Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: 68/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG TRONG THÀNH PHỐ

Qua hai năm khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế-văn hóa, Thành phố ta đã đạt được những thành tích to lớn và cơ bản :

- Chúng ta đã hoàn thành việc xóa bỏ tư sản mại bản và đấu tranh chống bọn đầu cơ gian thương, tịch thu tài sản của bọn phản động trốn ra nước ngoài, tiến hành kiểm kê đăng ký kinh doanh và trưng thu, trưng mua các hộ A và B, xóa bỏ tàn dư bóc lột phong kiến ở ngoại thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất ở Thành phố trong thời gian sắp tới.

- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp về cơ bản đã được khôi phục và từng bước đưa sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Sản xuất nông nghiệp trên đà phát triển với tốc độ nhanh và toàn diện. Phong trào thủy lợi trở thành phong trào của quần chúng sôi nổi và rộng khắp. Về giao thông vận tải bước đầu đã được tổ chức sắp xếp lại do Nhà nước quản lý , điều hành, bảo đảm được các nhu cầu thiết yếu, màng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã phát triển đến tận phường, xã, công tác ngoại thương, du lịch, cung ứng tàu biển bước đầu thu được một số kết quả. Về công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong các ngành đã thu được kết quả quan trọng.

- Công tác văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao phát triển thành phong trào quần chúng, đã giải quyết được một bước tệ nạn xã hội.

Công tác kế hoạch hóa và quản lý, chỉ đạo kinh tế dần dần đi vào nề nếp. Bộ máy quản lý kinh tế từng bước được hình thành đến Quận , Huyện, và cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc nắm tình hình và xây dựng kế hoạch có tiến bộ. Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất, kinh doanh ở các ngành, các cơ sở sản xuất từng bứoc được cải tiến và thu được kết quả tốt…

Tuy nhiên, chúng ta còn những khuyết điểm tồn tại về tổ chức, quản lý và chỉ đạo của các ngành, các cấp của Thành phố.

- Về chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố chưa sát, chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước, thiếu tập trung giải quyết những khâu then chốt có ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. Việc tổ chức, quản lý và chỉ đạo của các ngành, các cấp còn nhiều tồn tại biểu hiện trên hai mặt : năng lực sản xuất công nông nghiệp còn lớn, chưa tận dụng tốt; hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh còn thấp, tham ô lãng phí, nhất là lãng phí nghiêm trọng, tệ quan liêu, giấy tờ, gây cản trở rất lớn cho sản xuất.

- Việc phân công trách nhiệm chưa dứt khoát, thiếu cụ thể nhiều việc chồng chéo lẫn nhau.

- Hiệu lực chỉ đạo kém, còn thiếu biện pháp cụ thể để thực hiện chủ trương và nghị quyết của Thành ủy và Ủy ban nhân dân. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần chấp hành mệnh lệnh, các chế độ, thể lệ, thủ tục quản lý không nghiêm túc. Tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành, các cấp chưa tốt, còn bản vị, cục bộ gây khó khăn trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch.

- Bộ máy quản lý kinh tế nhiều nơi còn yếu và kém. Công tác kế hoạch hóa còn bị coi nhẹ, hạch toán kinh tế chưa làm hoặc làm chưa chặt chẽ. Nhiều cơ sở chưa tính toán hiệu quả kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến năng suất lao động, định mức tiêu hao vật tư, kế hoạch giá thành, và nộp ngân sách.

Do đó, thường vụ thành ủy và thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp, phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, hạch toán kinh tế ở các đơn vị cơ sở trực thuộc ngành mình trước mắt phải tiến hành kiểm tra có trọng điểm một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và xây dựng để rút ra những bài học, kinh nghiệm nhằm cải tiến công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo kinh tế phù hợp với yêu cầu hai nghị quyết của Thành Ủy.

Về nội dung kiểm tra và đối tượng kiểm tra quyết định như sau :

- Về nội dung kiểm tra Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố giao Ủy ban Kế hoạch thành phố bàn cụ thể với các cơ quan tổng hợp và các ngành xem xét đề ra nội dung thích hợp, chủ yếu là:

- Với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đi sâu phân tích hoạt động kinh tế: về sản xuất, lao động, tiền lương, sử dụng tài sản cố định, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá thành, giá cả, tiêu thụ sản phẩm, chế độ gia công, thu mua và các yếu tố tác động đến hoạt động xí nghiệp, đơn vị kinh doanh…

- Với các công trình xây dựng cơ bản chủ yếu xem xét việc tổ chức, quản lý chỉ đạo, thi công đi sâu phân tích, sử dụng vốn, vật tư, nhân công và đơn giá, khối lượng hoàn thành… Việc sử dụng và quản lý các nhà thầu.

1-Về đối tượng kiểm tra :

Công tác kiểm tra và chấp hành chế độ quản lý, hạch toán kinh tế ở các cơ sở là việc làm thường xuyên của các ngành chủ quản.

Đợt này sẽ tập trung lực lượng tổ chức kiểm tra một số cơ sở, trọng điểm sau đây :

-Ngành sản xuất : cơ khí Vĩnh Hội, dệt 2P (kết hợp dệt thủ công Quận Tân bình), cao su Giải Phóng (Sở Công nghiệp), tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp Quận 6.

- Ngành xây dựng : Công ty xây lắp I, Sở Xây dựng, Đội xáng công chính (Sở giao thông vận tải), kênh cấp II và cầu cống từ Phạm Văn Hai đến Thái Mỹ (Sở Thủy Lợi), Cư xá Nguyễn Văn thoại (Sở Xây Dựng).

- Ngành phục vụ : Công ty Vật tư Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp ), Công ty phân phối vận tải hàng hóa (Sở giao thông Vận tải), Công ty sửa chữa nhà cửa Thành phố (Sở quản lý nhà đất), công ty Bách hoá (Sở Thương nghiệp).

Để đảm bảo tốt công tác kiểm tra theo chỉ thị này, và hoàn thành việc kiểm tra trước tháng 12/77. Ủy ban Nhân Dân Thành phố quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra như sau :

- Thành lập 3 đoàn cán bộ của Ủy ban nhân dân thành phố gồm các ngành, các cơ quan tham gia. Yêu cầu các ngành cử cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và gởi danh sách về Ủy ban kế hoạch để tổng hợp. Từng đoàn hợp lại xác định nội dung và yêu cầu cụ thể. Thời gian tiến hành kiểm tra phải hoàn thành trước ngày 20/12/1977.

- Về Ban chỉ đạo của Thành phố do một đồng chí Phó chủ tịch phụ trách, trưởng ban. Thành viên gồm có các đồng chí Giám đốc và Thủ trưởng các Ngành và cơ quan: Ủy ban kế hoạch Thành phố, Chi cục Thống kê, Ủy ban vật giá, Ban tổ chức chính quyền, Ban Thanh tra, Sở Tài chánh, Ngân hàng Thành phố, Ngân hàng kiến thiết thành phố, Sở Lao động, công ty Vật tư tổng hợp, Ủy ban Nhân Dân Quận 6 và Tân Bình. Các Sở: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thủy lợi, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quản lý nhà đất.

- Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với và công trình công cộng và Thương nghiệp. Tình hình quản lý kinh tế của Thành phố hiện nay. Đề nghị các Ngành nghiêm túc bàn biện pháp tích cực thực hiện.

 

 

Nơi gửi :
-Thành viên Ban chỉ đạo
kiểm tra hoạt động KT Thành phố
- Lưu

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 68/CT-UB năm 1977 về tăng cường kiểm tra hoạt động kinh tế ở một số cơ sở sản xuất và xây dựng trong thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 68/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Lê Đình Nhơn
Ngày ban hành: 11/11/1977
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 68/CT-UB năm 1977 về tăng cường kiểm tra hoạt động kinh tế ở một số cơ sở sản xuất và xây dựng trong thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…