Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22/2001/CT-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2001

 

CHỈ THỊ

VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là Nghị định 61), công tác này đã có chuyển biến tích cực, góp phần đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào trật tự, kỷ cương. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn còn trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữa các cơ quan có chức năng; hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra mà không có quyết định, tuỳ tiện kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra. Sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp.

Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 61, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc cho các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình về quan điểm, mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả; chấm dứt sự lợi dụng, lạm dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình. Chánh Thanh tra các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm tốt chức năng đầu mối, tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thuộc quyền quản lý của Bộ và của tỉnh, thành phố; loại bỏ sự trùng lặp về nội dung thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch. Việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp chỉ tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền yêu cầu và phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 61. Đối với những doanh nghiệp cần có sự thanh tra, kiểm tra về nhiều lĩnh vực thì thành lập đoàn liên ngành để giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt chú ý thực hiện nghiêm túc quy định của Nghị định 61: "Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường); khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra". Những cán bộ thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật, gây tổn thất cho doanh nghiệp phải bồi thường cho doanh nghiệp và bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc.

2. Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường việc theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp tự thanh tra, kiểm tra. Thủ trưởng cơ quan quyết định thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền sử dụng văn bản kết luận của Đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã làm trong năm như một cơ sở pháp lý để đề nghị cơ quan ra quyết định thanh tra, kiểm tra rút những nội dung thanh tra, kiểm tra trùng lặp.

3. Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo việc củng cố, chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế, An ninh văn hoá, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội. Các lực lượng này cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của mình. Việc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc tiếp cận các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của doanh nghiệp chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết và phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 61. Chấm dứt tình trạng kiểm tra doanh nghiệp không có quyết định, tránh việc hình sự hoá các quan hệ hành chính, dân sự, kinh tế. Thủ trưởng cơ quan Công an chịu trách nhiệm về những vi phạm trong công tác kiểm tra của lực lượng Công an do mình trực tiếp phụ trách.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo việc phối hợp các hoạt động thanh tra, kiểm tra về tài chính, thuế; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo ngay từ khi xây dựng chương trình, kế hoạch.

5. Tổng Kiểm toán Nhà nước có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Thanh tra Nhà nước để xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo về nội dung trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp.

6. Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, không tuỳ tiện kiểm tra doanh nghiệp về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác.

7. Tổng Thanh tra Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, làm rõ hơn các quy định của Nghị định 61 về điều kiện, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp của từng cơ quan Nhà nước; phân biệt rõ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo với các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; tổng hợp, đánh giá tình hình, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

8. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có biện pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với các doanh nghiệp để các doanh nghiệp hiểu đúng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện tốt Chỉ thị này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 22/2001/CT-TTg

Hanoi, September 11, 2001

 

DIRECTIVE

ON REORGANIZING THE WORK OF INSPECTION AND EXAMINATION AT ENTERPRISES

Since the Government promulgated Decree No. 61/1998/ND-CP on August 15, 1998 on the work of inspection and examination at enterprises (hereafter called Decree No. 61 for short), this work has seen positive changes, helping to put production and business activities into order and discipline. However, the inspections and examinations conducted by various functional agencies show coincidence and overlapping; or inspections or examinations have been conducted without decisions, or the inspection and examination duration has been arbitrarily prolonged. The coordination among the inspection and examination agencies is not close yet. Acts of misusing or abusing the inspection and examination power to harass for personal benefits and cause difficulties and nuisances to enterprises still exist.

In order to overcome the shortcomings of the work of inspection and examination at enterprises, and strictly implement Decree No. 61, the Prime Minister hereby requests:

1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to concentrate their efforts on directing and helping the inspection and examination forces under the management of their respective ministries, branches and localities to firmly grasp the viewpoints and objectives of the work of inspection and examination at enterprises with a view to guiding and helping enterprises to conduct production and business activities lawfully and efficiently; to put an end to the abuse or misuse of the inspection and examination to harass and cause difficulties and nuisances to enterprises; to personally direct the elaboration of the enterprises’ inspection and examination programs and plans of enterprises under the management of the ministries, branches and localities. The chief inspectors of the ministries, provinces and centrally-run cities shall have to well act as coordinators in synthesizing the inspection and examination programs and plans of the agencies under the management of the ministries and provinces/cities; to eliminate the repetition, overlapping in the inspection and examination contents right from the elaboration of programs and plans. The direct inspection and examination at enterprises shall be conducted only when signs of law violation are detected or when so requested by the superior competent State agency(ies), and must strictly comply with the provisions in Decree No. 61. For enterprises that should be inspected and examined in many fields, an inter-branch team shall be set up in order to reduce inspections and examinations. Special attention should be paid to the strict implementation of the provisions in Decree No. 61: "Inspection and examination at enterprises shall be conducted only when so decided by the head(s) of the competent State agency(ies); it is forbidden to repeat or conduct more than one inspection and examination bearing the same content within a year at an enterprise (except irregular cases); upon the completion of the inspection and examination at enterprises, there must be a written conclusion on the contents of what has been inspected and examined". Inspectors and examiners who violate law provisions and cause damage to enterprises shall have to compensate for enterprises and be strictly disciplined.

2. Enterprises to enhance the work of internal inspection and examination according to the provisions of the Enterprises Law. The competent State agencies shall step up the monitoring and guiding of enterprises in their self-inspection and examination. The heads of the inspection and examination-deciding agencies shall take responsibilities for their conclusions on inspection and examination at enterprises. The enterprises may use the written conclusions made in the year by the inspection, examination and audit teams as legal grounds for proposing the agencies issuing the inspection and examination decisions to withdraw the repeated inspection and examination contents.

3. The Minister of Public Security to direct the consolidation and reorganization of the Economic Police, the Economic Security Force, the Cultural Security Force, the Fire Prevention and Fight Police, and the Administrative Management Police on social order and security. Such forces should enhance the professional measures in their own activities. The direct examination at enterprises or the access to dossiers, papers and documents of enterprises shall be conducted only in really necessary cases and must be decided by the heads of the competent Public Security agencies as prescribed by Decree No. 61. To put an end to the examination at enterprises without decisions, to avoid the criminalization of administrative, civil and economic relations. The heads of the Public Security agencies shall take responsibility for the violations in the work of examination conducted by the Public Security units under their direct management.

4. The Minister of Finance to direct the coordination of inspection and examination activities on financial and tax matters; assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and localities in elaborating programs and plans on inspection and examination of enterprises financial status, avoiding the repetition and overlapping right at the stage of elaboration of such programs and plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Minister of Trade to direct the Market Management Force to coordinate with the concerned agencies in performing the assigned functions and tasks according to law provisions, not arbitrarily conducting examination at enterprises regarding the contents falling within the functions and tasks of other agencies.

7. The State Inspector General to guide the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in elaborating inspection and examination programs and plans of enterprises of the ministries, branches and localities; promptly promulgate documents, guiding and further clarifying Decree No. 61�s provisions on the conditions and procedures for each State agency to conduct direct inspection and examination at enterprises; clearly distinguish the settlement of complaints and denunciations from socio-economic inspections; intensify the activities of State management over the inspection work; sum up and evaluate the situation, propose measures to raise the efficiency of the inspection and examination at enterprises.

8. The Minister of Justice to take measures to step up the propagation and popularization of the legislation on inspection and examination, especially for enterprises, so that they can correctly understand and strictly observe law provisions.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the heads of the concerned agencies shall expeditiously organize the implementation and direct the units under their respective management to well implement this Directive.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Chỉ thị 22/2001/CT-TTg về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 22/2001/CT-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/09/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 22/2001/CT-TTg về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…