the Economic court of Provincial level appoints a judge or a group of 3 judges (hereafter generally called the judge) and a Property Management Committee to settle the request for the enterprise's bankruptcy declaration. In the event of appointment of three judges one of them is assigned to be in charge.
The membership of the Property Management Committee is composed of: the cadres of the Economic court of Provincial level, the executive members of the Office for enforcement of judgement under the Department of Justice, representatives of the creditors, representatives of the indebted enterprises, representatives of the trade unions or labourers in a place having no trade union organizations, specialists of the financial bodies, provincial banks and other specialized branches. The Property Management Committee is headed by a cadre of the Economic court of Provincial level.
The work plan of the group of judges is determined by the president of the Supreme People's Court, the organizational and operational order of the Property Management Committee is determined by the Government after agreement with the Supreme People's Court.
The decision to begin the settling procedure of the request for an enterprise's bankruptcy declaration must be published in a local newspaper where the head office of the enterprise is located and in a central newspaper in three consecutive issues.
1. The judge has the following obligations and rights:
a. To gather materials and evidences to create a file for settling the request for the enterprise's bankruptcy declaration;
b. To supervise and control the activities of the members of the Property Management Committee;
...
...
...
d. To organize and chair conferences of the creditors;
e. To make the decision to cease temporarily or cease the settlement of the request for the enterprise's bankruptcy declaration;
g. To declare the enterprise bankrupt;
2. During the settling of the request for the enterprise's bankruptcy declaration, if indications of crime are revealed, the judge supplies the information to the Office of People's Prosecutor of similar level for prosecution of criminal liability.
3. The judge is responsible to the president of the People's court of Provincial level for implementing his or her obligations and rights.
The Property Management Committee has the following rights and obligations:
1. Compile the list of all assets of the enterprise;
2. Supervise and control the management of the enterprise's property. In case of necessity, it has the right to require the judge to decide to apply temporary urgent measures to preserve the remaining assets of the enterprise;
...
...
...
The Property Management Committee is responsible to the judge for the implementation of its obligations and rights.
2. From the day of receiving the decision to begin the settling procedure for the request for the enterprise's bankruptcy declaration, the indebted enterprise is strictly prohibited from carrying out the following matters:
a. To hide or disperse assets of the enterprise;
b. To give as security, to mortage, to cede or to sell assets of the enterprise or to pay secured debts by means of assets of the enterprise without the consent in writing of the judge;
c. To pay any unsecured debt to any creditor.
Newly arising debts from the business activity of the enterprise after the decision to begin the settling procedure of the request for an enterprise's bankruptcy declaration are resolve as stipulated in Article 23 of this Law.
d. To refuse or reduce the right to demand debts.
...
...
...
g. To sell, or exchange the shares or to transfer the right to ownership of the assets of the enterprise.
1. Immovable and movable property of the enterprise at the current time;
2. Money or invested property, joint ventures, associations with other persons, enterprises or other organization;
3. Money or property of the enterprise that is borrowed or appropriated by other individuals or business enterprises.
4. Property which the enterprise is renting or lending.
5. Rights to property.
Property of a private business enterprises includes also the property of the owner of the private business enterprise which is not used in business.
...
...
...
Conciliation measures and for business reorganization must contain concrete methods and implementations steps: they must also have a debt paying schedule for creditors and wages for employees.
Conciliation measures and solutions for the business reorganization of the enterprise must be submitted to the judge during the 60 days from the day of his request. By the end of this term, if no conciliation measure is found, the judge declares the enterprise bankrupt and organizes the meeting of the creditors to discuss measures for dividing remaining property value of the enterprise.
...
...
...
Section II.
MEETING OF THE CREDITORS
The meeting of the creditors has the following rights and obligations:
1. To examine and approve the conciliation measures to reorganization the business activity of the enterprise;
2. To discuss with and propose to the judge the division of the remaining property value of the enterprise if a conciliation measures has not been achieved or approved.
A creditor may empower in writing the another person to participate in the meeting of the creditors; an empowered person has the same rights and obligations as a creditor.
Only the unsecured or partly secured creditors have the voting right at the meeting of the creditors.
...
...
...
The creditors whose part of debt is covered by the guarantor are allowed to participate in the division of the remaining property value of the indebted enterprise in proportion to amounts of the unpaid debt.
The invitations must be accompanied by copies of the conciliation measures and the solutions for the business reorganization of the enterprise.
...
...
...
The report of a successful conciliation for the solution of the business reorganization of the enterprise will be valid legally only when it is approved by more than half of the creditors representing of at least 2/3 of the total of the unguaranteed debts. The report of the successful conciliation must specify the agreed issues and contain and the signatures of the judge and the creditors participating in the meeting. Based on the report of the successful conciliation, the judge makes a decision to suspend temporarily the settlement of the request for the enterprise's bankruptcy declaration. The agreements in the report the successful conciliation are compulsory for all creditors and indebted enterprises.
The meeting of the creditors may be postponed one time in cases of:
1. Absence of more than half of the creditors representing of at least 2/3 of the total of the unsecured debts;
2. Vote of the majority of the creditors at the meeting for postponed the meeting.
The decision to approve the conciliation measure and solution for the business reorganization of the enterprise at this meeting will be valid legally with the consent of creditors representing of at least 2/3 of the total of the unguaranteed debts of the creditors present.
The agreements in the report of the successful conciliation of the meeting are compulsory for all creditors and indebted enterprises.
...
...
...
The crediators are obliged to carry out the agreements of the meeting of the creditors and to supervise the implementation of these agreements by the enterprises.
...
...
...
The Judge makes the decision to declare an enterprise bankrupt in the following cases:
1. The owner or the legal representative of the enterprise have not found conciliation measure and the solutions for the business reorganization of the enterprise as stipulated in Article 20 of this Law.
2. The owner or the legal representative of the enterprise does not implement the regulations in Article 28 of this Law;
3. The meeting of the creditors does not approve the conciliation measure and the solution for the business reorganization of the enterprise;
4. The term for the business reorganization of the enterprise ends but the enterprise still fails to carry on business effectively and the creditors require the enterprise to be declared bankrupt.
5. During the reorganization of the business the enterprise violates seriously the agreements of the meeting of the creditors and the creditors request the bankruptcy declaration;
6. During the settling of the enterprise's bankruptcy the owner of a private enterprise runs away or dies and the successor refuse to succeed or there is no the successor.
...
...
...
1. Name of the court, name, surname of the Judge dealing with the settlement of the request for the enterprise's bankruptcy declaration.
2. Date and reception number of the application for the enterprise's bankruptcy declaration.
3. Name and address of the enterprise to be declared bankrupt.
4. Date of the enterprise's bankruptcy declarations.
5. Reason for the enterprise's bankruptcy declaration.
6. Measures for dividing the property value of the enterprise.
This Decision must be sent to the creditors, the enterprise declared bankrupt and the Office of People's Prosecutor at the same level.
...
...
...
1. Fees, expenses as stipulated by law for the settlement of enterprise's bankruptcy;
2. Wage, debts, work leave allowances, social insurance as stipulated by law and other interests as agreed upon in the collective labour agreement and signed labour contracts.
3. Tax debts;
4. Debts to the creditors in the list of the creditors:
a. If the remaining property value of the enterprise is sufficient to cover the debts of the creditors, each creditor is paid fully for their debts;
b. If the remaining property value of the enterprise is not sufficient to cover the debts of the creditors, each creditors is paid only partly for their debts in corresponding proportion.
5. If there will be a surplus from the remaining property value used to cover fully the debts of the creditors, this surplus will belong to:
a. The owner of the enterprise if it is a private enterprise;
...
...
...
c. The State Budget if it is a State enterprise.
In case of complaint or appeal, during the 5 days from the day of receiving the complaints or appeals, the Judge having made the decision on the enterprise's bankruptcy declaration must send the file on the enterprise's bankruptcy to the court of appeal under the Supreme People's Court.
2. During the 60 days from the day of receiving the file on the enterprise's bankruptcy, a group composed of 3 judges and appointed by the president of the Court of Appeal under the Supreme People's Court settles completely the complaints or appeals. The Decision of the Court of Appeal under the Supreme People's Court is final.
A copy of the decision on the enterprise bankruptcy declaration must be sent to:
a. The office for enforcing civil judgements under the Department of Justice;
...
...
...
c. The Office of People's Prosecutor and financial labour organs at the same level;
d. The organ issuing licence on enterprise's establishment.
As for office for enforcement of judgements, the decision on the enterprise's bankruptcy declaration sent to it must be accompanied by copies of the decision on the enterprise's bankruptcy declaration and documents necessary for the implementation of this Decision.
The Judge of the Economic Court must supervise the transfer of the assets, documents and, materials concerned between the Property Management Committee and the Property Liquidation Committee.
IMPLEMENTATION OF THE
DECISION ON AN ENTERPRISE'S BANKRUPTCY DECLARATION
2. The head of the Enforcement office for judgements appoints the executives in charge of implementing the enterprise's bankruptcy declaration; makes the decision of the establishment of the Property Liquidation Committee and controls and supervises the activity of the Property Liquidation Committee.
...
...
...
a. The executives and cadres of the office for enforcement of judgements;
b. The representatives of the financial and banking bodies at the same level;
c. The representatives of the creditors and trade unions or of the labourers in places having no trade unions;
d. The representative of the bankrupt enterprise;
The members of the Property Management Committee may be appointed to take part in the Property Liquidation Committee.
The Property Liquidation Committee is headed by a group leader who is a member of the committee.
The organizational and active order of the Property Liquidation Committee is decided by the Government.
...
...
...
2. Implement measures for dividing assets according to the decision on the enterprise's bankruptcy declaration of the Judge.
3. Make a decision to block accounts of the bankrupt enterprise in banks, to open new bank accounts to deposit money received from the taking back of loans of the bankrupt enterprise and from the selling by auction of assets of the bankrupt enterprise.
The executive is responsible to the head of the Office for enforcement of judgement during the implementing his own obligations and rights.
The Property Liquidation Committee has the following obligations and rights:
1. Receive surrendered assets and relevant materials and documents from the Property Management Committee.
2. Take back and manage all assets, documents, accounting books and stamps of the bankrupt enterprise.
3. Find out and request the executive's permission to take back the assets of the enterprise or the property value or the difference in the property value of the enterprise sold or transferred illegally as stipulated in Article 45 of this Law. The property liquidation committee takes back property, property value and the difference according to the decision of the executive.
4. According to the decision of the executive, the Property Liquidation Committee organizes the sale by auction of the enterprise�s assets. The sale by auction must be affirmed by the state notary office. If assets to be sold complete equipment, it is sold completely and is sold in retail only in the case of the failure of the complete sale. The auction of asset and the settlement of the right to the land use of the enterprise must strictly observe the law;
...
...
...
6. Carry out payment in accordance with the enterprise's bankruptcy declaration by the Judge.
a. To disperse and hide the assets of the enterprise in whatsoever forms;
b. To pay unmatured debts;
c. To refuse the right to require a debts into a secured debts;
d. To transform an unsecured debts into a secured debts;
e. To sell the assets of the enterprise at a rate lower than their genuine value.
2. Before taking back the property or the difference in the property value of the enterprise declared bankrupt, the Property Liquidation Committee is obliged to present the decision of the court, to explain clearly the reason for taking back the property or the difference in property value to the person concerned. Deputes concerning the taking back of property or the difference in property value of the enterprise are decided by the court.
...
...
...
In case of advance payment by the enterprise, before the tenancy term expires, the owner of the property only can be get back the property after paying back the amount of rent left excess for the time not used up so that the Property Management Committee could include it into the remaining property of the enterprise.
1. To preserve intact the decision of the head of the Office for enforcement of judgements under the Department of Justice;
2. To cancel the decision being petitioned against and assign it to the head of the Office for enforcement of judgements for resolution again;
...
...
...
a. To commit actions which are strictly prohibited as stipulated in Article 18 of this Law or other dishonest actions during the settling of the request for the enterprise's bankruptcy declaration.
b. To make a threat or commit other actions to force the enterprise to apply for a bankruptcy declaration.
c. To do harm to or to destroy the property of the enterprise purposely.
2. During the settling of the enterprise's bankruptcy if the judge, members of the Property Management Committee, executive members, members of the Property Liquidation Committee violate the regulations of this Law and other provisions of law, according to the level of lightness or seriousness, they are to be disciplined administratively or prosecuted for criminal responsibility in accordance with the law.
2. The director, chairman and members of the management broad of the enterprise which has become bankrupt in the following cases are not covered by point 1 of this Article:
...
...
...
b. The director, chairman and members of the management board do not directly bear responsibility for the bankruptcy of the enterprise.
c. The director or chairman of the management board have submitted voluntarily an application for the enterprise's bankruptcy declaration in accordance with law and have covered in full the debts to the creditors.
The present Law comes into force from July 1, 1994.
Previous regulations contrary to the present Law are abrogated.
...
...
...
The present Law was passed on December 30, 1993 by the National Assembly of the 9th Legislature, 4th Session of the Socialist Republic of Vietnam.
(This translation is for
reference only)
THE NATIONAL
ASSEMBLY
CHAIRMAN
Nong Duc Manh
Luật Phá sản doanh nghiệp 1993
Số hiệu: | 30-L/CTN |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 30/12/1993 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Luật Phá sản doanh nghiệp 1993
Chưa có Video