BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2019/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2019 |
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VĂN HÓA
Căn cứ Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Luật Điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh;
Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
Thông tư này quy định quy trình giám định tư pháp để kết luận những vấn đề về chuyên môn văn hóa đối với sản phẩm văn hóa (trừ di vật, cổ vật và lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan) theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp.
Thông tư này áp dụng đối với người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm văn hóa là sản phẩm thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VĂN HÓA
Điều 4. Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
1. Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL).
Điều 5. Chuẩn bị thực hiện giám định
1. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định tư pháp đối với đối tượng giám định bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.
Quyết định tiến hành giám định tư pháp thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
1. Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu sau đây:
a) Xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa;
b) Xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
2. Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có), quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định.
Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 04a và 04b ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Điều 8. Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Điều 9. Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này.
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Thông tư số: /2019/TT-BVHTTDL ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mẫu số 01: Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa
Mẫu số 02: Biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu giám định
Mẫu số 01. Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa
………….(1) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-......(2) |
…..(3), ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thực hiện giám định tư pháp theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số ….. ngày ..... tháng ….. năm…. của …….(4)
……………………(5)
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa;
Căn cứ ………………….(6);
Căn cứ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số …. ngày … tháng … năm …. của …….(4);
Xét đề nghị của …. (nếu có),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thực hiện giám định tư pháp đối với vụ án/vụ việc theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số …. ngày … tháng …. năm ….. của …..(4) bằng hình thức giám định tập thể, thành viên tham gia giám định như sau:
1. …;
2. ….;
3 …..; (7)
Điều 2. Giao ….(8) chủ trì tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. ….(8) cử …(9) đồng chí là người giúp việc cho người giám định tư pháp.
Điều 3. ………(10) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
……….(5) |
___________________
(1) Tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định.
(2) Viết tắt in hoa tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định. (3) Địa điểm quyết định thực hiện giám định tư pháp.
(4) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan, tổ chức trưng cầu/yêu cầu giám định.
(5) Người có thẩm quyền của tổ chức giám định tư pháp ra quyết định thực hiện giám định.
(6) Căn cứ xác định thẩm quyền của người ra quyết định thực hiện giám định tư pháp.
(7) Tên, chức danh, đơn vị công tác của từng người thực hiện giám định, phải ít nhất từ 03 người trở lên.
(8) Đơn vị làm đầu mối trong công tác giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp.
(9) Số người giúp việc cho người giám định tư pháp.
(10) Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định.
Mẫu số 02. Biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu giám định
……………………(1) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
XEM XÉT ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH TẠI NƠI LƯU GIỮ CỦA NGƯỜI TRƯNG CẦU, YÊU CẦU
Hôm nay, hồi……giờ.... ngày .... tháng .... năm.... tại: ……………………… (2)
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện người trưng cầu/yêu cầu giám định:
Ông (Bà) …………………………………………chức vụ…………………
2. Đại diện……………………………………………………………………………………………(3): Ông (Bà) ………………………………………………chức vụ ………………
3- Người chứng kiến:
Ông (Bà) ………………………………………………………………………(4)
Tiến hành xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu/trưng cầu tại Quyết định trưng cầu/ yêu cầu giám định số.... (5) như sau:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
(Chú ý: Ghi rõ tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của đối tượng giám định; lý do xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu/trưng cầu).
Biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu/trưng cầu đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và đại diện ký xác nhận; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Việc xem xét đối tượng giám định hoàn thành hồi.... giờ….ngày…/……/……
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN TRƯNG CẦU/YÊU CẦU |
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN |
ĐẠI
DIỆN |
___________________
(1) Tên cơ quan/Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Địa điểm lưu giữ đối tượng giám định của người yêu cầu/trưng cầu.
(3) Tên cơ quan, đơn vị hoặc giám định viên tiếp nhận trưng cầu. (4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
MINISTRY OF
CULTURE, SPORTS AND TOURISM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2019/TT-BVHTTDL |
Hanoi, September 03, 2019 |
PROCESS OF PERFORMING JUDICIAL EXPERTISE ON CULTURAL PRODUCTS
Pursuant to Law on Judicial Expertise;
Pursuant to Law on Cinematography and Law on amendments to a number of Articles of Law on Cinematography;
Pursuant to Decree No. 103/2009/ND-CP dated November 06, 2009 of Government on cultural activities and provision of public cultural services;
Pursuant to Decree No. 54/2010/ND-CP dated May 21, 2010 of Government on elaborating to a number of Articles of Law on Cinematography and Law on amendments to a number of Articles of Law on Cinematography;
Pursuant to Decree No. 79/2012/ND-CP dated October 05, 2012 of Government on art performance and fashion shows; beauty contests and model contest; circulation and trade of audio and video recordings of stage and music performances, and Decree No. 15/2016/ND-CP dated March 15, 2016 of Government on amendments to a number of Articles of Decree No. 79/2012/ND-CP;
Pursuant to Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 of Government on elaborating to Law on Judicial Expertise;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to Decree No. 72/2016/ND-CP dated July 01, 2016 of Government on photographic activities;
Pursuant to Decree No. 79/2017/ND-CP dated July 17, 2017 of Government on functions, tasks, powers and organizational structures of Ministry of Culture, Sports and Tourism;
At the request of Director General of Department of Legal Affairs;
Minister of Culture, Sports and Tourism promulgates Circular on process of performing judicial expertise on cultural products.
This Circular prescribes the process of performing judicial expertise in order to reach the conclusion on culture issues with respect to cultural products (except for relics, antiques and copyright and related rights) solicited by competent procedural authorities or persons or at request of persons soliciting for judicial expertise.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. Term interpretation
In this Circular, terms below are construed as follows:
1. “Cultural products” refer to products under management in the field of culture of Ministry of Culture, Sports and Tourism as per laws.
2. “Person performing judicial expertise to cultural products” (hereinafter referred to as “self-employed expert witness") includes judicial experts and persons performing judicial expertise on a case-by-case basis in the appropriate field who are assigned and recognized according to judicial expertise laws.
3. “Entity performing judicial expertise to cultural products” (hereinafter referred to as “institutional expert witness”) includes Ministry of Culture, Sports and Tourism, Department of Culture, sports and Tourism, Department of Culture and Sports of provinces and central-affiliated cities, organizations performing judicial expertise on a case-by-case basis operating in appropriate field and recognized according to judicial expertise laws.
PROCESS OF PERFORMING JUDICIAL EXPERTISE TO CULTURAL PRODUCTS
Article 4. Receipt of expertise request and solicitation
2. Transfer and receipt of documents, subject matters of judicial expertise regarding cultural products shall conform to Article 3 of Circular No. 07/2014/TT-BVHTTDL dated July 23, 2014 of Minister of Culture, Sports and Tourism on documents of judicial expertise; application of specialized regulation in judicial expertise in the field of culture; condition of expertise facilities, equipment and means of office of judicial expert on relics, antiques, copyright and related rights (hereinafter referred to as “Circular No. 07/2014/TT-BVHTTDL”).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Self-employed or institutional expert witness shall inspect the application and consult specific regulations of relevant laws to prepare for the expert assessment process. If certain contents of the solicitation, request or subject matters of judicial expertise need to be clarified, require the seekers to provide additional relevant information and documents.
2. The institutional expert witness shall rely on the expertise application to select the appropriate ad hoc judicial experts, self-employed expert witness and assign individuals responsible for the coordination of judicial expertise implementation.
3. The institutional expert witness shall make judicial assessment on subject matters of judicial expertise in groups. There must be at least 03 self-employed expert witnesses.
Decision to perform judicial expertise can be made using Form No. 01 in Annex attached to this Circular.
4. If necessary, the self-employed expert witness shall collect additional test results or professional consultation before making the assessments or conclusions.
Article 6. Performance of judicial expertise
1. The self-employed expert witness shall consider the subject matters of judicial expertise (cultural products) and relevant documents to provide professional remarks on such subject matters based on the following criteria:
a) Overview on the contents of cultural products;
b) Properties relating shapes, size, colors, decorations and other relevant properties of the cultural products.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The record for inspection on the subject matters of judicial expertise can be made using Form No. 02 in Annex attached to this Circular.
3. The self-employed expert witness must promptly and truthfully make written documents stating the entire process of expertise assessment and the results thereof on paper and store them in the expertise dossiers.
The documents stating the process of expertise assessment can be made using Form No. 02 attached to Circular No. 07/2014/TT-BVHTTDL.
Article 7. Expertise conclusions
Based on the expert assessment results, test results or other professional conclusions (if any), relevant law provisions or general cultural standards, the self-employed expert witness shall conclude the subject matters of judicial expertise.
The expertise conclusion can be made using Form No. 04a and 04b attached to Circular No. 07/2014/TT-BVHTTDL.
Article 8. Transfer of expert assessment results
Upon finishing the judicial expertise on cultural products, the self-employed and institutional expert witnesses shall transfer the expert assessment results to the seekers.
The Record for the transfer of expert assessment results can be made using Form No. 05 attached to Circular No. 07/2014/TT-BVHTTDL.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The self-employed and institutional expert witness shall prepare the judicial expertise dossiers on cultural products as specified in Clause 1 Article 33 of Law on Judicial Expertise and regulations under this Circular.
The preservation and archival of the judicial expertise dossiers shall comply with archive laws.
1. Department of Legal Affairs shall take charge and cooperate with relevant agencies and units to instruct and organize the examination of this Circular implementation.
2. Culture, Sports and Tourism Departments, Culture and Sports Departments of provinces and central-affiliated cities shall implement and examine, expedite relevant entities and individuals to implement this Circular.
1. This Circular comes into force from November 15, 2019.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MINSTER
Nguyen Ngoc Thien
;
Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu: | 08/2019/TT-BVHTTDL |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Thiện |
Ngày ban hành: | 03/09/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Chưa có Video