Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1361/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN NĂM 2022 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;

Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-BTP ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 65/TTr-STP ngày 24/11/2022 về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- VPUB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv1021.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tuấn

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN NĂM 2022 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1361/QĐ-UBND ngày 30/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở lý luận

- Việc xây dựng và thực hiện chế định Thừa phát lại đã được Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: “Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”; “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương sau vài năm trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”; “Xây dựng các chế định bổ trợ tư pháp đáp ứng kịp thời với tình hình; làm thí điểm ở một số địa phương về chế định thừa phát lại; từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp”.

- Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, Nghị quyết số 107/2015/QH13 đã xác định: “Ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016”.

Như vậy, chế định Thừa phát lại được thực hiện chính thức trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01/01/2016. Việc thực hiện chế định Thừa phát lại có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt chủ trương về xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề để giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mặt khác, với chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại, việc thực hiện chế định này đã bổ sung nguồn chứng cứ, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong giải quyết tranh chấp; đồng thời, người dân cũng có thêm sự lựa chọn phù hợp trong việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

2. Căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại.

- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

- Quyết định số 490/QĐ-BTP ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

3. Cơ sở thực tiễn

a) Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, có vị trí mang tầm chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và hành lang kinh tế Đông - Tây; có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận tiện và thông suốt với các Khu đô thị - dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, Khu kinh tế Dung Quất và Nhà máy lọc dầu Dung Quất... đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thì tất cả đều đạt (có 14 chỉ tiêu vượt) so với chỉ tiêu đề ra, trong đó có 07 chỉ tiêu về kinh tế đều đạt vượt ((1) Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,29% (KH: 5-6%); (2) GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.836 USD (KH: 3.280 USD); (3) Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GRDP ước đạt 67,4% (KH: 64-54%), trong đó, công nghiệp - xây dựng chiếm 43,6%) (KH; 46-37%); (4) Năng suất lao động xã hội tăng 8,0% (KH: 5-6%); (5) vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 33.215 tỷ đồng (KH: 29.000-31.000 tỷ đồng); (6) Tỷ lệ đô thị hóa đạt ước đạt 29,2% (KH: 29%); (7) Thu ngân sách ước đạt 34.405 tỷ đồng, tăng 45,4% so với năm 2021, vượt 79,6%) dự toán Trung ương giao và vượt 41,6% dự toán HĐND tỉnh giao).

Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã đề ra, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn 2020-2025 là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 7-8%/năm, năng suất lao động tăng bình quân 6-8%/năm. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người khoản 4.200- 4.400 USD; thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng bình quân 7- 10%/năm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GRDP khoảng 69-70%. Phấn đấu thu ngân sách hằng năm vượt mức chi tiêu Trung ương giao trên 5%.

b) Kết quả khảo sát, thống kê số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh trong 3 năm từ 2019 đến ngày 31/10/2021

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc: (1) Tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự; Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; (2) Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức: (3) Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; (4) Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Như vậy, phạm vi công việc Thừa phát lại được làm nêu trên cho thấy nguồn việc của Thừa phát lại chủ yếu phụ thuộc rất lớn vào số lượng vụ việc do Tòa án nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh thụ lý, giải quyết. Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định, việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương phải căn cứ vào “Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự”, “mật độ dân cư ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại”. Để triển khai có hiệu quả quy định trên, Sở Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự 02 cấp trên địa bàn tỉnh tiến hành khảo sát số lượng vụ việc đã thụ lý từ năm 2019 đến ngày 31/10/2021, kết quả khảo sát như sau:

* Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (Biểu mẫu số 01 kèm theo)

Tổng số vụ việc thụ lý trong 3 năm là 13.692 vụ việc (năm 2019: 4.422 vụ việc; năm 2020: 4.811 vụ việc; từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/10/2021: 4.459 vụ việc). Đã giải quyết 10.249 vụ việc (năm 2019: 3.638 vụ việc; năm 2020: 3.412 vụ việc; từ 01/01/2021 đến ngày 31/10/2021: 3.199 vụ việc). Tống đạt 109.536 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (năm 2019: 35.376 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2020: 38.488 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; từ ngày 01/01/2021 đến 31/10/2021: 35.672 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu).

* Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (Biểu mẫu số 02 kèm theo)

Tổng số vụ việc thụ lý trong 3 năm là 16.529 vụ việc (năm 2019: 5.607 vụ việc; năm 2020: 5.472 vụ việc; từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/10/2021 có 5.450 vụ việc). Đã giải quyết 15.882 vụ việc (năm 2019: 6.099 vụ việc; năm 2020: 4.736 vụ việc; từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/10/2021: 5.047 vụ việc).

* Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện (Biểu mẫu số 03 kèm theo)

Tổng số vụ việc thụ lý trong 3 năm là 24.856 vụ việc (năm 2019: 8.821 vụ việc; năm 2020: 8.060 vụ việc; từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/10/2021: 7.975 vụ việc). Đã giải quyết 13.984 vụ việc (năm 2019: 4.978 vụ việc; năm 2020: 5.024 vụ việc; từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/10/2021: 3.982 vụ việc).

Nhìn chung, qua các số liệu khảo sát nêu trên cho thấy số lượng vụ việc thụ lý, giải quyết và hồ sơ, giấy tờ tống đạt của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh tương đối nhiều. Cùng với sự phát triển về kinh tế, các quan hệ xã hội diễn ra cũng có xu hướng ngày càng đa dạng, phức tạp; các khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động có chiều hướng tăng về số lượng, phức tạp, đa dạng về nội dung... Việc thực hiện chủ trương phát triển loại hình dịch vụ Thừa phát lại là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tạo cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án với thời gian nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Từ cơ sở lý luận nêu trên và tình hình thực tiễn tại địa phương, việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 là cần thiết, đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thi hành các bản án, quyết định của Tòa án; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

1. Mục tiêu

a) Việc phát triển Văn phòng Thừa phát lại theo định hướng của Chính phủ và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, phát triển không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại đối với đơn vị hành chính thị xã, thành phố và không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại đối với huyện trên địa bàn tỉnh.

b) Hoạt động thừa phát lại hỗ trợ cho các hoạt động tư pháp được hiệu quả hơn, góp phần giảm tải công việc cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh.

c) Thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân có thêm sự lựa chọn khi yêu cầu thi hành án dân sự; tạo môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế.

2. Định hướng phát triển Văn phòng Thừa phát lại

Phát triển Văn phòng Thừa phát lại căn cứ vào số lượng vụ việc thụ lý, giải quyết tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự và mật độ dân cư trên địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập; đồng thời, có chính sách khuyến khích phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại khu vực có nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự cao. Phát triển Văn phòng Thừa phát lại theo định hướng và lộ trình quy định, xây dựng mạng lưới Văn phòng Thừa phát lại gắn với địa bàn dân cư để phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3. Lộ trình phát triển các Văn phòng Thừa phát lại

Việc phát triển các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tĩnh thực hiện theo 02 giai đoạn: Từ năm 2022 - 2025 và giai đoạn định hướng đến năm 2030 với tổng số Văn phòng Thừa phát lại được phép thành lập đến năm 2030 là 15, cụ thể như sau:

a) Giai đoạn từ năm 2022 - 2025

* Thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về chế định Thừa phát lại, về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại để tổ chức, cá nhân hiểu về hoạt động của Thừa phát lại, thấy được vai trò và sự cần thiết của tổ chức này trong thực tiễn đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về hoạt động Thừa phát lại.

* Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự, mật độ dân cư và nhu cầu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, trong giai đoạn năm 2022 - 2025 phát triển 05 Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể:

- Thành phố Quảng Ngãi: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

- Thị xã Đức Phổ: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

- Huyện Tư Nghĩa: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

- Huyện Bình Sơn: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

- Huyện Nghĩa Hành: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

* Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn năm 2022 - 2025; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Đề án cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh (nếu có).

Trường hợp khi kết thúc giai đoạn 2022 - 2025 nhưng chưa phát triển đủ số lượng Văn phòng Thừa phát lại theo lộ trình nêu trên thì vẫn tiếp tục cho phép thành lập trong những năm tiếp theo.

b) Giai đoạn định hướng đến năm 2030

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thừa phát lại; tiếp tục duy trì, ổn định các Văn phòng Thừa phát lại hiện có; phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại được phát triển thêm ở thành phố, thị xã và các huyện còn lại mỗi địa bàn 01 Văn phòng Thừa phát lại khi có nhu cầu.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.

- Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thông báo Đề án và số lượng phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh sau khi UBND tỉnh phê duyệt.

- Định kỳ hằng năm, báo cáo kết quả tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.

2. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì và phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Công an tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

5. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh

Trong phạm vi quản lý của mình, tạo thuận lợi cho hoạt động của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

6. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành quản lý thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

- Thông tin cho Sở Tư pháp việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung của Đề án này cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn với các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự; thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; lập vi bằng; tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã trên địa bàn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án này sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Đề án này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

Biểu mẫu 1

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VỤ VIỆC THỤ LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VÀ TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NGÀY 01/01/2019 ĐẾN NGÀY 31/10/2021

STT

Năm

Tổng số vụ việc thụ lý

Tổng số vụ việc đã giải quyết

Số lượng văn bản tống đạt

I

Tòa án nhân dân tỉnh

1830

1208

14640

1

Năm 2019

513

345

4104

2

Năm 2020

551

322

4408

3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

766

541

6128

II

Tòa án nhân dân cấp huyện

11862

9041

94896

1

TAND thành phố Quảng Ngãi

3948

2897

31584

1.1

Năm 2019

1288

1068

10.304

1.2

Năm 2020

1457

1036

11.656

1.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

1203

793

9.624

2

TAND huyện Bình Sơn

1657

1229

13256

2.1

Năm 2019

490

393

3920

2.2

Năm 2020

554

391

4432

2.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

613

445

4904

3

TAND huyện Sơn Tịnh

807

606

6456

3.1

Năm 2019

261

220

2088

3.2

Năm 2020

300

211

2400

3.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

246

175

1968

4

TAND huyện Tư Nghĩa

1016

771

8128

4.1

Năm 2019

351

281

2808

4.2

Năm 2020

378

269

3024

4.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

287

221

2296

5

TAND huyện Mộ Đức

879

739

7032

5.1

Năm 2019

333

285

2664

5.2

Năm 2020

313

259

2504

5.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

233

195

1864

6

TAND thị xã Đức Phổ

1360

1016

10880

6.1

Năm 2019

422

362

3376

6.2

Năm 2020

507

347

4056

6.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

431

307

3448

7

TAND huyện Ba Tơ

290

235

2320

7.1

Năm 2019

104

90

832

7.2

Năm 2020

96

74

768

7.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

90

71

720

8

TAND huyện Nghĩa Hành

703

542

5624

8.1

Năm 2019

238

215

1904

8.2

Năm 2020

239

172

1912

8.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

226

155

1808

9

TAND huyện Sơn Hà

372

319

2976

9.1

Năm 2019

129

124

1032

9.2

Năm 2020

113

88

904

9.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

130

107

1040

10

TAND huyện Sơn Tây

112

99

896

10.1

Năm 2019

38

30

304

10.2

Năm 2020

48

44

384

10.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

26

25

208

11

TAND huyện Trà Bồng

439

351

3512

11.1

Năm 2019

161

139

1288

11.2

Năm 2020

148

118

1184

11.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

130

94

1040

12

TAND huyện Minh Long

144

126

1152

12.1

Năm 2019

47

44

376

12.2

Năm 2020

59

48

472

12.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

38

34

304

13

TAND huyện Lý Sơn

135

111

1080

13.1

Năm 2019

47

42

376

13.2

Năm 2020

48

33

384

13.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

40

36

320

 

Biểu mẫu 2

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VỤ VIỆC THỤ LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NGÀY 01/01/2019 ĐẾN NGÀY 31/10/2021

STT

Năm

Tổng số vụ việc thụ lý

Tổng số vụ việc đã giải quyết

I

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

1191

1.073

1

Năm 2019

311

271

2

Năm 2020

388

323

3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

492

479

II

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

15.338

14.809

1

VKSND thành phố Quảng Ngãi

5150

4196

1.1

Năm 2019

1690

1443

1.2

Năm 2020

1809

1332

1.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

1651

1421

2

VKSND huyện Bình Sơn

1416

1267

2.1

Năm 2019

496

498

2.2

Năm 2020

463

395

2.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

457

374

3

VKSND huyện Sơn Tịnh

1461

1371

3.1

Năm 2019

519

456

3.2

Năm 2020

439

434

3.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

503

481

4

VKSND huyện Tư Nghĩa

1134

1125

4.1

Năm 2019

449

428

4.2

Năm 2020

310

326

4.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

375

371

5

VKSND huyện Mộ Đức

1078

1017

5.1

Năm 2019

454

429

5.2

Năm 2020

317

313

5.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

307

275

6

VKSND thị xã Đức Phổ

1681

1589

6.1

Năm 2019

612

529

6.2

Năm 2020

557

535

6.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

512

525

7

VKSND huyện Ba Tơ

454

391

7.1

Năm 2019

173

152

7.2

Năm 2020

149

121

7.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

132

118

8

VKSND huyện Nghĩa Hành

1318

1317

8.1

Năm 2019

364

366

8.2

Năm 2020

479

461

8.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

475

490

9

VKSND huyện Sơn Hà

677

661

9.1

Năm 2019

233

232

9.2

Năm 2020

205

205

9.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

239

224

10

VKSND huyện Sơn Tây

131

115

10.1

Năm 2019

36

30

10.2

Năm 2020

38

41

10.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

57

44

11

VKSND huyện Trà Bồng

545

1514

11.1

Năm 2019

187

1180

11.2

Năm 2020

209

176

11.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

149

158

12

VKSND huyện Minh Long

147

123

12.1

Năm 2019

39

43

12.2

Năm 2020

59

41

12.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

49

39

13

VKSND huyện Lý Sơn

146

123

13.1

Năm 2019

44

42

13.2

Năm 2020

50

33

13.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

52

48

 

Biểu mẫu 3

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VỤ VIỆC THỤ LÝ CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH VÀ CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NGÀY 01/01/2019 ĐẾN NGÀY 31/10/2021

STT

Năm

Tổng số vụ việc thụ lý

Tổng số vụ việc đã giải quyết

I

Cục Thi hành án dân sự tỉnh

1422

929

1

Năm 2019

398

246

2

Năm 2020

431

322

3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

593

361

II

Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện

23434

13055

1

Chi cục THADS thành phố Quảng Ngãi

8424

3832

1.1

Năm 2019

2849

1389

1.2

Năm 2020

2681

1363

1.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

2894

1080

2

Chi cục THADS huyện Bình Sơn

2494

1434

2.1

Năm 2019

807

466

2.2

Năm 2020

830

523

2.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

857

445

3

Chi cục THADS huyện Sơn Tịnh

1991

1273

3.1

Năm 2019

754

458

3.2

Năm 2020

659

464

3.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

578

351

4

Chi cục THADS huyện Tư Nghĩa

1753

1089

4.1

Năm 2019

718

448

4.2

Năm 2020

560

369

4.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

475

272

5

Chi cục THADS huyện Mộ Đức

1711

1002

5.1

Năm 2019

721

421

5.2

Năm 2020

539

351

5.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

451

230

6

Chi cục THADS thị xã Đức Phổ

2465

1403

6.1

Năm 2019

893

508

6.2

Năm 2020

786

497

6.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

786

398

7

Chi cục THADS huyện Ba Tơ

546

336

7.1

Năm 2019

190

123

7.2

Năm 2020

203

144

7.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

153

69

8

Chi cục THADS huyện Nghĩa Hành

1891

1260

8.1

Năm 2019

680

388

8.2

Năm 2020

659

479

8.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

552

393

9

Chi cục THADS huyện Sơn Hà

1061

651

9.1

Năm 2019

435

256

9.2

Năm 2020

331

219

9.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

295

176

10

Chi cục THADS huyện Sơn Tây

138

99

10.1

Năm 2019

37

26

10.2

Năm 2020

50

40

10.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

51

33

11

Chi cục THADS huyện Trà Bồng

648

456

11.1

Năm 2019

240

170

11.2

Năm 2020

223

165

11.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

185

121

12

Chi cục THADS huyện Minh Long

166

113

12.1

Năm 2019

56

42

12.2

Năm 2020

56

43

12.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

54

28

13

Chi cục THADS huyện Lý Sơn

146

107

13.1

Năm 2019

43

37

13.2

Năm 2020

52

45

13.3

Từ ngày 01/01 đến 31/10/2021

51

25

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1361/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2022-2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 1361/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Trần Hoàng Tuấn
Ngày ban hành: 30/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1361/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2022-2025 và định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…