TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 768/KH-TLĐ |
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2011 |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT 04/NQ-TLĐ CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG TÌNH HÌNH MỚI”
Thực hiện Nghị quyết 04/NQ-TLĐ ngày 27/12/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới”, Tổng Liên đoàn Lao động VN ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.
2. Nhận thức đúng đắn việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của công đoàn là hoạt động quan trọng, thường xuyên của các cấp CĐ, để thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVCLĐ.
3. Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp công đoàn, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của toàn hệ thống công đoàn nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết.
II. NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1. Đối với Tổng Liên đoàn:
1.1. Ban Chính sách - Pháp luật:
- Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch với các nội dung sau:
+ Quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đối với các Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật trong hệ thống Công đoàn.
+ Xây dựng định hướng hoạt động công tác tư vấn pháp luật của công đoàn hàng năm và dài hạn.
- Phối hợp với Ban Tổ chức, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật.
- Phối hợp với Ban Tài chính đề xuất với Đoàn Chủ tịch về kinh phí và đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm tư vấn pháp luật và Văn phòng tư vấn pháp luật.
- Phối hợp với Ban Tổ chức đề xuất với Đoàn Chủ tịch về biên chế và tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ của Trung tâm tư vấn pháp luật và Văn phòng tư vấn pháp luật.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo chỉ đạo các Trung tâm tư vấn pháp luật và Văn phòng tư vấn pháp luật tham gia công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đoàn viên, người lao động.
1.2. Ban Tổ chức:
- Chủ trì và phối hợp với Ban Chính sách - Pháp luật đề xuất với Đoàn Chủ tịch về biên chế, chế độ phụ cấp cán bộ chuyên trách ở Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật, cán bộ tư vấn pháp luật ở các cấp công đoàn, cộng tác viên tư vấn pháp luật
- Phối hợp với Ban CS-PL và các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật
1.3. Ban Tài chính:
Chủ trì và phối hợp với Ban Chính sách - Pháp luật đề xuất với Đoàn Chủ tịch về kinh phí và đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm tư vấn pháp luật và Văn phòng tư vấn pháp luật. Hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW các hoạt động chi cho công tác tư vấn pháp luật.
1.4. Ban Đối ngoại:
Vận động và tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính của tổ chức công đoàn các nước và các tổ chức quốc tế đối với hoạt động tư vấn pháp luật của CĐVN, nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật.
1.5. Ban Tuyên giáo:
Chủ trì và phối hợp với Ban Chính sách - Pháp luật chỉ đạo các Trung tâm tư vấn pháp luật và Văn phòng tư vấn pháp luật tham gia công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên và CNVCLĐ.
2. Đối với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW:
- Quản lý toàn diện hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật và Văn phòng tư vấn pháp luật. Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật sau khi xin ý kiến Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Chỉ đạo các Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật xây dựng quy chế hoạt động. Phối hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động tư vấn pháp luật ở địa phương, ngành mình.
- Chỉ đạo các Ban nghiệp vụ hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật trực thuộc đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật ở ngành và địa phương mình.
3. Đối với các Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật:
- Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Xây dựng quy chế hoạt động trình Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW phê duyệt.
- Tham mưu, đề xuất cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành xem xét các vấn đề: biên chế, kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ.
Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN yêu cầu các Ban, đơn vị trực thuộc, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn các Tổng công ty trực thuộc TLĐ, các Trung tâm và Văn phòng tư vấn pháp luật của hệ thống Công đoàn căn cứ nội dung Nghị quyết và Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Chính sách - Pháp luật).
Nơi nhận: |
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 768/KH-TLĐ triển khai Nghị quyết 04/NQ-TLĐ về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới” Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 768/KH-TLĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Mai Đức Chính |
Ngày ban hành: | 19/05/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 768/KH-TLĐ triển khai Nghị quyết 04/NQ-TLĐ về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới” Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Chưa có Video