Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 19/1999/CT-BT

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thực hiện Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước, trong tháng 4 và tháng 5 năm 1999, lãnh đạo Bộ Thương mại đã tổ chức 2 Hội nghị ở 2 khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh họp với Giám đốc, Bí thư Đảng, Chủ tịch Công đoàn các doanh nghiệp thuộc Bộ để triển khai, phổ biến nhằm quán triệt việc thực hiện dân chủ ở các doanh nghiệp thuộc Bộ.

Để bảo đảm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy quyền làm chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp trong doanh nghiệp, Bộ yêu cầu các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ thực hiện tốt những việc sau đây:

1. Cấp ủy Đảng, Ban giám đốc và Ban chấp hành công đoàn đơn vị tổ chức phổ biến quán triệt Nghị định 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước đến từng cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị.

2. Hội đồng quản trị, Giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp và phối hợp với Chủ tịch Công đoàn đơn vị tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở đơn vị.

Việc xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ ở từng doanh nghiệp phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của đơn vị và cụ thể hóa các nội dung của Nghị định 07 về những doanh nghiệp phải công khai trong toàn doanh nghiệp; những việc cần công khai và lấy ý kiến trong diện hẹp đến cán bộ chủ chốt; những việc người lao động có quyền quyết định, những việc người lao động tham gia ý kiến trước khi Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp quyết định; và quyền giám sát, kiểm tra của người lao động về những nội dung đã được công khai ở doanh nghiệp.

3. Tổ chức Đại hội công nhân viên chức thảo luận, thông qua nội dung Quy chế thực hiện dân chủ ở đơn vị.

Việc xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp phải hoàn thành chậm nhất vào 30 tháng 6 năm 1999.

Định kỳ 6 tháng các doanh nghiệp gửi báo cáo về Bộ Thương mại và Công đoàn Thương mại – Du lịch Việt Nam về việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở đơn vị.

4. Giao Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng và báo cáo Chính phủ theo định kỳ 6 tháng một lần về việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở các Tổng công ty và Công ty thuộc Bộ.

Nhận được Chỉ thị này, Bộ yêu cầu các Tổng công ty, Công ty, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ khẩn trương triển khai và thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy, phát triển và nâng cao hiệu lực quản lý của doanh nghiệp./.

 

 

Nơi nhận:
- Các TCTy, CTy thuộc Bộ (để thực hiện);
- Các Vụ chức năng thuộc CQ Bộ.
- Ban TCCB CP, Ban ĐMQLDNTƯ (để báo cáo);
- ĐU khối: CĐTM-DL Việt Nam.
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Trương Đình Tuyển

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 19/1999/CT-BTM về việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu: 19/1999/CT-BTM
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 22/05/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 19/1999/CT-BTM về việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước do Bộ Thương mại ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…