UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2916/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 18 tháng 11 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 441/TT-STP ngày 10 tháng 11 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện nghèo; Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La; Các sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai, thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận : |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC,
HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HUYỆN
NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2916/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2010 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 2497/QĐ-BTP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo. UBND tỉnh Sơn La xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011- 2020 theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có nhu cầu trợ giúp pháp lý đều được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo phải bảo đảm đúng mục tiêu, đối tượng và tiến độ.
- Các hoạt động của chính sách hỗ trợ pháp lý phải được tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả; có sự lồng ghép, phối hợp với các dự án, chính sách khác của các Chương trình giảm nghèo trên cùng địa bàn để bảo đảm thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.
- Chế độ chi tiêu tài chính đối với các hoạt động của chính sách hỗ trợ pháp lý phải được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành, theo hướng dẫn quản lý, sử dụng ngân sách cấp cho các Chương trình giảm nghèo và theo hướng dẫn thực hiện dự án (nếu có).
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Các hoạt động hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
1.1. Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
- Tư vấn pháp luật;
- Tham gia tố tụng;
- Đại diện ngoài tố tụng;
- Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Đảm bảo 100% người nghèo, 98% đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại các huyện nghèo khi đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (sau đây gọi tắt là Trung tâm TGPL) và các Chi nhánh của Trung tâm có yêu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và chi nhánh của Trung tâm.
1.2. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động
Hàng năm Trung tâm TGPL và các Chi nhánh của Trung tâm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động đến bản, các xã trong 05 huyện nghèo của tỉnh. Đảm bảo thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 2đợt/xã/năm (trừ thị trấn tại Trung tâm huyện).
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và chi nhánh của Trung tâm.
1.3. Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
Hàng năm Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm tại các huyện nghèo chỉ đạo, hướng dẫn các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt đảm bảo mỗi tháng sinh hoạt một lần để giải quyết những vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã thuộc huyện nghèo.
* Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm.
* Đơn vị thực hiện: Uỷ ban nhân dân cấp xã và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã của huyện nghèo.
1.4. Tổ chức sinh hoạt các Tổ hoà giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư
Hàng năm Sở Tư pháp chỉ đạo phòng Tư pháp và cán bộ Tư pháp cấp xã thuộc các huyện nghèo hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải đảm bảo duy trì sinh hoạt ít nhất 1lần/tháng.
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ hoà giải.
1.5. In ấn phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật và băng cát xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số
Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý hàng năm biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp pháp luật, băng cát xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số để cấp phát cho người dân tại các bản và UBND cấp xã.
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý.
1.6. Phổ biến, giáo dục và truyền thông pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
Hàng năm Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo hướng dẫn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng đối tượng, địa bàn với nội dung và hình thức đa dạng trong đó tập trung phổ biến cho các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động: sinh hoạt chuyên đề pháp luật; tổ chức lớp học pháp luật buổi tối; lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân tộc và các hoạt động khác phù hợp với phong tục địa phương để nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý.
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chi nhánh của trung tâm tại các huyện nghèo.
1.7. Truyền thông về trợ giúp pháp lý
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước xây dựng và đặt bảng thông tin, hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và nhà sinh hoạt cộng đồng để nhân dân biết, thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của mình. Đảm bảo tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng có bảng thông tin, hộp tin về trợ giúp pháp lý.
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
1.8. Tổ chức thực hiện các hoạt động đăng ký khai sinh, chứng thực và công tác Tư pháp - Hộ tịch khác cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn cấp xã
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tại các huyện nghèo thực hiện đăng ký khai sinh, chứng thực và công tác Tư pháp - Hộ tịch khác cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn cấp xã đảm bảo 100% các sự kiện hộ tịch phát sinh được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
* Đơn vị thực hiện: Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
2. Các hoạt động tăng cường năng lực cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ viên Tổ hoà giải và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
2.1. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý
Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật mới và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo.
* Đơn vị quản lý: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
2.2. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước định kỳ hàng năm bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo đảm bảo người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo phải biết ít nhất một thứ tiếng dân tộc.
* Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Ban Dân tộc và Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
2.3. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã
Định kỳ hàng năm Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật và cung cấp tài liệu cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã tại các huyện nghèo theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên đảm bảo 8 lớp /năm.
* Đơn vị thực hịên: Sở Tư pháp.
2.4. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hoà giải cho Tổ viên tổ hoà giải
Hàng năm Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hoà giải cho 100% tổ viên Tổ hoà giải theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên.
* Đơn vị thực hịên: Sở Tư pháp.
2.5. Biên soạn và cấp phát miễn phí tài liệu pháp luật cho các tổ hoà giải tại các huyện nghèo
Hàng năm Sở Tư pháp biên soạn và cấp phát tài miễn phí tài liệu cho 100% tổ hoà giải của các xã tại các huyện nghèo.
* Đơn vị thực hịên: Sở Tư pháp.
2.6. Hỗ trợ cho cán bộ làm việc tại Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tham gia các lớp học văn hoá, chuyên môn pháp lý, tham gia khoá đào tạo luật sư tạo nguồn quy hoạch bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý
Hàng năm tiến hành rà soát, cử cán bộ làm việc tại Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc huyện nghèo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia các lớp học văn hoá, chuyên môn pháp lý, tham gia khoá đào tạo luật sư tạo nguồn quy hoạch bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Đảm bảo mỗi Chi nhánh Trợ giúp pháp lý có 02 Trợ giúp viên pháp lý.
* Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
2.7. Đào tạo trung cấp luật cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa có trình độ trung cấp luật hoặc đồng bào dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch tuyển dụng làm cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã
Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức rà soát, thống kê và lựa chọn các đối tượng là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa có trình độ trung cấp luật hoặc đồng bào dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch tuyển dụng làm cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi đào tạo trung cấp luật theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên.
2.8. Cung cấp báo pháp luật Việt Nam cho Uỷ ban nhân dân cấp xã và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thống kê lập danh sách Uỷ ban nhân dân cấp xã và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
III. THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện: từ năm 2011 - 2020.
2. Lộ trình thực hiện
Việc thực hiện các hoạt động thuộc chính sách hỗ trợ pháp lý được chia thành 02 giai đọan: 2011 - 2015 và 2016 - 2020
2.1. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 1 (từ năm 2011 - 2015)
- Bảo đảm về biên chế và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm đặt tại các huyện nghèo.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý và các Tổ hoà giải ở cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ viên Tổ hoà giải và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
- Tiến hành sơ kết đánh giá và đề xuất điều chỉnh các hoạt động, định mức cho phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý.
2.2. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2 (từ năm 2016 - 2020)
- Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ viên Tổ hoà giải và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch để thực hiện có hiệu quả các hoạt động thuộc chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
- Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan giúp UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.
- Giúp UBND tỉnh kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý.
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan lồng ghép các hoạt động thuộc chính sách hỗ trợ pháp lý để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ:
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch hàng năm thực hiện các hoạt động thuộc chính sách hỗ trợ pháp lý ở địa phương để trình UBND tỉnh phê duyệt;
+ Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý của tỉnh gửi về Bộ Tư pháp (qua Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam) theo định kỳ hàng năm trước 31 tháng 7 trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ pháp lý và Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý của tỉnh;
+ Triển khai thực hiện các hoạt động thuộc chính sách hỗ trợ pháp lý và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh theo định kỳ 06 tháng, 01 năm việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý ở địa phương và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết giai đoạn 1 theo chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên.
2. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan
- Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh đảm bảo biên chế cho Trung tâm TGPL và các Chi nhánh của Trung tâm;
- Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và kinh phí chi thường xuyên cho Trung tâm TGPL và các Chi nhánh của Trung tâm đặt tại các huyện nghèo; dự toán bổ sung ngân sách địa phương và huy động, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý;
- Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Trung tâm TGPL mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện nghèo
- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh đạt hiệu quả.
- Bảo đảm trụ sở làm việc cho Chi nhánh trợ giúp pháp lý.
- Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý ở địa phương. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý.
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm TGPL và các Chi nhánh của Trung tâm tại các huyện nghèo.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020.
UBND tỉnh Sơn La yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện nghèo xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./.
Quyết định 2916/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 do tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu: | 2916/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Toa |
Ngày ban hành: | 18/11/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2916/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 do tỉnh Sơn La ban hành
Chưa có Video