ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 185/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 12 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình; Quyết định số 2289/QĐ-BTP ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung như sau:
1. Mục đích
- Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (sau đây gọi là Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg).
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
- Xác định rõ các hoạt động cụ thể, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm thực hiện đúng các hoạt động hỗ trợ, đúng định mức và việc hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, địa bàn áp dụng được quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
- Các hoạt động thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg phải bảo đảm tính khả thi, thực hiện đồng bộ, toàn diện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, không trùng lắp với các hoạt động khác.
- Đề cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, bảo đảm sự phối hợp hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
1. Triển khai các hoạt động thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg
Hoạt động 1: Tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg cho các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
a) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Thời gian thực hiện: Quý IV/2016 - Quý II/2017.
c) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương cấp cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Hoạt động 2: Hỗ trợ kinh phí thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (sau khi Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình).
a) Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp.
b) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
c) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ.
Hoạt động 3: Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư đi cùng với cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Các cơ sở đào tạo công lập có hoạt động đào tạo nghề luật sư.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ.
đ) Kết quả đầu ra: 02 người/Trung tâm/năm được hỗ trợ học phí.
Hoạt động 4: Tổ chức lớp tập huấn tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ.
đ) Kết quả đầu ra: 01 lớp/Trung tâm/năm.
Hoạt động 5: Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý.
a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp trang bị điện thoại và các phương tiện hỗ trợ khác (01 máy vi tính, tổng đài điện thoại và thiết bị ghi âm cuộc gọi điện thoại...)
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước làm thủ tục đề nghị cơ quan, đơn vị chức năng xem xét cung cấp 01 số điện thoại cố định dễ nhớ để làm đường dây nóng trợ giúp pháp lý thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
Tổng giá trị trang bị không vượt quá 20.000.000 đồng.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị chức năng cung cấp dịch vụ viễn thông có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ.
b) Duy trì đường dây nóng về trợ giúp pháp lý
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương cấp cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
c) Kết quả đầu ra: Đường dây nóng được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên.
Hoạt động 6: Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài truyền thanh tại các xã nghèo, các xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các xã nghèo, xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
Hoạt động 7: Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các xã nghèo, xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
đ) Kết quả đầu ra: Tổ chức 01 đợt/năm đợt truyền thông trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Hoạt động: Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, sơ kết, tổng kết, thực hiện báo cáo định kỳ hằng năm hoặc báo cáo đột xuất về kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp xây dựng báo cáo Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) lồng ghép vào báo cáo năm về công tác trợ giúp pháp lý tại tỉnh và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Thời gian thực hiện hoạt động hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện: Hằng năm.
+ Thời gian thực hiện sơ kết: Năm 2018, thời gian thực hiện tổng kết: Năm 2020.
+ Thời gian và nội dung báo cáo đột xuất được thực hiện theo Công văn yêu cầu báo cáo đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh để cân đối ngân sách, cấp kinh phí hoạt động cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước triển khai thực hiện các hoạt động 6, hoạt động 7 quy định tại khoản 1 mục II Kế hoạch này; tổng hợp dự toán kinh phí năm sau: thuộc địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg và ngoài địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo khoản 1 Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trước ngày 25 tháng 5 hằng năm;
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, lập danh sách các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011;
c) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
d) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính
a) Bố trí kinh phí cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp bảo đảm thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg và Kế hoạch này trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg và Kế hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện có xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ trợ giúp pháp lý. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trong huyện có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa phương.
4. Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đầu mối tham mưu giúp Giám đốc Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, mục III Kế hoạch này và có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này;
b) Cập nhật các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình lên phần mềm quản lý vụ việc của Cục trợ giúp pháp lý trước khi thực hiện thủ tục thanh toán;
c) Tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp về kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg để Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý);
5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, ủng hộ cho các hoạt động thực hiện Kế hoạch này.
6. Đề nghị các Sở, ban, ngành trong phạm vi thẩm quyền chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 185/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Đinh Khắc Đính |
Ngày ban hành: | 13/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video