Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh về phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp quy định tại các Điều 16, 31, 48, 60; chế độ báo cáo, thông báo hoạt động tương trợ tư pháp từ Điều 61 đến Điều 70 và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp quy định tại Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp.

Điều 2. Nguyên tắc trả chi phí thực hiện tương trợ tư pháp

1. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thuật ngữ “thỏa thuận khác” theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Điều 31, Điều 48 và Điều 60 của Luật Tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế theo quy định của Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

2. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều này thì việc chi trả chi phí thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

3. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài (sau đây gọi là người yêu cầu) phải trả chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, trừ cá nhân được hỗ trợ phí theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

Điều 3. Quản lý và sử dụng chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự

1. Cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mà làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài phải nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Việt Nam và chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo yêu cầu của nước ngoài.

Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp nêu trong Nghị định này bao gồm phí và các chi phí thực tế theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự ra nước ngoài có trách nhiệm thu chi phí thực hiện tương trợ tư pháp trong nước và thông báo cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này các chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của nước ngoài để thực hiện trước khi gửi hồ sơ ra nước ngoài. Trong trường hợp có phát sinh chi phí thực tế trong nước, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc tạm thu một khoản chi phí để thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài liên quan.

3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự cho Việt Nam phải nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có trách nhiệm thu chi phí thực hiện ủy thác tư pháp đó.

4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức phí; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.

Điều 4. Hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

1. Công dân Việt Nam thuộc các đối tượng sau đây được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự:

a. Người nghèo được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;

b. Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;

c. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;

d. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

đ. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

e. Bệnh binh;

g. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

h. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

i. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

k. Người có công giúp đỡ cách mạng;

l. Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

m. Người già được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa;

n. Người tàn tật được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa;

o. Trẻ em được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa.

p. Người dân tộc thiểu số được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam có yêu cầu được miễn phí thực hiện tương trợ tư pháp phải nộp bản sao có chứng thực và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh là người thuộc một trong các đối tượng được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thực hiện ủy thác về dân sự.

Điều 5. Bảo đảm kinh phí của nhà nước thực hiện tương trợ tư pháp

1. Chi phí của Nhà nước trong thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù có trách nhiệm lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của mình theo các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động tương trợ tư pháp.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch hướng dẫn hoạt động tương trợ tư pháp.

2. Phối hợp với cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp theo quy định tại các Điều 63, 64, 65 và 66 của Luật Tương trợ tư pháp; chủ trì đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự; phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan lập kế hoạch triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trình Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

3. Chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tổ chức các lớp bồi dưỡng pháp luật trong nước, điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp cho các cán bộ thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về tương trợ tư pháp.

5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Toà án nhân dân tối cao tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự tại các Toà án nhân dân và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan.

6. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tổ chức các cuộc họp định kỳ để trao đổi thông tin, thảo luận, quyết định các biện pháp phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện tương trợ tư pháp.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổng kết, báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp hàng năm theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp.

Điều 7. Thông báo về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp

1. Chậm nhất là ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Thông báo cho Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66 và 67 của Luật Tương trợ tư pháp.

2. Thông báo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp có các nội dung chính sau đây:

a. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực được giao;

b. Đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện tương trợ tư pháp;

c. Đánh giá về tình hình thực hiện nguyên tắc có đi có lại;

d. Kiến nghị về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp;

đ. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp và nhu cầu về ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến tương trợ tư pháp.

Kèm theo thông báo cần có bảng tổng hợp tình hình tương trợ tư pháp của Bộ, ngành theo các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 8. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp

1. Sau khi nhận được các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan quy định tại Điều 7 Nghị định này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các thông báo đó và lập Báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp.

2. Báo cáo năm về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được gửi Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau năm báo cáo. Báo cáo tổng hợp của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ phải đính kèm các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

3. Trong trường hợp Quốc hội yêu cầu báo cáo về tình hình thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.

Điều 9. Họp liên ngành định kỳ

Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức họp định kỳ 6 tháng và hàng năm để thông báo tình hình và trao đổi các vấn đề phối hợp giữa các Bộ, ngành.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I.

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ)

I. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân tối cao và của các Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Số lượng hồ sơ yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết để dẫn độ

Số lượng hồ sơ yêu cầu xem xét, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù

Yêu cầu của nước ngoài

Yêu cầu của nước ngoài

Yêu cầu của Việt Nam ra nước ngoài

Đã xem xét, quyết định

Đang xem xét, giải quyết

Chưa xem xét, quyết định

Đã xem xét, quyết định

Đang xem xét, giải quyết

Chưa xem xét, quyết định

Đã xem xét, quyết định

Đang xem xét, giải quyết

Chưa xem xét, quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bảng tổng hợp chung ủy thác tư pháp về dân sự

Số lượng các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài cho Việt Nam

Số lượng các ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam ra nước ngoài

 

 

Số yêu cầu được thực hiện

Số yêu cầu thực hiện không có kết quả

Số yêu cầu được thực hiện

Số yêu cầu không có (chưa có) kết quả

 

 

 

 

 

III. Bảng tổng hợp ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài

Số ký hiệu hồ sơ

Ngày đến

Nước gửi

Loại yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Cơ quan xử lý

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Bảng tổng hợp ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam

Số ký hiệu hồ sơ

Ngày gửi

Nước nhận

Loại yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Cơ quan yêu cầu

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Bị từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II.

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ)

I. Bảng tổng hợp chung

Số lượng các ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài cho Việt Nam

Số lượng các ủy thác tư pháp về hình sự của Việt Nam ra nước ngoài

Số ủy thác được thực hiện

Số ủy thác bị đình chỉ, hoãn thực hiện

Số ủy thác bị từ chối

Số yêu cầu được thực hiện

Số ủy thác bị từ chối

Số ủy thác được thực hiện có kết quả

Số ủy thác đang thực hiện chưa có kết quả

Số ủy thác bị đình chỉ, hoãn thực hiện

Lý do hoãn, đình chỉ thực hiện

Số ủy thác bị từ chối

Lý do từ chối

Số ủy thác được thực hiện có kết quả

Số ủy thác bị đình chỉ, hoãn thực hiện

Lý do đình chỉ, hoãn thực hiện

Số ủy thác bị từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bảng tổng hợp ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài

Số ký hiệu hồ sơ

Ngày đến

Nước gửi

Loại yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Cơ quan xử lý

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Bảng tổng hợp ủy thác tư pháp về hình sự của Việt Nam

Số ký hiệu hồ sơ

Ngày gửi

Nước nhận

Loại yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Cơ quan yêu cầu

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III.

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN YÊU CẦU DẪN ĐỘ CỦA BỘ CÔNG AN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ)

I. Bảng tổng hợp chung

Số lượng các yêu cầu dẫn độ

Số yêu cầu của nước ngoài

Số yêu cầu của Việt Nam

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bảng tổng hợp yêu cầu dẫn độ của nước ngoài

Số ký hiệu hồ sơ

 

Ngày nhận yêu cầu

 

Nước gửi yêu cầu

 

Tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch của bị can hoặc người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu dẫn độ

 

Nội dung yêu cầu

 

Căn cứ yêu cầu *

 

Loại tội phạm/Tội danh theo BLHS VN

 

Cơ quan xử lý

 

Cơ quan phối hợp

 

Tình hình xử lý

Chưa xử lý/chưa xử lý xong

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hiệp định hoặc nguyên tắc có đi có lại, nếu là Hiệp định, ghi rõ ngày tháng năm ký Hiệp định.

III. Bảng tổng hợp yêu cầu dẫn độ của Việt Nam

Số ký hiệu hồ sơ

 

Ngày nhận yêu cầu

 

Nước nhận yêu cầu

 

Tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch của bị can hoặc người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu dẫn độ 

Nội dung yêu cầu

 

Căn cứ yêu cầu *

 

Loại tội phạm/Tội danh theo BLHS VN

 

Cơ quan yêu cầu

 

Cơ quan phối hợp

 

Tình hình xử lý

Chưa xử lý/chưa xử lý xong

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hiệp định hoặc nguyên tắc có đi có lại, nếu là Hiệp định, ghi rõ ngày tháng năm ký Hiệp định.

 

PHỤ LỤC IV.

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN YÊU CẦU CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA BỘ CÔNG AN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ)

I. Bảng tổng hợp chung

Số lượng các yêu cầu về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù

Số yêu cầu của nước ngoài

Số yêu cầu của Việt Nam

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bảng tổng hợp yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của nước ngoài

Số ký hiệu hồ sơ

 

Ngày nhận yêu cầu

 

Nước gửi yêu cầu

 

Tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch của bị can hoặc người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu chuyển giao 

Nội dung yêu cầu

 

Căn cứ yêu cầu *

 

Loại tội phạm/Tội danh theo BLHS VN

 

Cơ quan xử lý

 

Cơ quan phối hợp

 

Tình hình xử lý

Chưa xử lý/chưa xử lý xong

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hiệp định hoặc nguyên tắc có đi có lại, nếu là Hiệp định, ghi rõ ngày tháng năm ký Hiệp định.

III. Bảng tổng hợp yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của Việt Nam

Số ký hiệu hồ sơ

 

Ngày nhận yêu cầu

 

Nước nhận yêu cầu

 

Tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch của bị can hoặc người đang chấp hành hình phạt tù được yêu cầu chuyển giao 

Nội dung yêu cầu

 

Căn cứ yêu cầu *

 

Loại tội phạm/Tội danh theo BLHS VN

 

Cơ quan yêu cầu

 

Cơ quan phối hợp

 

Tình hình xử lý

Chưa xử lý/chưa xử lý xong

Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Lý do không chấp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hiệp định hoặc nguyên tắc có đi có lại, nếu là Hiệp định, ghi rõ ngày tháng năm ký Hiệp định.

 

PHỤ LỤC V.

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ)

I. Bảng tổng hợp chung

Số lượng các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài cho Việt Nam

Số lượng các ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam ra nước ngoài

 

 

Số yêu cầu được thực hiện

Số yêu cầu thực hiện không có kết quả

Số yêu cầu được thực hiện

Số yêu cầu không có (chưa có) kết quả

 

 

 

 

 

II. Bảng tổng hợp ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài

Số ký hiệu hồ sơ

Ngày đến

Nước gửi

Loại yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Cơ quan xử lý

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Bảng tổng hợp ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam

Số ký hiệu hồ sơ

Ngày gửi

Nước nhận

Loại yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Cơ quan yêu cầu

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

Bị từ chối

Lý do từ chối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

No. 92/2008/ND-CP

Ha Noi, August 22,2008

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON LEGAL ASSISTANCE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government:

Pursuant to the November 21, 2007 Law on Legal Assistance;

Pursuant to the August 2S. 2001 Ordinance on Charges and Fees;

At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Law on Legal Assistance on expenses for performance of legal mandates specified in Articles. 16,31,48 and 60; reporting and notification of legal assistance activities specified in Articles 61 thru 70, and the Justice Ministry's tasks and powers in performing the unified state management of legal assistance activities specified in Article 62 of the Law on Legal Assistance.

Article 2.- Principles for payment of expenses for provision of legal assistance

1. Expenses for provision of legal assistance in civil or criminal cases and matters, extradition and transfer of imprisoned persons between Vietnam and foreign countries will be paid by requesting countries, unless otherwise agreed by involved parties.

The phrase "otherwise agreed" in Clause 1, Article 16, Article 31. Article 48 and Article 60 of the Law on Legal Assistance refers to treaties as defined in the Law on Conclusion. Accession and Implementation of Treaties or international agreements as defined in the Ordinance on Conclusion and Implementation of International

Agreements.

2. In case Vietnam and a foreign country have not concluded a relevant treaty or agreement mentioned in Clause 1 of this Article, expenses for the provision of legal assistance between them will be paid on the principle of reciprocity.

3. Vietnamese individuals and organizations that request competent state agencies of Vietnam to settle civil cases or matters which give rise to requests for legal mandates overseas (below referred id as requesters) shall pay expenses for the performance of civil legal mandates, except individuals eligible for expense supports under Article 4 of this Decree.

Article 3.- Management and use of expenses for provision of civil legal assistance

1. Individuals or organizations with requests for settlement of civil cases or matters which give rise to requests for civil legal mandates overseas shall pay expenses for the performance of civil legal mandates under Vietnamese regulations and expenses for the performance of civil legal mandates requested by foreign countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Agencies receiving dossiers of request for civil legal assistance overseas shall collect expenses for the provision of legal assistance at home from requesting individuals or organizations specified in Clause 1 of this Article and notify them of expenses for the performance of legal mandates requested by foreign countries they must pay before sending the dossiers to these foreign countries. For actual costs arising at home.

agencies receiving the dossiers shall temporarily collect some amounts to be paid according to real invoices and documents under Vietnamese law and laws of concerned foreign countries.

3. Foreign individuals or organizations that request civil legal mandates to Vietnam shall pay expenses for the performance of legal mandates under Vietnamese law. Agencies receiving dossiers of request for civil legal mandates shall collect expenses for the performance of these legal mandates.

4. The Finance Ministry shall specify expense levels; the collection, remittance, management and use of expenses for the performance of civil legal mandates.

Article 4.- Support of expenses for performance of civil legal mandates

1. Eligible for exemption from expenses for the performance of civil legal mandates are Vietnamese citizens who are:

a/ Poor people living below the poverty line as prescribed by law and therefore exempt from expenses for civil legal assistance;

b/ Persons joining the revolution before the August 19. 1945 General Uprisings;

c/ Vietnamese heroic mothers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ War invalids and persons enjoying preferential policies like war invalids;

f/ Diseased soldiers;

g/ Resistance war activists affected by toxic chemicals;

h/ Revolutionary or resistance war activists previously captured and imprisoned by enemies:

i/ Resistance war activists for national liberation, participants in fatherland defense and international duties:

j/ Persons with meritorious services to the revolution:

k/ Parents and spouses of fallen soldiers; under-18 children of fallen soldiers; fosterers of fallen soldiers:

l/ Lonely or helpless people aged 60 or older:

m/ People with disabilities, who lack one or several anatomical parts or body functions resulting in various kinds of impairment, which render them disabled and make their working, living and learning activities particularly difficult, or who are affected by toxic chemicals, infected with HTV or other diseases which deprive them of their civil act capacity, and are helpless;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



o/ Ethnic minority people permanently inhabiting in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions as specified by law.

2. Vietnamese citizens who request to be exempted from expenses for the provision of legal assistance shall submit notarized copies and produce originals of papers proving that they are eligible for the exemption from expenses for the performance of civil legal mandates specified in Clause 1 of this Article to agencies receiving dossiers of request for civil legal mandates.

Article 5.- Assurance of state funds for provision of legal assistance

1. Expenses borne by the State for the provision of legal assistance in civil or criminal cases and matters, extradition and transfer of imprisoned persons will be covered by the state budget.

2. Agencies competent to provide legal assistance in civil or criminal cases and matters, extradition and transfer of imprisoned persons shall make estimates of state budget funds for legal assistance activities in their respective management domains under the state budget law and relevant legal documents.

3. The Finance Ministry shall guide the estimation, management, use and settlement of funds allocated from the state budget for legal assistance activities.

Article 6.- Tasks and powers of the Justice Ministry in legal assistance activities

The Justice Ministry shall assist the Government in performing the unified state management of legal assistance activities, having the following tasks and powers:

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry, the Foreign Affairs Ministry and concerned agencies in, elaborating and submitting to competent state agencies for promulgation legal documents on legal assistance; to promulgate according to its competence legal documents and documents guiding the implementation of legal documents on legal assistance; to coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Foreign Affairs Ministry in promulgating joint legal documents guiding legal assistance activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Foreign Affairs Ministry in, organizing training courses on Vietnamese law and treaties on legal assistance, providing professional guidance on legal assistance to legal assistance officers.

4. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in. developing a database on legal assistance law.

5. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Foreign Affairs Ministry and the Supreme People's Court in. organizing inter-branch teams to inspect the performance of legal mandates in civil cases and matters at people's courts and foreign-based representative offices of Vietnam: to coordinate with the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Supreme People's Court in inspecting the realization of requests for legal assistance in criminal cases and matters, extradition and transfer of imprisoned persons in order to promptly find out difficulties and problems in the implementation of relevant legal provisions.

6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Court, the Public Security Ministry and the Foreign Affairs Ministry in, organizing regular meetings to exchange information, discus and decide on measures for resolving difficulties and problems in the provision of legal assistance.

7. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the concerned agencies in, annually reviewing and reporting to the Government on legal assistance activities under the Law on Legal Assistance.

Article 7.- Notification of performance of legal assistance activities

1. No later than June 30 and December 31 every year, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Foreign Affairs Ministry shall send to the Justice Ministry notices on the performance of legal assistance activities in domains under their respective competence under Articles 63, 64, 65, 66 and 67 of the Law on Legal Assistance.

2. A notice sent by the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Foreign Affairs Ministry to the Justice Ministry has the following principal contents:

a/ General evaluation of legal assistance activities in the assigned domain;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Appraisal of the observance of the principle of reciprocity;

d/ Proposals on coordination among concerned agencies in conducting legal assistance activities;

e/ Proposals on amendments and supplements to current legal documents on legal assistance or promulgation of new ones, and needs for conclusion of or accession to treaties concerning legal assistance.

Notices must be enclosed with tables summarizing legal assistance activities of ministries and branches, made according to appendices to this Decree (not printed herein).

Article 8.- Reports to the Government and the National Assembly on legal assistance activities

1. After receiving notices of concerned ministries and branches specified in Article 7 of this Decree, the Justice Ministry shall summarize these notices and make Government reports on legal assistance activities under Clause 5. Article 62 of the Law on Legal Assistance.

2. The Justice Ministry shall send an annual report on legal assistance activities specified in Clause 1 of this Article to the Government before January 31 of the following year, which must be enclosed with notices of concerned ministries and branches under Article 7 of this Decree.

3. In case the National Assembly requests a report on law observance in the domain of legal assistance, the Justice Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Foreign Affairs Ministry in, preparing a Government report to the National Assembly.

Article 9.- Periodical inter-branch meetings

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Implementation provisions

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

 PRIME MINISTER

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Nghị định 92/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tương trợ tư pháp

Số hiệu: 92/2008/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/08/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 92/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tương trợ tư pháp

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [2]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…