Bản dịch không chính thức
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN
LỜI MỞ ĐẦU
Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philíppin, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Quốc gia Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi chung là “ASEAN” hoặc “các Quốc gia Thành viên” hoặc gọi riêng là “Quốc gia Thành viên”);
NHẮC LẠI quyết định của các Nhà Lãnh đạo về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột, gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC) trong Tuyên bố về Hiệp ước ASEAN II ký ngày 7/10/2003 tại Bali, Indonesia, và trong Hiến chương ASEAN, ký ngày 20/11/2007 tại Singapore;
QUYẾT TÂM thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất với luồng lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề, và luồng lưu chuyển vốn tự do hơn như được đề ra trong Hiến chương ASEAN và Tuyên bố về Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN do các Nhà Lãnh đạo ký ngày 20/11/2007 tại Singapore;
THỪA NHẬN những thành tựu đáng kể và đóng góp của những hiệp định và văn kiện ASEAN hiện hành trong các lĩnh vực khác nhau trong tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển tự do của hàng hoá trong khu vực như Hiệp định về các Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi ASEAN (1977), Hiệp định Chương trình Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (1992), Hiệp định Hải quan ASEAN (1997), Hiệp định Khung ASEAN về các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau (1998), Hiệp định Khung e-ASEAN (2000), Nghị định thư điều chỉnh việc thực hiện Biểu Thuế quan hài hòa ASEAN (2003), Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên (2004), Nghị định thư Thành lập và Thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa ASEAN (2005);
MONG MUỐN đẩy nhanh hội nhập thông qua xây dựng một Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN toàn diện, trên cơ sở những cam kết thuộc các hiệp định ASEAN hiện hành để tạo một cơ sở pháp lý cho lưu chuyển tự do hàng hóa trong khu vực;
TIN TƯỞNG rằng một Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN toàn diện sẽ giảm thiểu các hàng rào và tăng cường liên kết kinh tế giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả thương mại, đầu tư và kinh tế, tạo nên một thị trường lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp của các Quốc gia Thành viên và tạo ra và duy trì một khu vực đầu tư cạnh tranh;
THỪA NHẬN các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giữa các Quốc gia Thành viên và sự cần thiết phải khắc phục khoảng cách phát triển và tạo thuận lợi cho sự tham gia của các Quốc gia Thành viên, đặc biệt là Campuchia, Lào PDR, Maanmar và Việt Nam, trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhờ quy định về linh hoạt và hợp tác kỹ thuật và phát triển;
THỪA NHẬN THÊM các quy định trong các tuyên bố cấp Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới về các biện pháp hỗ trợ các nước kém phát triển;
CÔNG NHẬN vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp trong tăng cường thương mại và đầu tư giữa các Quốc gia Thành viên và sự cần thiết phải thúc đẩy và tạo thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của khu vực doanh nghiệp thông qua các hiệp hội kinh doanh ASEAN khác nhau trong thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN; và
CÔNG NHẬN vai trò của các thỏa thuận thương mại khu vực là động lực thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực và thuận lợi hóa thương mại và là bộ phận cấu thành trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương;
ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU:
Mục tiêu của Hiệp định này là đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hoá trong ASEAN như một trong những công cụ chính để xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
1. Vì mục đích của Hiệp định này, trừ khi trong Hiệp định có định nghĩa khác:
(a) ASEAN có nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bao gồm Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Phillipines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
(b) Các cơ quan hải quan nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm theo luật pháp của một Quốc gia Thành viên về giám sát thực hiện luật hải quan;
(c) Thuế hải quan nghĩa là bất kỳ thuế nhập khẩu hoặc thuế hải quan nào và bất kỳ loại phí nào áp dụng đối với việc nhập khẩu của một hàng hóa, những không gồm bất kỳ:
(i) phí tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng nhất quán với quy định của đoạn 2 của Điều 3 của Hiệp định GATT 1994, liên quan tới hàng hóa trong nước tương tự hoặc hàng hoá mà từ đó, hàng hóa nhập khẩu đã được sản xuất hoặc chế tạo toàn bộ hoặc một phần;
(ii) thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá áp dụng nhất quán với quy định của Điều VI của Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Thực thi Điều VI của Hiệp định GATT 1994, và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO; hoặc
(iii) lệ phí hoặc bất kỳ phí nào phù hợp với chi phí của dịch vụ cung cấp.
(d) Luật hải quan nghĩa là luật và quy định quản lý và thực thi bởi các cơ quan hải quan của từng Quốc gia Thành viên liên quan tới nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, chuyển tải, và lưu trữ hàng hóa do chúng liên quan tới thuế hải quan, phí, và các loại thuế khác, hoặc liên quan tới lệnh cấm, hạn chế, và các hoạt động kiểm soát tương tự khác đối với sự di chuyển của các mặt hàng được kiểm soát qua ranh giới của lãnh thổ hải quan của các Quốc gia Thành viên;
(e) Giá trị hải quan của hàng hoá nghĩa là giá trị hàng hoá vì mục đích áp dụng thuế tính theo giá trị đối với hàng hoá nhập khẩu;
(f) Ngày nghĩa là ngày theo lịch, gồm cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ;
(g) Hạn chế ngoại hối nghĩa là các biện pháp mà một Quốc gia Thành viên thực hiện dưới hình thức hạn chế và các thủ tục hành chính khác trong lĩnh vực ngoại hối gây hạn chế thương mại;
(h) GATT 1994 nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 bao gồm cả các Quy định Ghi chú và Bổ sung, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(i) Hệ thống hài hoà hay HS có nghĩa là Hệ thống Mã số và Mô tả Hàng hóa Hài hoà trong Phụ lục của Công ước Quốc tế về Hệ thống Mã số và Mô tả Hàng hóa Hài hòa gồm sửa đổi được thông qua và áp dụng ở các Quốc gia Thành viên theo luật pháp của quốc gia đó;
(j) MFN nghĩa là Đối xử Tối huệ quốc trong WTO;
(k) Hàng rào Phi quan thuế nghĩa là các biện pháp ngoài biện pháp thuế quan cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá trong một Quốc gia Thành viên;
(l) Hàng hoá xuất xứ nghĩa là hàng hoá có đủ tiêu chuẩn xuất xứ trừ một Quốc gia Thành viên theo các quy định của Chương 3 (Quy tắc Xuất xứ);
(m) Đối xử ưu đãi về thuế nghĩa là những ưu đãi thuế dành cho hàng hoá xuất xứ thể hiện bằng mức thuế áp dụng theo Hiệp định này;
(n) Hạn chế định lượng nghĩa là các lệnh cấm hoặc hạn chế thương mại với các Quốc gia Thành viên khác, có thể thông qua hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm các biện pháp và yêu cầu hành chính làm hạn chế thương mại;
(o) Hiệp định này hay ATIGA nghĩa là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN;
(p) WTO nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới;
(q) Hiệp định WTO nghĩa là Hiệp định Marrakech thành lập Tổ chức thương mại thế giới, ký kết ngày 15/4/1994 và các hiệp định khác thuộc Hiệp định này;
2. Trong Hiệp định này, mọi từ ngữ số ít sẽ bao gồm số nhiều và mọi từ ngữ số nhiều sẽ bao gồm số ít, trừ khi quy định khác trong Hiệp định.
Vì mục đích của Hiệp định này, việc phân loại hàng hoá trong thương mại giữa các Quốc gia Thành viên sẽ được thực hiện phù hợp với Biểu Thuế quan Hài hòa ASEAN (AHTN) được quy định trong Nghị định thư điều chỉnh việc thực hiện Biểu Thuế quan Hài hoà ASEAN ký kết ngày 7/8/2003 và bất kỳ sửa đổi nào của Nghị định thư này.
Hiệp định này sẽ áp dụng cho tất cả hàng hóa thuộc Biểu Thuế quan Hài hòa ASEAN (AHTN).
Liên quan đến thuế nhập khẩu, sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nếu một Quốc gia Thành viên ký kết một Hiệp định nào với một Quốc gia không phải là Thành viên ASEAN với cam kết thuận lợi hơn cam kết trong Hiệp định này, các Quốc gia Thành viên khác có quyền yêu cầu đàm phán với Quốc gia Thành viên đó để yêu cầu dành đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành trong hiệp định nói trên. Quyết định dành ưu đãi thuế quan đó sẽ được đưa ra trên cơ sở đơn phương. Ưu đãi thuế đó sẽ được dành cho tất cả các Quốc gia Thành viên.
Điều 6. Đối xử quốc gia đối với Thuế Nội địa và Quy định
Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành đối xử quốc gia cho hàng hoá của các Quốc gia Thành viên khác phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT 1994. Với mục đích này, Điều III của GATT 1994, với sự điều chỉnh phù hợp, sẽ trở thành một phần của Hiệp định này.
Điều 7. Phí và lệ phí liên quan tới Nhập khẩu và Xuất khẩu
1. Từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo, phù hợp với Điều VIII.1 của Hiệp định GATT 1994, tất cả các phí và lệ phí dù với đặc điểm nào (ngoài thuế nhập khẩu hay xuất khẩu, lệ phí tương đương với một khoản thuế nội địa hoặc các lệ phí nội địa khác áp dụng phù hợp với Điều III.2 của Hiệp định GATT 1994, và thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng) áp dụng với hoặc liên quan tới nhập khẩu hoặc xuất khẩu chỉ hạn chế ở số lượng xấp xỉ chi phí dịch vụ cung cấp và không phải là bảo hộ gián tiếp với hàng hóa nội địa hoặc một khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu vì mục đích tài khóa.
2. Từng Quốc gia Thành viên sẽ ngay lập tức ban hành chi tiết của các loại phí và lệ phí áp dụng với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu, và sẽ công bố những thông tin đó trên mạng Internet.
Theo yêu cầu rằng các biện pháp không được áp dụng theo cách tạo nên sự phân biệt đối xử không công bằng hoặc bất bình đẳng giữa các Quốc gia Thành viên trong cùng một điều kiện, hoặc tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, không quy định nào trong Hiệp định này sẽ được hiểu là ngăn cản việc áp dụng hoặc thực thi của các Quốc gia Thành viên các biện pháp:
(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội;
(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động thực vật;
(c) liên quan đến việc xuất nhập khẩu vàng hoặc bạc;
(d) cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định không trái với các điều khoản của Hiệp định này, bao gồm những biện pháp liên quan đến thực thi hải quan, thực thi các mặt hàng hoặc dịch vụ độc quyền theo quy định của đoạn 4, Điều II và Điều XVII của Hiệp định GATT 1994, việc bảo vệ bằng phát minh, thương hiệu và bản quyền, và ngăn ngừa các hành vi lừa dối;
(e) liên quan đến các sản phẩm của lao động tù nhân;
(f) áp dụng cho việc bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ;
(g) liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu những biện pháp đó được thực hiện liên quan đến việc hạn chế sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước;
(h) được thực hiện phù hợp với các nghĩa vụ quy định trong các hiệp định hàng hoá liên chính phủ phù hợp với các tiêu chuẩn trình lên WTO và không bị WTO từ chối hoặc đã được đệ trình mà không bị từ chối;
(i) liên quan đến hạn chế đối với xuất khẩu vật liệu nội địa cần thiết để đảm bảo khối lượng đáng kể vật liệu đó đối với một ngành công nghiệp chế biến trong nước trong thời kỳ mà giá trong nước của vật liệu đó thấp hơn giá thế giới trong chiến lược ổn định của chính phủ, miễn là những hạn chế đó sẽ không được đưa ra để tăng xuất khẩu hoặc bảo vệ ngành nội địa đó, và sẽ không trái với các điều khoản của Hiệp định này liên quan đến sự không phân biệt đối xử; và
(j) quan trọng để mua hoặc phân phối sản phẩm trong tình trạng thiếu cung chung hoặc thiếu cung trong nước, miễn là bất kỳ một biện pháp nào như vậy sẽ phù hợp với nguyên tắc là tất cả các Quốc gia Thành viên có thị phần bằng nhau trong nguồn cung quốc tế của các sản phẩm đó, và rằng bất kỳ biện pháp nào như vậy không phù hợp với các điều khoản khác của Hiệp định này sẽ được chấm dứt ngay khi các điều kiện dẫn đến việc áp dụng chúng không tồn tại nữa.
Không gì trong Hiệp định này sẽ được hiểu là:
(a) yêu cầu bất kỳ một Quốc gia Thành viên nào cung cấp bất kỳ thông tin gì mà việc cung cấp đó được coi là đi ngược lại với quyền lợi an ninh cơ bản của Quốc gia đó; hoặc
(b) ngăn cản bất kỳ một Quốc gia Thành viên nào được thực hiện bất kỳ một biện pháp nào được coi là cần thiết để bảo vệ quyền lợi an ninh cơ bản của nước đó:
(i) liên quan đến vật liệu hạt nhân hoặc các vật liệu dẫn xuất từ vật liệu hạt nhân;
(ii) liên quan đến việc buôn lậu vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh hoặc việc buôn lậu hàng hóa và vật liệu khác được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích cung cấp cho các cơ sở quân sự;
(iii) được thực hiện để bảo vệ cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng, bao gồm viễn thông, cơ sở hạ tầng nước và năng lượng nhằm tránh những âm mưu làm vô hiệu hoá hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng đó;
(iv) được thực hiện trong tình trạng khẩn cấp trong nước, hoặc chiến tranh hoặc các tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế; hoặc
(c) ngăn cản bất kỳ một Quốc gia Thành viên nào thực hiện một hành động nào thuộc trách nhiệm của Quốc gia đó theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Điều 10. Các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán
Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản một Quốc gia Thành viên áp dụng bất kỳ biện pháp nào đối với cán cân thanh toán. Một Quốc gia Thành viên áp dụng biện pháp đó sẽ tuân thủ các điều kiện trong Điều XII của Hiệp định GATT 1994 và Tài liệu Giải thích về các Quy định Cán cân Thanh toán trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
Điều 11. Các thủ tục thông báo
1. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, các Quốc gia Thành viên sẽ thông báo bất kỳ hành động hoặc biện pháp họ dự định tiến hành:
(a) có thể vô hiệu hoặc giảm sút bất kỳ lợi ích nào đối với các Quốc gia Thành viên khác, trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp định này; hoặc
(b) khi hành động hoặc biện pháp đó có thể ngăn cản việc thực hiện mục tiêu nào của Hiệp định này.
2. Không ảnh hưởng tới nghĩa vụ chung của các Quốc gia Thành viên trong đoạn 1 của Điều này, các thủ tục thông báo sẽ áp dụng, nhưng không cần thiết phải giới hạn, đối với những thay đổi như nêu trong PHỤ LỤC 1 và các sửa đổi Phụ lục này.
3. Một Quốc gia Thành viên sẽ thông báo cho Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM) và Ban Thư ký ASEAN trước khi áp dụng hành động hay biện pháp nêu trong đoạn 1 của Điều này. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, thông báo sẽ được thực hiện ít nhất sáu mươi (60) ngày trước khi hành động hoặc biện pháp đó có hiệu lực. Một Quốc gia Thành viên đề xuất áp dụng một hành động hoặc biện pháp sẽ tạo cơ hội đầy đủ để thảo luận trước với các Quốc gia Thành viên khác có lợi ích trong hành động hoặc biện pháp có liên quan.
4. Thông báo hành động hoặc biện pháp định áp dụng của một Quốc gia Thành viên phải bao gồm:
(a) mô tả hành động hoặc biện pháp sẽ được áp dụng;
(b) các lý do thực hiện hành động hoặc biện pháp đó; và
(c) ngày dự kiến thực hiện và thời hạn áp dụng hành động hoặc biện pháp đó.
5. Nội dung của thông báo và tất cả các thông tin liên quan đến thông báo sẽ được xử lý như thông tin mật.
6. Ban Thư ký ASEAN sẽ đóng vai trò là cơ quan trung tâm về đăng ký thông báo, gồm các bình luận bằng văn bản và kết quả các cuộc thảo luận. Quốc gia Thành viên liên quan sẽ gửi cho Ban Thư ký ASEAN một bản sao của các bình luận nhận được. Ban Thư ký ASEAN sẽ lưu ý các Quốc gia Thành viên về các yêu cầu thông báo, theo quy định trong đoạn 4 của Điều này, là vẫn chưa đầy đủ. Ban Thư ký ASEAN sẽ công bố các thông tin liên quan tới các thông báo về yêu cầu của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào.
7. Quốc gia Thành viên liên quan sẽ, không phân biệt đối xử, tạo ra các cơ hội đầy đủ cho các Quốc gia Thành viên khác đưa ra các ý kiến đóng góp bằng văn bản và thảo luận các đề xuất này nếu có yêu cầu. Các thảo luận của Quốc gia Thành viên liên quan với các Quốc gia Thành viên khác sẽ nhằm mục đích làm rõ hơn về hành động hoặc biện pháp đó. Quốc gia Thành viên sẽ xem xét thỏa đáng những ý kiến đóng góp bằng văn bản và thảo luận về việc thực hiện hành động hoặc biện pháp đó.
8. Các Quốc gia Thành viên khác sẽ gửi các ý kiến đóng góp của mình trong vòng 15 ngày kể từ khi có thông báo. Việc một Quốc gia Thành viên không gửi các ý kiến đóng góp của mình trong khoảng thời gian được quy định ở trên sẽ không ảnh hưởng đến quyền của bên đó được xem xét khả năng áp dụng Điều 88 (ACT-ACB-DSM).
Điều 12. Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
1. Điều X của Hiệp định GATT 1994 sẽ được bổ sung và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, với sự điều chỉnh phù hợp.
2. Ở mức độ có thể, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ công bố luật pháp, quy định, quyết định và phán quyết như theo quy định trong Điều X của Hiệp định GATT 1994 trên Internet.
Điều 13. Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN
1. Một Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN lưu trữ luật thương mại và hải quan và thủ tục của tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ được thành lập và để cho công chúng tiếp cận thông qua mạng Internet.
2. Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN sẽ lưu trữ các thông tin liên quan tới thương mại như; (i) biểu thuế; (ii) thuế MFN, thuế suất ưu đãi trong Hiệp định này và các Hiệp định khác giữa ASEAN và các Nước Đối thoại; (iii) Quy tắc Xuất xứ; (iv) các biện pháp phi thuế; (v) luật và quy tắc thương mại và hải quan quốc gia; (vi) thủ tục và các yêu cầu tài liệu; (vii) phán quyết hành chính; (viii) thông lệ tốt nhất trong thuận lợi hóa thương mại do các Quốc gia Thành viên áp dụng; và (ix) danh sách các thương nhận hợp pháp của các Quốc gia Thành viên.
3. Ban Thư ký ASEAN sẽ duy trì và cập nhật Cơ sở dữ liệu Thương mại ASEAN dựa trên thông báo của các Quốc gia Thành viên theo quy định trong Điều 11.
1. Không có quy định nào trong Hiệp định này sẽ được hiểu là yêu cầu bất kỳ Quốc gia Thành viên nào cung cấp thông tin bí mật cản trở việc thực thi luật pháp; hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc ảnh hưởng tới lợi ích thương mại hợp pháp của bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân cụ thể.
2. Không quy định nào trong Hiệp định này được coi là yêu cầu một Quốc gia Thành viên cung cấp thông tin liên quan tới tình hình hoặc tài khoản khách hàng của một thể chế tài chính.
3. Từng Quốc gia Thành viên phải căn cứ theo luật pháp và quy định của mình duy trì sự bảo mật của các thông tin mật do Quốc gia Thành viên khác cung cấp căn cứ theo Hiệp định này.
4. Mặc dù có các quy định trên, đoạn 1, 2 và 3 của Điều khoản này sẽ không áp dụng với Chương 6.
Tất cả các thông tin và tài liệu chính thức được trao đổi giữa các Quốc gia Thành viên liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này sẽ là văn bản và bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Điều 16. Tăng cường tham gia của các Quốc gia Thành viên
1. Việc tăng cường sự tham gia của các Quốc gia Thành viên sẽ được đẩy mạnh thông qua sự linh hoạt đã được thống nhất từ trước về các quy định của Hiệp định này. Những linh hoạt thống nhất từ trước này sẽ được nêu trong các quy định dưới đây.
Xây dựng năng lực sẽ được cung cấp thông qua thực hiện hiệu quả các chương trình tăng cường năng lực, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng Quốc gia Thành viên như Chương trình làm việc theo sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI) và các sáng kiến xây dựng năng lực khác.
Điều 18. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ địa phương và khu vực
1. Từng Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện các biện pháp hợp lý có thể để bảo đảm sự tuân thủ các quy định của Hiệp định này của chính quyền và cơ quan cấp địa phương và khu vực trong lãnh thổ của mình.
2. Để hoàn thành nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức phi chính phủ trong việc thực hiện các quyền theo ủy quyền của chính quyền hoặc các cơ quan trung ương, khu vực hoặc địa phương trên lãnh thổ của mình.
Điều 19. Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan
1. Trừ khi được quy định khác đi trong Hiệp định này, các Quốc gia Thành viên sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các sản phẩm trong quan hệ thương mại giữa các Quốc gia Thành viên vào năm 2010 đối với ASEAN 6[1] và vào năm 2015, với linh hoạt tới năm 2018, cho các nước CLMV[2].
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ cắt giảm và/hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ của các Quốc gia Thành viên khác theo các mô hình sau đây:
(a) Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm trong Lộ trình A trong biểu tự do hóa thuế quan của từng Quốc gia Thành viên sẽ được loại bỏ vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và 2015 đối với CLMV theo lộ trình cam kết trong đó. Lộ trình A của từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đối với các nước ASEAN 6, vào ngày 1/1/2009:
- Thuế nhập khẩu của ít nhất 80% các dòng thuế được xóa bỏ;
- Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm Công nghệ Thông tin (ICT) như định nghĩa trong Hiệp định Khung e-ASEAN được xóa bỏ;
- Thuế nhập khẩu đối với tất cả các Ngành Hội nhập Ưu tiên (PIS) ở mức không phần trăm (0%), trừ những sản phẩm thuộc danh mục loại trừ khỏi Nghị định thư về Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên và bất kỳ điều chỉnh nào của Nghị định thư; và
- Thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bằng hoặc thấp hơn năm phần trăm (5%)
(ii) Đối với Lào, Myaamar và Việt Nam, thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bằng hoặc thấp hơn năm phần trăm (5%) từ ngày 1/1/2009; và
(iv) Với Campuchia, thuế nhập khẩu của ít nhất tám mươi phần trăm (80%) các dòng thuế bằng hoặc thấp hơn năm phần trăm (5%) từ ngày 1/1/2009;
(v) Thuế nhập khẩu của một số sản phẩm của CLMV, không vượt quá 7% số dòng thuế sẽ xóa bỏ vào năm 2018. Danh mục các sản phẩm và lộ trình giảm thuế của các sản phẩm này sẽ được các nước CLMV xác định không muộn hơn ngày 1/1/2014;
(b) Thuế nhập khẩu của các sản phẩm ICT trong Lộ trình B của từng nước CLMV sẽ được xóa bỏ theo ba giai đoạn là 2008, 2009 và 2010 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
(c) Thuế nhập khẩu của các sản phẩm PIS trong Lộ trình C của từng nước CLMV sẽ xóa bỏ vào năm 2012 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
(d) Thuế nhập khẩu với các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến trong Lộ trình D của từng Quốc gia Thành viên sẽ được cắt giảm hoặc xóa bỏ xuống mức 0 tới 5% vào năm 2010 đối với ASEAN-6; 2013 đối với Việt Nam; 2015 đối với Lào và Myanmar; và 2017 đối với Campuchia, phù hợp với lộ trình giảm thuế quy định trong đó. Mặc dù vậy, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm đường của Việt Nam sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2010;
(e) Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến trong Lộ trình E của từng Quốc gia Thành viên sẽ có thuế nhập khẩu MFN áp dụng giảm xuống 20% vào năm 2010 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
(f) Các sản phẩm trong Lộ trình F của Thái lan và Việt Nam, lần lượt sẽ có mức thuế suất ngoài hạn ngạch cắt giảm theo lộ trình giảm thuế phù hợp với phân loại của các sản phẩm.
(g) Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm xăng dầu trong Lộ trình G của Campuchia và Việt Nam lần lượt sẽ được giảm xuống phù hợp với lộ trình được tất cả các Quốc gia Thành viên đồng ý và quy định trong đó;
(h) Các sản phẩm trong Lộ trình H của từng Quốc gia Thành viên sẽ không phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế với những lý do nêu trong Điều 8 (Ngoại lệ chung);
(i) Cắt giảm và xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ thực hiện bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 hàng năm; và
(j) Thuế suất cơ sở để cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ là mức Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) vào thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này;
3. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định, không Quốc gia Thành viên nào sẽ hủy bỏ hoặc điều chỉnh bất kỳ một ưu đãi thuế quan nào áp dụng phù hợp với lộ trình giảm thuế trong PHỤ LỤC 2 đề cập trong đoạn 5 của Điều này.
4. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định, không Quốc gia Thành viên nào có thể tăng thuế suất hiện hành trong lộ trình được xây dựng theo các quy định trong đoạn 2 của Điều này đối với một sản phẩm có xuất xứ.
5. Trừ quy định trong đoạn 2 (a) (iv) của Điều này, lộ trình giảm thuế chi tiết để thực hiện các mô hình cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu quy định trong đoạn 2 của Điều này phải được hoàn thành trước khi Hiệp định này có hiệu lực đối với các nước ASEAN-6 và sáu (6) tháng sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với các nước CLMV, và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 20. Xóa bỏ Hạn ngạch Thuế quan
1. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, từng Quốc gia Thành viên cam kết không áp dụng Hạn ngạch Thuế quan (TRQs) đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ ở các Quốc gia Thành viên khác hoặc đối với xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ của các Quốc gia Thành viên khác.
2. Việt Nam và Thái lan sẽ xóa bỏ TRQs như sau:
(a) Thái lan sẽ xóa bỏ trong ba (3) giai đoạn vào ngày 1/1/2008, 2009 và 2010;
(b) Việt Nam sẽ xóa bỏ trong ba (3) giai đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015.
Điều 21. Ban hành Văn bản pháp lý
1. (a) Từng Thành viên sẽ, không muộn hơn chín mươi (90) ngày đối với ASEAN-6 và 6 tháng đối với CLMV sau khi Hiệp định này có hiệu lực ban hành một văn bản pháp lý phù hợp với luật pháp và quy định của mình để tạo hiệu lực cho việc thực hiện lộ trình tự do hóa thuế quan cam kết theo Điều 19 (Cắt giảm hoặc Xóa bỏ Thuế nhập khẩu).
(b) Văn bản pháp lý ban hành căn cứ theo đoạn 1 (a) của Điều này sẽ có giá trị thực thi hồi tố từ ngày 1 tháng 1 của năm Hiệp định này có hiệu lực.
(c) Trong trường hợp khi một văn bản pháp lý chung không thể được ban hành, các văn bản pháp lý để tạo hiệu lực cho thực hiện cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan của từng năm sẽ được ban hành ít nhất ba (3) tháng trước ngày thực hiện hiệu lực.
2. Các Quốc gia Thành viên có thể quyết định tiến hành rà soát các sản phẩm trong Lộ trình D và E với mục đích cải thiện tiếp cận thị trường đối với những sản phẩm. Nếu một sản phẩm thuộc diện rà soát được thống nhất loại khỏi các Lộ trình nêu trên, sản phẩm đó sẽ được đặt trong Lộ trình A của các Quốc gia Thành viên đó và phải thuộc diện xóa bỏ thuế nhập khẩu của Lộ trình đó.
1. Các sản phẩm mà thuế quan của Quốc gia Thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20% hoặc thấp hơn, và đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ như được quy định tại Chương 3 (Quy tắc Xuất xứ), sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của Quốc gia Thành viên nhập khẩu như được quy định phù hợp với các quy định của Điều 19 (Loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan).
2. Các sản phẩm trong Lộ trình H sẽ không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Hiệp định này.
Điều 23. Tạm thời sửa đổi hoặc ngừng các cam kết
1. Trong những hoàn cảnh đặc biệt ngoài quy định trong Điều 86 (Tự vệ), Điều 10 (BOP), và Điều 24 (Xử lý Nghị định thư về Gạo và Đường) khi một Quốc gia Thành viên gặp phải những khó khăn không lường trước khi thực hiện các cam kết thuế, Quốc gia Thành viên đó có thể yêu cầu tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết trong lộ trình cam kết trong Điều 19 (Cắt giảm hoặc Loại bỏ Thuế quan).
2. Một Quốc gia Thành viên muốn áp dụng các quy định tại đoạn 1 của Điều này (sau đây được gọi là “Quốc gia Thành viên đề nghị”), sẽ đệ trình bằng văn bản việc tạm thời sửa đổi hoặc ngừng nhân nhượng tới Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ít nhất 180 ngày trước ngày mà việc tạm thời sửa đổi hoặc dừng thực hiện các cam kết có hiệu lực.
3. Các Quốc gia Thành viên quan tâm tới tham gia tham vấn hoặc đàm phán với Quốc gia Thành viên đề nghị, căn cứ theo Điều 4 của Điều này, sẽ thông báo cho tất cả các Quốc gia Thành viên ASEAN khác về sự quan tâm này trong vòng chín mươi (90) ngày sau thông báo của các Quốc gia Thành viên đề nghị về sửa đổi hoặc ngừng nhân nhượng tạm thời.
4. Sau khi thông báo căn cứ theo đoạn 2 của Điều này, Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ tham gia tham vấn hoặc đàm phán với các Quốc gia Thành viên đã thông báo theo đoạn 3 của Điều này. Khi đàm phán với các Quốc gia Thành viên có lợi ích cung cấp đáng kể[3], Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ duy trì một mức độ ưu đãi cùng có lợi và có đi có lại không kém thuận lợi hơn cho thương mại của tất cả các Quốc gia Thành viên có lợi ích cung cấp đáng kể so với mức ưu đãi quy định trong Hiệp định này trước các cuộc đàm phán đó. Mức ưu đãi này có thể bao gồm các điều chỉnh đền bù có liên quan tới hàng hóa khác. Các biện pháp điều chỉnh đền bù dưới hình thức thuế quan sẽ được dành cho tất các các Quốc gia Thành viên trên cơ sở không phân biệt đối xử.
5. Hội đồng AFTA sẽ được thông báo kết quả các cuộc tham vấn hoặc đàm phán căn cứ theo đoạn 3 và 4 của Điều này ít nhất bốn nhăm (45) ngày trước khi Quốc gia Thành viên áp dụng có ý định thực hiện tạm dừng sửa đổi hoặc ngừng cam kết. Thông báo này sẽ bao gồm giải thích của Quốc gia Thành việc đề nghị về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp đó và sẽ cung cấp lộ trình dự kiến liên quan tới việc sửa đổi hoặc ngừng cam kết và khoảng thời gian các Quốc gia Thành viên có ý định áp dụng biện pháp.
6. Trong trường hợp các cuộc tham vấn hoặc đàm phán căn cứ theo đoạn 3 và 4 của Điều này không đạt được thỏa thuận, thông báo cho Hội đồng AFTA sẽ gồm yêu cầu khuyến nghị của Hội đồng AFTA.
7. Hội đồng AFTA sẽ ban hành phê chuẩn hoặc khuyến nghị trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được thông báo căn cứ theo đoạn 5 của Điều này.
8. Trong trường hợp tình trạng làm phát sinh yêu cầu tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết không còn tồn tại, Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ ngay lập tức khôi phục lại cam kết thuế và thông báo cho Hội đồng AFTA một cách phù hợp. Khi khôi phục lại cam kết thuế hoặc chấm dứt việc ngừng cam kết, Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ áp dụng mức thuế suất mà Quốc gia đó phải áp dụng theo các cam kết trong lộ trình nếu việc trì hoãn hoặc ngừng cam kết chưa diễn ra.
9. Trong trường hợp không có phê chuẩn hoặc khuyến nghị của Hội đồng AFTA căn cứ theo đoạn 7 của Điều này, và Quốc gia Thành viên áp dụng vẫn tiếp tục tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết. Quốc gia Thành viên với lợi ích cung cấp đáng kể sẽ tự do tiến hành trả đũa sau ba mươi (30) ngày, nhưng không muộn hơn chín mươi (90) ngày sau khi Quốc gia Thành viên tiến hành sửa đổi hoặc ngừng cam kết, để sửa đổi hoặc ngừng cam kết gần như tương đương của Quốc gia Thành viên áp dụng. Các Quốc gia Thành viên áp dụng sẽ ngay lập tức thông báo cho Hội đồng AFTA những hành động trả đũa đó.
Điều khoản 24. Đối xử đặc biệt đối với Gạo và Đường
Nghị định thư về đối xử đặc biệt đối với Gạo và Đường được ký ngày 23 tháng 8 năm 2007 sẽ là phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Nhằm mục đích thực hiện Chương này:
(a) nghề nuôi trồng thuỷ sản nghĩa là việc nuôi trồng các sinh vật dưới nước bao gồm cá, loài động vật thân mềm, loài giáp xác, loài động vật không xương sống và các loài thực vật dưới nước khác, từ nguồn giống như là trứng, cá giống, cá con và ấu trùng, bằng việc can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc các khâu sinh trưởng để tăng sản lượng như dự trữ liên tục, cho ăn, hoặc bảo vệ khỏi các loài động vật ăn thịt;
(b) chi phí, bảo hiểm và cước phí (CIF) nghĩa là giá trị của hàng hoá nhập khẩu, và bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm đến cảng hoặc địa điểm nhập cảnh vào nước nhập khẩu. Việc định giá phải được tiến hành theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về Thực thi Điều vi của Điều VII GATT 1994 như được đề cập trong phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(c) FOB nghĩa là giá trị của hàng hoá được giao tại boong tàu, bao gồm chi phí vận tải đến cảng hoặc khu vực giao hàng cuối cùng tại nước ngoài. Việc định giá phải được tiến hành theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về Thực thi Điều vi của Điều VII GATT 1994 như được đề cập trong phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(d) Nguyên tắc kế toán được áp dụng phổ biến (GAAP) nghĩa là sự đồng thuận được công nhận và sự ủng hộ đáng kể từ các cấp có thẩm quyền tại lãnh thổ của Quốc gia Thành viên, dưới sự tôn trọng việc ghi nhận doanh thu, phí tổn, chi phí, tài sản và công nợ; việc công bố thông tin; và việc chuẩn bị các báo cáo tài chính. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các nguyên tắc lớn của việc áp dụng chung cũng như các chuẩn mực chi tiết, việc thực hành và các thủ tục;
(e) hàng hoá bao gồm các nguyên liệu và/hoặc sản phẩm, có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ, kể cả những sản phẩm có thể sẽ được sử dụng làm nguyên vật liệu cho một quá trình sản xuất khác sau này. Vì mục đích của Chương này, các thuật ngữ “hàng hoá” và “sản phẩm” có thể được sử dụng thay thế cho nhau;
(f) nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau nghĩa là những nguyên vật liệu cùng loại và có chất lượng như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật, và sau khi các nguyên vật liệu này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn nào,…;
(g) nguyên vật liệu nghĩa là vật phẩm hoặc vật chất được sử dụng hoặc tiêu dùng trong quá trình sản xuất hàng hoá hoặc được kết hợp tự nhiên với một hàng hoá khác hoặc tham gia vào một quy trình sản xuất ra hàng hóa khác;
(h) hàng hoá có xuất xứ hoặc nguyên vật liệu có xuất xứ nghĩa là hàng hoá hoặc nguyên vật liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định của Chương này;
(i) vật liệu đóng gói và bao gói để vận chuyển nghĩa là hàng hoá được sử dụng để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ;
(j) sản xuất nghĩa là là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hay lắp ráp; và
(k) quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể nghĩa là quy tắc yêu cầu nguyên liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên;
Vì mục đích của Hiệp định này, một hàng hoá được nhập khẩu vào lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên từ Quốc gia Thành viên khác phải được đối xử như một hàng hoá có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
(a) hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên xuất khẩu như trình bày và định nghĩa trong Điều 27 (Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ); hay
(b) hàng hoá có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá này phù hợp với Điều 28 (Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ) hoặc Điều 30 (xuất xứ cộng gộp).
Điều 27. Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ
Trong phạm vi Điều 26 (a), những hàng hoá sau đây phải được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu:
(a) Thực vật và các sản phẩm từ thực vật, bao gồm trái cây, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm và các thực vật sống, được trồng và thu hoạch, hái và thu lượm tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu;
(b) Động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, loài không xương sống, loài bò sát, vi khuẩn và vi rút, sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu;
(c) Hàng hoá thu được từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu;
(d) Hàng hoá thu được từ săn bắn, bẫy, câu, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, thu gom và đánh bắt được tiến hành tại Quốc gia Xuất khẩu thành viên;
(e) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, chưa được liệt kê từ khoản (a) đến (d) của Điều này và được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển;
(f) Sản phẩm đánh bằng tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và có treo cờ của Quốc gia Thành viên đó và các sản phẩm khác[4] được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải[5] của Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện Quốc gia Thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế[6];
(g) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác được đánh bắt từ vùng biển cả bằng được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia Thành viên đó;
(h) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, trừ các sản phẩm được quy định trong khoản (g) của Điều này;
(i) Các vật phẩm được thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
(j) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
(i) quá trình sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; hoặc
(ii) hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; với điều kiện những hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô; và
(k) Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu từ các sản phẩm được quy định từ khoản (a) đến (j) của Điều này.
Điều 28. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý hoặc không được sản xuất toàn bộ
1. (a) Vì mục đích của Điều 26(b), hàng hoá được coi là có xuất xứ tại Quốc gia Thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó:
(i) nếu hàng hoá có hàm lượng giá trị khu vực (sau đây được gọi là “Hàm lượng giá trị ASEAN” hoặc “Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)”) không dưới bốn mươi phần trăm (40%) tính theo công thức nêu tại Điều 29; hoặc
(ii) nếu tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (được nêu ở dưới đây là “CTC”) ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoà.
(b) Mỗi Quốc gia Thành viên phải cho phép nhà nhập khẩu hàng hoá được quyết định sử dụng khoản 1(a)(i) hoặc 1(a)(ii) của Điều này khi quyết định liệu hàng hoá có đủ tiêu chuẩn là hàng hóa có xuất xứ của Quốc gia Thành viên đó hay không.
2. (a) Bất chấp đoạn 1 của Điều này, hàng hoá được liệt kê trong Phụ lục 3 [Danh mục Tiêu chí xuất xứ sản phẩm cụ thể] đủ tiêu chuẩn là hàng hoá có xuất xứ nếu hàng hoá đó thoả mãn những quy tắc chi tiết hoá sản phẩm nêu tại đó.
(b) Khi quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể cho phép lựa chọn các quy tắc từ quy tắc xuất xứ dựa trên RVC, quy tắc xuất xứ dựa trên CTC, một hoạt động chế biến hoặc sản xuất cụ thể, hoặc một sự kết hợp bất kỳ của các quy tắc trên, mỗi Quốc gia Thành viên phải cho phép nhà nhập khẩu hàng hoá quyết định sử dụng quy tắc nào khi xem xét hàng hoá có đủ tiêu chuẩn là hàng hoá có xuất xứ của Quốc gia Thành viên hay không.
(c) Khi quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể chỉ ra một RVC cụ thể, đòi hỏi RVC của hàng hoá phải được tính theo công thức nêu tại Điều 29.
(d) Khi quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể đòi hỏi nguyên vật liệu sử dụng phải trải qua CTC hoặc một hoạt động chế biến hoặc sản xuất cụ thể, những quy tắc này chỉ áp dụng được với nguyên vật liệu không có xuất xứ.
3. Bất kể được quy định tại đoạn 1 và 2 của Điều này, một hàng hoá được bao hàm trong phần đính kèm A hoặc B của Tuyên bố Bộ trưởng về thương mại trong sản phẩm công nghệ thông tin được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ngày 13 tháng 12 năm 1996, được nêu như Phụ lục 4 [Danh mục ITA], phải được xem là có xuất xứ tại Quốc gia Thành viên nếu hàng hoá đó được lắp ráp từ các nguyên vật liệu nêu tại cùng Phụ lục này.
Điều 29. Công thức tính Hàm lượng giá trị khu vực
1. Vì mục đích của Điều 28, công thức tính Hàm lượng giá trị ASEAN hay RVC như sau:
(a) Phương pháp trực tiếp
RVC = |
Chi phí nguyên vật liệu ASEAN |
+ |
Chi phí nhân công trực tiếp |
+ |
Chi phí phân bổ trực tiếp |
+ |
Chi phí khác |
+ |
Lợi nhuận |
X 100 % |
Giá FOB |
hoặc
(b) Phương pháp gián tiếp
RVC = |
Giá FOB |
- |
Giá trị của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ |
x 100 % |
Giá FOB |
2. Vì mục đích tính RVC được quy định trong đoạn 1 của Điều này:
(a) Chi phí nguyên vật liệu ASEAN là giá CIF của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá thu được hoặc được tự sản xuất bởi nhà sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá;
(b) Giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ là:
(i) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá hoặc thời điểm nhập khẩu được chứng minh; hoặc
(ii) Giá xác định ban đầu trả cho hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Quốc gia Thành viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến;
(c) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác cho người lao động liên quan đến quá trình sản xuất;
(d) Việc tính toán chi phí phân bổ trực tiếp phải bao gồm, nhưng không giới hạn, các hạng mục tài sản thực liên quan tới quá trình sản xuất (bảo hiểm, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa và bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy, bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá); các chi phí tiện ích (năng lượng, điện, nước và các chi phí tiện ích khác đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hoá); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn rập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến máy móc hoặc quy trình sản xuất có bản quyền hoặc quyền sản xuất hàng hoá); kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và hàng hoá, lưu trữ và sắp xếp trong nhà máy; xử lý các chất thải có thể tái chế; và các yếu tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên vật liệu thô như chi phí cảng, chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu phải trả cho các thành phần chịu thuế; và
(e) Giá FOB nghĩa là giá trị hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu như định nghĩa tại Điều 25. Giá FOB được xác định bằng cách cộng giá trị của các nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, lợi nhuận và các chi phí khác.
3. Các Quốc gia Thành viên phải quyết định và duy trì một phương pháp tính RVC. Các Quốc gia Thành viên được linh hoạt trong việc chuyển đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thông báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là sáu (6) tháng trước khi áp dụng phương pháp mới. Việc xác minh của Quốc gia Thành viên nhập khẩu đối với cách tính hàm lượng giá trị ASEAN phải được thực hiện bằng phương pháp tính toán mà Quốc gia Thành viên xuất khẩu đang áp dụng.
4. Khi xác định Hàm lượng giá trị ASEAN, các Quốc gia Thành viên phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về cách tính chi phí quy định tại phụ lục 5 (hướng dẫn tính chi phí).
5. Nguyên vật liệu mua được trong nước do các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước đó sản xuất ra sẽ được coi là đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ của Hiệp định này; các nguyên vật liệu mua được trong nước từ các nguồn khác sẽ phải chịu sự kiểm tra về xuất xứ chiểu theo Điều 57 [Xác định trị giá hải quan] vì mục đích xác định xuất xứ.
6. Giá trị của hàng hoá trong Chương này phải được xác định theo các điều khoản của Điều 57 [Xác định trị giá hải quan].
1. Trừ khi không được quy định trong Hiệp định này, hàng hoá có xuất xứ từ một Quốc gia Thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của Quốc gia Thành viên sản xuất ra sản phẩm đó.
2. Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn bốn mươi phần trăm (40%), Hàm lượng giá trị ASEAN này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc lớn hơn hai mươi phần trăm (20%). Các hướng dẫn cụ thể được quy định tại Phụ lục 6 (Hướng dẫn về CRO).
Điều 31. Những công đoạn gia công và chế biến đơn giản
1. Những công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá:
(a) bảo đảm việc bảo quản hàng hoá trong tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho;
(b) hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển; và
(c) đóng gói hoặc trưng bày hàng hoá để bán.
2. Hàng hóa có xuất xứ của một Quốc gia Thành viên vẫn giữ nguyên xuất xứ ban đầu khi nó được xuất khẩu từ một Quốc gia Thành viên khác nơi các công đoạn được thực hiện không vượt quá những công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại khoản 1 của điều này.
1. Hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định của Chương này và phải được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Quốc gia Thành viên xuất khẩu và Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
2. Các phương thức được liệt kê dưới đây cũng được coi là vận chuyển trực tiếp từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu tới Quốc gia Thành viên nhập khẩu:
(a) hàng hoá được vận chuyển từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu đến Quốc gia Thành viên nhập khẩu;
(b) hàng hoá được vận chuyển qua một hoặc nhiều Quốc gia Thành viên, khác với Quốc gia Thành viên xuất khẩu và Quốc gia Thành viên nhập khẩu, hoặc qua một Quốc gia không phải thành viên, với điều kiện:
(i) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải;
(ii) Hàng hoá không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; và
(iii) Hàng hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ sản phẩm trong điều kiện tốt.
1. Hàng hoá không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn được coi là có xuất xứ nếu phần giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó không có mã số hàng hoá giống với mã số hàng hoá của sản phẩm đó nhỏ hơn mười (10) phần trăm giá trị FOB của hàng hoá và hàng hoá phải đáp ứng tất cả các quy định khác được nêu trong Hiệp định này về tiêu chuẩn hàng hoá có xuất xứ.
2. Khi áp dụng tiêu chí RVC cho một sản phẩm, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ nêu tại khoản 1 vẫn được tính vào giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ.
Điều 34. Quy định về bao bì và vật liệu đóng gói
1. Vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ:
(a) Trường hợp áp dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa, giá trị của vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ được coi là một cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.
(b) Trường hợp điểm khoản 1(a) của điều này không được áp dụng, vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hoá đóng gói, sẽ được loại trừ trong việc xem xét liệu tất cả vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hoá có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa của sản phẩm đó hay không.
2. Bao gói và vật liệu đóng gói dùng để vận chuyển hàng hoá sẽ không được xem xét khi xác định xuất xứ của hàng hoá đó.
Điều 35. Phụ kiện, phụ tùng, và dụng cụ
1. Trường hợp áp dụng tiêu chí CTC để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc một hoạt động chế biến hoặc chế tạo cụ thể thì phải xem xét xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó khi xác định hàng hoá có đủ tiêu chuẩn là hàng hoá có xuất xứ không, với điều kiện:
(a) phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác không được viết hoá đơn riêng với hàng hoá; và
(b) số lượng và giá trị của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác theo thông lệ với hàng hoá.
2. Trường hợp áp dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa thì phải xem xét giá trị của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác như giá trị của nguyên vật liệu có xuất xứ hay không có xuất xứ, trong trường hợp này, khi tính RVC của hàng hoá xuất xứ.
Điều 36. Các yếu tố trung gian
Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần phải xác định xuất xứ của những yếu tố dưới đây đã được sử dụng trong quá trình sản xuất và không còn nằm lại trong hàng hóa đó:
(a) nhiên liệu và năng lượng;
(b) dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;
(c) phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;
(d) dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;
(e) găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;
(f) các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hoá;
(g) chất xúc tác và dung môi; và
(h) bất kỳ hàng hoá nào khác không còn nằm lại trong hàng hoá nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Điều 37. Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau
1. Việc xác định xuất xứ của nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau được thực hiện dựa trên sự phân biệt tự nhiên của mỗi nguyên vật liệu hoặc các quy định kế toán về quản lý kho được áp dụng phổ biến tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu.
2. Khi đã quyết định sử dụng một phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp này phải được sử dụng suốt trong năm tài chính đó.
Điều 38. Giấy chứng nhận xuất xứ
Để được cho hưởng ưu đãi về thuế quan, hàng hoá phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D), như được nêu trong Phụ lục 7 (Mẫu D) do cơ quan Chính phủ có thẩm quyền được Quốc gia Thành viên chỉ định cấp và thông báo tới các Quốc gia Thành viên khác theo Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ nêu tại Phụ lục 8 (OCP).
Điều 39. Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ
1. Vì mục đích thực thi hiệu quả và nhất quán của Chương này, Tiểu ban về Qui tắc Xuất xứ phải được thành lập chiểu theo Điều 90 [Tổ chức cơ cấu].
2. Các chức năng của Tiểu ban về Qui tắc Xuất xứ bao gồm:
(a) giám sát việc thực thi và hoạt động của Chương này;
(b) sửa đổi Chương này khi cần thiết để đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện Chương này đáp ứng những biến động trong quá trình sản xuất khu vực và toàn cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Quốc gia Thành viên, đẩy mạnh mạng lưới sản xuất khu vực, khuyến khích sự phát triển của các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs) và thu hẹp khoảng cách phát triển;
(c) sửa đổi, khi cần thiết, quy trình hoạt động của Chương này với quan điểm đơn giản hoá các quy trình và làm cho chúng trở nên minh bạch, có thể dự đoán và tiêu chuẩn hoá, trong đó đã tính đến việc thực thi tốt nhất các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế khác;
(d) xem xét các vấn đề khác mà các Quốc gia Thành viên có thể thống nhất liên quan đến Chương này; và
(e) tiến hành các chức năng khác như đại diện cho CCA, SEOM và Hội đồng AFTA.
3. Tiểu ban về Qui tắc Xuất xứ phải bao gồm đại diện của các Chính phủ Quốc gia Thành viên, và có thể mời đại diện của các chủ thể liên quan ngoài các Chính phủ Quốc gia Thành viên cùng với ý kiến của giới chuyên môn cần thiết liên quan đến những vấn đề được thảo luận, với sự đồng ý của tất cả các Quốc gia Thành viên.
Điều 40. Áp dụng các biện pháp phi thuế quan
1. Từng Quốc gia Thành viên không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan về nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác hoặc việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào sang bất kỳ Quốc gia Thành viên nào, trừ trường hợp các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO hoặc phù hợp với Hiệp định này.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo minh bạch của các biện pháp phi thuế quan nêu trong đoạn 1 phù hợp với điều của khoản của Điều 12 (Ban hành và Quản lý các Quy định Thương mại) và phải đảm bảo rằng những biện pháp tương đương không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng với mục đích tạo ra những rào cản không cần thiết trong thương mại giữa các Quốc gia Thành viên.
3. Bất kỳ biện pháp mới nào hoặc điều chỉnh đối với các biện pháp hiện hành phải được thông báo đầy đủ phù hợp với của Điều 11 (Các Thủ tục Thông báo).
4. Cơ sở dữ liệu về các biện pháp phi thuế quan áp dụng ở các Quốc gia Thành viên sẽ được xây dựng và lưu trong Cơ sở dữ liệu Thương mại ASEAN như nêu trong Điều 13 (Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN).
Điều 41. Dỡ bỏ chung các hạn chế số lượng
Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết không thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp cấm hoặc hạn chế số lượng đối với nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ một Quốc gia Thành viên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào sang lãnh thổ của các Quốc gia Thành viên khác, trừ khi các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Quốc gia này trong WTO hoặc các quy định khác trong Hiệp định này. Với mục đích này, Điều XI của GATT 1994 sẽ trở thành thành phần không thể tách rời của Hiệp định này, với sự điều chỉnh phù hợp.
Điều 42. Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác
1. Các Quốc gia Thành viên phải rà soát những biện pháp phi thuế quan trong cơ sở dữ liệu trong đoạn 4 của Điều 40 (Áp dụng các biện pháp phi thuế quan) để xác định các rào cản phi thuế quan (NTBs) ngoài các hạn chế định lượng để xóa bỏ. Việc xóa bỏ các NTBs được xác định sẽ được xử lý trong khuôn khổ Ủy ban Điều phối thực hiện Hiệp định ATIGA (CCA), Ủy ban Tham vấn SSEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng (ACCSQ), Ủy ban ASEAN về Vệ sinh và Kiểm dịch (AC-SPS), các cơ quan công tác trong khuôn khổ Hội nghị các Tổng Cục trưởng Hải quan ASEAN và các cơ quan ASEAN liên quan khác, nếu thích hợp, phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Các cơ quan này sẽ đệ trình khuyến nghị về các hàng rào phi thuế quan được xác định cho Hội đồng AFTA thông qua SEOM.
2. Trừ những trường hợp được Hội đồng AFTA đồng ý, những hàng rào thuế quan được xác định phải được xóa bỏ theo ba (3) giai đoạn như sau
(a) Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải loại bỏ theo ba giai đoạn bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2008, 2009 và 2010;
(b) Philippines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/01/2010, 2011 và 2012;
(c) Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam phải loại bỏ trong ba (3) giai đoạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.
3. Danh sách các NTB sẽ được rỡ bỏ trong tại mỗi giai đoạn phải có sự chấp thuận của Hội đồng AFTA vào năm trước ngày việc dỡ bỏ các biện pháp NTB này có hiệu lực.
4. Bất kể các quy định trong đoạn từ 1 tới 3 của Điều này, CCA tham vấn với các cơ quan ASEAN liên quan sẽ rà soát bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào được bất kỳ Quốc gia Thành viên khác thông báo hoặc báo cáo hoặc với khu vực tư nhân nhằm quyết định xem liệu biện pháp đó là một hàng rào phi thuế quan. Nếu việc rà soát đó có kết quả là xác định được một hàng rào phi thuế quan, hàng rào phi thuế quan này sẽ được Quốc gia Thành viên áp dụng NTB đó xóa bỏ phù hợp với Hiệp định này.
5. CCA sẽ giữ vai trò đầu mối thông báo và rà soát theo quy định của đoạn 4 của Điều này.
6. Ngoại lệ sẽ được chấp thuận vì những lý do được liệt kê theo Điều 8 (Ngoại lệ chung).
7. Không có nội dung nào trong Hiệp định này được coi là cản trở Quốc gia Thành viên là thành viên của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng hoặc các hiệp định quốc tế liên quan khác thông qua hoặc thực thi bất kỳ biện pháp nào đối với các chất thải nguy hại dựa trên các luật pháp và quy định theo các hiệp định quốc tế đó.
Điều khoản 43. Các hạn chế ngoại hối
Các Quốc gia Thành viên sẽ dành ngoại lệ đối với các hạn chế ngoại hối liên quan tới thanh toán các sản phẩm theo Hiệp định này, cũng như là việc chuyển các khoản thanh toán không ràng buộc quyền của họ theo Điều XVIII của Hiệp định GATT 1994 và các quy định liên quan của Điều lệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Điều 44. Thủ tục cấp phép nhập khẩu
1. Từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động và không tự động được thực hiện một cách minh bạch và dự đoán được, và áp dụng phù hợp với Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập khẩu trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
2. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo các Quốc gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành nào. Ngay sau đó, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục nhập khẩu mới nào và bất kỳ sửa đổi nào liên quan tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành, tới một mức độ có thể trước sáu mươi (60) ngày trước khi có hiệu lực, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày có hiệu lực của yêu cầu cấp phép. Thông báo theo Điều này sẽ gồm các thông tin quy định trong Điều 5 của Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập khẩu trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
3. Từng Quốc gia Thành viên sẽ trả lời trong vòng sáu mươi (60) ngày tất cả các yêu cầu hợp lý từ các Quốc gia Thành viên khác liên quan tới các tiêu chí do các cơ quan cấp phép đặt ra trong việc cấp hoặc từ chối giấy phép nhập khẩu. Quốc gia Thành viên nhập khẩu cũng sẽ xem xét việc ban hành các tiêu chí đó.
4. Các nhân tố trong các thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động được nhận thấy là ngăn cản thương mại sẽ được xác định, với mục đích xóa bỏ các hàng rào đó, và ở một mức độ có thể hướng tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động.
Điều 45. Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại và Mục tiêu
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực thi một Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN, trong đó đặt ra tất cả các hành động và biện pháp cụ thể với mục tiêu rõ ràng và thời hạn thực thi cần thiết để tạo ra một môi trường nhất quán, minh bạch, và có thể dự đoán được đối với các giao dịch thương mại quốc tế để tăng cường cơ hội và giúp các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
2. Chương trình làm việc Thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ đặt ra các hành động và biện pháp thực hiện cả ở cấp ASEAN và cấp quốc gia.
Điều 46. Phạm vi của Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN
Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN như đề cập trong Điều 45 (Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại) sẽ điều chỉnh các lĩnh vực thủ tục hải quan, quy định thương mại và thủ tục, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch, Cơ chế Hải quan Một cửa ASEAN và các lĩnh vực khác như được Hội đồng AFTA xác định.
Điều 47. Các nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại
Các Quốc gia Thành viên được định hướng bởi các nguyên tắc liên quan tới các biện pháp và các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại ở cấp Asean và quốc gia sau đây :
(a) Minh bạch hóa: Thông tin về các chính sách, pháp luật, quy định, quy tắc hành chính, cấp phép, cấp chứng nhận, cấp chứng chỉ và các yêu cầu về đăng ký, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, hướng dẫn, thủ tục và thông lệ liên quan tới thương mại hàng hóa (sau đây được gọi là các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại) cần được công bố tới tất cả các bên liên quan một cách phù hợp và kịp thời, miễn phí hoặc với chi phí hợp lý;
(b) Truyền thông và Tham vấn: các cơ quan có thẩm quyền phải nỗ lực để tạo thuận lợi và xúc tiến cơ chế trao đổi hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và thương mại, kể cả việc tạo cơ hội tham vấn khi ban hành, thực hiện và rà soát quy tắc và thủ tục thương mại;
(c) Đơn giản hóa, tính khả thi và hiệu quả: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại phải được đơn giản hóa nhằm bảo đảm không tạo thêm gánh nặng hoặc cản trở quá mức cần thiết nhằm bảo đảm các mục tiêu pháp lý;
(d) Không phân biệt đối xử: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần được áp dụng một cách không phân biệt đối xử và dựa trên các nguyên tắc thị trường;
(e) Tính nhất quán và có thể dự đoán trước: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần được áp dụng một cách đồng bộ, nhất quán và có thể dự đoán trước để giảm tối thiểu sự không ổn định tới thương mại và các bên liên quan tới thương mại. Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần đưa ra các hướng dẫn rõ ràng và chính xác cho các cơ quan có thẩm quyền về các chính sách tiêu chuẩn và thủ tục hoạt động và được áp dụng một cách không phân biệt đối xử.
(f) Hài hòa hóa, chuẩn hóa và thừa nhận: trong khi chấp nhận yêu cầu của mỗi Quốc gia Thành viên cần phải ban hành hoặc đặt ra các quy tắc về mặt pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn hoặc giá trị đạo đức xã hội và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt thì các quy định, quy tắc và thủ tục ảnh hưởng đến việc chấp nhận hàng hóa giữa các Quốc gia Thành viên phải được hài hòa hóa càng nhiều càng tốt trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế nếu phù hợp. Khuyến khích xây dựng các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với tiêu chuẩn và sự hợp chuẩn, và hợp tác liên tục về xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
(g) Hiện đại hóa và sử dụng công nghệ mới: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại phải được rà soát và cập nhật nếu cần thiết, có xét đến các hoàn cảnh thay đổi, bao gồm thông tin và các tập quán kinh doanh mới mới, và nếu phù hợp phải dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới. Khi sử dụng công nghệ mới, các cơ quan có thẩm quyền phải nỗ lực hết sức để nhân rộng các lợi ích có được tới tất cả các bên thông qua việc bảo đảm công khai thông tin về các công nghệ được áp dụng và mở rộng sự hợp tác với các bên có thẩm quyền của các nền kinh tế khác và khu vực tư nhân khi thiết lập sự liên kết lẫn nhau và/hoặc hoạt động trao đổi về công nghệ.
(h) Thủ tục pháp luật phù hợp: Việc tham gia vào thủ tục pháp luật thích hợp giúp tăng thêm tính ổn định trong các giao dịch thương mại phù hợp với luật áp dụng của các Quốc gia Thành viên.
(i) Hợp tác: Các Quốc gia Thành viên sẽ hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân trong việc đưa ra các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, bao gồm việc mở các kênh trao đổi thông tin và hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp. Các Quốc gia Thành viên cũng sẽ làm việc với nhau trên cơ sở đối tác tập trung vào các cơ hội tăng cường hợp tác bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực hội nhập; trao đổi các thực tiễn hội nhập tốt nhất để thực hiện các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và phối hợp quan điểm về các vấn đề chung được thảo luận trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế.
Điều 48. Tiến trình giám sát thuận lợi hóa thương mại
1. Từng nước và tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện đánh giá hai năm một lần về việc thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại quy định trong Hiệp định này và trong Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Nhằm mục đích này, Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại Asean phải được thống nhất giữa các Quốc gia Thành viên trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp định này có hiệu lực và được sử dụng nhằm tăng cường hơn nữa thuận lợi hóa thương mại trong Asean.
Myanma sẽ có ý kiến về thời hạn hoàn thành Khuôn khổ đánh giá thuận lợi hóa thương mại trước Hội nghị SEOM 4/39.
2. Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ được rà soát trên cơ sở kết quả đánh giá định kỳ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này. Chương trình Công tác thuận lợi hóa thương mại Asean và Khung đánh giá thuận lợi hóa thương mại Asean cùng bất cứ một sửa đổi nào là phụ lục của Hiệp định này và là một phần không tách rời của Hiệp định này.
Điều 49. Xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN
Các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xây dựng và triển khai Cơ chế một cửa trong nước và Cơ chế một cửa ASEAN phù hợp các điều khoản của Hiệp định xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và Nghị định thư xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa Asean.
1. Tiến trình thực hiện Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN và các kết quả đánh giá sẽ được báo cáo lên Hội đồng AFTA. Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao ASEAN, với sự hỗ trợ của CCA, là cơ quan điều phối chính tiến trình thực hiện Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN, với sự phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban chuyên trách ASEAN khác phụ trách việc thực hiện từng biện pháp trong Chương trình Công tác.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập một Ủy ban điều phối thuận lợi hóa thương mại hoặc điểm hỏi đáp ở cấp quốc gia.
Mục tiêu của Chương này là:
(a) Bảo đảm tính có thể dự đoán, tính nhất quán và minh bạch trong việc áp dụng luật hải quan của các Quốc gia Thành viên.
(b) Tăng cường quản lý hiệu quả, tiết kiệm các thủ tục hải quan, và thông quan hàng hóa nhanh chóng.
(c) Đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục và thông lệ ở mức độ có thể;
(d) Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan hải quan.
Nhằm mục đích thực hiện Chương này:
(a) Người hoạt động kinh tế hợp lệ có nghĩa là một bên tham gia vào quá trình di chuyển hàng hóa quốc tế với bất cứ chức năng nào được Hải quan cho phép phù hợp với pháp luật và/hoặc các yêu cầu quản lý của các Quốc gia Thành viên, có xét đến các tiêu chuẩn an ninh đối với chuỗi cung ứng quốc tế;
(b) Kiểm soát hải quan có nghĩa là các biện pháp do cơ quan hải quan áp dụng nhằm đảm bảo phù hợp với luật hải quan của các Quốc gia Thành viên;
(c) Thủ tục hải quan có nghĩa là sự đối xử mà cơ quan hải quan của mỗi Quốc gia Thành viên áp dụng đối với hàng hóa theo quy định của luật hải quan;
(d) Hiệp định định giá tính thuế hải quan dẫn chiếu tới Hiệp định về việc Thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 trong phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(e) Khấu trừ là thuế nhập khẩu được hoàn lại theo thủ tục khấu trừ;
(f) Thủ tục khấu trừ là thủ tục hải quan, theo đó hàng hoá xuất khẩu sẽ được hoàn lại (một phần hoặc toàn bộ) thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá đó, hoặc nguyên liệu trong hàng hoá hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất;
(g) Tờ khai hàng hoá là bản kê theo quy định của cơ quan hải quan, theo đó những người liên quan trình bày thủ tục hải quan áp dụng đối với hàng hoá và cung cấp các chi tiết mà cơ quan hải quan yêu cầu để đăng ký hải quan;
(h) Sự hoàn trả là sự trả lại, toàn bộ hoặc một phần, thuế đánh vào hàng hoá và miễn giảm, toàn bộ hoặc một phần, thuế chưa nộp;
(i) An ninh là đảm bảo sự hài lòng cho các cơ quan hải quan rằng một nghĩa vụ với các cơ quan hải quan được hoàn thành; và
(j) Tạm quản là thủ tục hải quan mà theo đó hàng hóa nhất định có thể được đưa vào lãnh thổ hải quan và giải phóng có điều kiện toàn bộ hoặc một phần trên cơ sở nộp thuế nhập khẩu; những hàng hóa đó phải được nhập khẩu vì một mục đích cụ thể và phải để tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định và không có bất cứ thay đổi nào trừ sự khấu hao bình thường đối với hàng hóa đó.
Chương này áp dụng đối với các thủ tục hải quan được áp dụng với hàng hóa thông thương giữa các Quốc gia Thành viên, phù hợp với pháp luật, quy định và chính sách của các Quốc gia Thành viên.
Điều 54. Thủ tục hải quan và kiểm soát hải quan
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng những thủ tục và thông lệ hải quan của mình có thể dự đoán được, nhất quán, minh bạch và tạo thuận lợi cho thương mại thông qua việc nhanh chóng thông quan hàng hóa.
2. Thủ tục hải quan của các Quốc gia Thành viên sẽ, nếu có thể và ở phạm vi mà luật hải quan của nước đó cho phép, cần phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn được khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới và các tổ chức quốc tế khác liên quan đến Hải quan.
3. Cơ quan hải quan của mỗi Quốc gia Thành viên sẽ rà soát thủ tục hải quan của nước đó nhằm đơn giản hóa các thủ tục này để tạo thuận lợi cho thương mại.
4. Kiểm soát hải quan sẽ được hạn chế đến mức cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với luật hải quan của các Quốc gia Thành viên.
Điều 55. Làm thủ tục trước khi hàng đến
Các Quốc gia Thành viên cần nỗ lực đăng ký bốc dỡ hàng và đăng ký hoặc kiểm tra tờ khai hàng hoá và các giấy tờ liên quan trước khi hàng đến.
Các Quốc gia Thành viên sẽ sử dụng quản lý rủi ro để xác định các biện pháp kiểm soát nhằm giải phóng và thông quan hàng hoá nhanh chóng.
Điều 57. Xác định trị giá hải quan
1. Nhằm mục đích xác định trị giá hải quan của hàng hóa giữa các Quốc gia Thành viên, các điều khoản thuộc Phần I của Hiệp định về xác định trị giá hải quan sẽ được áp dụng với các điều chỉnh thích hợp.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ hài hòa hóa, ở mức độ có thể, các thủ tục hành chính và thông lệ định giá hàng hóa cho mục đích hải quan.
Điều 58. Áp dụng công nghệ thông tin
Các Quốc gia Thành viên, nếu có thể, phải áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hải quan dựa trên các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi ở phạm vi quốc tế về việc thông quan và giải phóng hàng hóa nhanh chóng.
Điều 59. Nhà hoạt động kinh tế hợp lệ
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực xây dựng chương trình Nhà hoạt động kinh tế hợp lệ (AEOs) để tăng cường tính hiệu quả và phù hợp của công tác kiểm soát hải quan.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực tiến đến công nhận lẫn nhau về AEOs.
1 Những quyết định về yêu cầu hoàn thuế sẽ được chấp thuận và thông báo bằng văn bản cho các đối tượng liên quan một cách không chậm trễ và việc hoàn trả phần thuế thu vượt sẽ được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi yêu cầu hoàn thuế được xác minh.
2 Tiền khấu trừ sẽ được trả càng sớm càng tốt sau khi xác minh.
3 Sau khi an ninh đã được đảm bảo, an ninh đó sẽ được dỡ bỏ ngay khi các nghĩa vụ theo quy định của cơ quan hải quan được hoàn thành đầy đủ.
Điều 61. Kiểm tra sau thông quan
Các Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực xây dựng và triển khai Kiểm tra sau thông quan (PCA) để nhanh chóng thông quan hàng hoá và tăng cường kiểm soát hải quan.
Điều 62. Xác nhận trước xuất xứ
1. Mỗi Quốc gia Thành viên, thông qua cơ quan hải quan và/hoặc cơ quan chức năng khác, trong chừng mực được luật pháp, các quy định và quyết định hành chính của nước đó cho phép, cung cấp bằng văn bản xác nhận trước xuất xứ của một cá nhân được mô tả trong khoản 2(a) của điều này về phân loại hàng thuế, những câu hỏi phát sinh từ việc áp dụng các quy tắc của Hiệp định về việc xác định trị giá hải quan và/hoặc xuất xứ của hàng hoá.
2. Nếu có thể, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện hoặc duy trì các thủ tục xác nhận trước xuất xứ theo đó:
(a) để một nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của họ hoặc một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên khác có thể xin xác nhận trước xuất xứ trước khi nhập khẩu hàng hóa;
(b) yêu cầu người xin xác nhận trước xuất xứ cung cấp mô tả chi tiết về hàng hóa và tất cả các thông tin liên quan cần thiết để xử lý việc cấp xác nhận trước xuất xứ;
(c) để cơ quan hải quan của nước đó, tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình xem xét việc cấp xác nhận trước xuất xứ, yêu cầu người xin xác nhận trước xuất xứ cung cấp các thông tin bổ sung trong một thời gian nhất định;
(d) để bất kỳ xác nhận trước xuất xứ nào cũng phải căn cứ trên cơ sở thực tế và hoàn cảnh mà người xin cấp trình bày, và các thông tin liên quan khác của các nhà hoạch định chính sách; và
(e) để cấp xác nhận trước xuất xứ một cách nhanh chóng, trong một thời gian xác định theo luật pháp, quy định và quyết định hành chính của mỗi Quốc gia Thành viên.
3. Một Quốc gia Thành viên có thể từ chối yêu cầu xác nhận trước xuất xứ khi các thông tin bổ sung được yêu cầu theo khoản 2(c) của điều này không được cung cấp trong thời gian quy định.
4. Theo Khoản 1 và 5 của điều này và nếu có thể, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ áp dụng xác nhận trước xuất xứ đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu được mô tả trong xác nhận đó được nhập khẩu vào lãnh thổ của Quốc gia Thành viên đó trong vòng 3 năm kể từ ngày xác nhận, hoặc trong khoảng thời gian khác mà luật pháp, quy định và các quyết định hành chính của Quốc gia Thành viên đó quy định.
5. Một Quốc gia Thành viên có thể sửa đổi hoặc thu hồi một xác nhận trước xuất xứ nếu việc xác nhận trước xuất xứ dựa trên lỗi về thực tế hoặc pháp luật (bao gồm lỗi do con người gây ra), thông tin được cung cấp là giả mạo hoặc không chính xác, hoặc nếu có sự thay đổi pháp luật của một nước phù hợp với Hiệp định này, hoặc nếu có sự thay đổi trong thực tế, hoặc hoàn cảnh mà việc xác nhận đã căn cứ trên đó.
6. Khi một nhà nhập khẩu yêu cầu hàng hóa nhập khẩu cần được đối xử theo quy tắc xác nhận trước xuất xứ, cơ quan hải quan có thể xem xét các thực tế và hoàn cảnh nhập khẩu có phù hợp với thực tế và hoàn cảnh mà việc xác nhận trước xuất xứ đã căn cứ vào đó.
Các Quốc gia Thành viên sẽ tạo thuận lợi trong việc di chuyển hàng hoá bằng việc tạm thời thừa nhận ở mức độ cao nhất có thể.
Trong khuôn khổ cho phép của nội luật, các Quốc gia Thành viên, nếu phù hợp, sẽ hỗ trợ nhau về các vấn đề hải quan.
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ thúc đẩy việc xuất bản, phổ biến thông tin về các luật lệ, quy định, các quyết định và quy tắc về vấn đề hải quan đúng thời gian.
2 Các Quốc gia Thành viên sẽ xuất bản trên internet và/hoặc bằng văn bản tất cả các quy định chính sách và các thủ tục hành chính hải quan được cơ quan hải quan áp dụng hoặc thực thi, trừ các thủ tục thi hành luật và hướng dẫn thực thi trong nước.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ đưa ra một hoặc nhiều hơn một điểm hỏi đáp để giải quyết yêu cầu của các đối tượng liên quan về vấn đề hải quan, và phải công bố trên internet và/hoặc dưới dạng văn bản biểu mẫu thông tin về thủ tục khi có yêu cầu.
Cơ quan hải quan của các Quốc gia Thành viên sẽ khuyến khích tham vấn lẫn nhau về các vấn đề hải quan ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hoá giữa các thành viên.
1. Chương này không được yêu cầu bất kỳ một Quốc gia Thành viên nào cung cấp hoặc cho phép tiếp cận với các thông tin mật liên quan đến chương này mà việc cung cấp thông tin đó:
(a) đi ngược lại lợi ích chung được luật pháp quy định;
(b) đi ngược lại luật pháp, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn đối với việc bảo vệ bí mật cá nhân hoặc các vấn đề tài chính và tài khoản của khách hàng cá nhân thuộc các thể chế tài chính;
(c) cản trở việc thực thi pháp luật; hoặc
(d) gây tổn hại đến các lợi ích thương mại hợp pháp, có thể bao gồm vị trí cạnh tranh của các doanh nghiệp cụ thể, dù là tư hay công.
2. Khi một Quốc gia Thành viên cung cấp thông tin cho một Quốc gia Thành viên khác theo quy định của chương này và cho biết đó là thông tin mật thì Quốc gia Thành viên nhận thông tin phải đảm bảo tính bảo mật thông tin, sử dụng nó theo đúng mục đích mà nước cung cấp thông tin quy định, và không được công bố thông tin này khi không được phép bằng văn bản của nước cung cấp thông tin.
Điều 69. Rà soát và kháng nghị
1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo cho bất cứ cá nhân nào trong lãnh thổ của mình, nếu không thoả mãn với bất cứ quyết định hải quan nào liên quan đến hiệp định này, được tiếp cận với việc rà soát thủ tục hành chính trong các cơ quan hải quan, nơi ban hành các quyết định phụ thuộc vào việc rà soát hoặc khi phù hợp, bởi các cơ quan giám sát hành chính cao hơn và/hoặc rà soát pháp luật được tiến hành vào giai đoạn cuối của quá trình rà soát, phù hợp với luật pháp của Quốc gia Thành viên đó.
2. Quyết định về kháng nghị sẽ phải nộp lên cơ quan kháng cáo và phải có văn bản giải thích lý do đưa ra quyết định này.
Tổng vụ trưởng ASEAN về hải quan, được các cơ quan hải quan hỗ trợ sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của chương này và bất cứ quy định nào khác liên quan đến hải quan trong hiệp định này.
TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Mục đích của chương này là thiết lập các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và thủ tục đánh giá mức độ hợp chuẩn nhằm đảm bảo các quy định này không tạo ra những cản trở thương mại không cần thiết trong quá trình xây dựng ASEAN trở thành một thị trường sản xuất thống nhất, đồng thời phù hợp với mục đích chính đáng của các Quốc gia Thành viên.
Điều 72. Các điều khoản và định nghĩa
Các điều khoản chung liên quan đến tiêu chuẩn hoá và đánh giá mức độ hợp chuẩn sử dụng trong chương này được giải thích trong các ấn phẩm ISO/IEC quyển 2 và ISO/IEC 17000 của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Uỷ ban kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC) cũng như được trích dẫn trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau và các Thoản thuận lẫn nhau trong các phân ngành liên quan khác trong ASEAN.
1. Các Quốc gia Thành viên tái khẳng định và cam kết tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, phụ lục 1A, Hiệp định WTO.
2. Các Quốc gia Thành viên có thể thực hiện một trong các biện pháp sau hoặc kết hợp nhằm giảm nhẹ, hoặc xoá bỏ hoàn toàn, các hàng rào kỹ thuật không cần thiết trong thương mại.
a. Hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan với thực tế.
b. Xúc tiến việc công nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn trong các Quốc gia Thành viên.
c. Xây dựng và thực hiện các thoả thuận chuyên ngành về công nhận lẫn nhau trong ASEAN và xây dựng Hệ thống quy định các tiêu chuẩn hài hoà trong các lĩnh vực quản lý ;
d. Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan chứng nhận quốc gia và các viện đo lường quốc gia bao gồm các tổ chức các cơ quan chức năng về đo lường trong ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực quản lý hoặc nằm ngoài sự quản lý.
3. Để tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hoá tự do trong ASEAN, các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện Hệ thống đề ra đối với các sản phẩm thuộc Hệ thống quy định hài hoà ASEAN hoặc Danh mục hướng dẫn.
1. Từng Quốc gia Thành viên cam kết là các cơ quan hữu quan nhà nước về tiêu chuẩn quốc gia phải công nhận và tuân thủ Danh mục các thực nghiệm về soạn thảo, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn như được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, như nội dung trong phụ lục 1A, Hiệp định WTO.
2. Để hài hoà với các tiêu chuẩn quốc gia, trước hết các Quốc gia Thành viên sẽ thông qua các tiêu chuẩn quốc tế liên quan trước khi chuẩn bị soạn thảo các tiêu chuẩn quốc gia mới hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành. Đối với những lĩnh vực mà không có những tiêu chuẩn quốc tế, thì các Quốc gia Thành viên sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia.
3. Khuyến khích các Quốc gia Thành viên tham gia tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong những lĩnh vực có tiềm năng thương mại trong ASEAN.
4. Sự hài hoà trong các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào thành tiêu chuẩn quốc gia mới phải dựa trên quy tắc “Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như các tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc gia”, như được nêu trong quyển 21 ISO/IEC hoặc phiên bản mới nhất.
5. Khi thấy cần thiết phải có sự điều chỉnh nội dung hoặc cấu trúc của các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng, các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo có sự so sánh dễ hiểu trong nội dung và cấu trúc tiêu chuẩn quốc gia đó với sự dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp thông tin giải thích lý do những điều chỉnh đó.
6. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng:
a. Sự điều chỉnh nội dung các tiêu chuẩn quốc tế không phải là sự chuẩn bị trước hay áp dụng với mục đích, hoặc có tác động đến, việc tạo ra những hàng rào kỹ thuật không cần thiết trong thương mại;
b. Các nội dung điều chỉnh mới không được mang tính hạn chế quá mức cần thiết.
Điều 75. Các quy định kỹ thuật
1. Khi thông qua các quy định kỹ thuật, các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo:
a. Các quy định đó được áp dụng không nhằm mục đích, hoặc tác động đến việc, tạo ra hàng rào kỹ thuật;
b. Các quy định đó phải dựa trên việc hài hoà giữa tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia để tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế chung, ngoại trừ những trường hợp khi tồn tại những lí do chính đáng cho phép sự ngoại lệ.
c. Các nước có thể cân nhắc áp dụng những hạn chế tối thiểu khác trong thương mại nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trước khi quyết định ban hành các quy định về hàng rào kỹ thuật.
d. Không được ban hành các tiêu chuẩn chưa có tiền lệ nhằm tránh những cản trở không đáng có trong thương mại, để tăng cường sự cạnh tranh công bằng trên thị trường hoặc không dẫn tới sự giảm sút sự linh hoạt trong kinh doanh.
e. Việc đối xử với hàng hoá nhập khẩu từ một Quốc gia Thành viên phải không kém ưu đãi hơn hàng hoá cùng loại xuất xứ trong nước và có xuất xứ từ bất kỳ Quốc gia Thành viên khác.
2. Thích nghi các sản phẩm và phương pháp sản xuất theo yêu cầu của Quốc gia Thành viên nhập khẩu. Các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng chỉ những phần/bộ phận đòi hỏi tiêu chuẩn ít nhất để đạt được mục tiêu mong muốn được coi là những quy định về hàng rào kỹ thuật.
3. Các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo bất cứ quá trình dự thảo, ban hành, áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật phải tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thoả thuận về công nhận lẫn nhau ASEAN trong các ngành tương ứng.
4. Quốc gia Thành viên có thể xem xét, bất kỳ khi nào cần áp dụng khẩn cấp các quy định về kỹ thuật, áp dụng một phần hoặc tất cả các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp như là biện pháp thay thế đầu tiên để khắc phục những vấn đề sẽ phát sinh hoặc có khả năng phát sinh trong lãnh thổ Quốc gia Thành viên, khi mà quốc gia đó không có đủ thời gian xem xét kết hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
5. Quốc gia Thành viên sẽ tuân thủ đầy đủ các thủ tục và kèm theo thông báo như được quy định trong điều 11. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng các quy định kỹ thuật theo điều này, các Quốc gia Thành viên khác có thể nêu quan điểm trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày thông báo. Quốc gia Thành viên cũng sẽ cung cấp theo yêu cầu của các Quốc gia Thành viên khác bản dự thảo các quy định kỹ thuật cũng như các thông tin liên quan đến ngoại lệ trong các tiêu chuẩn quốc tế liên quan cũng như thủ tục đánh giá hợp chuẩn áp dụng trên thị trường.
6. Ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp, các Quốc gia Thành viên sẽ dành ít nhất sáu (06) tháng kể từ khi công bố về việc áp dụng các quy định kỹ thuật đến thời điểm việc áp dụng đi vào hiệu lực để các nhà sản xuất tại các Quốc gia Thành viên xuất khẩu có đủ thời gian điều chỉnh các sản phẩm hoặc phương thức sản xuất phù hợp với yêu cầu của Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
Điều 76. Thủ tục đánh giá hợp chuẩn
1. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo thủ tục đánh giá hợp chuẩn được dự thảo, ban hành, áp dụng không với mục đích, hoặc có tác động, tạo ra những hàng rào kỹ thuật thương mại không cần thiết và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn trên phải được các nhà sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các Quốc gia Thành viên khác thống nhất là không được nghiêm khắc hơn đối với nhà sản xuất sản phẩm xuất xứ trong nước.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ ban hành thủ tục đánh giá hợp chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn và theo thực tế quốc tế và bất kỳ khi nào các thủ tục đó không thể đạt được do sự khác biệt về mục đích luật định, những sự khác biệt về thủ tục đánh giá hợp chuẩn đó sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa có thể.
3. Các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau theo ngành trong ASEAN về các lĩnh vực đã quản lý, phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau.
4. Các Quốc gia Thành viên sẽ công nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn của một tổ chức đánh giá hợp chuẩn được chỉ định bởi một Quốc gia Thành viên khác phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau và các điều khoản trong thoả thuận thừa nhận lẫn nhau theo ngành.
5. Các Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và các viện đo lường quốc gia bao gồm cả các thể chế đo lường theo quy định của ASEAN để tạo thuận lợi cho việc thực hiện thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực có quy định hay chưa có quy định.
Điều 77. Hệ thống giám sát sau khi đưa ra thị trường
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập hệ thống giám sát để bổ sung việc thực hiện các Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN theo ngành và /hoặc các chỉ dẫn khác.
2. Cơ quan chức năng chịu trách nhiệm điều hành hệ thống giám sát thị trường sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm trên thị trường với việc áp dụng các Thoả thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau theo ngành và Hệ thống quản lý hài hoà ASEANvà/hoặc các Chỉ dẫn.
3. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo có các quy định pháp luật cần thiết và hạ tầng kỹ thuật phù hợp nhằm hỗ trợ cho hệ thống giám sát thị trường.
4. Hiệu quả của hệ thống giám sát thị trường sẽ được nâng cao hơn nữa thông qua hệ thống cảnh báo trong các Quốc gia Thành viên.
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện tất cả các thoả thuận chuyên ngành về công nhận lẫn nhau trong ASEAN, hệ thống hài hoà quản lý ASEAN và những điều khoản có liên quan của Hiệp định này trong khuôn khổ thời gian đã quy định trong các thoả thuận trước đây và đảm bảo phù hợp với các yêu cầu hài hoà trước đó.
2. Các công cụ sau đây, và bất kỳ công cụ nào được các thành viên thoả thuận trong tương lai để thực hiện Hiệp định này sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
a. Hiệp định khung ASEAN về các thoả thuận công nhận lẫn nhau;
b. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau theo chuyên ngành trong ASEAN về điện và thiết bị điện tử.
c. Hiệp định về Hệ thống quản lý hài hoà đối với các mặt hàng điện tử (EEE), thiết bị điện trong ASEAN; và
d. Hiệp định ASEAN về hệ thống quản lý hài hoà đối với các mặt hàng mỹ phẩm;
3. Uỷ ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) sẽ có trách nhiệm:
a. Xác định và đề xuất khởi đầu các thoả thuận công nhận lẫn nhau theo ngành (MRAs)
b. Kiểm soát việc thực hiện có hiệu quả các điều khoản liên quan trong Hiệp định này về tiêu chuẩn, quy định về hàng rào kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn.
c. Hỗ trợ các Uỷ ban chuyên ngành liên hợp khi có yêu cầu; và
d. Phối hợp với Ban thư ký ASEAN cung cấp phản hồi định kỳ trong quá trình thực hiện Hiệp định này.
4. Uỷ ban tư vấn tiêu chuẩn chất lượng ASEAN (ACCSQ) sẽ hỗ trợ và hợp tác theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (FTAs) với các Đối tác đối thoại bao gồm cả đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu về tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN (FTAs).
5. ACCSQ sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả thoả thuận chuyên ngành công nhận lẫn nhau trong ASEAN và Hệ thống quản lý hài hoà ASEAN.
Mục đích của Chương này là:
a. Thuận lợi hoá phát triển thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên trên cơ sở bảo vệ tính mạng và sức khoẻ con người, động thực vật trong từng Quốc gia Thành viên.
b. Đưa ra khung pháp lý và các hướng dẫn về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong các Quốc gia Thành viên, đặc biệt nhằm đạt được những cam kết đã ghi trong Kế hoạch tổng thể thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN.
c. Đẩy mạnh việc hợp tác trong các Quốc gia Thành viên nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, động thực vật; và
d. Tạo điều kiện thực hiện chương này phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn trong Hiệp định Áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, phụ lục 1A Hiệp định WTO và Hiệp định này.
a. Các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và đề xuất sẽ được hiểu giống nhau như trong phụ lục A, đoạn 3 Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
b. Các biện pháp vệ sinh hay vệ sinh dịch tễ sẽ có cùng ý nghĩa như trong phụ lục A, đoạn 1 Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
c. Hiệp định SPS được hiểu là Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ được ghi trong phụ lục 1A Hiệp định WTO.
Điều 81. Các điều khoản chung và nghĩa vụ bắt buộc
1. Các điều khoản trong chương này quy định việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ của một Quốc gia Thành viên có thể, trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
2. Các Quốc gia Thành viên khẳng định các quyền và nghĩa vụ của họ và với nhau theo Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS trong việc xây dựng, áp dụng hoặc công nhận bất kỳ biện pháp vệ sinh dịch tễ với mục đích tạo thuận lợi hoá thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên, đồng thời bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, động thực vật trong các Quốc gia Thành viên.
4. Trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các Quốc gia Thành viên đồng ý có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan, hướng dẫn và đề xuất từ các tổ chức quốc tế như Codex International Commission (Codex), Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE), Công ước bảo vệ thực vật thế giới (IPPC) và ASEAN.
5. Các Quốc gia Thành viên nhất trí tại đây rằng các bộ luật, quy định và các thủ tục áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong lãnh thổ của mình sẽ được liệt kê trong phụ lục 9 và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này. Các Quốc gia Thành viên cũng đảm bảo rằng các bộ luật, quy định và thủ tục về vệ sinh dịch tễ như đã liệt kê trong phụ lục 9 có hiệu lực và có thể được các Quốc gia Thành viên khác áp dụng.
6. Bất kỳ sự sửa đổi về luật, các quy định và thủ tục áp dụng vệ sinh dịch tễ của quốc gia phải tuân theo Điều 11 (Thủ tục thông báo).
Điều 82. Việc thực hiện và các thoả thuận về pháp lý
1. Để thực hiện có hiệu quả chương này, Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh dịch tễ ASEAN (AC-SPS) sẽ được thành lập để tổ chức các cuộc họp uỷ ban này ít nhất một năm một lần giữa các Quốc gia Thành viên.
2. Chức năng của AC-SPS sẽ bao gồm:
a. Tạo điều kiện trao đổi thông tin về các vấn đề như các sự cố vệ sinh dịch tễ trong các Quốc gia Thành viên và cả các nước không phải là thành viên ASEAN, sự thay đổi hay đưa ra các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh dịch tễ của các Quốc gia Thành viên có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
b. Thuận lợi hoá việc hợp tác trong lĩnh vực vệ sinh hay dịch tễ bao gồm năng lực xây dựng, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi chuyên gia, với điều kiện có nguồn tài chính phù hợp và các bộ luật và quy định hiện hành của mỗi Quốc gia Thành viên.
c. Nỗ lực giải quyết các vấn đề vệ sinh dịch tễ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên. AC-SPS có thể thành lập các nhóm đặc trách trên cơ sở khoa học thực thi hoạt động tham vấn nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cụ thể có thể phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ; và
d. Đệ trình các báo cáo định kỳ việc xây dựng và các đề xuất trong quá trình thực hiện Chương này lên Hội đồng AFTA thông qua Hội nghị quan chức cao cấp (SEOM) cho các hoạt động trong tương lai.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập đầu mối liên hệ phục vụ cho việc hợp tác và trao đổi thông tin có hiệu quả. Danh sách các đầu mối liên hệ được ghi trong phụ lục 10 Hiệp định này.
4. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ phải đảm bảo việc cập nhật thông tin trong phụ lục 10.
Điều 83. Thông báo trong tình huống khẩn cấp
1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải nhận thức được giá trị của việc trao đổi thông tin đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như khủng hoảng an ninh lương thực, phong toả, kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh và các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
2. Các Quốc gia Thành viên nên ngay lập tức thông báo tới tất cả các đầu mối liên hệ và ban thư ký ASEAN khi các tình huống sau đây xảy ra:
(a) Trong trường hợp khủng hoảng an ninh lương thực, bùng phát dịch bệnh; và
(b) nhằm loại trừ hoặc hạn chế sự lây lan dịch bệnh tới các Quốc gia Thành viên khác, sự áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ tạm thời là cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của con người, động thực vật tại các Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
3. Quốc gia Thành viên xuất khẩu mặt hàng có dịch bệnh phải nỗ lực cung cấp thông tin cho các quốc gia nhập khẩu mặt hàng đó, nếu quốc gia đó xác định nhân tố đó có sự liên hệ rõ ràng với nguy cơ lây truyền dịch bệnh.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ khởi xướng và đẩy mạnh sự hợp tác trong các lĩnh vực tương đương phù hợp với Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, hướng dẫn và các đề xuất, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
2. Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng các thoả thuận và đề xuất các quyết định tương đương phù hợp với Điều 4 Hiệp định SPS và theo sự hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực có liên quan được ghi nhận trong Codex, OIE, IPPC, ASEAN và Uỷ ban các biện pháp vệ sinh dịch tễ thành lập theo Điều 12 Hiệp định SPS.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ tham gia tư vấn theo yêu cầu nhằm mục đích đạt được những thoả thuận công nhận song phương hay khu vực về những biện pháp vệ sinh dịch tễ tương đương.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ có cơ hội nâng cao sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp và trao đổi thông tin với các Quốc gia Thành viên khác về các vấn đề vệ sinh dịch tễ vì lợi ích của cả hai bên phù hợp với mục đích của chương này và những cam kết được ghi trong tuyên bố trong Kế hoạch tổng thể thực hiện cộng đồng kinh tế ASEAN.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ đẩy mạnh việc hợp tác nhằm kiểm soát và loại bỏ sự bùng phát dịch bệnh và những trường hợp khẩn cấp khác liên quan tới các biện pháp vệ sinh dịch tễ cũng như hỗ trợ các Quốc gia Thành viên khác đạt được các tiêu chí vệ sinh dịch tễ.
3. Trong quá trình thực hiện hoạt động ghi trong đoạn 1 điều này, các Quốc gia Thành viên sẽ phối hợp nhiệm vụ của họ với các hoạt động chung của khu vực hay đa phương, nhằm tránh sự lặp lại không cần thiết và tối đa hoá hiệu quả hoạt động của các Quốc gia Thành viên trong lĩnh vực này.
4. Bất kỳ hai Quốc gia Thành viên nào, trên cơ sở thoả thuận song phương, sẽ hợp tác để thích ứng với các điều kiện khu vực bao gồm khái niệm các khu không có dịch bệnh, các khu được phép hạn chế động vật phù hợp với Hiệp định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, các hướng dẫn và khuyến nghị, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai thành viên đó.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Các Quốc gia Thành viên nào đồng thời là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bảo lưu quyền và nghĩa vụ của mình theo như quy định tại điều XIX của hiệp định GATT 1994, và Hiệp định WTO về biện pháp tự vệ hoặc điều 5 của Hiệp định về nông nghiệp.
Điều 87. Chống phá giá và thuế đối kháng
Các Quốc gia Thành viên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình đối với các thành viên khác liên quan tới chống phá giá theo Điều VI GATT 1994 và Thoả thuận về việc thực hiện Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 được ghi nhận trong phụ lục 1A Hiệp định WTO.
Điều 88. Cơ chế tư vấn và tham vấn
Hội đồng tư vấn ASEAN về các giải quyết các vấn đề trong đầu tư thương mại (ACT) và Uỷ ban kiểm soát ASEAN (ACB) thành lập theo Tuyên bố ASEAN II (Tuyên bố Bali) sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hiệp định này. Nếu bất kỳ thành viên nào không muốn ACT/ACB giải quyết thì có thể viện dẫn cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN.
Điều 89. Giải quyết tranh chấp
Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN ký ngày 29/11/2004 tại Viêng-chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và các sửa đổi sau đó sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ, hoặc bất kỳ sự khác biệt nào giữa các Quốc gia Thành viên liên quan đến phiên dịch hoặc áp dụng Hiệp định này.
Điều 90. Thỏa thuận về thể chế
1. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN sẽ thành lập Hội đồng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bao gồm (1) một đại diện cấp Bộ trưởng được mỗi Quốc gia Thành viên đề cử và Tổng thư ký ASEAN. Để thi hành các chức năng của mình, Hội đồng AFTA cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM). Trong chức năng của mình, SEOM có thể thành lập các cơ quan, nếu cần thiết, nhằm hỗ trợ việc hoàn thành các chức năng như Uỷ ban điều phối việc thực thi ATIGA (CCA). SEOM, với sự hỗ trợ của CCA, sẽ đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định này, sẽ phối hợp và nhận được sự hỗ trợ từ Uỷ ban và các cơ quan kỹ thuật trong khuôn khổ Hiệp định này.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập Cơ quan AFTA quốc gia, và đó sẽ là cơ quan đầu mối của quốc gia đó nhằm phối hợp thực hiện Hiệp định này.
3. Ban Thư ký ASEAN sẽ :
(a) hỗ trợ Hội đồng AEM và AFTA trong việc giám sát, hợp tác và rà soát việc thực hiện Hiệp định này cũng như cung cấp những hỗ trợ với tất cả các vấn đề liên quan; và
(b) giám sát và thường xuyên báo cáo lên hội đồng AFTA về tiến trình thực hiện Hiệp định này.
Điều 91. Liên hệ với những Hiệp định khác
1. Theo đoạn 2 của Điều khoản này, tất cả các hiệp định kinh tế được ký kết trước ngày ATIGA có hiệu lực sẽ vẫn được tiếp tục có hiệu lực.
2. Tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ nhất trí với danh sách những thoả thuận cần thay thế trong vòng 6 tháng kể từ ngày có hiệu lực và danh sách này sẽ được bổ sung theo đúng các thủ tục hành chính vào Hiệp định này và sử dụng như một phần riêng không thể tách rời trong Hiệp định này.
3. Trong trường hợp xuất hiện sự không thống nhất giữa Hiệp định này với bất kỳ hiệp định kinh tế ASEAN khác mà chưa được xoá bỏ theo khoản 2 của Điều khoản này, Hiệp định này sẽ có hiệu lực.
Điều 92. Sửa đổi hoặc kế thừa các Hiệp định quốc tế
Nếu bất kỳ hiệp định quốc tế hoặc điều khoản nào của nó liên quan hoặc liên kết chặt chẽ tới Hiệp định này và hiệp định hoặc điều khoản đó cần được sửa đổi, các Quốc gia Thành viên sẽ hội ý quyết định việc cần thiết phải sửa đổi Hiệp định này, nếu như Hiệp định này không ngăn cản việc đó.
Điều 93. Phụ lục, văn bản kèm theo và những văn kiện tương lai
1. Phụ lục và văn bản đi kèm của Hiệp định này là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
2. Các Quốc gia Thành viên có thể áp dụng những văn kiện phát lý trong tương lai theo như những điều khoản của Hiệp định này. Kể từ khi các văn kiện nói trên có hiệu lực, những văn kiện này sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
1. Những điều khoản của Hiệp định này có thể được chỉnh sửa thông qua văn bản nhất trí sửa đổi của các Quốc gia Thành viên.
2. Mặc dù có các quy định trong Đoạn 1 của Điều khoản này, Phụ lục và các Tài liệu đính kèm Hiệp định có thể được sửa đổi với sự phê chuẩn của Hội đồng AFTA. Các sửa đổi trên sẽ trở thành phụ lục của Hiệp định và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Hội đồng AFTA hoặc các đại diện được đề cử sẽ họp mặt trong vòng một (1) năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sau đó thì cứ hai (2) năm một lần hoặc vào thời điểm thích hợp để rà soát Hiệp định này nhằm hoàn thành các mục tiêu của Hiệp định này.
1. Hiệp định này sẽ được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ký kết.
2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực, sau khi tất cả các Quốc gia Thành viên thông báo hoặc, nếu cần thiết, trình lên Tổng thư ký ASEAN văn kiện phê chuẩn về việc hoàn tất những thủ tục nội bộ, với thời hạn kéo dài không quá 180 ngày kể từ ngày ký kết Hiệp định này.
3. Tổng thư ký ASEAN sẽ thông báo lại ngay cho tất cả các quốc gia Tthành viên về các thông báo hoặc bảo lưu việc phê chuẩn các văn kiện được đề cập ở đoạn 2 của Điều khoản này.
Không có bảo lưu cho bất kỳ một quy định nào trong Hiệp định này.
Hiệp định này sẽ được Tổng thư ký ASEAN lưu chiểu, người sẽ cung cấp ngay bản sao có chứng thực cho tất cả các Quốc gia Thành viên.
DƯỚI SỰ CHỨNG KIẾN, những người ký kết dưới đây được sự ủy nhiệm hợp pháp của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN.
THỰC HIỆN tại Cha-am, Thái Lan, ngày 26 tháng 02 năm 2009, một bản duy nhất bằng tiếng Anh.
Thay mặt Chính phủ Bru-nây Đa-rút-xa-lam:
Lim Jock Seng
Bộ trưởng thứ hai về Ngoại giao và Thương mại
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia:
Cham Prasidh
Bộ trưởng Cao cấp và Bộ trưởng Thương mại
Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào:
Nam Viyaketh
Bộ trưởng Công thương
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a:
Mari Elka Pangestu
Bộ trưởng Thương mại
Thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a:
Muhyiddin Bin Mohammad Yassin
Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Quốc tế
Thay mặt Chính phủ Liên bang Mi-an-ma:
U Soe Tha
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Quy hoạch Quốc gia
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Phi-líp-pin:
Peter B.Favila
Bộ trưởng Công thương
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xinh-ga-po:
Lim Hng Kiang
Bộ trưởng Công thương
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan
Mingkwan Songsuwan
Bộ trưởng Thương mại
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Công Thương
[1] “ASEAN-6” chỉ Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái lan
[2] “CLMV” chỉ Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
[3] Một Quốc gia Thành viên sẽ được coi là có “lợi ích cung cấp đáng kể” nếu Quốc gia đó có, hoặc vì cam kết thuế, Quốc gia đó được kỳ vọng một cách hợp lý là có, một tỷ lệ đáng kể của ít nhất 20% tổng nhập khẩu từ ASEAN của sản phẩm đó tính trung bình trong 3 năm qua trên thị trường của Quốc gia Thành viên đề nghị.
[4] “Các sản phẩm khác” chỉ các khoáng sản và các chất hình thành tự nhiên khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải.
[5] Đối với các sản phẩm đánh bắt ngoài vùng lãnh hải (ví dụ Vùng đặc quyền kinh tế), sản phẩm được coi là có xuất xứ của Quốc gia Thành viên nếu tàu khai thác sản phẩm đó được đăng ký tại Quốc gia Thành viên và treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện là Quốc gia Thành viên đó có quyền khai thác vùng đó theo luật quốc tế;
[6] Theo luật quốc tế, việc đăng ký tàu chỉ có thể được thực hiện tại một Quốc gia Thành viên.
RVC = |
ASEAN Material Cost + Direct Labour Cost + Direct Overhead Cost + Other Cost + Profit |
x 100% |
FOB Price |
or
(b) Indirect Method
RVC =
FOB Price – Value of Non-originating Materials, Parts of Goods
x 100%
FOB Price
2. For the purposes of calculating the RVC provided in paragraph 1 of this Article:
(a) ASEAN Material Cost is the CIF value of originating materials, parts or goods that are acquired or self-produced by the producer in the production of the good;
(i) The CIF value at the time of importation of the goods or importation can be proven; or
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(c) Direct labour cost shall include wages, remuneration and other employee benefits associated with the manufacturing process;
(d) The calculation of direct overhead cost shall include, but is not limited to, real property items associated with the production process (insurance, factory rent and leasing, depreciation on buildings, repair and maintenance, taxes, interests on mortgage); leasing of and interest payments for plant and equipment; factory security; insurance (plant, equipment and materials used in the manufacture of the goods); utilities (energy, electricity, water and other utilities directly attributable to the production of the goods); research, development, design and engineering; dies, moulds, tooling and the depreciation, maintenance and repair of plant and equipment; royalties or licences (in connection with patented machines or processes used in the manufacture of the goods or the right to manufacture the goods); inspection and testing of materials and the goods; storage and handling in the factory; disposal of recyclable wastes; and cost elements in computing the value of raw materials, i.e. port and clearance charges and import duties paid for dutiable component; and
(e) FOB price means the free-on-board value of the goods as defined in Article 25. FOB price shall be determined by adding the value of materials, production cost, profit and other costs.
3. Member States shall determine and adhere to only one (1) method of calculating the RVC. Member States shall be given the flexibility to change their calculation method provided that such change is notified to the AFTA Council at least six (6) months prior to the adoption of the new method. Any verification to the ASEAN Value Content calculation by the importing Member State shall be done on the basis of the method used by the exporting Member State.
4. In determining the ASEAN Value Content, Member States shall closely adhere to the guidelines for costing methodologies set out in Annex 5.
5. Locally-procured materials produced by established licensed manufacturers, in compliance with domestic regulations, shall be deemed to have fulfilled the origin requirement of this Agreement; locally-procured materials from other sources shall be subjected to the origin verification pursuant to Article 57 for the purpose of origin determination.
6. The value of goods under this Chapter shall be determined in accordance with the provisions of Article 57.
1. Unless otherwise provided in this Agreement, goods originating in a Member State, which are used in another Member State as materials for finished goods eligible for preferential tariff treatment, shall be considered to be originating in the latter Member State where working or processing of the finished goods has taken place.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 31. MINIMAL OPERATIONS AND PROCESSES
1. Operations or processes undertaken, by themselves or in combination with each other for the purposes listed below, are considered to be minimal and shall not be taken into account in determining whether a good has been originating in one Member State:
(a) ensuring preservation of goods in good condition for the purposes of transport or storage;
(b) facilitating shipment or transportation; and
(c) packaging or presenting goods for sale.
2. A good originating in the territory of a Member State shall retain its initial originating status, when exported from another Member State, where operations undertaken have not gone beyond those referred to in paragraph 1 of this Article.
ARTICLE 32. DIRECT CONSIGNMENT
1. Preferential tariff treatment shall be applied to goods satisfying the requirements of this Chapter and which are consigned directly between the territories of the exporting Member State and the importing Member State.
2. The following shall be considered as consigned directly from the exporting Member State to the importing Member State:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(b) goods transported through one or more Member States, other than the exporting Member State and the importing Member State, or through a non- Member State, provided that:
(i) the transit entry is justified for geographical reason or by consideration related exclusively to transport requirements;
(ii) the goods have not entered into trade or consumption there; and
(iii) the goods have not undergone any operation there other than unloading and reloading or any other operation to preserve them in good condition.
1. A good that does not undergo a change in tariff classification shall be considered as originating if the value of all non-originating materials used in its production that do not undergo the required change in tariff classification does not exceed ten percent (10%) of the FOB value of the good and the good meets all other applicable criteria set forth in this Agreement for qualifying as an originating good.
2. The value of non-originating materials referred to in paragraph 1 of this Article shall, however, be included in the value of non-originating materials for any applicable RVC requirement for the good.
ARTICLE 34. TREATMENT OF PACKAGES AND PACKING MATERIALS
1. Packaging and Packing Materials for retail sale:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(b) Where paragraph 1 (a) of this Article is not applicable, the packaging and packing materials for retail sale, when classified together with the packaged good shall not be taken into account in considering whether all non-originating materials used in the manufacture of a product fulfils the criterion corresponding to a change of tariff classification of the said good.
2. The containers and packing materials exclusively used for the transport of a good shall not be taken into account for determining the origin of the said good.
ARTICLE 35. ACCESSORIES, SPARE PARTS AND TOOLS
1. If a good is subject to the requirements of CTC or specific manufacturing or processing operation, the origin of accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials presented with the good shall not be taken into account in determining whether the good qualifies as an originating good, provided that:
(a) the accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials are not invoiced separately from the good; and
(b) the quantities and value of the accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials are customary for the good.
2. If a good is subject to the RVC-based rule of origin, the value of the accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials shall be taken into account as the value of the originating or non-originating materials, as the case may be, in calculating the RVC of the originating good.
In order to determine whether a good originates, it shall not be necessary to determine the origin of the following which might be used in its production and not incorporated into the good:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(b) tools, dies and moulds;
(c) spare parts and materials used in the maintenance of equipment and buildings;
(d) lubricants, greases, compounding materials and other materials used in production or used to operate equipment and buildings;
(e) gloves, glasses, footwear, clothing, safety equipment and supplies;
(f) equipment, devices and supplies used for testing or inspecting the good;
(g) catalyst and solvent; and
(h) any other goods that are not incorporated into the good but of which use in the production of the good can reasonably be demonstrated to be a part of that production.
ARTICLE 37. IDENTICAL AND INTERCHANGEABLE MATERIALS
1. The determination of whether identical and interchangeable materials are originating materials shall be made either by physical segregation of each of the materials or by the use of generally accepted accounting principles of stock control applicable, or inventory management practice, in the exporting Member States.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 38. CERTIFICATE OF ORIGIN
A claim that a good shall be accepted as eligible for preferential tariff treatment shall be supported by a Certificate of Origin (Form D), as set out in Annex 7 issued by a Government authority designated by the exporting Member State and notified to the other Member States in accordance with the Operational Certification Procedures, as set out in Annex 8.
ARTICLE 39. SUB-COMMITTEE ON RULES OF ORIGIN
1. For the purposes of the effective and uniform implementation of this Chapter, a Sub- Committee on Rules of Origin shall be established pursuant to Article 90.
2. The functions of the Sub-Committee on Rules of Origin shall include:
(a) monitoring of the implementation and operation of this Chapter;
(b) reviewing, as and when necessary, this Chapter to provide appropriate recommendations with the view to enhancing this Chapter to make it responsive to the dynamic changes in the regional and global production processes so as to facilitate trade and investment among Member States, promote a regional production network, encourage the development of Small and Medium Enterprises (SMEs) and narrowing the development gaps;
(c) reviewing, as and when necessary, the operational procedures of this Chapter with the view to simplifying the procedures and making them transparent, predictable and standardised, taking into account the best practices of other regional and international trade agreements;
(d) considering any other matter as Member States may agree related to this Chapter; and
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The Sub-Committee on Rules of Origin shall be composed of representatives of the Governments of Member States, and may invite representatives of relevant entities other than the Governments of the Member States with necessary expertise relevant to the issues to be discussed, upon agreement of all Member States.
ARTICLE 40. APPLICATION OF NON-TARIFF MEASURES
1. Each Member State shall not adopt or maintain any non-tariff measure on the importation of any good of any other Member State or on the exportation of any good destined for the territory of any other Member State, except in accordance with its WTO rights and obligations or in accordance with this Agreement.
2. Each Member State shall ensure the transparency of its non-tariff measures permitted in paragraph 1 of this Article in accordance with Article 12 and shall ensure that any such measures are not prepared, adopted or applied with the view to, or with the effect of, creating unnecessary obstacles in trade among the Member States.
3. Any new measure or modification to the existing measure shall be duly notified in accordance with Article 11.
4. The database on non-tariff measures applied in Member States shall be further developed and included in the ASEAN Trade Repository as referred in Article 13.
ARTICLE 41. GENERAL ELIMINATION OF QUANTITATIVE RESTRICTIONS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 42. ELIMINATION OF OTHER NON-TARIFF BARRIERS
1. Member States shall review the non-tariff measures in the database referred to in paragraph 4 of Article 40 with a view to identifying non-tariff barriers (NTBs) other than quantitative restrictions for elimination. The elimination of the identified NTBs shall be dealt with by the Co-ordinating Committee for the Implementation of the ATIGA (CCA), the ASEAN Consultative Committee on Standards and Quality (ACCSQ), the ASEAN Committee on Sanitary and Phytosanitary (AC-SPS), the working bodies under ASEAN Directors-General of Customs and other relevant ASEAN bodies, as appropriate, in accordance with the provisions of this Agreement, which shall submit their recommendations on the identified non-tariff barriers to the AFTA Council through SEOM.
2. Unless otherwise agreed by the AFTA Council, the identified NTBs shall be eliminated in three (3) tranches as follows:
(a) Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore and Thailand shall eliminate in three (3) tranches by 1 January of 2008, 2009 and 2010;
(b) The Philippines shall eliminate in three (3) tranches by 1 January of 2010, 2011 and 2012;
(c) Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam shall eliminate in three (3) tranches by 1 January of 2013, 2014 and 2015 with flexibilities up to 2018.
3. The list of identified NTBs to be eliminated in each tranche shall be agreed upon by the AFTA Council meeting in the year before the effective elimination date of such NTBs.
4. Notwithstanding paragraphs 1 to 3 of this Article, the CCA, in consultation with the relevant ASEAN bodies, shall review any non-tariff measure notified or reported by any other Member State or by the private sector with a view to determining whether the measure constitutes as a NTB. If such review results in an identification of a NTB, the NTB shall be eliminated by the Member State applying such NTB in accordance with this Agreement.
5. The CCA shall serve as a focal point for the notification and review referred to in paragraph 4 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Nothing in this Agreement shall be construed to prevent a Member State, which is a party to the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal or other relevant international agreements, from adopting or enforcing any measure in relation to hazardous wastes or substances based on its laws and regulations, in accordance with such international agreements.
ARTICLE 43. FOREIGN EXCHANGE RESTRICTIONS
Member States shall make exceptions to their foreign exchange restrictions relating to payments for the products under this Agreement, as well as repatriation of such payments without prejudice to their rights under Article XVIII of GATT 1994 and relevant provisions of the Articles of Agreement of the International Monetary Fund (IMF).
ARTICLE 44. IMPORT LICENSING PROCEDURES
1. Each Member State shall ensure that all automatic and nonautomatic import licensing procedures are implemented in a transparent and predictable manner, and applied in accordance with the Agreement on Import Licensing Procedures as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
2. Promptly after entry into force of this Agreement, each Member State shall notify the other Member States of any existing import licensing procedures. Thereafter, each Member State shall notify the other Member States of any new import licensing procedure and any modification to its existing import licensing procedures, to the extent possible sixty (60) days before it takes effect, but in any case no later than the effective date of the licensing requirement. A notification provided under this Article shall include the information specified in Article 5 of the Agreement on Import Licensing Procedures as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
3. Each Member State shall answer within sixty (60) days all reasonable enquiries from another Member State with regard to the criteria employed by its respective licensing authorities in granting or denying import licences. The importing Member State shall also consider publication of such criteria.
4. Elements in non-automatic import licensing procedures that are found to be impeding trade shall be identified, with a view to remove such barriers, and to the extent possible work towards automatic import licensing procedures.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 45. WORK PROGRAMME ON TRADE FACILITATION AND ITS OBJECTIVES
1. Member States shall develop and implement a comprehensive ASEAN Trade Facilitation Work Programme, which sets out all concrete actions and measures with clear targets and timelines of implementation necessary for creating a consistent, transparent, and predictable environment for international trade transactions that increases trading opportunities and help businesses, including small and medium sized enterprises (SMEs), to save time and reduce costs.
2. The ASEAN Trade Facilitation Work Programme shall set out actions and measures to be implemented at both ASEAN and national levels.
ARTICLE 46. SCOPE OF THE ASEAN TRADE FACILITATION WORK PROGRAMME
The ASEAN Trade Facilitation Work Programme referred to in Article 45 shall cover the areas of customs procedures, trade regulations and procedures, standards and conformance, sanitary and phytosanitary measures, ASEAN Single Window and other areas as identified by the AFTA Council.
ARTICLE 47. PRINCIPLES ON TRADE FACILITATION
Member States shall be guided by the following principles in relation to trade facilitation measures and initiatives at both ASEAN and national levels:
(a) Transparency: Information on policies, laws, regulations, administrative rulings, licensing, certification, qualification and registration requirements, technical regulations, standards, guidelines, procedures and practices relating to trade in goods (hereinafter referred to as “rules and procedures relating to trade”) to be made available to all interested parties, consistently and in a timely manner at no cost or a reasonable cost;
(b) Communications and Consultations: The authorities shall endeavour to facilitate and promote effective mechanisms for exchanges with the business and trading community, including opportunities for consultation when formulating, implementing and reviewing rules and procedures relating to trade;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(d) Non-discrimination: Rules and procedures relating to trade to be applied in a non-discriminatory manner and be based on market principles;
(e) Consistency and predictability: Rules and procedures relating to trade to be applied in a consistent, predictable and uniform manner so as to minimise uncertainty to the trade and trade related parties. Rules and procedures relating to trade to provide clear and precise procedural guidance to the appropriate authorities with standard policies and operating procedures and be applied in a non-discretionary manner;
(f) Harmonisation, standardisation and recognition: While accepting the need of each Member State to regulate or set rules for legitimate objectives such as protection of health, safety or public morals and conservation of exhaustible natural resources, regulations, rules and procedures affecting the acceptance of goods between Member States to be harmonised as far as possible on the basis of international standards where appropriate. The development of mutual recognition arrangements for standards and conformity assessment results, and continuing co-operation on technical infrastructure development, are encouraged;
(g) Modernisation and use of new technology: Rules and procedures relating to trade to be reviewed and updated if necessary, taking into account changed circumstances, including new information and new business practices, and based on the adoption, where appropriate, of modern techniques and new technology. Where new technology is used, relevant authorities shall make best efforts to spread the accompanying benefits to all parties through ensuring the openness of the information on the adopted technologies and extending co- operation to authorities of other economies and the private sector in establishing inter-operability and/or inter-connectivity of the technologies;
(h) Due process: Access to adequate legal appeal procedures, adding greater certainty to trade transactions, in accordance with the applicable laws of Member States; and
(i) Co-operation: Member States shall strive to work closely with private sector in the introduction of measures conducive to trade facilitation, including by open channels of communication and co-operation between both governments and business. Member States shall continue to work in partnership to focus on opportunities for increased co-operation including integrated technical assistance and capacity-building; exchanges of best practices critical to implementing trade facilitation initiatives and the co-ordination of positions concerning topics of common interest discussed in the framework of regional and international organisations.
ARTICLE 48. PROGRESS MONITORING OF TRADE FACILITATION
1. Member States, individually and collectively, shall undertake assessments once in every two (2) years, on implementation of the trade facilitation measures set out in this Agreement and in the ASEAN Trade Facilitation Work Programme to ensure effective implementation of trade facilitation measures. For this purpose, an ASEAN Trade Facilitation Framework shall be agreed by Member States within six (6) months after entry into force of this Agreement, to serve as a guideline to further enhance trade facilitation in ASEAN.
2. The ASEAN Work Programme on Trade Facilitation shall be reviewed based on the results of the regular assessment pursuant to paragraph 1 of this Article. The ASEAN Trade Facilitation Work Programme and the ASEAN Trade Facilitation Framework and any revisions thereto shall be administratively annexed to this Agreement and serve as an integral part of this Agreement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Member States shall undertake necessary measures to establish and operate their respective National Single Windows and the ASEAN Single Window in accordance with the provisions of the Agreement to Establish and Implement the ASEAN Single Window and the Protocol to Establish and Implement the ASEAN Single Window.
ARTICLE 50. IMPLEMENTATION ARRANGEMENT
1. The progress in the implementation of the ASEAN Work Programme on Trade Facilitation and the outcomes of its assessment shall be reported to the AFTA Council. The SEOM, assisted by the CCA, shall be the main co-ordinator in monitoring the progress of the implementation of the ASEAN Work Programme on Trade Facilitation, in close co-ordination with the various ASEAN Committees in charge of the implementation of the measures under the Work Programme.
2. Each Member State shall establish a Trade Facilitation Coordinating Committee or relevant focal point at the national level.
The objectives of this Chapter are to:
(a) ensure predictability, consistency and transparency in the application of customs laws of Member States;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(c) simplify and harmonise customs procedures and practices to the extent possible; and
(d) promote cooperation among the customs authorities.
For the purposes of this Chapter:
(a) Authorised Economic Operator means a party involved in the international movement of goods in any function that has been approved by the customs authorities as complying with statutory and/or regulatory requirements of Member States, taking into account international supply chain security standards;
(b) customs control means measures applied by the customs authorities to ensure compliance with customs laws of Member States;
(c) customs procedures means the treatment applied by the customs authorities of each Member State to goods, which are subject to customs laws;
(d) Customs Valuation Agreement means the Agreement on Implementation of Article VII of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994, contained in Annex 1A to the WTO Agreement;
(e) drawback means the amount of import duties and taxes repaid under the drawback procedure;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(g) goods declaration means a statement made in the manner prescribed by the customs authorities, by which the persons concerned indicate the customs procedure to be applied to the goods and furnish the particulars which the customs authorities require for its application;
(h) repayment means the refund, in whole or in part, of duties and taxes paid on goods and the remission, in whole or in part, of duties and taxes where payment has not been made;
(i) security means that which ensures to the satisfaction of the customs authorities that an obligation to the customs authorities will be fulfilled; and
(j) temporary admission means customs procedures under which certain goods can be brought into a customs territory conditionally relieved totally or partially from payment of import duties and taxes; such goods must be imported for a specific purpose and must be intended for re-exportation within a specified period and without having undergone any change except normal depreciation due to the use made of them.
This Chapter applies, in accordance with the Member States’ respective laws, regulations and policies, to customs procedures applied to goods traded among Member States.
ARTICLE 54. CUSTOMS PROCEDURES AND CONTROL
1. Each Member State shall ensure that its customs procedures and practices are predictable, consistent, transparent and trade facilitating, including through the expeditious clearance of goods.
2. Customs procedures of Member States shall, where possible and to the extent permitted by their respective customs law, conform to standards and recommended practices of the World Customs Organisation and other international organisations as relevant to customs.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Customs control shall be limited to that which is necessary to ensure compliance with customs laws of Member States.
ARTICLE 55. PRE-ARRIVAL DOCUMENTATION
Member States shall endeavour to make provision for the lodging and registering or checking of the goods declaration and its supporting documents prior to the arrival of the goods.
Member States shall use risk management to determine control measures with the view to facilitate customs clearance and release of goods.
1. For the purposes of determining the customs value of goods traded between and among the Member States, provisions of Part I of Customs Valuation Agreement, shall apply mutatis mutandis7.
2. Member States shall harmonise, to the extent possible, administrative procedures and practices in the assessment of value of goods for customs purposes.
ARTICLE 58. APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 59 AUTHORISED ECONOMIC OPERATORS
1. Member States shall endeavour to establish the programme of Authorised Economic Operators (AEO) to promote informed compliance and efficiency of customs control.
2. Member States shall endeavour to work towards mutual recognition of AEO.
ARTICLE 60. REPAYMENT, DRAWBACK AND SECURITY
1. Decisions on claims for repayment shall be reached, and notified in writing to the persons concerned, without undue delay, and repayment of amounts overcharged shall be made as soon as possible after the verification of claims.
2. Drawback shall be paid as soon as possible after the verification of claims.
3. Where security has been furnished, it shall be discharged as soon as possible after the customs authorities are satisfied that the obligations under which the security was required have been duly fulfilled.
ARTICLE 61. POST CLEARANCE AUDIT
Member States shall establish and operate Post Clearance Audit (PCA) for expeditious customs clearance and enhanced customs control.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Each Member State, through its customs authorities and/or other relevant authorities, shall, to the extent permitted by its respective laws, regulations and administrative determinations, provide in writing advance rulings on the application of a person described in paragraph 2(a) of this Article, in respect of the tariff classification, questions arising from the application of the principles of Customs Valuation Agreement and/or origin of goods.
2. Where available, each Member State shall adopt or maintain procedures for advance rulings, which shall:
(a) provide that an importer in its territory or an exporter or producer in the territory of another Member State may apply for an advance ruling before the importation of goods in question;
(b) require that an applicant for an advance ruling provide a detailed description of the goods and all relevant information needed to process an application for an advance ruling;
(c) provide that its customs authorities may, at any time during the course of evaluation of an application for an advance ruling, request that the applicant provide additional information within a specified period;
(d) provide that any advance ruling be based on the facts and circumstances presented by the applicant, and any other relevant information in the possession of the decision-maker; and
(e) provide that an advance ruling be issued to the applicant expeditiously, within the period specified in each Member State’s respective laws, regulations or administrative determinations.
3. A Member State may reject requests for an advance ruling where the additional information requested in accordance with paragraph 2(c) of this Article is not provided within a specified time.
4. Subject to paragraphs 1 and 5 of this Article and where available, each Member State shall apply an advance ruling to all importations of goods described in that ruling imported into its territory for three (3) years from the date of that ruling, or such other period as specified in that Member State's respective laws, regulations or administrative determinations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Where an importer claims that the treatment accorded to an imported good should be governed by an advance ruling, the customs authorities may evaluate whether the facts and circumstances of the importation are consistent with the facts and circumstances upon which an advance ruling was based.
ARTICLE 63. TEMPORARY ADMISSION
Member States shall facilitate movement of goods under temporary admission to the greatest extent possible.
ARTICLE 64. CUSTOMS CO-OPERATION
To the extent permitted by their laws, Member States may, as deemed appropriate, assist each other on customs matters.
1. Member States will facilitate the timely publication, dissemination of statutory and regulatory information, decisions and rulings on customs matters.
2. Each Member State shall publish on the internet and/or in print form all statutory and regulatory provisions and any customs administrative procedures applicable or enforceable by its customs administration, except law enforcement procedures and internal operational guidelines.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The customs authorities of Member States will encourage consultation with each other regarding customs issues that affect goods traded between and among Member States.
1. Nothing in this Chapter shall be construed to require any Member State to furnish or allow access to confidential information pursuant to this Chapter the disclosure of which it considers would:
(a) be contrary to the public interest as determined by its laws;
(b) be contrary to any of its laws, including but not limited, to those protecting personal privacy or the financial affairs and accounts of individual customers of financial institutions;
(c) impede law enforcement; or
(d) prejudice legitimate commercial interests, which may include competitive position of particular enterprises, public or private.
2. Where a Member State provides information to another Member State in accordance with this Chapter and designates the information as confidential, the Member State receiving the information shall maintain the confidentiality of the information, use it only for the purposes specified by the Member State providing the information, and not disclose it without the specific written permission of the Member State providing the information.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Each Member State shall ensure that any person, in its territory, being aggrieved by any customs decision pertinent to this Agreement have access to administrative review within the customs authorities that issued the decision subject to review or, where applicable, by the higher authority supervising the administration and/or judicial review of the determination taken at the final level of administrative review, in accordance with the Member State's law.
2. The decision on appeal shall be given to the appellant and the reasons for such decision shall be provided in writing.
ARTICLE 70. IMPLEMENTATION AND INSTITUTIONAL ARRANGEMENTS
The ASEAN Directors-General of Customs, supported by customs working bodies, shall be responsible to implement the provisions of this Chapter and any other provisions relevant to customs in this Agreement.
STANDARDS, TECHNICAL REGULATIONS AND CONFORMITY ASSESSMENT PROCEDURES
The objective of this Chapter is to establish provisions on standards, technical regulations and conformity assessment procedures to ensure that these do not create unnecessary obstacles to trade in establishing ASEAN as a single market and production base, and at the same time ensure that the legitimate objectives of Member States are met.
ARTICLE 72. TERMS AND DEFINITIONS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 73. GENERAL PROVISIONS
1. Member States reaffirm and are committed to abide by the rights and obligations under the Agreement on Technical Barriers to Trade contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
2. Member States shall take any of the following possible measures or their combinations to mitigate, if not totally eliminate, unnecessary technical barriers to trade:
(a) harmonise national standards with relevant international standards and practices;
(b) promote mutual recognition of conformity assessment results among Member States;
(c) develop and implement ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and develop ASEAN Harmonised Regulatory Regimes in the regulated areas where applicable; and
(d) encourage the co-operation among National Accreditation Bodies and National Metrology Institutes (NMIs) including relevant legal metrology authorities in ASEAN to facilitate the implementation of Mutual Recognition Arrangements (MRAs) in regulated and non-regulated sectors.
3. To facilitate the free movement of goods within ASEAN, Member States shall develop and implement a Marking Scheme, where appropriate, for products covered under the ASEAN Harmonised Regulatory Regimes or Directives.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. In harmonising national standards, Member States shall, as the first and preferred option, adopt the relevant international standards when preparing new national standards or revising existing standards. Where international standards are not available, national standards shall be aligned among Member States.
3. Member States are encouraged to actively participate in the development of international standards, particularly in those sectors that have trade potential for ASEAN.
4. Harmonisation of the existing national standards and adoption of international standards into new national standards should be based on “Adoption of International Standards as Regional or National Standards”, as contained in the ISO/IEC Guide 21 or its latest edition.
5. Whenever modifications of contents and structure of the relevant international standards are necessary, Member States shall ensure an easy comparison of the contents and structure of their national standards with the referenced international standards and provide information to explain the reason(s) for such modifications.
6. Member States shall ensure that:
(a) the modifications of contents of international standards are not prepared and adopted with a view to, or with the effect of, creating unnecessary technical barriers to trade; and
(b) the modifications of contents shall not be more restrictive than necessary.
ARTICLE 75. TECHNICAL REGULATIONS
1. In adopting technical regulations, Member States shall ensure that:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(b) these are based on international or national standards that are harmonised to international standards, except where legitimate reasons for deviations exist;
(c) alternative means that are least trade restrictive to achieve the desired objectives are considered before a decision is taken on the adoption of technical regulations;
(d) the adoption of prescriptive standards is avoided to ensure that unnecessary obstacles to trade are not introduced, to enhance fair competition in the market or that it does not lead to a reduction of business flexibility; and
(e) treatment accorded to products imported from Member States is no less favourable than that accorded to like products of national origin and to like products originating from any other Member State.
2. Member States shall ensure that only those parts of a standard that represent minimum requirements to fulfill the desired objectives are referred to in the technical regulations.
3. Member States shall also ensure that, wherever applicable, the preparation, adoption and application of technical regulations are to facilitate the implementation of the respective ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements.
4. Whenever the need for technical regulations is urgent for overcoming problems that arise or threaten to arise within the territory of a Member State and the available time does not allow such Member State to harmonise the relevant national standards, that Member State shall consider using the appropriate international standards or the relevant parts of them as the first alternative.
5. Member States shall comply with the notification procedures as stipulated in Article 11. However, in the case of technical regulations under this Article, other Member States shall present their comments, if any, within sixty (60) days of the notification. Member States shall, upon request, provide to other Member States the draft of the technical regulation and other information regarding the deviations from the relevant international standards and the applicable pre-market conformity assessment procedure.
6. Except in urgent circumstances, Member States shall allow at least six (6) months between the publication of technical regulations and their entry into force in order to provide sufficient time for producers in exporting Member States to adapt their products or methods of production to the requirements of importing Member States.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Member States shall ensure that conformity assessment procedures are not prepared, adopted or applied with a view to, or with the effect of, creating unnecessary technical barriers to trade and that conformity assessment procedures that have to be complied with by suppliers of products originating in the territories of other Member States are not more stringent than those accorded to suppliers of like products of national origin.
2. Member States shall adopt conformity assessment procedures that are consistent with international standards and practices and wherever such procedures cannot be achieved because of differences in legitimate objectives, the differences of conformity assessment procedures shall be minimised as far as possible.
3. Member States shall develop and implement ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangement in the regulated areas, where appropriate, in accordance with the provisions of the ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements.
4. Member States shall accept the results of conformity assessment produced by conformity assessment bodies designated by other Member States in accordance with the provisions of the ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements and the provisions of the respective ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements in all regulated areas.
5. Member States shall establish co-operation among National Accreditation Bodies and National Metrology Institutes (NMIs), including legal metrology in ASEAN to facilitate the implementation of MRAs in regulated and non-regulated sectors.
ARTICLE 77. POST MARKET SURVEILLANCE
1. Member States shall establish post market surveillance systems to complement the implementation of the ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and ASEAN Harmonised Regulatory Regimes and/or Directives.
2. The relevant authority that undertakes the post market surveillance system of the Member States shall take the necessary actions to ensure compliance of products placed in the market with the applicable ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and ASEAN Harmonised Regulatory Regimes and/or Directives.
3. Member States should ensure that the necessary laws and technical infrastructure are in place to support post market surveillance systems.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Member States shall take all necessary measures to ensure implementation of all the ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements, ASEAN Harmonised Regulatory Regimes and the relevant provisions of this Agreement within the time frame stipulated in the aforesaid agreements and to ensure compliance with aforesaid harmonised requirements.
2. The following instruments, and any future instruments agreed by Member States to implement the provisions of this Agreement, shall form an integral part of this Agreement:
(a) ASEAN Framework Agreement on Mutual Recognition Arrangements;
(b) ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangement for Electrical and Electronic Equipment;
(c) Agreement on the ASEAN Harmonized Electrical and Electronic Equipment (EEE) Regulatory Regime; and
(d) Agreement on the ASEAN Harmonized Cosmetic Regulatory Scheme.
3. The ASEAN Consultative Committee for Standards and Quality (ACCSQ) shall be responsible for:
(a) identifying and initiating sectoral MRAs;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(c) providing support to the respective Joint Sectoral Committees when required; and
(d) collaborating with the ASEAN Secretariat to provide regular feedback on the implementation of this Agreement.
4. The ACCSQ shall provide support and co-operation under the relevant ASEAN Free Trade Agreements (FTAs) with Dialogue Partners, including capacity building and institutional strengthening programmes for Standards, Technical Regulations and Conformity Assessment Procedures Chapters in such ASEAN FTAs.
5. The ACCSQ shall take the necessary actions to ensure effective implementation of the ASEAN Sectoral Mutual Recognition Arrangements and ASEAN Harmonised Regulatory Regimes.
SANITARY AND PHYTOSANITARY MEASURES
The objectives of this Chapter are to:
(a) facilitate trade between and among Member States while protecting human, animal or plant life or health in each Member State;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(c) strengthen co-operation among Member States in protecting human, animal or plant life or health; and
(d) facilitate and strengthen implementation of this Chapter in accordance with the principles and disciplines in the Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures contained in Annex 1A to the WTO Agreement and this Agreement.
For the purposes of this Chapter:
(a) international standards, guidelines and recommendations shall have the same meaning as in Annex A of paragraph 3 to the SPS Agreement;
(b) sanitary or phytosanitary measures shall have the same meaning as in Annex A of paragraph 1 to the SPS Agreement; and
(c) SPS Agreement means the Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
ARTICLE 81. GENERAL PROVISIONS AND OBLIGATIONS
1. The provisions of this Chapter apply to all sanitary and phytosanitary measures of a Member State that may, directly or indirectly, affect trade between and among Member States.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Each Member State commits to apply the principles of the SPS Agreement in the development, application or recognition of any sanitary or phytosanitary measures with the intent to facilitate trade between and among Member States while protecting human, animal or plant life or health in each Member State.
4. In the implementation of their sanitary or phytosanitary measures, Member States agree to be guided, where applicable, by relevant international standards, guidelines and recommendations developed by international organisations such as, the Codex Alimentarius Commission (Codex), the World Organisation for Animal Health (OIE), the International Plant Protection Convention (IPPC) and ASEAN.
5. Member States hereby agree that the laws, regulations, and procedures for application of SPS measures in their respective territories shall be listed in Annex 9, which form an integral part of this Agreement. Member States hereby agree to ensure that their respective national sanitary and phytosanitary laws, regulations and procedures as listed in Annex 9 are readily available and accessible to any interested Member States.
6. Any change to national sanitary and phytosanitary laws, regulations and procedures shall be subject to Article 11.
ARTICLE 82. IMPLEMENTATION AND INSTITUTIONAL ARRANGEMENTS
1. For effective implementation of this Chapter, an ASEAN Committee on Sanitary and Phytosanitary Measures (AC-SPS) shall be established to conduct committee meetings at least once a year among Member States.
2. The functions of the AC-SPS shall be to:
(a) facilitate exchange of information on such matters as occurrences of sanitary or phytosanitary incidents in the Member States and non-Member States, and change or introduction of sanitary and phytosanitary-related regulations and standards of the Member States , which may, directly or indirectly, affect trade between and among Member States;
(b) facilitate co-operation in the area of sanitary or phytosanitary measures including capacity building, technical assistance and exchange of experts, subject to the availability of appropriated funds and the applicable laws and regulations of each Member State;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(d) submit regular reports of developments and recommendations in the implementation of this Chapter to the AFTA Council, through SEOM for further action.
3. Each Member State shall establish a contact point for effective communication and co-operation. The list of respective designated contact points appears in Annex 10.
4. Each Member State shall ensure the information in Annex 10 is updated.
ARTICLE 83. NOTIFICATION UNDER EMERGENCY SITUATION
1. Each Member State acknowledges the value of exchanging information, particularly in an emergency situation on food safety crisis, interception, control of pests and/or disease outbreaks and its sanitary or phytosanitary measures.
2. Member States shall immediately notify all contact points and the ASEAN Secretariat should the following situations occur:
(a) in case of food safety crisis, pest or disease outbreaks; and
(b) provisional sanitary or phytosanitary measures against or affecting the exports of the other Member States are considered necessary to protect the human, animal or plant life or health of the importing Member State.
3. The exporting Member State should, to the extent possible, endeavour to provide information to the importing Member State if the exporting Member State identifies that an export consignment which may be associated with a significant sanitary or phytosanitary risk has been exported.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Each Member State shall initiate and further strengthen cooperation on equivalence in accordance with the SPS Agreement and relevant international standards, guidelines and recommendations, in order to facilitate trade between and among the Member States.
2. To facilitate trade, Member States may develop equivalence arrangements and recommend equivalence decisions, in particular in accordance with Article 4 of the SPS Agreement and with the guidance provided by the relevant international and regional standard setting bodies namely Codex, OIE, IPPC and ASEAN and by the Committee on Sanitary and Phytosanitary Measures established in accordance with Article 12 of the SPS Agreement.
3. Each Member State shall, upon request, enter into consultations with the aim of achieving bilateral and/or regional recognition arrangements of the equivalence of specified sanitary or phytosanitary measures.
1. Each Member State shall explore opportunities for further cooperation, technical assistance, collaboration and information exchange with other Member States on sanitary and phytosanitary matters of mutual interest consistent with the objectives of this Chapter and the commitments set forth in the ASEAN Economic Community Blueprint.
2. Member States shall further strengthen co-operation for the control and eradication of pests and disease outbreaks, and other emergency cases related to sanitary or phytosanitary measures as well as to assist other Member States to comply with SPS requirements.
3. In implementing the provisions of paragraph 1 of this Article, Member States shall co- ordinate their undertakings with the activities conducted in the regional and multilateral context, with the objectives of avoiding unnecessary duplication and maximising efficiency of efforts of the Member States in this field.
4. Any two (2) Member States may, by mutual agreement, cooperate on adaptation to regional conditions including the concept of pests and disease free areas and areas of low pests or disease prevalence, in accordance with the SPS Agreement and relevant
international standards, guidelines and recommendations, in order to facilitate trade between the Member States.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 86. SAFEGUARD MEASURES
Each Member State which is a WTO member retains its rights and obligations under Article XIX of GATT 1994, and the Agreement on Safeguards or Article 5 of the Agreement on Agriculture.
ARTICLE 87. ANTI-DUMPING AND COUNTERVAILING DUTIES
1. Member States affirm their rights and obligations with respect to each other relating to the application of anti-dumping under Article VI of GATT 1994 and the Agreement on Implementation of Article VI of General Agreement on Tariffs and Trade 1994 as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
2. Member States affirm their rights and obligations with respect to each other relating to subsidies and countervailing measures under Article XVI of GATT 1994 and the Agreement on Subsidies and Countervailing Measures as contained in Annex 1A to the WTO Agreement.
ARTICLE 88. ADVISORY AND CONSULTATIVE MECHANISM
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 89. DISPUTE SETTLEMENT
The ASEAN Protocol on Enhanced Dispute Settlement Mechanism, signed on 29 November 2004 in Vientiane, Lao PDR and amendments thereto, shall apply in relation to any dispute arising from, or any difference between Member States concerning the interpretation or application of this Agreement.
ARTICLE 90. INSTITUTIONAL ARRANGEMENTS
1. The ASEAN Economic Ministers (AEM) shall, for the purposes of this Agreement, establish an ASEAN Free Trade Area (AFTA) Council comprising one (1) ministerial- level nominee from each Member State and the Secretary-General of ASEAN. In the performance of its functions, the AFTA Council shall also be supported by the Senior Economic Officials' Meeting (SEOM). In the fulfilment of its functions, the SEOM may establish bodies, as appropriate, to assist them such as the Coordinating Committee on the implementation of ATIGA (CCA). The SEOM, assisted by the CCA, shall ensure the effective implementation of this Agreement and, shall coordinate and be supported by technical bodies and committees under this Agreement.
2. Each Member State shall establish a National AFTA Unit, which shall serve a national focal point for the coordination of the implementation of this Agreement.
3. The ASEAN Secretariat shall:
(a) provide support to the AEM and AFTA Council in supervising, co-ordinating and reviewing the implementation of this Agreement as well as assistance in all related matters; and
(b) monitor and regularly report to the AFTA Council on the progress in the implementation of this Agreement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ARTICLE 91. RELATION TO OTHER AGREEMENTS
1. Subject to paragraph 2 of this Article, all ASEAN economic agreements that exist before the entry into force of ATIGA shall continue to be valid.
2. Member States shall agree on the list of agreements to be superseded within six (6) months from the date of entry into force and such list shall be administratively annexed to this Agreement and serve as an integral part of this Agreement.
3. In case of inconsistency between this Agreement and any ASEAN economic agreements that are not superseded under paragraph 2 of this Article, this Agreement shall prevail.
ARTICLE 92. AMENDED OR SUCCESSOR INTERNATIONAL AGREEMENTS
If any international agreement or a provision therein referred to, or incorporated into, this Agreement, and such agreement or provision is amended, the Member States shall consult on whether it is necessary to amend this Agreement, unless this Agreement provides otherwise.
ARTICLE 93. ANNEXES, ATTACHMENTS AND FUTURE INSTRUMENTS
1. The Annexes and Attachments to this Agreement shall form an integral part of this Agreement.
2. Member States may adopt legal instruments in the future pursuant to the provisions of this Agreement. Upon their respective entry into force, such instruments shall form part of this Agreement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The provisions of this Agreement may be modified through amendments mutually agreed upon in writing by the Member States.
2. Notwithstanding paragraph 1 of this Article, the Annexes and Attachments to this Agreement may be modified through amendments endorsed by the AFTA Council. The said amendments shall be administratively annexed to this Agreement and serve as an integral part of this Agreement.
The AFTA Council or their designated representatives shall meet within one (1) year of the date of entry into force of this Agreement and then every two (2) years or otherwise as appropriate to review this Agreement for the purpose of fulfilling the objective of this Agreement.
1. This Agreement shall be signed by the ASEAN Economic Ministers.
2. This Agreement shall enter into force, after all Member States have notified or, where necessary, deposited instruments of ratifications with the Secretary-General of ASEAN upon completion of their internal procedures, which shall not take more than one hundred and eighty (180) days after the signing of this Agreement.
3. The Secretary-General of ASEAN shall promptly notify all Member States of the notifications or deposit of each instrument of ratification referred to in paragraph 2 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Agreement shall be deposited with the Secretary-General of ASEAN who shall promptly furnish a certified copy thereof to each Member State.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorised thereto by their respective Governments, have signed the ASEAN Trade in Goods Agreement.
DONE at Cha-am, Thailand, this Twenty Sixth Day of February in the Year Two Thousand and Nine, in a single original copy in the English language.
For Brunei Darussalam:
Lim Jock Seng
Second Minister of Foreign Affairs and Trade
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cham Prasidh
Senior Minister and Minister of Commerce
For the Republic of Indonesia:
Mari Elka Pangestu
Minister of Trade
For the Lao People’s Democratic Republic:
Nam Viyaketh
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
For Malaysia:
Muhyiddin Bin Mohammad Yassin
Minister of International Trade and Industry
For the Union of Myanmar:
U Soe Tha
Minister for National Planning and Economic Development
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Peter B. Favila
Secretary of Trade and Industry
For the Republic of Singapore:
Lim Hng Kiang
Minister for Trade and Industry
For the Kingdom of Thailand:
Porntiva Nakasai
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
For the Socialist Republic of Viet Nam:
Vu Huy Hoang
Minister of Industry and Trade
1 “ASEAN-6” refers to Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore and Thailand.
2 “CLMV” refers to Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam.
3 A Member State shall be deemed to have “substantial supplying interest” if it has, or because of the tariff concessions, it is to be reasonably expected to have, a significant share of at least twenty percent (20%) of the total import from ASEAN of such products during the past three (3) years in average in the market of the applicant Member State.
4 “Other products” refers to minerals and other naturally occurring substances extracted from the waters, seabed or beneath the seabed outside the territorial waters.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6 In accordance with international law, registration of vessels could only be made in one Member State.
7 In the case of Cambodia, the Agreement on Customs Valuation, as implemented in accordance with the provision of the protocol on the Accession of the Kingdom of Cambodia to the WTO, shall apply mutatis mutandis.
;Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Số hiệu: | Khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ Brunei Darussalam, Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Chính phủ Cộng hoà Philippin, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Hoàng gia Cam pu chia, Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Chính phủ Malaysia, Chính phủ Cộng hoà Xingapo, Chính phủ liên hiệp Myanmar |
Người ký: | Vũ Huy Hoàng, CHAM PRASIDH, MARI ELKA PANGESTU, LIM HNG KIANG, Lim Jock Seng, Nam Viyaketh, U Soe Tha, PEter B.Favila, Muhyiddin Bin Mohammad Yassin, Mingkwan Songsuwan |
Ngày ban hành: | 26/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Chưa có Video