Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

c) Tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 30 chuyên gia năng suất chất lượng tại các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

- Có 70% các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.

- Có 30 đến 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, các đặc sản của địa phương được hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho doanh nghiệp tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 30 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn tỉnh.

b) Giai đoạn 2026 - 2030:

- Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 50 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 10 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Có 100% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.

- Có ít nhất 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, các đặc sản của địa phương được hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng 15%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho doanh nghiệp tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 70 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế (danh mục các sản phẩm chủ lực được ban hành theo Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

a) Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

b) Xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

c) Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng.

d) Vận động, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị cho ngành nghề, làng nghề truyền thống.

2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

a) Đẩy mạnh đào tạo, hội nghị, hội thảo phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP, VietGAP, SA 8000, ISO/TS 16949; ISO/IEC 17025; OHSAS 18000; TQM; CRM; GMP; 5S; KAIZEN...), nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.

b) Tổ chức, triển khai các hình thức thông tin truyền thông để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng.

c) Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác.

d) Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia, áp dụng ISO 17025, đăng ký mã số mã vạch, hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

3. Triển khai áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh

a) Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP, SA 8000, ISO/TS 16949; ISO/IEC 17025; OHSAS 18000; TQM; CRM; GMP; 5S; KAIZEN..), đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.

b) Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...

c) Tư vấn, hướng dẫn, đào tạo đánh giá giám sát định kỳ việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp nhằm duy trì, cải tiến liên tục hệ thống quản lý đang áp dụng và tối ưu hóa quy trình sản xuất góp phần tăng năng suất lao động.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

e) Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, sản xuất nông nghiệp tốt và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

a) Phối hợp xây dựng, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất. Tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.

b) Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp. Mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

5. Tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

a) Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

b) Nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để được công nhận, thừa nhận ở khu vực và quốc tế.

c) Đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

d) Đẩy mạnh cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ.

6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng

a) Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tăng cường hợp tác, thực hiện có hiệu quả các chương trình, Chương trình năng suất của Tổ chức Năng suất Châu Á.

b) Trao đổi về kinh nghiệm, kỹ thuật gia tăng năng suất, so sánh năng suất với các nước trong khu vực và trên thế giới khi có yêu cầu.

IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 22.460 triệu đồng (theo Phụ lục đính kèm), trong đó:

+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: 10.000 triệu đồng;

+ Nguồn khác: 12.460 triệu đồng.

Nguồn khác bao gồm: nguồn đối ứng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Điều hành Chương trình

Ban điều hành và Tổ giúp việc dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020” được kiện toàn theo Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục điều hành triển khai các nhiệm vụ của Chương trình, có trách nhiệm đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ.

2. Phân công thực hiện

a) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Là cơ quan thường trực của Chương trình;

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch;

- Tham mưu thực hiện việc sơ kết, tổng kết kế hoạch và đề xuất kế hoạch giai đoạn tiếp theo;

- Tham mưu kiện toàn Ban điều hành và Tổ chuyên viên giúp việc để triển khai thực hiện Chương trình khi cần thiết;

- Thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư vấn, chứng nhận hệ thống quản lý được áp dụng tại cơ sở sản xuất/doanh nghiệp theo các quy định hiện hành;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ cuối năm, hoặc đột xuất khi có yêu cầu tổng hợp tình hình và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình triển khai Chương trình.

b) Các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thành phố Huế căn cứ chức năng nhiệm vụ, nhu cầu và điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, chủ trì, đề xuất và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và phê duyệt các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch trong phạm vi quản lý nhà nước theo thẩm quyền và quy định của pháp luật liên quan.

c) Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên nhu cầu thực tế của đơn vị phối hợp với các sở, ban, ngành để được hỗ trợ, tham gia thực hiện nội dung của Kế hoạch; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch đến các doanh nghiệp liên quan để tham gia thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để báo cáo);
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: KHCN,KH-ĐT,TC,CT,XD, NN&PTNT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP: CVP, các PCVP UBND tỉnh, CV: CN, CT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN  2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 262/KH-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung

Số lượng

Đơn vị

Đơn giá

Nhu cầu vốn cả giai đoạn

Trong đó

Ghi chú

Ngân sách

Nguồn khác

1

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

5

10,000

50,000

50,000

 

 

a)

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

 

c)

Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng.

 

 

 

 

 

 

 

2

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

a)

Tập huấn, hội nghị, hội thảo hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP, VietGAP, SA 8000, ISO/TS 16949; ISO/IEC 17025; OHSAS 18000; TQM; CRM; GMP; 5S; KAIZEN...)

30

Lớp

70,000

2100,000

2100,000

 

03 lớp/năm

b)

Phổ biến các nguyên tắc, điều lệ tham gia hiệp định thương mại tự do, hiệp định đối tác khu vực và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

10

Lớp

70,000

700,000

700,000

 

01 lớp/năm

c)

Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng”.

20

Phóng sự/bản tin

20,000

400,000

400,000

 

02 phóng sự hoặc bản tin phát trên Đài TRT/năm

d)

Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt về năng suất để phục vụ doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

Khi có hướng dẫn của Trung ương

e)

Hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nhằm tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

2

Hội nghị

30,000

60,000

60,000

 

 

3

Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, tư vấn, chứng nhận; DN/cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, tổ chức lại mô hình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn.

a)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn ISO 22000” (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

10

Đề án

300,000

3000,000

900,000

2100,000

1 Đề án/năm

b)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn theo Tiêu chuẩn HACCP” (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

10

Đề án

300,000

3000,000

900,000

2100,000

01 Đề án/năm

c)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý thực hành sản xuất tốt theo Tiêu chuẩn GMP” (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

10

Đề án

300,000

3000,000

900,000

2100,000

01 Đ án/năm

d)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14000” (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

2

Đề án

300,000

600,000

180,000

420,000

 

e)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý năng lượng theo Tiêu chuẩn ISO 50001”

2

Đề án

300,000

600,000

180,000

420,000

 

f)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn SA 8000/OHSAS 18000”

2

Đề án

300,000

600,000

180,000

420,000

 

g)

Đề án “Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các hệ thống quản lý phòng thử nghiệm theo Tiêu chuẩn ISO 17025” (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

2

Đề án

300,000

600,000

180,000

420,000

 

h)

Đề án “vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến” (TQM; 5S; LEAN6SIGMA, KAIZEN,...) (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

5

Đề án

150,000

750,000

225,000

525,000

 

i)

Đề án “vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”

5

Đề án

150,000

750,000

225,000

525,000

 

j)

Đề án “vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...” (bao gồm hoạt động đào tạo nhận thức chung, đào tạo nội dung áp dụng tiêu chuẩn).

10

Đề án

300,000

3000,000

900,000

2100,000

01 Đề án/năm

k)

Tư vấn, hướng dẫn, đào tạo đánh giá giám sát định kỳ việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp

20

DN/cơ sở

10,000

200,000

200,000

 

 

l)

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

20

Doanh nghiệp/cơ sở

10,000

200,000

60,000

140,000

 

m)

Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

20

DN/cơ sở

25,000

500,000

150,000

350,000

 

4

Hỗ trợ xây dựng các quy trình tiên tiến về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội và các công cụ quản lý tiên tiến (5S, GMP/Haccp, Lean, ISO, ...).

4

Đề án

300,000

1200,000

360,000

840,000

 

a)

Tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.

5

Khóa học

70,000

350,000

350,000

 

 

b)

Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp

5

Khóa học

70,000

350,000

350,000

 

 

c)

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động.

5

Khóa học

70,000

350,000

350,000

 

 

d)

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

2

Khóa học

70,000

140,000

140,000

 

 

5

Tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

6

Khóa

63,000

 

 

 

 

a)

Dự án “Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng”.

2

Dự án

200,000

400,000

400,000

 

 

b)

Nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để được công nhận, thừa nhận ở khu vực và quốc tế.

2

Đề án

100,000

100,000

100,000

 

 

6

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

a)

Tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về các chương trình, dự án năng suất của Tổ chức Năng suất Châu Á.

 

 

 

100,000

100,000

 

Tham dự các sự kiện do Trung ương tổ chức

b)

Phối hợp trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật gia tăng năng suất, so sánh năng suất với các nước trong khu vực và trên thế giới khi có yêu cầu.

 

 

 

50,000

50,000

 

7

Hoạt động của Ban điều hành và Tổ giúp việc Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận động, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị cho ngành nghề, làng nghề truyền thống; tư vấn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia, áp dụng ISO 17025, đăng ký mã số mã vạch, Hội nghị sơ kết, tổng kết.

10

Năm

50,000

500,000

500,000

 

 

Tổng cộng

22460,000

10000,000

12460,000

 

(Hai mươi hai tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng)

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 262/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 09/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…