CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý,
1. Điểm k Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 7 Điều 2 được sửa đổi và bổ sung khoản 8 vào Điều 2 như sau:
“2. Người có công với cách mạng được trợ giúp pháp lý quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý bao gồm:
k) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
3. Người già được trợ giúp pháp lý quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa.
4. Người khuyết tật theo Luật người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa.
7. Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về người được trợ giúp pháp lý theo các điều ước quốc tế quy định tại Khoản này.
8. Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người.”
2. Khoản 5 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.”
3. Khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý và viên chức khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.”
4. Tiêu đề Điều 10, Khoản 1 và Điểm c Khoản 4 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm
1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thì được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm:
a) Là Trợ giúp viên pháp lý;
b) Có năng lực quản lý;
c) Có thời gian công tác pháp luật liên tục từ năm năm trở lên.
4. Giám đốc Trung tâm bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về công chức.”
5. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh, Trợ giúp viên pháp lý và viên chức khác. Trưởng Chi nhánh phải là Trợ giúp viên pháp lý.”
6. Tiêu đề Điều 14, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Công chức, viên chức và cơ sở vật chất của Trung tâm và Chi nhánh
1. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng viên chức cho Trung tâm và Chi nhánh; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc từ ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác cho Trung tâm và Chi nhánh.
2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức của Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.”
7. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, đang làm việc trong Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Người đã từng là luật sư theo quy định của Luật luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư, đang làm việc trong Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình, thời gian các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các ngạch Trợ giúp viên pháp lý; ban hành Quy chế tổ chức, kiểm tra và cấp chứng chỉ các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.”
8. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Ngạch Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các ngạch viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành mã số các ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch Trợ giúp viên pháp lý.”
9. Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trợ giúp viên pháp lý được xếp lương và trả lương theo bảng lương các ngạch viên chức theo quy định của pháp luật.
3. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có). Khi tham gia tố tụng, thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với cộng tác viên.”
“Điều 26a. Trang phục của Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng.
11. Điều 32 được cơ cấu lại các điểm như sau:
“Khi tham gia trợ giúp pháp lý, cộng tác viên có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 25 Luật trợ giúp pháp lý, có quyền lợi, trách nhiệm sau đây:
2. Được đề xuất, kiến nghị về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm;
3. Được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý;
4. Sử dụng thẻ cộng tác viên theo quy định tại Điều 29 Nghị định này; nộp lại thẻ cộng tác viên khi bị thu hồi theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
5. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của mình. Trong trường hợp làm việc tại Chi nhánh thì còn phải chịu trách nhiệm trước Trưởng Chi nhánh;
6. Trong trường hợp cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý mà gây thiệt hại thì Trung tâm nơi người đó cộng tác có trách nhiệm bồi thường. Cộng tác viên đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Trung tâm theo quy định của pháp luật về dân sự;
7. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm; kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và đề xuất biện pháp giải quyết với lãnh đạo Trung tâm.”
12. Khoản 2 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện căn cứ vào số giờ tư vấn pháp luật và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Chế độ bồi dưỡng theo ngày làm việc được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý do cộng tác viên thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Mức bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý cho cộng tác viên được xây dựng căn cứ vào chất lượng nội dung trợ giúp pháp lý, thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý, tính chất phức tạp của vụ việc trợ giúp pháp lý, hình thức thể hiện kết quả trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng thì mức bồi dưỡng được trả cho cộng tác viên là 0,2 mức lương tối thiểu/01 ngày làm việc của cộng tác viên.
Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý, thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ, thời gian xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý, thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. Căn cứ để xác định thời gian làm việc của cộng tác viên là thời gian làm việc có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”
13. Khoản 3 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trung tâm hoặc Chi nhánh tổ chức các đạt trợ giúp pháp lý lưu động. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, Trung tâm, Chi nhánh được đề nghị các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương phối hợp cử người đại diện tham gia. Người tham gia trợ giúp pháp lý lưu động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.”
14. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý là một hình thức hoạt động trợ giúp pháp lý cộng đồng, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý, người thuộc hộ cận nghèo và người dân có vướng mắc pháp luật ở địa phương tham gia sinh hoạt. Thông qua tư vấn pháp luật, Câu lạc bộ giúp người được trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức pháp luật để thực hiện pháp luật, tự mình giải quyết vướng mắc pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chi phí sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý bao gồm chi phí cho việc sao chụp tài liệu và một số khoản chi hợp lý khác do Trung tâm chịu trách nhiệm, Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện, hỗ trợ về địa điểm và nước uống.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên cơ sở Điều lệ mẫu về Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.”
15. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khi có đủ căn cứ cho rằng đã quá thời hạn quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết vụ việc hoặc không tiếp nhận giải quyết vụ việc hoặc kết quả giải quyết vụ việc chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Khi kiến nghị, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải nêu rõ nội dung vụ việc, căn cứ pháp luật được áp dụng, hướng giải quyết vụ việc và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi nhận được văn bản kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá bốn mươi lăm ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp quá thời hạn nêu trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết vụ việc hoặc không trả lời thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, xử lý vụ việc có kiến nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị và thông báo bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý về kết quả giải quyết vụ việc.”
16. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý là việc áp dụng các tiêu chí chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý để đánh giá quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, việc tuân thủ quy tắc nghề nghiệp và áp dụng pháp luật của người thực hiện trợ giúp pháp lý; tạo cơ sở để xác định trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc
trợ giúp pháp lý gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tạo điều kiện thuận lợi cho người
được trợ giúp pháp lý tiếp cận, trình bày và cung cấp thông tin về vụ việc trợ
giúp pháp lý; vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bảo đảm tính toàn diện và
kịp thời; nội dung trợ giúp pháp lý phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội;
trình tự, thủ tục thực
hiện trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của pháp luật; người được trợ giúp
pháp lý hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, cách thức thực hiện, nội dung
trợ giúp pháp lý; hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý được lập phù hợp với quy định
của pháp luật.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2013.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 14/2013/ND-CP |
Hanoi, February 5, 2013 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 07/2007/ND-CP OF JANUARY 12, 2007, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON LEGAL AID
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Legal Aid dated June 29, 2006;
At the proposal of the Minister of Justice,
The Government promulgates the Decree to amend and supplement a number of articles of the Government’s Decree No. 07/2007/ND-CP of January 12, 2007, detailing and guiding a number of articles of the Law on Legal Aid.
Article 1. Amend and supplement a number of articles of the Government’s Decree No. 07/2007/ND-CP of January 12, 2007, detailing and guiding a number of articles of the Law on Legal Aid as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“2. Revolution contributors are eligible for legal aid specified in Clause 2, Article 10 of the Law on Legal Aid include:
k/ Blood parents, spouses and children of patriotic martyrs; and persons having merits in nurturing patriotic martyrs.
3. The elderly eligible for legal aid specified in Clause 3, Article 10 of the Law on Legal Aid are those who are 60 years old or older, live alone and have nobody to rely on.
4. The disabled under the Law on People with Disabilities are those who suffer from defects in one or many body parts or functions in different types of infirmity, making their work, daily-life and study activities difficult; or those who are affected by toxic chemicals or HIV and have nobody to rely on.
7. Other people eligible for legal aid under international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
The Minister of Justice will provide guidance on people eligible for legal aid under international agreements specified in this Clause.
8. Victims as defined in the human trafficking prevention and combat law.”
2. Amending and supplementing Clause 5, Article 8 as follows:
“5. Paying compensation for damage caused by faults of centers’ legal aid providers or legal aid collaborators during the process of providing legal aid to legal aid beneficiaries.”
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“1. A center has a director, a deputy director, legal aid providers and other public employees. The director and the deputy director must be legal aid providers.”
4. Amend and supplementing the title, Clause 1 and Point c, Clause 4, Article 10 as follows:
“Article 10. Criteria for appointment, removal from office and dismissal of directors of centers
1. A person fully meeting the following criteria may be proposed for appointment as the director of a center:
a/ Being a legal aid provider;
b/ Having managerial capacity;
c/ Having been engaged in legal work for five consecutive years or more.
4. The director of a center is dismissed in one of the following cases:
c/ He/she is subject to the disciplining form of dismissal from the current managerial post under the law on civil servants.”
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“1. A branch has a head, legal aid providers and other public employees. The head of a branch must be a legal aid provider.”
6. Amending and supplementing the title and Clauses 1 and 2, Article 14 as follows:
“Article 14. Civil servants, public employees and physical foundations of centers and branches
1. Based on the volume, nature and characteristics of professional operations and requirements of legal aid services, a provincial- level People’s Committee may decide on the number of public employees of a center and its branches; and ensure funds, physical foundations, equipment and material facilities for the operation of the center and its branches from the local budget and other lawful sources.
2. The recruitment, employment and management of civil servants and public employees of centers comply with the laws on recruitment, employment and management of civil servants and public employees of public non-business units.”
7. Amending and supplementing Article 19 as follows:
“1. A person who possesses a law bachelor degree and a lawyer-training certificate, has been working in a state legal aid center and is sent to attend courses of professional training in legal aid services and pass course exams, may be granted certificate of professional training in legal aid services by the National Legal Aid Agency of the Ministry of Justice under regulations.
A person who used to work as a lawyer under the Law on Lawyers or is exempted from taking a lawyer-training course under the Law on Lawyers, has been working in a state legal aid center, and is sent to attend courses of professional training in legal aid services and pass course exams, may be granted certificate of professional training in legal aid services by the National Legal Aid Agency of the Ministry of Justice under regulations.
2. The Minister of Justice will provide the program and duration of a course of professional training in legal aid services for legal aid providers of all ranks; and promulgate the Regulation on organization, examination and grant of certificates of courses of professional training in legal aid services.”
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“Article 25. Ranks of legal aid providers
1. Legal aid providers are ranked as public employees under regulations.
2. The Minister of Home Affairs will promulgate legal aid provider rank codes.
3. The Minister of Justice will promulgate professional criteria for legal aid provider ranks.”
9. Amending and supplementing Clauses 1 and 3, Article 26 as follows:
“1. Legal aid providers have their salaries graded and paid according to the salary scale applicable to public employees under regulations.
3. Legal aid providers are entitled to a professional responsibility-based allowance equal to 25% of their current salary, leadership allowance and extra-seniority allowance (if any). When participating in legal proceedings or providing extrajudicial representation or reconciliation, legal aid providers are entitled to a case-based allowance equal to 20% of the remuneration level applicable to collaborators.”
10. Supplementing Article 26a as follows:
“Article 26a. Uniform of legal aid providers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Minister of Finance will coordinate with the Minister of Justice in specifying the provision of uniforms for legal aid providers.
3. The Minister of Justice will specify model uniform, the management and use of uniforms of legal aid providers.”
11. Re-arranging the points in Article 32 as follows:
“When providing legal aid services, collaborators have the rights and obligations prescribed in Article 25 of the Law on Legal Aid, and the following benefits and responsibilities:
1. To receive remunerations and get reasonable administrative expenses on a case- by-case basis under regulations;
2. To make suggestions and proposals on the expansion or raising of effectiveness of the operation of the center;
3. To be commended or rewarded when recording achievements in legal aid services;
4. To use collaborator cards according to Article 29 of this Decree; to return collaborator cards when these cards are revoked according to Article 30 of this Decree;
5. To take responsibility before the director of the center and law for the settlement of legal aid cases. Those who are working in a branch will also take responsible before the head of the branch;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. To make regular and irregular reports at the request of the center; to promptly report on matters arising in the process of providing legal aid and propose the handling measures to the center’s leaders.”
12. Amending and supplementing Clause 2, Article 33 as follows:
“2. Collaborators enjoy case-based remuneration calculated according to the number of hours of providing legal counseling and other legal aid services. Workday-based remuneration is paid to collaborators who provide legal aid through participating in legal proceedings or extrajudicial representation.
The level of case-based remuneration for collaborators is set on the basis of the quality of legal aid provided, the time of providing legal aid, the complexity of the legal aid case, and the form and result of legal aid.
If legal aid is provided in the form of participation in legal proceedings, the remuneration level for collaborators is equal to 0.2 of their minimum wage for a workday.
The time of providing legal aid covers the time of studying the dossier of the case and preparing documents in service of the provision of legal aid, the time of meeting legal aid beneficiaries or their relatives, the time of verifying the legal aid case and the time of working at agencies and organizations related to the legal aid case. The working time of a collaborator is the working time certified by related individuals, agencies and organizations.”
13. Amending and supplementing Clause 3, Article 35 as follows:
“3. Centers or their branches may provide itinerant legal aid services. Centers and their branches may request related local agencies and departments to appoint their representatives to participate in itinerant legal aid services. Those who participate in itinerant legal aid services are entitled to benefits and entitlements like cadres, civil servants and public employee on working trips.”
14. Amending and supplementing Article 36 as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. A legal aid club is managed by the commune-level People’s Committee. Expenses for activities of a legal aid club, including expenses for copying documents and some other reasonable expenses, are covered by the center. The commune-level People’s Committee will support and create favorable conditions for the center (venue and drinking water).
3. Chairmen of commune-level People’s Committees will decide to establish and approve charters of legal aid clubs based on the model charter promulgated by the Minister of Justice.”
15. Amending and supplementing Clauses 1 and 2, Article 41 as follows:
“1. When there are enough grounds to believe that the law-prescribed time has passed but a competent state agency does neither settle nor accept to settle a case, or the settlement of a case is incompliant with law, causing damage to legal aid beneficiaries, the legal aid-providing organization will propose a competent state agency to consider and resettle the case in order to protect the legal aid beneficiaries’ rights and legitimate interests. In its recommendations, the legal aid-providing organization will clearly state contents of the case, applicable legal grounds and directions for settling the case, and take responsibility for the reasonability of its recommendations.
2. When receiving written recommendations of the legal aid-providing organization, the state agency competent to settle the case will consider and settle the recommendations and reply in writing within 30 days after receiving such recommendations. If there are plausible reasons, the above time limit may be extended but must not exceed 45 days, unless otherwise provided by law.
Past the above time limit, if the state agency competent to settle the case fails to settle the case or reply, the legal aid-providing organization may forward its recommendations to the direct superior agency of such competent state agency for the settlement under regulations. The direct superior agency will settle the case within 30 days after receiving such recommendations and notify the settlement result in writing to the legal aid-providing organization.”
16. Amending and supplementing Clauses 1 and 2, Article 43 as follows:
“1. Evaluation of the quality of legal aid cases means applying set criteria to evaluate the process of providing legal aid, the observance of professional rules and the application of law by legal aid-providing persons; and serves as a basis for identifying the responsibilities of legal aid-providing persons for legal aid cases.
2. Criteria for evaluating the quality of a legal aid case include the following principal contents: the creation of favorable conditions for legal aid beneficiaries to access, present and provide information on the legal aid case; the comprehensiveness and promptness of the legal aid; the lawfulness and conformity with social ethics of contents of legal aid; the compliance with law of order and procedures for providing legal aid; the satisfaction of legal aid beneficiaries about the service attitude of legal aid providers, method of providing legal aid and contents of legal aid; and the compliance with law of legal aid case dossiers.”
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect on March 31, 2013.
Article 3. Implementation responsibilities
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and Chairmen of provincial-level People’s Committees are liable to execute this Decree.-
ON BEHALF OF THE
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 14/2013/NĐ-CP sửa đổi hướng dẫn Luật trợ giúp pháp lý
Số hiệu: | 14/2013/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/02/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 14/2013/NĐ-CP sửa đổi hướng dẫn Luật trợ giúp pháp lý
Chưa có Video