Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 33/2015/QĐ-UBND

Đk Nông, ngày 09 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tchức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình s81/TTr-STP ngày 23 tháng 9 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph;
-
TT. Tnh ủy, TT. HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- Cục KTVB-B
Tư pháp;
- Cục công tác ph
ía Nam Bộ Tư pháp;
- UBMTTQVN t
nh;
-
Đoàn đại biu Quc hội tỉnh;
- Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh;
- Báo Đk Nông;
- Chi c
c Văn thư - Lưu trữ tnh;
- Như Đi
u 3;
- Công báo t
nh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
-
Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Huy

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tnh Đk Nông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định các nguyên tắc, phương thức, nội dung, trách nhiệm phi hợp và chế độ thông tin, báo cáo công tác quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tnh Đắk Nông.

2. Quy chế này áp dụng đối với các S, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tnh Đk Nông.

3. Nhng nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của STư pháp và các Sở, ngành quản lý lĩnh vực giám định tư pháp không quy định lại Quy chế này thì thực hiện theo quy định của luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Trên cơ sở chức năng, nhim vụ và quyền hạn của mình các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phi hợp một cách đng bộ, chặt chẽ, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu, trưng cầu giám định trên địa bàn tnh; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyn hạn của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.

2. Giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật những khó khăn, vướng mắc phái sinh trong hoạt động giám định tư pháp.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 3. Nội dung phối hợp

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mi và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (sau đây gọi tắt là Đề án 258) trên địa bàn tnh Đk Nông.

2. Củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định pháp theo vụ việc, đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ vic; lp, công b danh sách tổ chức giám định tư pháp, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; bổ nhiệm, min nhiệm giám định viên tư pháp; quy hoạch tổ chức giám định tư pháp trên cơ sở đánh giá, dự báo nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng từng giai đoạn.

3. Tham mưu, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bn liên quan đến hoạt động giám định tư pháp; thực hiện kiểm tra, rà soát và theo dõi thi hành pháp luật về giám định tư pháp; hỗ trợ về mặt pháp lý đi với người giám định tư pháp thuộc các Sở, ngành chuyên môn quản lý về lĩnh vc giám định tư pháp khi nhận được trưng cu giám định.

4. Lập kế hoạch, dự toán kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tư pháp.

5. Trưng cầu giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các Sở, ngành chuyên môn, tổ chức giám định tư pháp, người giám định tư pháp.

6. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.

7. Thanh tra, kiểm tra tổ chức và hoạt động của tổ chức giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; gii quyết khiếu nại, tcáo về giám định tư pháp.

8. Triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp.

9. Thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác giám định tư pháp.

Điều 4. Cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp

1. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tnh Đăk Nông.

2. Các Sở, ngành chuyên môn có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đi với tổ chức và hoạt động của tổ chức giám định, người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tnh trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.

Chương III

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 5. Trách nhiệm Sở Tư pháp

1. Chủ trì, phối hợp vi các S, ngành có liên quan xây dựng, trình HĐND, UBND tnh ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyn liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước công tác giám định tư pháp. Thực hiện kiểm tra, rà soát và theo dõi thi hành pháp luật về giám định tư pháp trên địa bàn tnh.

2. Chủ trì, phối hợp với các S, ngành có liên quan tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp; theo dõi thi hành pháp luật về giám định tư pháp trên địa bàn tnh.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp tại địa phương trong vic trin khai, thực hiện quy định của pháp luật về giám định pháp và Quy chế này.

4. Chtrì, phối hợp với các S, ngành có liên quan tổng hợp báo cáo B Tư pháp và Ủy ban nhân dân tnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Chủ trì hoặc phối hợp với STư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan.

2. Chủ trì, phối hợp với STư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án cng c, kiện toàn tổ chức, xây dựng trụ sở làm việc, ng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm Pháp y tnh trình UBND tnh phê duyệt.

3. Bố trí đgiám định viên tư pháp thực hiện nhiệm vụ giám định theo quy định và dự nguồn cán bộ có đđiều kiện, tiêu chuẩn tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp, tạo ngun bnhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y.

Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Chủ trì hoặc phối hợp với STư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan.

2. B trí đgiám định viên tư pháp thực hiện nhiệm vụ giám định theo quy định và dự nguồn cán bộ có đđiều kin, tiêu chuẩn tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp, tạo nguồn bnhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kthuật hình sự.

3. Bảo đm kinh phí, thực hiện chi trả việc trưng cầu giám định đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết cho việc thực hiện giám định.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Ch trì, phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về chế độ, chính sách hỗ trợ cho các cá nhân, cơ quan, đơn vị có tham gia hoạt động giám định tư pháp theo quy định pháp luật.

2. Bo đảm kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp; cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết khác cho các tổ chức giám định tư pháp công lập trên địa bàn tnh; hướng dn các chính sách, chế độ ưu đãi cho các cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động giám định tư pháp.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

SNội vụ ch trì tham mưu trình UBND tnh các nội dung liên quan đến công tác nội vụ đhỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn tnh; quyết định giao chtiêu biên chế cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y.

Điều 10. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

1. Phối hợp với S Tư pháp và các S, ngành chuyên môn đánh giá, dự báo nhu cầu giám định tư pháp phục vụ hoạt động ttụng trong từng giai đoạn; đề xuất, kiến nghị việc phát triển mạng lưới tổ chức giám định tư pháp và đội ngũ người giám định tư pháp.

2. Chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn, tổ chức giám định tư pháp và đội ngũ giám định viên tư pháp trong việc thực hiện trưng cu giám định, sử dụng kết luận giám định theo quy định.

3. Phi hợp với STư pháp trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc trưng cầu giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong ngành mình.

4. Bảo đảm kinh phí, chi trkịp thời chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hin giám định tư pháp theo quy định pháp luật.

Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ngành chuyên môn quản lý theo lĩnh vực có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện những việc sau:

a) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cn thiết cho người giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của S, ngành mình;

b) Phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp đối với giám định viên và giải quyết khiếu nại, t cáo theo thẩm quyền.

2. Chủ trì, phi hợp với các cơ quan trưng cầu giám định để lựa chọn giám đnh viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được phân công thực hiện giám định các nội dung trưng cầu. Trường hợp nội dung trưng cầu giám định không thuộc chuyên môn hoặc vượt quá khả năng chuyên môn ca mình thì từ chối nhận trưng cầu và trlời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định biết.

3. Thông tin kịp thời về Sở Tư pháp khi có biến động liên quan đến giám định viên tư pháp, tổ chức chức giám định tư pháp theo vụ việc và người giám định tư pháp theo vviệc (thuyên chuyển công tác, nghhưu hoặc không còn thực hiện công việc giám định ...).

4. Hàng năm, các Sở, ngành chuyên môn chủ trì, phối hợp với STư pháp trong việc kim tra, đánh giá năng lực, khả năng đáp ứng yêu cu giám định của các cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực giám định tư pháp để tăng cường kiện toàn đội ngũ giám định viên tư pháp, đáp ứng yêu cu giám định tại địa phương.

5. Phi hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp ở địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về Giám định tư pháp và Quy chế này.

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn

1. Tiếp nhận quyết định trưng cu, yêu cầu giám định của người trưng cầu, yêu cu giám định; phân công người có năng lực chuyên môn phù hp với nội dung trưng cu, yêu cu giám định và thực hiện việc giám định tư pháp theo quy định pháp luật. Tạo điều kiện cho người giám định tư pháp sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc của tổ chức mình đphục vụ cho việc giám định.

2. Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về giám định tư pháp và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

3. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.

Điều 13. Công tác phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật nâng cao chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc

1. Các Sở, ngành chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp đăng ký nội dung nghiệp vụ cn bi dưỡng cho giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc gửi về STư pháp trước ngày 30 tháng 11 hàng năm đã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh.

2. Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn tổ chc các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ người giám định tư pháp.

3. Các Sở, ngành chuyên môn quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người giám định tư pháp tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật do các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Điều 14. Lập dự toán kinh phí hoạt động giám định tư pháp

1. Hàng năm các S, ngành chuyên môn có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động giám định tư pháp trong dự toán chung của Sở, ngành mình theo quy định; bố trí hợp lý kinh phí hoạt động giám định tư pháp và từng bước trang bị đầy đủ máy móc thiết bị bo đảm cho hoạt động giám định tư pháp thuộc mình quản lý đáp ứng yêu cầu giám định tư pháp của tnh.

2. Hàng năm STư pháp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoại động quản lý giám định bảo đm cho hoạt động quản lý Nhà nước về giám định tư pháp; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định cho đội ngũ giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc của tnh.

Điều 15. Công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với giám định viên tư pháp

1. Sở Tư pháp chủ trì, phi hợp với các Sở, ngành chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp trong việc kiểm tra định kỳ và đột xuất, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, nhằm phát hiện những sai sót trong hoạt động giám định đ có biện pháp chn chnh kịp thời.

2. Các S, ngành chuyên môn có trách nhiệm phi hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp.

3. Các S, ngành, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thcác quy trình, quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực giám định của các giám định viên tư pháp thuộc đơn vị mình.

4. Các Sở, ngành chuyên môn chủ trì, phi hợp với Sở Tư pháp gii quyết khiếu nại, t cáo theo thẩm quyền đi với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc quyền quản lý; thông báo bằng văn bản cho STư pháp biết kết quả giải quyết khiếu nại, t cáo.

Điều 16. Chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết

1. Trong thời hạn 07 ngày, kể tkhi có sự thay đổi, bổ sung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động giám định tư pháp, các tổ chức giám định tư pháp, S, ngành chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tnh thông qua Sở Tư pháp các nội dung thay đổi, bổ sung để cập nhật, quản lý chung.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thay đổi, bổ sung, Sở Tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin thay đi, bổ sung, lập và công bdanh sách các tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp đã thay đổi, bổ sung trên Cổng thông tin điện tử của tnh, Trang thông tin điện tcủa STư pháp, đồng thời cung cấp danh sách giám định viên pháp cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tnh.

2. STư pháp thực hiện việc báo cáo chuyên đề hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tnh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền vtổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; chủ trì, phi hợp với các S, ngành chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tnh tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động giám định tư pháp.

Điều 17. Công tác thi đua khen thưởng các tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp

Hàng năm, các Sở, ngành chuyên môn căn cứ các quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, có trách nhiệm xem xét, đề nghị Hội đồng Thi đua- Khen thưởng tnh xét khen thưởng đối với các giám định viên tư pháp có thành tích xuất sắc trong công tác giám định tư pháp.

Định kỳ hàng năm hoặc theo chuyên đề, STư pháp có trách nhiệm phối hợp với các S, ngành chuyên môn quản lý lĩnh vực giám định tư pháp tiến hành rà soát, lập hồ sơ các giám định viên tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp đề nghị trao tặng các danh hiệu khen thưởng theo quy định.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc các Sở, ngành quản lý về nh vực giám định tư pháp chịu trách nhiệm trin khai, tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Đnghị Tòa án nhân dân tnh, Viện Kim sát nhân dân tnh phi hợp thực hiện các nội dung liên quan được quy định trong Quy chế này.

3. Quá trình thực hiện quy chế nếu có vướng mắc, các Sở, ngành chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp đ tng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tnh xem xét, quyết định.

4. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy chế này do Ủy ban nhân dân tnh quyết định theo đnghị của Giám đốc STư pháp và Giám đốc các Sở, thủ trưởng ngành chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Đắk Nông

Số hiệu: 33/2015/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
Người ký: Cao Huy
Ngày ban hành: 09/11/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Đắk Nông

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…