Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 (viết tắt là Chương trình Năng suất Chất lượng);

Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2021, với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

c) Tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 30 chuyên gia năng suất chất lượng tại các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

b) Có trên 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.

c) Có ít nhất 5 doanh nghiệp, cơ sở được hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị thuộc các lĩnh vực: dệt may; sản xuất thực phẩm; vật liệu xây dựng; các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp; các sản phẩm đặc sản của địa phương.

d) Có 8 đến 10 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, các đặc sản của địa phương được hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

đ) Có ít nhất 3 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn tỉnh.

3. Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương, các sản phẩm mang thương hiệu Huế, các sản phẩm thuộc các ngành ưu tiên phát triển như dược liệu, sản phẩm đạt giải OCOP cấp tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

a) Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

b) Vận động, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị cho ngành nghề, làng nghề truyền thống.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong tỉnh, công bố hợp chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, công bố hợp quy và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn đăng ký và sử dụng mã số mã vạch sản phẩm.

2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

a) Tổ chức 02 Hội thảo khoa học cấp tỉnh, gồm: (1) Ứng dụng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (2) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi lợn tại huyện Phong Điền.

b) Triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh”.

3. Đẩy mạnh tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương, các sản phẩm mang thương hiệu Huế, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.

a) Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn theo Tiêu chuẩn HACCP tại 02 cơ sở/doanh nghiệp”.

b) Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại 01 Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp”.

c) Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý thực hành sản xuất tốt theo Tiêu chuẩn GMP tại 03 cơ sở/doanh nghiệp”, (bao gồm hoạt động khảo sát cơ sở sản xuất, đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

d) Tư vấn, hướng dẫn, đào tạo đánh giá giám sát định kỳ việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến được áp dụng tại doanh nghiệp nhằm cải tiến liên tục, duy trì và áp dụng có hiệu quả.

4. Hỗ trợ 03 doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, sản xuất nông nghiệp tốt, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

5. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

a) Phối hợp xây dựng, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất. Tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.

b) Tổ chức 2 đến 4 khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các mô hình áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP, VietGAP, SA 8000, ISO/TS 16949; ISO/IEC 17025; OHSAS 18000; TQM; CRM; GMP; 5S; KAIZEN...), nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.

III. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm nguồn kinh phí sự nghiệp ngành khoa học và công nghệ năm 2021 và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch trong năm 2021: 1.530 triệu đồng (theo Phụ lục đính kèm), trong đó:

a) Dự kiến từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ: 800 triệu đồng;

b) Dự kiến nguồn khác: 730 triệu đồng.

Nguồn khác bao gồm: nguồn đối ứng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban điều hành Chương trình

a) Ban điều hành Chương trình tổ chức thực hiện Kế hoạch với các nhiệm vụ đề ra.

b) Các thành viên Ban điều hành theo trách nhiệm đảm nhận ở đơn vị mình để phối hợp, lồng ghép các Chương trình, Kế hoạch có liên quan đến năng suất chất lượng để nâng cao hiệu quả việc triển khai Kế hoạch này.

2. Phân công thực hiện

a) Sở Khoa học và Công nghệ - cơ quan thường trực của Chương trình:

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch;

- Xây dựng thuyết minh, phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ để triển khai các đề án tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng hệ thống quản lý được áp dụng tại cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư vấn, chứng nhận hệ thống quản lý được áp dụng tại cơ sở sản xuất/doanh nghiệp theo các quy định hiện hành;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ cuối năm, hoặc đột xuất khi có yêu cầu tổng hợp tình hình và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình triển khai Chương trình.

- Tham mưu thực hiện việc sơ kết, tổng kết kế hoạch và đề xuất kế hoạch năm tiếp theo.

b) Sở Tài chính: bố trí kinh phí phù hợp với các quy định hiện hành và theo dõi việc sử dụng kinh phí trong quá trình triển khai.

c) Hiệp hội Doanh nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên nhu cầu thực tế của đơn vị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương để được hỗ trợ, tham gia thực hiện nội dung của Kế hoạch; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan để tham gia thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để báo cáo);
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: KHCN, KHĐT, TC, CT, XD, NN&PTNT;
- VP: CVP, các PCVP UBND tỉnh, CV: CN, CT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thanh Bình

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 48/KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung

Chủ trì

Phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí (dự kiến)

Nguồn kinh phí

Ghi chú

Ngân sách

Nguồn khác

1

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

a)

Tổ chức 02 Hội thảo khoa học cấp tỉnh, gồm: (1) Ứng dụng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (2) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi lợn tại huyện Phong Điền.

Sở KHCN

Sở Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội DN, Tổng cục TCĐLCL, đơn vị tư vấn về các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến.

Tháng 3 và tháng 7

150,000

150,000

 

Theo Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

c)

Tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng.

Sở KHCN

Đài TRT, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 10 - 12

20,000

20,000

 

01 phóng sự hoặc bản tin phát trên Đài TRT/năm

2

Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn theo Tiêu chuẩn HACCP tại Cơ sở sản xuất Yến sào Huế” (bao gồm hoạt động khảo sát cơ sở sản xuất, đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 3- 6

220,000

65,000

155,000

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, tư vấn, chứng nhận; DN/cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, tổ chức lại mô hình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn (dự kiến Hộ kinh doanh Trương Minh

3

Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn theo Tiêu chuẩn HACCP tại Cơ sở sản xuất trà rau má Quảng Thọ” (bao gồm hoạt động khảo sát cơ sở sản xuất, đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 4-7

220,000

65,000

155,000

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, tư vấn, chứng nhận; DN/cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, tổ chức lại mô hình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn (dự kiến Hợp tác xã Nông nghiệp

4

Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)” (bao gồm hoạt động khảo sát cơ sở sản xuất, đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 9 - 12

300,000

90,000

210,000

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, tư vấn, chứng nhận; DN/cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, tổ chức lại mô hình sản xuất phù hợp với

5

Triển khai Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý thực hành sản xuất tốt theo Tiêu chuẩn GMP tại 03 Cơ sở/doanh nghiệp” (bao gồm hoạt động khảo sát cơ sở sản xuất, đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 3-6

300,000

90,000

210,000

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, tư vấn, chứng nhận; DN/cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, tổ chức lại mô hình sản xuất phù hợp với

6

Tư vấn, hướng dẫn, đào tạo đánh giá giám sát định kỳ việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến được áp dụng tại doanh nghiệp

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 7

20,000

20,000

 

Chi phí thuê chuyên gia đào tạo triển khai, giám sát định kỳ tại doanh nghiệp đã áp dụng Tiêu chuẩn (dự kiến Cơ sở sản xuất Tôn Thất Thống và Công ty TNHH XNK

7

Tổ chức khóa Tập huấn, đào tạo chuyên sâu về Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong doanh nghiệp

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 8 - 9

60,000

60,000

 

Theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính;

Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh;

8

Tổ chức 2 đến 3 khóa tập huấn, đào tạo chuyên sâu về hệ thống quản lý thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn GMP cho các làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở KHCN

Đơn vị tư vấn, chứng nhận các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Tháng 9 - 10

190,000

190,000

 

Theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính;

Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh;

9

Hoạt động của Ban điều hành và tổ giúp việc

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận động, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị cho làng nghề truyền thống; tư vấn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia, áp dụng ISO, đăng ký mã số mã vạch, Hội nghị sơ kết, tổng kết, VPP,...

Sở KHCN

Ban điều hành và Tổ giúp việc Chương trình

Tháng 1 - 12

50,000

50,000

 

Theo Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tổng cộng

1530,000

800,000

730,000

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 48/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2021

Số hiệu: 48/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 18/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 48/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2021

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…