Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9251/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 12 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020

Căn cứ hướng dẫn tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/03/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí Ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk năm 2020, cụ thể như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019

1. Tình hình trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019

Để triển khai công tác trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019; nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có thêm kiến thức về quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 6591/KH-UBND ngày 07/8/2018 về việc trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk năm 2019, theo đó trong năm 2019 tỉnh tổ chức 07 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 579,4 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 173,6 triệu đồng, Ngân sách tỉnh 128,3 triệu đồng, còn lại 277,5 triệu đồng từ nguồn tài trợ, huy động bên ngoài và từ nguồn thu phí của học viên tham gia lớp học).

Tuy nhiên, thực tế đến nay nguồn vốn Trung ương chưa bố trí, đồng thời việc huy động từ các nguồn vốn bên ngoài rất hạn chế, hiện nay Ngân sách tỉnh chỉ cân đối và bố trí cho Kế hoạch trợ giúp đào tạo năm 2019 là 126 triệu đồng, đáp ứng khoảng 21,75% nhu cầu Kế hoạch năm 2019 (giao Sở Kế hoch và Đầu tư triển khai thực hiện). Với nguồn kinh phí đã bố trí, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 04 khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa với khoảng 205 lượt học viên tham gia. Nội dung đào tạo tập trung vào các chuyên đề về khởi sự kinh doanh (một số vấn đề cơ bản trong Quản trị tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp); tư duy chiến lược, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, những vấn đề về thị trường và marketing trong khi sự doanh nghiệp... và các chuyên đề về quản trị doanh nghiệp (kỹ năng bán hàng, những vấn đề cơ bản về hoạt động triển lãm thương mại của doanh nghiệp, làm sao để đàm phán và ký kết hp đồng thành công); lãnh đạo bản thân, những kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp...

2. Thuận lợi, khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện

a) Thuận lợi

- Công tác htrợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay đưc các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để htrợ phát triển doanh nghiệp, trong đó chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Chương trình khung về trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thiết kế phù hp với từng đối tượng doanh nghiệp; đội ngũ giảng viên có năng lực và giàu kinh nghiệm thực tiễn.

- Chủ doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, thông qua việc tham gia tích cực, đầy đủ các khóa đào tạo và mong muốn được tham gia nhiều khóa đào tạo trong tương lai.

b) Khó khăn, hạn chế

Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tuy đã được thực hiện nhưng kết quả chưa như mong đợi, số lượng người được đào tạo chưa được nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn thấp so với nhu cầu, xuất phát từ các nguyên nhân:

- Nguồn vốn bố trí cho hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Trong các năm qua, nguồn vốn Trung ương chưa bố trí kinh phí cho địa phương, Ngân sách tỉnh thì còn khó khăn, vì vậy chưa đảm bảo được nhu cầu vốn mà Kế hoạch đề ra.

II. Kế hoạch thực hiện trợ giúp đào tạo năm 2020

1. Mục tiêu trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020

Nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 gắn với thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Nghị định hướng dẫn thi hành (Nghị định 34/2018/NĐ-CP, Nghị định 38/2018/NĐ-CP và Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ), phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp của địa phương; đồng thời, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, cung cấp cho doanh nghiệp những kiến thức thiết thực trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng, ổn định, an toàn, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020

Ước đến ngày 30/9/2019, toàn tỉnh có 860 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn điều lệ 10.516 tỷ đồng, bằng 81,90% kế hoạch (kế hoạch năm 2019 thành lập mới 1.050 doanh nghiệp), tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2018 và 75 chi nhánh đăng ký hoạt động (trong đó, có 58 chi nhánh của doanh nghiệp ngoài tỉnh). Lũy kế đến ngày 30/9/2019, trên địa bàn tỉnh có 8.066 doanh nghiệp đang hoạt động và 748 doanh nghiệp có trụ sở chính ở tỉnh ngoài đăng ký thành lập và hoạt động hình thức chi nhánh tại tỉnh; tính cả các đơn vị này thì đến nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh là 8.814 đơn vị.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng hướng tới mục tiêu phát triển phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 10.000 - 12.000 doanh nghiệp hoạt động, xây dựng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững (trong đó, có khoảng 10% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, nguồn lực mạnh).

Căn cứ tiềm năng thế mạnh và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn có liên quan, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020, cụ thể như sau:

- Số khóa đào tạo dự kiến: 08 khóa, tổng số học viên tham gia 320 học viên, trong đó có 02 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, 06 khóa quản trị kinh doanh.

- Đi tượng tập hun: Là các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa và các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh có nguyện vọng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại tỉnh.

- Nội dung khóa đào tạo:

+ Đào tạo khởi sự doanh nghiệp: Một số vấn đề về nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh; lập kế hoạch kinh doanh; thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; quy định pháp lý khi thành lập doanh nghiệp; quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp; tuyển dụng, đào tạo nhân sự trong khởi sự doanh nghiệp; kế toán, thuế khi thành lập doanh nghiệp; thủ tục hành chính và chính quyền; sáng tạo ý tưởng kinh doanh cho khởi sự doanh nghiệp; khởi sự doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo....

+ Đào tạo quản trị doanh nghiệp: Một số vấn đề về quản trị kinh doanh; quản trị chiến lược; quản trị nhân sự; quản trị marketing; quản trị dự án đầu tư; quản trị tài chính; quản trị sản xuất; quản lý chất lượng; quản trị rủi ro; quản trị chi phí; quản lý kthuật và công nghệ; quản trị hậu cần kinh doanh; quản trị kinh doanh trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0; thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hu trí tuệ; tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; đàm phán và ký kết hợp đồng; công cụ pháp lý giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; kỹ năng bán hàng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; tâm lý học lãnh đạo, quản lý; kinh doanh trên thị trưng quốc tế; lập dự án, phương án kinh doanh; hội nhập kinh tế...

3. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 ca liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính và Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/03/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự kiến nguồn kinh phí trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 là: 593.260.000 đồng, với 8 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh (chi tiết dự toán kinh phí thực hiện tại Phụ lục kèm theo), cụ thể như sau:

a) Kinh phí một khóa đào tạo (Đvt: Nghìn đng)

STT

Khóa đào tạo

Tổng cộng

Nguồn NSNN hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo (NSTW hoặc NS tỉnh)

NSNN hỗ trkinh phí học viên ĐBKK(1)

Thu của học viên

Từ nguồn đóng góp, dự kiến huy động đưc

1

Đào tạo quản trị doanh nghiệp/1 khóa

77.690

34.845

8.000

20.907

13.938

2

Đào tạo khởi sự doanh nghiệp/1 khóa

63.560

28.580

6.400

17.148

11.432

 

Tổng cộng

141.250

63.425

14.400

38.055

25.370

b) Nguồn kinh phí dự kiến trợ giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020

STT

Khóa đào tạo

Số học viên

Tổng chi phí

Phân chia nguồn (Đvt: Nghìn đồng)

Ghi chú

Ngân sách nhà nưc

Từ học phí của học viên

Huy động đóng góp tài trợ

Trong đó

Hỗ trợ tổ chức lớp học

Hỗ trợ học viên thuộc địa bàn ĐBKK

 

 

 

 

Tổng

NSTW

NSĐP

a

b

c

d=e+k+l

e = h+i

f

g

h

i

k

l

m

1

Quản trị DN (06 khóa)

240

466.140

257.070

171.380

85.690

209.070

48.000

125.442

83.628

NSTW hỗ trợ 04 khóa, NSĐP hỗ trợ 02 khóa

2

Khởi sự doanh nghiệp (02 khóa)

80

127.120

69.960

 

69.960

57.160

12.800

34.296

22.864

 

Tổng cộng

320

593.260

327.030

171.380

155.650

266.230

60.800

159.738

106.492

 

4. Tổ chức thực hiện

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổng hợp, lập kế hoạch, tổ chức triển khai và báo cáo tình hình thực hiện công tác trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, cụ thể:

- Tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo hoặc lựa chọn các cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cử cán bộ kiểm tra, giám sát việc tổ chức các khóa đào tạo; phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các khóa đào tạo do ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hin (nếu có);

- Huy động sđóng góp kinh phí của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân tham gia đào tạo và tìm kiếm và huy động các nguồn tài chính khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; phối hp các đơn vị có liên quan giải quyết theo thẩm quyền; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đối với các nội dung vượt thẩm quyền theo đúng quy định;

- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện và tổng hợp quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước trợ giúp đào tạo theo quy định.

b) Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách đthực hiện chương trình htrợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020;

- Giám sát đánh giá tình hình quản lý và sdụng kinh phí trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trách nhiệm phối hp, lồng ghép nguồn vốn thực hiện công tác trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

d) Đơn vị được giao tổ chức đào tạo (các cơ sở đào tạo): Có trách nhiệm triển khai thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung đào tạo theo hp đồng ký kết.

III. Kiến nghị, đề xuất

Đhoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được triển khai hiệu quả trong năm 2020 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh Đắk Lắk có ý kiến như sau:

1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm, hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk triển khai 04 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp, dự kiến tổng giá trị hỗ trợ tương đương 171.380.000 đồng (kinh phí tổ chức khóa đào tạo và kinh phí hỗ trợ học viên đa bàn khó khăn), hỗ trợ bằng hình thức cấp kinh phí để tỉnh triển khai thực hin hoặc trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo tại tỉnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được tham gia.

2. Đề nghị Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổ chức các hoạt động trợ giúp đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo trong, ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương và các hoạt động trợ giúp khác./.

 


Nơi nhận:
- Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT;
- Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu VT, TH (
ĐUC-20b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Hà

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ TỔ CHỨC MỘT KHÓA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DNNNVV
(Kèm theo Kế hoạch s: 9251/KH-UBND ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

1. Khóa đào tạo: Quản trị doanh nghiệp

Số học viên tham gia: 40

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Nội dung chi

ĐV tính (buổi, học viên...)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN hỗ tr

Nguồn thu học phí của học viên

Nguồn đóng góp tài trợ

a

b

c

d

e

f = d * e

g

h

i

j

A

Chi phí tổ chức 1 khóa đào tạo = (1) + (2)

 

 

 

69.690

34.845

20.907

13.938

 

1

Chi phí phục vụ trực tiếp khóa đào tạo

 

 

 

65.190

32.595

19.557

13.038

 

-

Chi cho giảng viên

 

 

 

-

-

-

-

 

+

Thù lao

Ngày

3

2.000

6.000

3.000

1.800

1.200

 

+

Chi phí đi lại

Lớp

1

7.000

7.000

3.500

2.100

1.400

 

+

Chi phí lưu trú

Ngày

3

400

1.200

600

360

240

 

+

Phụ cấp tiền ăn

Ngày

3

130

390

195

117

78

 

-

Chi phí tài liệu

Bộ

40

100

4.000

2.000

1.200

800

 

-

Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập

Ngày

3

5.000

15.000

7.500

4.500

3.000

 

-

Văn phòng phẩm

Học viên

40

50

2.000

1.000

600

400

 

-

Nước uống, giải khát giữa giờ

Học viên

40

120

4.800

2.400

1.440

960

 

-

Chi khai giảng, bế giảng

Lp

1

1.000

1.000

500

300

200

 

-

Ra đề thi, coi thi, chấm thi

Bài

40

300

12.000

6.000

3.600

2.400

 

-

Chi cho học viên đi khảo sát thực tế - nếu có (Thuê phương tiện đưa đón học viên)

Chuyến

1

2.000

2.000

1.000

600

400

 

-

Chi in và cp chứng chỉ

Cái

40

50

2.000

1.000

600

400

 

-

Khen thưởng học viên xuất sc

Học viên

4

200

800

400

240

160

 

-

Chi phí khác: đin, nước, trông xe,...

Ngày

3

2.000

6.000

3.000

1.800

1.200

 

-

Chi phí chiêu sinh

lần

1

1.000

1.000

500

300

200

 

2

Chi hoạt động quản lý một khóa đào to (Tối đa 10% trên tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo)

 

 

 

4.500

2.250

1.350

900

 

-

Công tác phí cho cán bộ quản lý khóa đào tạo (áp dụng trong trường hp khóa đào tạo xa đơn vị đào tạo)

 

 

 

 

 

 

-

 

+

Chi phí đi lại

Ngày

3

300

900

450

270

180

 

+

Tiền ăn

Ngày

3

300

900

450

270

180

 

+

Tiền ở

Ngày

3

400

1.200

600

360

240

 

-

Chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý lp

Lp

1

500

500

250

150

100

 

-

Chi phí khác để phục vụ quản lý, điều hành lp học

Lp

1

1.000

1.000

500

300

200

 

B

Hỗ trợ học phí cho học viên ở địa bàn ĐBKK = (mức hỗ tr hc phí cho 01 HV ĐBKK) x (Số HV ĐBKK)

8.000

 

 

Ước tính học viên thuộc địa bàn ĐBKK chiếm 40% học viên mỗi lớp

 

Mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK = (SNSNN hỗ trợ tại dòng A cột g - Số huy động tài trợ tại dòng A cột i): (Tổng số học viên tham gia)

500

 

 

 

C

Tổng cộng số tiền NSNN hỗ trợ tổ chức lớp hc = A + B

42.845

 

 

 

2. Khóa đào tạo: Khởi sự doanh nghiệp

Số học viên tham gia: 40

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Nội dung chi

ĐV tính (buổi, học viên...)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN hỗ tr

Nguồn thu học phí của học viên

Nguồn đóng góp tài trợ

a

b

c

d

e

f = d * e

g

h

i

j

A

Chi phí tổ chức 1 khóa đào tạo = (1) + (2)

 

 

 

57.160

28.580

17.148

11.432

 

1

Chi phí phục vụ trực tiếp khóa đào tạo

 

 

 

53.660

26.830

16.098

10.732

 

-

Chi cho giảng viên

 

 

 

-

-

-

-

 

+

Thù lao

Ngày

2

2.000

4.000

2.000

1.200

800

 

+

Chi phí đi lại

Lớp

1

7.000

7.000

3.500

2.100

1.400

 

+

Chi phí lưu trú

Ngày

2

400

800

400

240

160

 

+

Phụ cấp tiền ăn

Ngày

2

130

260

130

78

52

 

-

Chi phí tài liệu

Bộ

40

100

4.000

2.000

1.200

800

 

-

Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập

Ngày

2

5.000

10.000

5.000

3.000

2.000

 

-

Văn phòng phẩm

Học viên

40

50

2.000

1.000

600

400

 

-

Nước uống, giải khát giữa giờ

Học viên

40

120

4.800

2.400

1.440

960

 

-

Chi khai giảng, bế giảng

Lớp

1

1.000

1.000

500

300

200

 

-

Ra đề thi, coi thi, chấm thi

Bài

40

300

12.000

6.000

3.600

2.400

 

-

Chi cho học viên đi khảo sát thực tế - nếu có (Thuê phương tiện đưa đón học viên)

Chuyến

0

2.000

-

-

-

-

 

-

Chi in và cấp chứng chỉ

Cái

40

50

2.000

1.000

600

400

 

-

Khen thưởng học viên xuất sắc

Học viên

4

200

800

400

240

160

 

-

Chi phí khác: điện, nước, trông xe,...

Ngày

2

2.000

4.000

2.000

1.200

800

 

-

Chi phí chiêu sinh

lần

1

1.000

1.000

500

300

200

 

2

Chi hoạt động quản lý một khóa đào tạo (Tối đa 10% trên tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo)

 

 

 

3.500

1.750

1.050

700

 

-

Công tác phí cho cán bộ quản lý khóa đào tạo (áp dụng trong trường hợp khóa đào tạo ở xa đơn vị đào tạo)

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Chi phí đi lại

Ngày

2

300

600

300

180

120

 

+

Tiền ăn

Ngày

2

300

600

300

180

120

 

+

Tiền ở

Ngày

2

400

800

400

240

160

 

-

Chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý lớp

Lớp

1

500

500

250

150

100

 

-

Chi phí khác đphục vụ quản lý, điều hành lớp học

Lớp

1

1.000

1.000

500

300

200

 

B

Hỗ trợ học phí cho học viên ở địa bàn ĐBKK = (mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK) x (Số HV ĐBKK)

6.400

 

 

Ước tính học viên thuộc địa bàn ĐBKK chiếm 40% học viên mỗi lớp

 

Mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK = (Số NSNN hỗ trợ tại dòng A cột g - Số huy động tài trợ tại dòng A cột i): (Tổng số học viên tham gia)

400

 

 

 

C

Tổng cộng số tiền NSNN hỗ trợ tổ chức lớp học = A + B

34.980

 

 

 

 



(1) Ước tính học viên thuộc địa bàn khó khăn chiếm 40% học viên mỗi lớp

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 9251/KH-UBND năm 2019 về trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk năm 2020

Số hiệu: 9251/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
Người ký: Nguyễn Tuấn Hà
Ngày ban hành: 12/11/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 9251/KH-UBND năm 2019 về trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…