ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2007/CT-UBND |
Đà Lạt, ngày 29 tháng 10 năm 2007 |
CHỈ THỊ
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI ĐỊA PHƯƠNG”
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, ngày 12/01/2007 Chính phủ ban hành Nghị định 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, thể chế hoá quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi về trợ giúp pháp lý, giúp những người này có điều kiện tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Nhằm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản liên quan một cách hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện tốt các công việc sau:
1.Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện:
a) Triển khai thực hiện đề án củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, tăng cường năng lực của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước theo hướng chuyên môn hoá. Mỗi lĩnh vực Trợ giúp pháp lý đều có Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách và có năng lực chuyên sâu về lĩnh vực được giao để đảm bảo chất lượng trợ giúp pháp lý, tránh việc phải bồi thường do trợ giúp pháp lý sai;
b) Tổ chức phổ biến rộng rãi Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức ở các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh, bằng nhiều hình thức thích hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, đơn vị và của mỗi người dân trong toàn tỉnh về công tác trợ giúp pháp lý. Đặc biệt là các đối tượng đươc trợ giúp pháp lý, các địa bàn ở vùng sâu, vùng xa.
c) Tổ chức rà soát, đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc trong Trung tâm Trợ giúp pháp lý để có kế hoạch bố trí đủ biên chế và đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm, đồng thời quy hoạch nguồn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, lập thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý;
d) Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ Cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới Cộng tác viên theo hướng nâng cáo chất lượng và tăng cường Cộng tác viên ở cơ sở;
2. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Tư pháp kiện toàn tổ chức biên chế cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý và bổ sung biên chế cho Chi nhánh của Trung tâm đủ mạnh để hoạt động theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
3. Các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật:
Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký bằng văn bản về phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp giấy đăng ký hoạt động, các tổ chức này tham gia trợ giúp pháp lý sau khi được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký tham gia.
4. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp:
Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức phổ biến Luật Trợ giúp pháp lý bằng những hình thức thiết thực và hiệu quả đến cán bộ và nhân dân, đặc biệt chú trọng đến địa bàn vùng sâu vùng xa.
5. Báo Lâm Đồng - Đài phát thanh truyền hình Lâm Đồng:
Phối hợp với Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý) tăng cường giới thiệu nội dung Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, ưu tiên tổ chức định kỳ các chương trình truyền thông về trợ giúp pháp lý.
6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương theo từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành mình.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Luật Trợ giúp pháp lý bằng những hình thức phù hợp với địa phương mình đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát nhu cầu trợ giúp pháp lý và đề xuất thành lập Chi nhánh trợ giúp pháp lý tại địa phương.
8. Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực động viên giới thiệu những người trong tổ chức mình có đủ điều kiện tham gia cộng tác viên trợ giúp pháp lý, khuyến khích các trung tâm tư vấn pháp luật của tổ chức mình đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
9. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, cân đối ngân sách, bảo đảm nguồn kinh phí cần thiết cho việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh ngay về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để hướng dẫn, xử lý kịp thời./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 05/2007/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu: | 05/2007/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Huỳnh Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 29/10/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 05/2007/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Chưa có Video