Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 250/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Vĩnh Trọng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 

Trong thời gian qua, hoạt động công chứng ở nước ta đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị, ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, tạo điều kiện cho việc phát triển công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Qua hai năm thực hiện Luật Công chứng, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đã được xã hội đón nhận với nhiều dấu hiệu tích cực. Số lượng tổ chức hành nghề công chứng và các công chứng viên đã có sự phát triển, tăng nhanh về số lượng. Theo con số thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, trong cả nước hiện có 244 tổ chức hành nghề công chứng so với số lượng 129 tổ chức hành nghề công chứng trước thời điểm Luật Công chứng có hiệu lực, trong đó có 131 Phòng công chứng và 113 Văn phòng công chứng và hơn 600 công chứng viên, trong đó có 410 công chứng viên của các Phòng Công chứng và khoảng 200 công chứng viên của Văn phòng công chứng được bổ nhiệm trong vòng hai năm trở lại đây.

Các tổ chức hành nghề công chứng có điều kiện phát triển, đã giảm áp lực lên bộ máy nhà nước. Các Văn phòng công chứng được thành lập, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng. Hoạt động công chứng đã trở nên thuận tiện và chuyên nghiệp hơn. Trước chủ trương xã hội hóa, nhiều Phòng công chứng, Văn phòng công chứng đã có sự đổi mới, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Một số Văn phòng công chứng hoạt động tốt, tạo được niềm tin cho nhân dân. Nhân dân có nhiều sự lựa chọn trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, họ có thể đến công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng tùy thuộc vào nhu cầu. Thực tế hoạt động công chứng thời gian qua đã chứng minh, chủ trương xã hội hóa công chứng là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển mạnh loại hình dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp này.

Việc tách bạch giữa công chứng và chứng thực đã tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề công chứng tập trung thực hiện đúng chức năng của mình, hoạt động chứng nhận các hợp đồng, giao dịch đã dần được tăng cường tính an toàn pháp lý bằng chủ trương từng bước chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang cho các tổ chức hành nghề công chứng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, tổ chức và hoạt động công chứng hiện nay cũng còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, sự phát triển tổ chức hành nghề công chứng chưa có quy hoạch tổng thể, hợp lý trên cả nước và trên từng địa phương. Qua 2 năm thực hiện Luật Công chứng, hiện mới chỉ có 28 địa phương trên cả nước có Văn phòng công chứng, trong đó riêng Hà Nội có 42 Văn phòng, thành phố Hồ Chí Minh có 12 Văn phòng, số tỉnh còn lại có từ 1 đến 3 Văn phòng. Do thiếu quy hoạch hợp lý nên sự phát triển các tổ chức hành nghề công chứng còn mang nặng tính “tự phát” chưa có sự điều tiết của Nhà nước. Hiện có tình trạng trái ngược trong phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở một số địa phương. Có địa phương cho phép thành lập các Văn phòng công chứng một cách tùy tiện, phát triển nóng, phân bố không hợp lý các tổ chức hành nghề công chứng. Có những tỉnh, thành phố trên địa bàn một quận, huyện có tới 9-10 tổ chức hành nghề công chứng, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Một số địa phương lại chưa quan tâm đến chủ trương xã hội hóa công chứng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này, nên chưa có chính sách phát triển các Văn phòng công chứng.

Nhìn chung, mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đa số còn rất mỏng, phân bố không hợp lý, chưa đáp ứng được mục đích xã hội hóa công chứng và chưa có điều kiện để chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng để bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch của người dân.   

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện tách bạch giữa công chứng và chứng thực theo quy định của Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP gặp nhiều khó khăn.

Sau khi Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực, toàn bộ công tác chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký đã được chuyển sang cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; các tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt thực hiện chứng thực bản sao, trong khi đó, việc chuyển giao hoạt động chứng nhận hợp đồng, giao dịch thuộc phạm vi công chứng sang cho tổ chức hành nghề công chứng gặp nhiều khó khăn, một phần do vấn đề nhận thức hoặc thực hiện chưa tốt, phần khác do thiếu quy hoạch và định hướng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, dẫn đến tình trạng ở một số nơi, công tác chứng thực ở Ủy ban nhân dân cấp xã quá tải, trong khi đó, lượng việc công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng lại ít, nên cá biệt đã có một số Phòng công chứng phải giải thể, sự phát triển các Văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa ở nhiều địa phương còn chậm.

Thứ ba, nhận thức của các cơ quan, ban, ngành, địa phương và toàn xã hội về tính chất, tầm quan trọng của hoạt động công chứng trong bảo đảm an toàn giao dịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung còn chưa đầy đủ. Một bộ phận nhân dân chưa phân biệt được tính chất của hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của công chứng đối với việc chứng nhận các hợp đồng giao dịch, tư duy pháp lý còn đơn giản, nên khi thực hiện chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch mà Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang chứng nhận sang cho tổ chức hành nghề công chứng gặp khó khăn. Công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Luật Công chứng nhiều nơi thực hiện hình thức, chưa đi vào chiều sâu.

Thứ tư, hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng còn bất cập. Hiện tượng buông lỏng quản lý nhà nước hoặc quản lý nhà nước chưa theo kịp tình hình mới đã dẫn đến việc phát sinh những hiện tượng tiêu cực, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng không được chỉnh đốn kịp thời. Công tác quản lý nhà nước chưa gắn với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nghề công chứng. Hệ thống pháp luật liên quan đến công chứng chưa đồng bộ, văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa đầy đủ.

Về bản chất, hoạt động công chứng là một hoạt động mang tính công quyền của Nhà nước, công chứng là hoạt động được Nhà nước ủy quyền để chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch. Công chứng tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp hoặc khi có rủi ro, tranh chấp xảy ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào hình thức chứng nhận của công chứng để chứng minh sự thật, lấy đó làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc tranh chấp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, tăng cường tham gia các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới thì nhu cầu công chứng càng trở nên bức thiết đối với người dân và doanh nghiệp. Xét trên góc độ xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội công dân và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì công chứng vừa là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là công cụ quản lý, vừa là công cụ hỗ trợ quan trọng cho các hoạt động tư pháp và là một trong những điều kiện cơ bản góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ. Công chứng viên là người được Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật và trước các bên tham gia giao dịch trong việc thực hiện việc công chứng các hợp đồng, giao dịch và phải chịu trách nhiệm pháp lý suốt đời đối với những giao dịch, hợp đồng mà mình chứng nhận.

Với vai trò, chức năng đặc biệt như vậy nên hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng phải mang tính ổn định và phát triển bền vững rất cao. Không giống như sự phát triển của các mô hình dịch vụ công khác, sự phát triển các tổ chức hành nghề công chứng cần có sự điều tiết, phân bổ và kiểm soát trong một Quy hoạch tổng thể, nhất là trong bối cảnh hoạt động công chứng đã được xã hội hóa. Trong điều kiện đó, rất cần thiết có Quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở tầm quốc gia để bảo đảm các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập và phân bố một cách hợp lý, đáp ứng các yêu cầu công chứng của nhân dân một cách đầy đủ và thuận tiện, hạn chế việc các tổ chức hành nghề công chứng thành lập rồi giải thể tràn lan, hoặc phân bố không hợp lý, dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm giảm uy tín của một hoạt động có tính chất công quyền của nhà nước, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, xét trên cả phương diện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xuất phát từ bản chất hoạt động công chứng và thực tiễn thực hiện Luật Công chứng trong thời gian qua, thì việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 với tầm nhìn xa hơn cho những năm tiếp theo là một nhu cầu hết sức cấp bách để quản lý, điều tiết sự phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trong điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng. Đặc biệt là theo dự báo thì trong những năm tới, nhu cầu công chứng sẽ có sự phát triển “bùng nổ” ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường giao dịch bất động sản và việc thực hiện chủ trương chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân sang tổ chức hành nghề công chứng theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trong bối cảnh đó, nếu không có sớm có Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng sẽ dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát sự phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động công chứng, có thể gây ra những rủi ro cho hoạt động của thị trường giao dịch, nhất là đối với hệ thống tín dụng, ngân hàng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ở nhiều nước theo mô hình công chứng La tinh (như Pháp) đều có quy hoạch tổng thể các tổ chức hành nghề công chứng để điều tiết, phân bố các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn.

Trong Chương trình công tác năm 2009 của Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể phát triển nghề công chứng đến năm 2020. Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam là một công việc rất khó. Để xây dựng được Quy hoạch tổng thể tổ chức hành nghề công chứng ở tầm quốc gia, cần tiến hành nhiều hoạt động và có đủ các điều kiện cần thiết, với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban ngành trung ương và địa phương cũng như cần thiết phải có sự phối hợp liên ngành trên cơ sở các quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng của tất cả các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các địa phương hiện nay chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra. Đã có 34/63 địa phương ban hành Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng, tuy nhiên, mỗi Đề án được xây dựng một kiểu, đa phần chưa phải là Đề án có tính quy hoạch cho việc phát triển, điều tiết việc thành lập và phân bố các tổ chức hành nghề công chứng ở từng địa phương. Chính vì vậy, việc xây dựng và phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” với nội dung chủ yếu là đề ra các hoạt động và giải pháp cần thiết để xây dựng được Quy hoạch tổng thể tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam là rất cần thiết.

Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, đặc biệt là có đóng góp ý kiến của các chuyên gia Pháp về công chứng để thảo luận và thống nhất về những nội dung cơ bản của Đề án. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Bộ Tư pháp đã hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ.

II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM 

1. Mục tiêu của Đề án:

Hình thành, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bố hợp lý trên cả nước, đáp ứng nhu cầu công chứng toàn bộ các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội.

2. Quan điểm xây dựng Quy hoạch

a) Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên cơ sở bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành Tư pháp, đáp ứng kịp thời các yêu cầu công chứng ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức, bảo đảm công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công; tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đồng thời bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp, an toàn pháp lý cho các giao dịch góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

b) Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên cơ sở xác định công chứng là một dịch vụ công đặc biệt, tổ chức và hoạt động công chứng cần có tính ổn định và bền vững cao, cần sự quản lý, định hướng và điều tiết chặt chẽ của Nhà nước.

c) Bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi. Quy hoạch tổng thể tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi toàn quốc cần được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở từng địa phương đã được xây dựng và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

d) Quy hoạch tổng thể tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam cần xác định được lộ trình phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo.

đ) Việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau: nhu cầu công chứng của xã hội, diện tích và phân bố dân cư, dự báo tốc độ phát triển và nhu cầu công chứng của từng khu vực, bảo đảm sự hài hòa, hợp lý trong quy hoạch phát triển, lấy cấp huyện làm đơn vị quy hoạch giữa các tổ chức hành nghề công chứng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoạt động 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước; khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở nước ngoài.

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước.

- Tổ chức điều tra về nhu cầu công chứng của xã hội và khả năng đáp ứng dịch vụ công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng hiện tại, từ đó dự báo nhu cầu công chứng, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ công chứng.

Thời gian thực hiện: Quý I năm 2010.

Quy mô điều tra: điều tra chọn mẫu theo khu vực, vùng miền.

Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả điều tra về nhu cầu công chứng của xã hội và khả năng đáp ứng dịch vụ công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng hiện tại, dự báo xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ công chứng.

- Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động công chứng, sự phân bố mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước, từ đó xác định các tiêu chí phân bố các tổ chức hành nghề công chứng theo từng khu vực, vùng miền.

Thời gian thực hiện: Quý I năm 2010.

Quy mô khảo sát: khảo sát theo 6 khu vực, vùng miền: khu vực miền núi phía Bắc, khu vực đồng bằng Bắc bộ, khu vực miền Trung, khu vực miền Trung Tây nguyên, khu vực miền Đông Nam bộ, Khu vực miền Tây Nam bộ.

Kết quả đầu ra: Báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động công chứng, hiện trạng phân bố mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước.

b) Khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các nước thuộc hệ thống công chứng La tinh.

Thời gian thực hiện: Quý I năm 2010.

Địa bàn khảo sát: Pháp, Đức (các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng: tư pháp, tòa án; hiệp hội công chứng khu vực và hiệp hội công chứng toàn quốc, các tổ chức hành nghề công chứng…).

Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả khảo sát và các kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam.

2. Hoạt động 2: xây dựng, ban hành các tiêu chí xây dựng Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương và hướng dẫn các địa phương xây dựng Quy hoạch.

- Xây dựng hệ tiêu chí Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để áp dụng cho tất cả các địa phương trong xây dựng Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương mình.

- Tổ chức 2 Hội nghị tập huấn về tiêu chí và phương pháp xây dựng Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng cho cán bộ xây dựng Quy hoạch ở các địa phương trên cả nước.

Thời gian thực hiện: Quý II năm 2010.

Kết quả đầu ra:

Hướng dẫn về các tiêu chí và phương pháp xây dựng Quy hoạch ở các địa phương được ban hành.

Cán bộ xây dựng Quy hoạch ở địa phương được tập huấn về tiêu chí, phương pháp xây dựng Quy hoạch.

3. Hoạt động 3: xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

a) Rà soát, đánh giá các Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành theo quy định của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP.

Thời gian thực hiện: Quý II năm 2010.

Địa bàn thực hiện: tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kết quả đầu ra: Các đề án được rà soát, đánh giá theo các tiêu chí Quy hoạch.

b) Bổ sung, điều chỉnh, đề xuất Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời gian thực hiện: Quý III năm 2010.

Địa bàn thực hiện: tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kết quả đầu ra: các đề xuất Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở tất cả các địa phương trên cả nước được hoàn thành và được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định liên ngành do Bộ Tư pháp thành lập.

Thành viên Hội đồng thẩm định gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, đại diện một số Bộ, ngành liên quan và đại diện Ủy ban nhân dân một số địa phương lựa chọn theo khu vực, vùng miền.

4. Hoạt động 4: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả thực hiện các hoạt động 1, 2, 3 tiến hành nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường, một số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và một số chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong xây dựng Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng.

Thời gian thực hiện: cả năm 2010, hoàn thành vào tháng 12 năm 2010.

Kết quả đầu ra: Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Thời gian, tiến độ

Đề án bắt đầu thực hiện từ tháng 1 năm 2010, kết thúc vào tháng 12 năm 2010 với tiến độ, thời gian cụ thể đã được xác định tại Mục III Đề án này.

2. Kinh phí thực hiện Đề án

a) Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ khác (nếu có).

b) Kinh phí dành cho các hoạt động của Đề án do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện là 3.500.000.000 đồng (Ba tỷ năm trăm triệu đồng) – Phụ lục kèm theo.

Việc lập dự toán chi tiết ngân sách thực hiện Đề án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.  

c) Kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương do ngân sách địa phương bố trí. Căn cứ các nội dung hoạt động của Đề án thuộc địa phương mình, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

3. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện Đề án, bảo đảm việc thực hiện Đề án đúng mục tiêu và tiến độ đã đề ra.

- Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án;

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống pháp luật liên quan đến công chứng, chứng thực; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản trong phạm vi thẩm quyền của mình, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

b) Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí và hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương trong việc lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện toàn bộ Đề án.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ:

Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng các tiêu chí Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam và thực hiện các hoạt động khác của Đề án.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động của Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung trong phạm vi thẩm quyền của mình các quy định pháp luật về đất đai liên quan đến công chứng, bảo đảm sự thống nhất, hài hòa trong hoạt động quản lý đất đai với quản lý hoạt động công chứng.

đ) Bộ Xây dựng có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động của Đề án.

- Cung cấp các thông tin về xây dựng, quản lý, phát triển và quy hoạch đô thị để làm căn cứ cho việc xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống pháp luật liên quan đến xây dựng, nhà ở; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung trong phạm vi thẩm quyền của mình các quy định pháp luật về xây dựng, nhà ở liên quan đến công chứng, bảo đảm sự thống nhất, hài hòa trong hoạt động quản lý xây dựng, nhà ở với quản lý hoạt động công chứng.

e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương mình; chủ trì thực hiện hoạt động 3, Mục II của Đề án tại địa phương, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng yêu cầu, tiến độ đề ra.

- Bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện Đề án tại địa phương.

g) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các hoạt động liên quan của Đề án./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Vĩnh Trọng

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG Ở VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: 1,000 đồng

STT

NỘI DUNG

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

SẢN PHẨM ĐẦU RA

1

Điều tra, khảo sát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước, dự báo nhu cầu công chứng và khả năng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.

600,000

- Báo cáo tổng thể về việc điều tra, khảo sát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước, dự báo nhu cầu công chứng và khả năng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.

- Tổ chức điều tra về nhu cầu công chứng của xã hội và khả năng đáp ứng dịch vụ công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng hiện tại, từ đó có dự báo nhu cầu công chứng, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ công chứng.

+ Báo cáo kết quả về tổ chức điều tra về nhu cầu công chứng của xã hội và khả năng đáp ứng dịch vụ công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng hiện tại, từ đó có dự báo nhu cầu công chứng, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ công chứng.

- Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động công chứng, sự phân bố mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước.

+ Báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động công chứng, sự phân bố mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước, từ đó xác định các tiêu chí phân bố các tổ chức hành nghề công chứng theo từng khu vực, vùng miền.

2

Khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các nước thuộc hệ thống công chứng La tinh (2 nước Pháp; Đức)

1,500,000

- Báo cáo kết quả khảo sát và các kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam

3

Xây dựng, ban hành và hướng dẫn áp dụng các tiêu chí để xây dựng Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương:

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành tiêu chí.

350,000

- Hướng dẫn về các tiêu chí và phương pháp xây dựng Quy hoạch ở các địa phương được ban hành

- Tổ chức 02 Hội nghị theo khu vực (khu vực phía Bắc và phía Nam) để tập huấn hướng dẫn áp dụng các tiêu chí xây dựng Quy hoạch 

- Cán bộ xây dựng Quy hoạch ở địa phương được tập huấn về tiêu chí, phương pháp xây dựng Quy hoạch.

4

Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

NSTW+NSĐP

Đề xuất về Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hoàn thành, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành TW thẩm định.

 

- Đánh giá, thẩm định các Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành; hướng dẫn địa phương điều chỉnh, xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

150,000 (NSTW)

- Các đề án được rà soát, đánh giá theo các tiêu chí Quy hoạch.

 

- Các địa phương xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

NSĐP

- Đề xuất Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng được xây dựng tại 100% địa phương trên cả nước.

 

- Thẩm định các đề xuất Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở các địa phương (63 tỉnh, thành phố)

300,000 (NSTW)

- Các đề xuất Quy hoạch được thẩm định.

5

Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam.

300,000

Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6

Tổ chức sơ kết và tổng kết việc triển khai Đề án

100,000

Báo cáo sơ kết, tổng kết.

7

Chi quản lý hành chính và mua sắm phương tiện kỹ thuật phục vụ triển khai đề án

100,000

 

8

Kinh phí dự phòng

100,000

 

9

TỔNG SỐ KINH PHÍ

3,500,000

 

Ghi chú:

(1) Kinh phí thực hiện Đề án được xây dựng trên cơ sở các quy định hiện hành, từ chế độ công tác phí, hội họp, nghiên cứu, điều tra – khảo sát, hội thảo... (Các Thông tư số 100/2006/TT-BTC, 23/2007/TT-BTC, 127/2007/TT-BTC, 120/2007/TT-BTC; Các Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP, 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN; Thông tư số 91/2005/TT-BNV)…

(2) Khi triển khai Đề án, kinh phí sẽ được dự toán chi tiết cho mỗi năm và mỗi hoạt động trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 250/QD-TTg

Hanoi, February 10, 2010

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON FORMULATION OF THE MASTER PLAN FOR DEVELOPMENT OF NOTARIZATION PRACTICING ORGANIZATIONS IN VIETNAM THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 82/2006/QflII on Notarization;
Pursuant to the Government's Decree No. 02/2008/ND-CP of January 4, 2008, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Notarization;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on formulation of the master plan on development of notarization practicing organizations in Vietnam through 2020, which is promulgated together with this Decision.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Truong Vinh Trong

 

SCHEME

ON FORMULATION OF THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF NOTARIZATION PRACTICING ORGANIZATIONS IN VIETNAM THROUGH 2020
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 250/QD-TTg of February 10, 2010)

I. NECESSITY TO FORMULATE THE SCHEME

In the recent past, notarization activities in Vietnam have seen steps of development, positively contributing to the national socio­economic development, confirming more clearly the important position and role of notarization in social life and meeting increasing public demands for notarization in a socialist-oriented market economy. At the same time, notarization has served as an active instrument for effective state management, ensuring legal safety for transactions, positively contributing to preventing disputes and violations of law and enhancing socialist legality.

In furtherance of the Party's and State's policies, especially Politburo Resolution No. 48-NQ/TW of May 24, 2005, on the Strategy for Building and Improving Vietnam's Legal System through 2010 with orientations towards 2020, and Resolution No. 49-NQ/TW of June 2, 2005, on the Strategy on Judicial Reform through 2020, on June 29, 2006, the National Assembly promulgated the Law on Notarization with a view to socializing notarization activities, creating conditions for notarization development towards professionalism in accordance with international standards and practices.

After two years' enforcement of the Law on Notarization, the policy to socialize notarization activities has been welcomed by the society with many positive signs. The numbers of notarization practicing organizations and notaries public have quickly increased. According to statistics, at present, there are 244 notarization practicing organizations throughout the country as compared to 129 before the effective date of the Law on Notarization, including 131 notary bureaus with 410 notaries public and 113 notary offices with around 200 notaries public appointed over the past two years.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Separation between notarization and certification has created conditions for notarization practicing organizations to concentrate on the performance of their function. Certification of contracts and transactions has enhanced legal safety with the undertaking to incrementally transfer the certification of contracts and transactions from commune-level Peoples Committees to notarization practicing organizations, contributing to boosting socio­economic development and building confidence of domestic and foreign investors.

However, apart from the above achievements, many limitations have been seen in current notarization organization and operation.

First, the development of notarization practicing organizations lacks a master plan and is irrational nationwide and in each locality. After two years' enforcement of the Law on Notarization, notary offices have been set up only in 28 localities nationwide, with 42 offices in Hanoi. 12 in Ho Chi Minh City and 1 to 3 in each of the remaining localities. Due to the lack of rational planning, the development of notarization practicing organizations has been "spontaneous" without the State's regulation. At present, contradiction has been seen in the development of notarization practicing organiza­tions in different localities. Some localities have permitted the casual establishment, 'hot' development and irrational distribution of notary offices. In some provinces or cities. 9 or 10 notarization practicing organizations, have been formed in one rural or urban district while none in others, leading to unhealthy competition among these organizations. Some other localities have not heeded the socialization of notarization activities or lacked awareness of this matter, thus failing to work out policies on development of notarial offices.

Generally, the network of notarization practicing organizations nationwide remains scattered and irrationally distributed, failing to achieve the purpose of socialization of notariza­tion activities and to acquire conditions for transferring all contracts and transactions on land use rights from commune-level People's Committees to notarization practicing organiza­tions in order to ensure legal safety for people's transactions.

Second, separation between notarization and certification under the Law on Notarization and Decree No. 79/2007/ND-CP has faced numerous difficulties.

After the Law on Notarization and Decree No. 79/2007/ND-CP took effect, certification of copies and signatures has been transferred to district- and commune-level People's Committees; notarization practicing organizations have terminated the certification of copies. Meanwhile, the transfer of certification of contracts and transactions within the scope of notarization to notarization practicing organizations has met with numerous difficulties due to unawareness and poor implementation as well as to the lack of planning and orientations for development of these organizations, leading to overloaded certification work at commune-level People's Committees while little notarization work at notarization practicing organizations; hence, some notary bureaus were compelled to dissolve while the development of notary offices after the socialization model is slow.

Third, the awareness of various agencies, sectors, localities and the entire society about the nature and importance of notarization activities in ensuring safety for transactions in particular and for socio-economic development in general remains low. A section of population cannot distinguish the nature of notarization from that of certification, failing to clearly realize the importance and benefit of notarization of contracts and transactions. Moreover, the simplistic legal thinking has caused difficulties to the transfer of certification of contracts and transactions currently undertaken by district- or commune- level People's Committees to notarization practicing organizations. The propagation and study of the Law on Notarization in many localities has been carried out in a ceremonial manner.

Fourth, the state management of notarization activities has been relaxed, thus giving rise to negative phenomena and unfair competition among notarization practicing organizations, which have not been addressed in time. The state management has not been associated to the formulation of strategies and plannings on development of the notarization profession. The legal system on notarization remains incomplete.

In essence, notarization constitutes an activity of state power nature, which is authorized by the State to recognize the lawfulness and truthfulness of contracts and transactions. Notarization brings about legal assurances for legitimate rights and interests of citizens and organizations in accordance with the Constitution and law, wards off violations of law. prevents risks and disputes or serves as legal grounds for settling disputes, by competent state agencies. Together with the socio-economic development, especially when Vietnam has joined the World Trade Organization (WTO), become a full member of the ASEAN and actively participated in free-trade areas in the world, the notary demand has become more urgent for people and businesses. From the perspective of building a state ruled by law, a civil society and a socialist-oriented market economy, notarization serves as an effective tool to protect citizen's legitimate rights and interests, an administration tool and also an important support instrument for judicial activities, and constitutes a basic condition for boosting the development of a market economy in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With such particular role and function, notarization activities and notarization practicing organizations must bear the nature of extremely high stability and sustainable development. Unlike the development of public services of other types, the development of notarization practicing organizations requires regulation, distribution and control under a single master plan, particularly in the context of socialized notarization. In such context, it is necessary to have a national master plan on development of notarization practicing organizations in order to ensure that these organizations are set up and rationally distributed, fully and conveniently meeting people's notarization demands and restricting the uncontrolled dissolution or irrational distribution of established notarization practicing organizations, which lead to unfair competition and lower the trustworthiness of an activity of state power nature, failing to ensure legitimate rights and interests of organizations and individuals when participating in contracts and transactions.

So, in light of the Party's undertaking and policy and the State's law and stemming from the nature of notarization activities and the past enforcement of the Notarization Law. the formulation of a master plan for development of notarization practicing organizations in Vietnam through 2020 with a longer vision for subsequent years is extremely urgent for the management and regulation of the development of notarization practicing organizations in the context of socialized notarization activities. Especially as forecasted, the notarization demand in the coming years will see a "boom" in Vietnam together with the development of the capital market and real estate market as well as the implementation of the policy to transfer the certification of contracts and transactions from People's Committees to notarization practicing organizations under the Government's Decree No. 88/2009/ND-CP of October 19, 2009, on the grant of house ownership and residential land use right certificates. In that context, the late adoption of a master plan for development of notarization practicing organizations will give rise to a danger of uncontrollability of the development of notarization practicing organizations and lead to instable notarization activities, probably causing risks to the operation of the transaction market, particularly in the credit and banking system, affecting legitimate rights and interests of organizations and individuals. In many countries which follow the Latin notarization model (such as France), master plans on notarization practicing organizations are formulated to regulate and distribute those organizations in localities.

In the Government's 2009 working program, the Ministry of Justice was assigned to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, preparing a master plan for development of the notarization profession through 2020. The formulation of a master plan for development of notarization practicing organizations in Vietnam is a difficult task. To formulate such a master plan on a national scale, various activities involving different ministries, ministerial-level agencies and localities should be carried out and necessary conditions should be met as well as effective inter-sector coordination is required. Especially, the formulation of such national master plan should be carried out on the basis of the plannings on notarization practicing organizations of all localities nationwide. However, local plannings on development of notarization practicing organizations at present fail to meet the set requirements. Thirty four out of 63 localities have promulgated their schemes on development of notarization practicing organizations, which were, however, formulated differently and largely not schemes planning the development and regulating the establishment and distribution of notarization practicing organizations in each locality. For this reason, the formulation and approval of a scheme on formulation of a master plan for development of notarization practicing organizations in Vietnam through 2020 with the principal content of mapping out necessary activities and solutions for formulating such master plan is extremely necessary.

The Ministry of Justice has so far coordinated with other ministries, sectors and localities in formulating the Scheme, holding many seminars and meetings with scientists and managers and senior officials from research institutes, universities, central and local state agencies, especially French notarization experts, to discuss and reach agreement on the basic contents of the Scheme. On the basis of contributed comments, the Ministry of Justice has finalized the Scheme and submitted it to the Prime Minister.

II. OBJECTIVES AND VIEWPOINTS

1. Objectives of the Scheme:

To formulate a master plan on development of notarization practicing organizations in Vietnam through 2020 as a basis for the development of a national network of rationally distributed notarization practicing organizations, meeting the demand for notarization of all contracts and transactions of organizations and individuals in society.

2. Viewpoints on the formulation of the master plan

a/ The formulation of a master plan on development of notarization practicing organi­zations will be based on the socio-economic development strategy and the justice sector development strategy and planning, meeting in time greater notarization demands of individuals and organizations and ensuring that notarization is a public service; proceeding to transfer of the certification of all contracts and transactions from district- and commune-level People's Committees to notarization practicing organiza­tions with a view to professionalizing notariza­tion, meeting the integration requirements while properly protecting legitimate rights and interests as well as legal safety for all transactions, contributing to enhancing the management of society by law and socialist legality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Scientism, synchrony, comprehensiveness and feasibility of the master plan must be ensured. The master plan on notarization practicing organizations nationwide should be formulated on the basis of the formulated local plannings on notarization practicing organizations and experiences drawn from their implementation.

d/ The master plan on notarization practicing organizations in Vietnam should point out a roadmap for development of notarization practicing organizations in Vietnam through 2020 and development orientations for subsequent years.

e/ Development of notarization practicing organizations shall be planned on the following criteria: public demand for notarization, land area and population distribution, anticipated rate of notarization development and demand in each area, harmony and rationality in development planning, with the district level taken as planning unit for notarization practicing organizations.

III. ACTIVITIES AND SOLUTIONS

1. Activity 1: Investigating, surveying and assessing the organization and operation of notarization practicing organizations nationwide; surveying, exchanging and learning experiences from the planning of development of notarization practicing organizations overseas.

a/ Investigating, surveying and assessing the organization and operation of notarization practicing organizations nationwide.

- Investigating the society's notarization demands and the capability of existing notarization practicing organizations to provide notarization services, thereby forecasting the notarization demands and the trend of development of the notarization service market.

Implementation time: First quarter of 2010.

Investigation scale: Sample survey by zone and region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Surveying the actual situation of notarization organization and activities, the national network of notarization practicing organizations, thereby determining the criteria for distribution of notarization practicing organizations by zone and region.

Implementation time: First quarter of 2010.

Surveying scale: The survey will cover 6 zones and regions: the northern mountainous region, the northern delta region, the central region, the Central Highlands, eastern south Vietnam, western south Vietnam.

Outcomes: Reports on surveying and evaluating the actual situation of notarization organization and activities, the national network of notarization practicing organizations.

b/ Surveying, exchanging and learning experiences from the planning of development of notarization practicing organizations in countries applying the Latin notary system.

Implementation time: First quarter of 2010.

Surveyed areas: France and Germany (state management agencies in charge of notarization: justice, courts; regional notarization associations and national notarization association, notarization practicing organizations...).

Outcomes: Reports on survey results and experiences which can be applied in Vietnam.

2. Activity 2: Formulating and promulgating criteria for the formulation of local plannings on notarization practicing organizations and guiding localities in formulating these plannings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Organizing 2 training workshops on criteria for and methods of formulating plannings on notarization practicing organizations for planners in all localities nationwide.

Implementation time: Second quarter of 2010.

Outcomes:

Guidance on the promulgated criteria and methods of formulating local plannings.

Local planners will be trained in the criteria and methods of formulating plannings.

3. Activity 3: Formulating plannings on development of notarization practicing organi­zations in provinces and centrally run cities.

a/ Scrutinizing and assessing the schemes on development of notarization practicing organizations in provinces and centrally run cities, which were promulgated in accordance with Decree No. 02/2008/ND-CP.

Implementation time: Second quarter of 2010.

Implementation areas: All provinces and centrally run cities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Supplementing, adjusting and proposing plannings on development of notarization practicing organizations in provinces and centrally run cities.

Implementation time: Third quarter of 2010.

Implementation areas: All provinces and centrally run cities.

Outcomes: Proposed plannings on notarization practicing organizations in all localities nationwide, which will be finalized and appraised by inter-branch appraisal councils set up by the Ministry of Justice.

An appraisal council will be composed of representatives of the Ministry of Justice, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, concerned ministries and sectors and People's Committees of a number of localities selected from different zones and regions.

4. Activity 4: Formulating a master plan for development of notarization practicing organizations in Vietnam

On the basis of the results of activities 1, 2 and 3, studying and formulating a master plan on development of notarization practicing organizations in Vietnam with the participation of experts of the Ministry of Justice, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, several provinces and centrally run cities as well as domestic and foreign experts experienced in the formulation of plannings on notarization practicing organizations.

Implementation time: The whole year of 2010, completed by December 2010.

Outcomes: The master plan on development of notarization practicing organizations in Vietnam, which will be submitted to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Schedule

The Scheme starts in January 2010 and completes in December 2010 according to a specific schedule stated in Section III of this Scheme.

2. Implementation funds

a/ The fund for the Scheme's implementation will be allocated from the state budget as well as mobilized and donated sources (if any).

b/ The fund reserved for the Scheme's activities will be VND 3,500,000,000 (three point five billion dong) provided primarily by the Ministry of Justice in coordination with other ministries, sectors and localities.

The formulation of a detailed budget estimate for the Scheme complies with the State Budget Law.

c/ Funds for the Scheme's implementation in localities will be provided by local budgets. Based on the contents of the Scheme's activities in their respective localities, provincial-level Departments of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Departments of Finance in, estimating funds and submitting them to provincial-level People's Committees for decision.

3. Division of responsibilities

a/ The Ministry of Justice shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Guide and urge concerned ministries, sectors and localities in the implementation of the Scheme;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, reviewing the legal system on notarization and certification; suggest and propose competent authorities to amend, supplement or promulgate, or amend or supplement, within the scope of its jurisdiction, laws and regulations with a view to facilitating the development of notarization practicing organizations.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in, making preliminary and final reviews of the implementation of the Scheme.

b/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, sectors and localities in estimating funds for the implementation of the Scheme in accordance with the State Budget Law and relevant legal documents; and coordinate with the Ministry of Justice in implementation of the entire Scheme.

c/ The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries and sectors in establishing criteria for plannings on notarization practicing organizations, formulating a master plan on development of notarization practicing organizations in Vietnam and carrying out other activities of the Scheme.

d/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

- Coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries as well as sectors in carrying out activities of the Scheme.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries as well as sectors in, scrutinizing the legal system on land; suggest and propose competent authorities to amend, supplement or promulgate, or amend or supplement within the scope of its jurisdiction, laws and regulations on land related to notarization, ensuring the consistency and harmony between land and notarization management.

e/ The Ministry of Construction shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Providing information on urban construction, management, development and planning, which will serve as a basis for formulation of plannings on development of notarization practicing organizations.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries as well as sectors in, scrutinizing the legal system on construction and housing; suggest and propose competent authorities to amend, supplement or promulgate, amend and supplement within the scope of its jurisdiction, laws and regulations on construction and housing related to notarization, ensuring the consistency and harmony between construction and housing and notarization management.

f/ Provincial-level People's Committees shall:

- Work out plans on. direct and organize, the implementation of the Scheme in their respective localities; assume the prime responsibility for carrying out activity 3 in Section II of this Scheme in their localities, ensuring quality, effectiveness, set requirements and schedules.

- Provide funds for the implementation of the Scheme in their respective localities.

g/ Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in carrying out relevant activities of the Scheme.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Truong Vinh Trong

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;

Quyết định 250/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 250/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trương Vĩnh Trọng
Ngày ban hành: 10/02/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [10]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 250/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…