ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 19 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 (Nghị quyết số 02/NQ-CP), UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động kinh doanh; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tích cực cải thiện chất lượng, tăng điểm các chỉ số thành phần, đưa vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Lạng Sơn năm 2024 xếp vào nhóm khá của cả nước.
- Số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.
- Đảm bảo các chỉ tiêu về cải cách hành chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo yêu cầu tại mục II Phụ lục III Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và các chỉ tiêu do UBND tỉnh giao.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Triển khai tích cực các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 21/11/2021 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 23/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 (Nghị quyết số 43-NQ/TU). Đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm, chủ động của các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đầu mối theo dõi cải thiện các chỉ số thành phần PCI tỉnh Lạng Sơn.
2. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động giải quyết, tháo gỡ triệt để các vướng mắc, rào cản đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, nhất là trong thực hiện dự án đầu tư. Tập hợp, đề xuất giải pháp, kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.
4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp, phát triển Cổng Dịch vụ công của tỉnh tích hợp, kết nối với Cổng Dịch vụ công của Bộ, ngành Trung ương, Cổng Dịch vụ công quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
5. Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.
6. Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.
- Làm đầu mối, tham mưu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 21/11/2021 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TU; phối hợp với các cơ quan phân tích dữ liệu, kết quả khảo sát Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND cấp huyện (DDCI năm 2023) để làm rõ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, các nút thắt, hạn chế về môi trường kinh doanh, xây dựng Kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số thành phần DDCI năm 2024; Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) tỉnh Lạng Sơn năm 2024 và các năm tiếp theo.
- Tham mưu thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết số 135-NQ/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hút đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023-2030.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính và quản lý dự án đầu tư; thực hiện kết nối liên thông, cập nhật, quản lý và khai thác hiệu quả dữ liệu về các dự án đầu tư trên hệ thống phần mềm quản lý dự án đầu tư của tỉnh. Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; hướng dẫn thủ tục thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm cải cách thủ tục hành chính, tối ưu hoá quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu, đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 của UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc giải quyết các kiến nghị về khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác hậu kiểm doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, chú trọng kiểm tra việc góp vốn điều lệ khi đăng ký thành lập và đăng ký bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp; chủ động tiếp thu, nắm bắt nhanh chóng tình hình doanh nghiệp, nhà đầu tư để có các giải pháp kịp thời hỗ trợ, phát huy hiệu quả cơ chế công khai, minh bạch và giám sát các hoạt động đối thoại doanh nghiệp. Tập trung triển khai Kế hoạch chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; lựa chọn nền tảng số phù hợp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai thí điểm Nền tảng quản lý doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, quán triệt, phổ biến Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch này sâu rộng trong các ngành, các cấp và đến người dân, doanh nghiệp.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 226/KH- UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số; kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
- Tiếp tục tham mưu thực hiện Chương trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau để cung cấp cho nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu đầu tư vào tỉnh.
- Tiếp tục tham mưu triển khai hiệu quả Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 (ban hành tại Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh).
- Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 23/12/2020 của UBND tỉnh về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025: duy trì, nâng cấp và vận hành Trang thông tin điện tử KNĐMST tỉnh Lạng Sơn; tổ chức các hoạt động của Khu làm việc chung hỗ trợ KNĐMST như tổ chức đào tạo, huấn luyện, tư vấn, kết nối đầu tư, khách hàng, cung cấp nguồn nhân lực, không gian làm việc, thiết bị dùng chung cho hoạt động KNĐMST...; tổ chức và tham gia các sự kiện KNĐMST; phát triển các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho hệ sinh thái KNĐMST; truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ KNĐMST; kết nối mạng lưới khởi nghiệp.
- Đề xuất đặt hàng, triển khai các đề tài, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa. Thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ và tạo sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025; Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”; Đề án triển khai chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tiếp tục nghiên cứu tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư để triển khai thực hiện dự án; chú trọng rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên nguyên tắc đảm bảo các quy định của pháp luật.
- Rà soát và cập nhật đầy đủ các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lên Trang thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ: https://tnmt.langson.gov.vn/. Xây dựng tài liệu hướng dẫn từng bước truy cập vào các mục trên Trang thông tin điện tử của Sở, trên Cổng thông tin đất đai để doanh nghiệp, công dân tìm hiểu, khai thác khi có nhu cầu. Thực hiện xây dựng trang fanpage facebook, zalo, chuyên mục “tiếp nhận phản ánh, kiến nghị” trên trang thông tin điện tử của Sở.
- Đẩy mạnh việc kết nối liên thông điện tử để trao đổi thông tin dữ liệu về đất đai với các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định pháp luật môi trường, giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa và quản lý hiệu quả chất thải rắn. Tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Lạng Sơn tại Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 16/3/2023.
- Triển khai hỗ trợ có hiệu quả doanh nghiệp thông qua các chương trình phát triển thương mại điện tử; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại; đẩy mạnh kết nối cung cầu để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nông sản; đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp và hợp tác xã lên sàn thương mại điện tử: Voso.vn, Postmat.vn, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm thế mạnh của tỉnh đặc biệt là các sản phẩm OCOP; đẩy mạnh thông tin trên Trang thông tin của Sở, Cổng thông tin và thương mại điện tử Lạng Sơn (http://langsontrade.vn) và các trang mạng xã hội chính thống khác.
- Thường xuyên cập nhật, thông tin tình hình xuất nhập khẩu, thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh tới các địa phương có hàng xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và “Đề án phát triển hạ tầng chợ biên giới, miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”.
- Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ gắn với kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ thương mại, logistics, trung chuyển hàng hoá, vận tải, kho bãi, dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn,… Khuyến khích phát triển một số loại hình dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao. Phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ với hệ thống cửa khẩu biên giới của tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc phù hợp với các chương trình kết nối, hợp tác kinh tế, quốc phòng- an ninh giữa hai nước.
- Tham mưu thực hiện các giải pháp đảm bảo việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng theo lộ trình về chỉ tiêu tiết kiệm điện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai thực hiện tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đảm bảo cung ứng điện.
- Tiếp tục phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh triển khai, thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và Chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của UBND tỉnh, Bộ Tư pháp năm 2024.
- Tham mưu triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định số 2809/QĐ- UBND ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 18/9/2023 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, đối thoại với doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; biên soạn, phát hành tài liệu có nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cập nhật kịp thời, đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; triển khai thực hiện có hiệu quả các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định.
7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
- Tiếp tục đẩy mạnh kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp và chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng tăng cường hoạt động đối thoại, làm việc với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thường xuyên duy trì số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đôn đốc, chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, qua đó góp phần tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.
- Triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các động lực tăng trưởng theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 02/2023/TT- NHNN và các văn bản có liên quan.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, đảm bảo hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp được giải quyết đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách và theo đúng quy định.
- Duy trì tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, tập trung giải quyết hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp và người nộp thuế.
9. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Nghị quyết 02/NQ-CP và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Kế hoạch này. Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công đảm bảo mục tiêu tối thiểu đề ra (nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Công văn số 555/UBND-KT ngày 12/5/2023 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58/NQ- CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp của tỉnh ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong cải cách hành chính; thay đổi căn bản phương thức chỉ đạo điều hành, quản lý truyền thống sang điện tử và dựa trên dữ liệu số; thực hiện chuyển đổi số. Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử và khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa.
- Tiếp tục rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương báo cáo Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý với các quy định pháp luật; tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động, giải quyết, tháo gỡ triệt để các vướng mắc, rào cản đối với hoạt động đầu tư kinh doanh. Tập hợp, đề xuất giải pháp, kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
- Chỉ đạo, kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.
10. Các Hội doanh nghiệp của tỉnh (Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ)
- Tuyên truyền và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực; tiếp cận và áp dụng các mô hình chuyển đổi xanh, kinh doanh bền vững.
- Tổ chức vận động doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; chủ động trong việc trao đổi, phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khuyến khích các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
- Xác định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP và Kế hoạch này. Căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về các bộ chỉ số, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai thực hiện đối với các nhiệm vụ được phân công.
- Trước ngày 05 tháng 6 và 05 tháng 12 năm 2024, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch 06 tháng và 01 năm gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết theo các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch này; kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc để được giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu: | 16/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký: | Đoàn Thanh Sơn |
Ngày ban hành: | 19/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chưa có Video