THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2001/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2001 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TẠO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP
Gần 2 năm qua, kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, môi trường sản xuất kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Chính phủ đã tiến hành một bước cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thủ tục hải quan; đã bãi bỏ nhiều giấy phép cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện cơ chế tín dụng, chính sách thuế... tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, các chính sách ban hành còn chưa đồng bộ, đôi lúc chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong thực hiện, có nơi, có lúc chưa thi hành đúng quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nên gây ra những thắc mắc, khiếu kiện, thậm chí có những vụ việc kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, kết quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng; góp phần thực hiện kế hoạch năm 2001 và 2002, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
- Phối hợp với Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và các Bộ, ngành, các địa phương tiếp tục rà soát những văn bản đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản không phù hợp với Luật Doanh nghiệp và gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp.
- Trong tháng 12 năm 2001, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt hành chính trong đăng ký kinh doanh.
- Tăng cường năng lực của cơ quan đăng ký kinh doanh ở địa phương.
- Sớm nối mạng thông tin doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố với Trung tâm Thông tin doanh nghiệp của Bộ.
- Trước tháng 3 năm 2002, nghiên cứu ban hành bổ sung danh mục thuế chi tiết hàng hoá xuất nhập khẩu với mức thuế phù hợp. Đối với những nguyên liệu, phụ tùng mà trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu mà có tỷ trọng lớn đưa vào sản xuất cần có mức thuế phù hợp, tránh tình trạng mức thuế nhập khẩu của sản phẩm hoàn chỉnh lại thấp hơn mức thuế nhập khẩu của nguyên liệu hoặc phụ tùng lắp ráp.
- Sửa đổi cơ chế và thời hạn hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có giá trị thấp để không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Trong quá trình xây dựng đề án sửa đổi, bổ sung một số luật thuế để trình Quốc hội cần nghiên cứu sửa đổi các mức thuế giá trị gia tăng cho phù hợp với từng loại hàng nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong nước.
- Trình Chính phủ phương án xử lý nợ khê đọng trong doanh nghiệp. Trước tháng 3 năm 2002 trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp nhà nước.
- Trong quý I năm 2002 trình Chính phủ cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là sửa đổi mẫu báo cáo tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 để vừa bảo đảm Nhà nước quản lý được, vừa đơn giản để doanh nghiệp thực hiện.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu ghi tại Nghị quyết số 12/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2001.
- Tăng cường và cải tiến công tác thông tin thị trường thương mại, dự báo tình hình diễn biến thị trường và giá cả để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.
- Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường ngăn chặn có hiệu quả hơn việc sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng trốn lậu thuế.
- Phối hợp với Tổng cục Hải quan rà soát lại văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá để sửa đổi, bổ sung những điểm không thống nhất.
- Khẩn trương rà soát lại những cơ chế, chính sách thuộc chức năng nhiệm vụ quản lý của mình liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thẩm quyền, chủ động sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế mới theo hướng tháo gỡ khó khăn, tạo khung pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Trong quá trình soạn thảo các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất thiết cơ quan soạn thảo phải lấy ý kiến tham gia của doanh nghiệp thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- Tổ chức thường kỳ gặp gỡ doanh nghiệp, đối thoại bình đẳng, công khai và giải quyết kịp thời các khiếu nại của doanh nghiệp theo thẩm quyền, khắc phục tình trạng vụ việc khiếu nại của doanh nghiệp bị đùn đẩy qua nhiều cơ quan, kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Thủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm trễ sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách không còn phù hợp cũng như việc ban hành các cơ chế, chính sách trái với các quy định của pháp luật gây cản trở cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để vụ việc khiếu nại của doanh nghiệp kéo dài không giải quyết dứt điểm, hoặc xử lý không đúng pháp luật. Mọi tổn thất của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế do cơ quan nhà nước gây nên đều phải bồi thường theo pháp luật.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 28/2001/CT-TTg |
Hanoi, November 28, 2001 |
DIRECTIVE
ON FURTHER CREATING FAVORABLE BUSINESS ENVIRONMENT FOR ENTERPRISES
Over the past 2 years since the Enterprise Law took effect, the production and business environment has been considerably improved. The Government has made one step forward in the administrative reform, especially in the fields of business registration and customs procedures; abolished many licenses which obstruct enterprises production and business activities; promulgated various mechanisms and policies for investment and export promotion, credit mechanism and tax policy perfection, thus creating favorable conditions for investment and development of production and business of all economic sectors.
However, the promulgated policies remain incomplete and sometimes made without harmony among agencies, thus causing difficulties to enterprises activities. In the course of implementation, the provisions of legal documents have not been strictly observed here and there or now and then, giving rise to complaints and even some cases which have been left unsolved for a long time, affecting the State’s managerial work as well as production and business results and prestige of enterprises.
With a view to further removing difficulties and creating favorable conditions for enterprises of all economic sectors to develop their production and business in the spirit of the Resolution of the Ninth Party Congress; contributing to the fulfillment of the 2001 and 2002 plans, the Prime Minister hereby instructs:
1. The Ministry of Planning and Investment:
- To coordinate with the Working Team for enforcement of the Enterprise Law and the ministries, branches as well as localities in continuing to revise the promulgated documents and submit to the competent authorities for annulment or amendment and/or supplement the documents which no longer conform to the Enterprise Law and cause difficulties to enterprises production and business activities.
- In December 2001, to submit to the Prime Minister for promulgation the decree on sanctioning administrative violations in business registration.
...
...
...
- To soon connect the enterprise information network of the provincial/municipal business registration agencies with the Ministry’s Enterprise Information Center.
2. The Ministry of Finance:
- Before March 2002, to study and additionally promulgate a detailed list of taxes on import/export goods with appropriate tax rates. For raw materials and accessories which cannot be produced at home yet and must be imported and which account for high proportion in production, the appropriate tax rates are required, avoiding the situation where import tax rates for finished products are lower than those for raw materials or assembly accessories.
- To amend the mechanism and time limit for the refund of value added tax to enterprises, especially medium- and small-sized enterprises, and enterprises manufacturing low-value goods so that the use of enterprises capital shall not be affected.
- In the course of elaborating the scheme on amending and supplementing several tax laws for submission to the National Assembly, it is necessary to study and amend the value added tax rates to be suitable to each type of goods so as to encourage domestic investment as well as production and business development.
- To submit to the Government the plan on handling the enterprises outstanding debts. Before March 2002, to submit to the Prime Minister the scheme on setting up a company for sale and purchase of debts and assets of the State enterprises.
- In the first quarter of 2002, to submit to the Government the financial management mechanism applicable to people - founded enterprises, especially to amend the financial report form issued together with Decision No. 167/2000/QD-BTC of October 25, 2000, ensuring the State management on the one hand and the simplicity for implementation by enterprises on the other hand.
3. The Ministry of Trade:
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the concerned ministries and branches in applying export promotion measures mentioned in the Government’s Resolution No. 12/2001/NQ-CP of November 2, 2001 on its October 2001 regular meeting.
...
...
...
- To direct the market management bodies to more effectively preclude the production and circulation of fake and contraband goods.
- To coordinate with the General Customs Department in revising documents guiding the implementation of Decree No. 20/1999/ND-CP of April 12, 1999 on commercial provision of goods-assessment services in order to amend and/or supplement inconsistent points.
4. The State Bank of Vietnam to study the mechanism for simplifying the lending procedures for people-founded enterprises, especially for export goods-producing enterprises, so as to create favorable conditions for them to have access to credit capital sources.
5. Before March 2002, the Government Commission for Organization and Personnel shall study and submit to the Prime Minister the Regulation on the establishment and operation of branch and trade associations, provided that such associations not only represent enterprises but also play the role of negotiating and regulating the production scope, prices, product quality and market distribution,...
6. The Ministry of Public Security to direct the economic security force, the economic police and the investigation police in reorganizing the work of examination and investigation without criminalization of errors in economic transactions.
7. The Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the General Department of Customs to express in writing the comments made by representatives of the above-said agencies at the meeting between the Prime Minister and enterprises on September 13 and 14, 2001, including explanations of mechanisms and policies, as well as views on handling of specific cases, then publicly announce them for enterprises to have basis for implementation.
8. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to organize the strict implementation of the Prime Minister’s Directive No. 22/2001/CT-TTg of September 11, 2001 on reorganizing the work of inspection and examination at enterprises.
9. The ministries, branches and localities:
- To expeditiously revise, according to their respective managerial functions and tasks, mechanisms and policies related to production and business activities of enterprises. According to their respective competence, to take initiative in amending, supplementing or promulgating new mechanisms along the direction of removing difficulties and creating favorable legal framework for enterprises to develop their production and business. In the course of compilation of mechanisms and policies relating to enterprises activities, the compiling agencies must necessarily gather comments from enterprises through Vietnam Chamber of Commerce and Industry.
...
...
...
10. The Ministry of Justice to coordinate with the Government Office in well organizing the propagation of laws for enterprises to know, understand and implement them. The ministries, branches and localities must, when promulgating legal documents, publicly announce them on the mass media so that enterprises can have access thereto.
The heads of the ministries and branches and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall be held responsible before the Prime Minister for the delay in amending and/or supplementing inappropriate mechanisms and policies, for promulgating mechanisms and policies contrary to law provisions, causing obstacles to enterprises production and business development, or for failing to definitely settle enterprises complaints, or settling them in contravention of law provisions. All damages caused by State agencies to enterprises of all economic sectors must be compensated for according to law.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Directive.
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Chỉ thị 28/2001/CT-TTg về việc tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 28/2001/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/11/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 28/2001/CT-TTg về việc tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video