Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 264/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ KHÔNG QUÁ 50% VỐN ĐIỀU LỆ NĂM 2023

Thực hiện Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.

- Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

- Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.

- Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

- Công tác giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Hoạt động giám sát tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật; đánh giá bảo đảm chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát tại các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong việc giám sát tài chính của doanh nghiệp, tránh trùng lắp, chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.

II. Đối tượng giám sát

1. Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm:

- Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lạng Sơn;

- Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn.

2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ, gồm:

- Công ty cổ phần Chợ Lạng Sơn;

- Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn;

- Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn.

III. Nội dung giám sát

1. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1.1 Nội dung giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 10 Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bao gồm:

a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.

b) Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:

- Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư;

- Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp;

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu;

- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

c) Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch;

- Kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);

- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

- Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

d) Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

đ) Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.

e) Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.

1.2 Thời điểm giám sát: 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023.

1.3. Tổ chức giám sát

a) Về thời hạn gửi báo cáo của các doanh nghiệp được quy định như sau:

- Đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023: gửi Sở Tài chính trước ngày 31/7/2023.

- Đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính năm 2023: gửi Sở Tài chính trước ngày 30/4 của năm tiếp theo.

b) Thực hiện giám sát: căn cứ báo cáo đánh giá tình hình tài chính của các công ty để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tình hình thanh khoản và khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính. Báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh biện pháp xử lý (nếu có) đối với kết quả giám sát của từng doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ

2.1. Nội dung giám sát: thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, cụ thể:

a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. b) Giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động.

c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.

2.2. Thời điểm giám sát: 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023.

2.3. Về thời hạn gửi báo cáo của các doanh nghiệp

- Đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính 6 tháng đầu năm: gửi Sở Tài chính trước ngày 31/7/2023.

- Đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính năm 2023: gửi Sở Tài chính trước ngày 30/4 của năm tiếp theo.

2.4. Thực hiện giám sát: việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua báo cáo của Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Sở Tài chính tiến hành giám sát các nội dung theo quy định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giám sát. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp theo quy định.

IV. Phương thức giám sát

1. Giám sát trực tiếp và gián tiếp

- Giám sát trực tiếp đối với 02 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lạng Sơn; Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn.

- Giám sát gián tiếp đối với 03 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Công ty cổ phần Chợ Lạng Sơn; Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn; Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn.

2. Thời gian giám sát

- Đối với 6 tháng đầu năm 2023: 05 doanh nghiệp, thực hiện trước ngày 10/8/2023.

- Đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính năm 2023: thực hiện giám sát trong tháng 4 của năm tiếp theo.

V. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Căn cứ Quyết định của Chủ sở hữu về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch tài chính năm 2023 cho các doanh nghiệp và thực hiện theo quy định tại Điều 28, Nghị định 87/2015/NĐ-CP.

1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Tiêu chí 1: doanh thu;

- Tiêu chí 2: lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;

- Tiêu chí 3: nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn;

- Tiêu chí 4: chấp hành pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính;

- Tiêu chí 5: tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

2. Đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định và các tiêu chí sau

- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;

- Kết quả xếp loại doanh nghiệp;

- Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài chính

- Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tổng hợp báo cáo kết quả giám sát định kỳ 6 tháng và hằng năm đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Lạng Sơn, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo quy định;

- Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh những khó khăn, vướng mắc hoặc cần bổ sung nội dung giám sát đối với các doanh nghiệp, Sở Tài chính chủ động rà soát, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: căn cứ kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 được phê duyệt nêu trên chủ động phân công nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn để lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo theo kiến nghị của Sở Tài chính trong báo cáo giám sát.

3. Các cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài chính thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (thay b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: TC, KH&ĐT, LĐ-TB&XH, NV, GTVT, NN&PTNT, CT;
- Cục Thuế, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh;
- Các doanh nghiệp thuộc đối tượng giám sát;
- C,PVP UBND tỉnh.
các phòng CM, TT Thông tin;
- Lưu: VT, KT (VTD).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Thu Hà

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2022 về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ năm 2023 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu: 264/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
Người ký: Đoàn Thu Hà
Ngày ban hành: 30/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2022 về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ năm 2023 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…