THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 748-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1996 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠCH TOÁN KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ: 59/CP NGÀY 3/10/1996 CỦA CHÍNH PHỦ
Để đổi mới về cơ bản cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính gắn liền với trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và trong việc sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 3 tháng 10 năm 1996 Chính phủ đã ban hành "Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước" kèm theo Nghị định số 59/CP.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước triển khai thực hiện Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh vừa được ban hành:
1. Bộ Tài chính:
- Ban hành trong tháng 10/1996 các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế nêu trên gồm:
+ Chế độ quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước;
+ Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định;
+ Chế độ quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm;
+ Chế độ trích lập các khoản dự phòng giảm giá;
+ Chế độ phân phối lợi nhuận và quản lý các quỹ;
+ Chế độ kiểm toán, công khai hoá các chỉ tiêu tài chính và các nôi dung khác có liên quan.
- Điều chỉnh "Quy chế tài chính mẫu của Tổng công ty Nhà nước" phù hợp với những quy định của Quy chế trên.
- Điều chỉnh chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp cho phù hợp với Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tổ chức tập huấn về Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 59/CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính cho các Bộ, Ngành, các địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước (gồm Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng) để triển khai thi hành thống nhất.
- Có biện pháp chấn chỉnh ngay công tác hạch toán kế toán, quản lý chi phí kinh doanh; tổ chức kiểm tra việc trích lập và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp Nhà nước cho đến hết năm 1996, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều tiết một phần tồn quỹ khen thưởng, phúc lợi ở những doanh nghiệp có tồn quỹ quá lớn (tính đến hết năm 1996) chuyển vào ngân sách Nhà nước để góp phần giải quyết nhiệm vụ tiền lương trong kế hoạch ngân sách Nhà nước năm 1997.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Ban hành trước tháng 12/1996 các văn bản hướng dẫn xây dựng và đăng ký định mức lao động, đơn giá tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước để triển khai thực hiện vào đầu năm 1997 nhằm đưa công tác quản lý lao động, tiền lương vào nề nếp, bảo đảm tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, khuyến khích phát triển kinh doanh, gắn tiền lương với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp và người lao động.
- Có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho cán bộ, viên chức quản lý doanh nghiệp, viên chức làm công tác lao động, tiền lương ở các Bộ, Ngành, các địa phương và doanh nghiệp Nhà nước để triển khai ngay các công việc xây dựng, điều chỉnh và xem xét phê duyệt lại đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ đối với từng loại ngành nghề và các nội dung khác theo đúng quy định của Nhà nước.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách lao động, tiền lương trong các doanh nghiệp để có các biện pháp xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
- Khẩn trương trình Chính phủ ban hành cơ chế đổi mới về quản lý tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngàng Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty, Công ty và các tổ chức kinh tế Nhà nước khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức triển khai, hướng dẫn thi hành và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 748-TTg |
Hanoi October 10, 1996 |
DIRECTIVE
ON THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT AND BUSINESS COST-ACCOUNTING BY STATE ENTERPRISES ISSUED TOGETHER WITH DECREE No.59-CP OF OCTOBER 3, 1996 OF THE GOVERNMENT
In order to basically renew the mechanism of financial management of the State enterprises, to further enhance their financial autonomy and responsibility in business activities and in the use of State capital and property; at the same time, to ensure close inspection and supervision by competent State management agencies over the financial management by State enterprises, to contribute to raising the efficiency of their activities, on October 3, 1996 the Government issued "The Regulation on Financial Management and Business Cost-Accounting by State Enterprises" together with Decree No.59-CP.
The Prime Minister requests that the Ministries, branches, localities and State enterprises observe the following assignment of responsibilities in the implementation of the just promulgated Regulation:
1. The Ministry of Finance:
- To promulgate in October 1996 legal documents guiding the implementation of the above Regulation, including:
+ The Regime on the management of State capital and property at State enterprises;
+ The Regime on the management, utilization and depreciation of fixed assets;
...
...
...
+ The Regime on the establishment of reserve funds for price reduction;
+ The Regime on profit distribution and management of funds;
+ The Regime on auditing, publicizing financial norms and other related matters.
- To readjust the "Model Financial Regulation of the State Corporations" in accordance with the provisions of the above Regulation.
- To readjust the accounting regime applied to enterprises in conformity with the Regulation on Financial Management and Business Cost-Accounting by State Enterprises and legal documents guiding their implementation.
- To organize training courses on the Regulation on Financial Management and Business Cost-Accounting by State enterprises issued together with Decree No.59-CP of the Government and the legal documents issued by the Ministry of Finance guiding other Ministries, branches, localities and State enterprises (including the Managing Boards, the General Directors or Directors of enterprises and the Chief Accountants) for unified implementation.
- To take measures to reorganize the work of accounting and cost-accounting and the management of business expenditures; to organize the inspection of the establishment and use of various funds in State enterprises until the end of 1996, to propose to the Prime Minister measures to remit parts of the remaining bonus and welfare funds in those enterprises which are left with too large unused amounts (by the end of 1996) into the State budget, so as to help settle the question of wage and salary in the 1997 State budget plan.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:
- To promulgate before December 1996 legal documents guiding the elaboration and registration of labor norms and wage units to be implemented in early 1997 by State enterprises with a view to regularizing the management of labor and wage, ensuring that wage be really an economic lever to encourage business development and that wage is closely linked to productivity, quality and business efficiency of each enterprise and laborer.
...
...
...
- To organize the examination and inspection of the implementation of the labor and wage policies in enterprises so that measures can be taken to handle matters promptly and lawfully.
- To quickly submit to the Government for promulgation of a mechanism to reform the management of wage and bonuses in State enterprises.
3. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Managing Boards of State Corporations and State Companies and other State economic organizations shall have to coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding and inspecting the implementation of the Regulation on Financial Management and Business Cost-Accounting by State Enterprises.
4. The General Confederation of Trade Unions of Vietnam is requested to launch a widespread campaign among trade unions of branches and grassroots units as well as trade unions members in State enterprises to further raise the laborers’ sense of collective mastery in inspecting and supervising, together with the State, the financial operations of enterprises in accordance with the regulations of the State.
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Chỉ thị 748-TTg năm 1996 thực hiện Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước kèm theo Nghị định 59/CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 748-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/10/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 748-TTg năm 1996 thực hiện Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước kèm theo Nghị định 59/CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video