Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định s 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định s 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định s 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định s 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một s điều Nghị định s 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định s 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun lý, giám sát kế toán, kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán áp dụng đối với các ban quản lý dự án sử dụng vn đu tư công (sau đây gọi là đơn vị) để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý dự án đầu tư và các hoạt động khác mà cơ quan có thẩm quyền giao cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện theo quy định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng:

a) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập và Ban quản lý đầu tư xây dựng một dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng (trừ các ban quản lý dự án là tổ chức thành viên của doanh nghiệp);

b) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để quản lý các dự án đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Trường hp chủ đầu tư là đơn vị hành chính, sự nghiệp không thành lập ban quản lý dự án riêng, đơn vị hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo hướng dẫn của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Trường hợp cần thiết đơn vị được s dụng các tài khoản và hướng dẫn có liên quan được ban hành tại Thông tư này để hạch toán các khoản liên quan đến quản lý dự án đầu tư.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định về hệ thống chứng từ kế toán

1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

2. Các đơn vị đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ kế toán đã quy định.

3. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

4. Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc” kèm theo Thông tư này. Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01, đơn vị lập chứng từ kế toán đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015.

Điều 4. Quy định về tài khoản kế toán                 

1. Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị; theo dõi các khoản doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động và các khoản khác tại đơn vị.

2. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán và yêu cầu hạch toán:

a) Các tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả BQLDA, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

b) Tài khoản ngoài bảng (loại 0) được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 018) phải hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau) và theo các yêu cầu quản lý khác (nếu có). Tài khoản ngoài bảng liên quan đến kế toán nguồn phí được khấu trừ, để lại (TK 014) theo dõi các khoản chi tiêu sử dụng từ nguồn này phải hạch toán, phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước và theo các yêu cầu quản lý khác (nếu có).

c) Trường hp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng theo quy định.

3. Vận dụng hệ thống tài khoản:

a) Các đơn vị căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để vận dụng tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị.

b) Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung thêm tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này.


4. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, nguyên tắc, kết cấu nội dung và phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu đối với các tài khoản của đơn vị quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống Tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Quy định về sổ kế toán

1. Đơn vị phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh của đơn vị. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.

2. Trường hp đơn vị có tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài phải mở sổ kế toán để theo dõi việc tiếp nhận dự toán và sử dụng NSNN chi tiết theo niên độ ngân sách, mục lục NSNN và các yêu cầu quản lý khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và đơn vị có liên quan. Trường hợp đơn vị được sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết việc sử dụng kinh phí theo mục lục NSNN và các yêu cầu quản lý khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với cơ quan có thẩm quyền.

3. Các loại sổ kế toán:

a) Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối vi từng mẫu sổ kế toán.

b) Mu sổ kế toán tổng hợp:

- Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Trường hp cần thiết, đơn vị kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ánh tổng số các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán.

- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên Sổ Cái, đơn vị kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính, số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

c) Mu sổ, thẻ kế toán chi tiết:

Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép chi tiết thêm các chỉ tiêu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản .

4. Các quy định khác về trách nhiệm của người giữ sổ và ghi sổ kế toán, quy định về mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

5. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Báo cáo quyết toán

1. Trường hợp đơn vị được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quản lý dự án; ngân sách cấp phát, hỗ trợ cho các hoạt động khác thuộc đơn vị quản lý (trừ cấp phát nguồn đầu tư XDCB); được nhận và sử dụng nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài cho các hoạt động thường xuyên ca đơn vị (trừ nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài cho dự án, công trình đầu tư XDCB) phải lập Báo cáo quyết toán đối với việc nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, kinh phí vay nợ, viện trợ nước ngoài theo quy định của Thông tư này.

2. Trường hp đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho hoạt động của đơn vị phải lập Báo cáo quyết toán đối với việc nhận và sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại theo quy định của Thông tư này.

3. Trường hợp trong năm đơn vị có thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra hoặc cơ quan tài chính cho các hoạt động thuộc đơn vị quản lý phải lập Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính theo quy định của Thông tư này. Không tổng hợp vào biểu mẫu báo cáo theo Thông tư này số liệu thực hiện theo kiến nghị của kiểm toán, cơ quan thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN đã báo cáo theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm và các văn bản có liên quan.

4. Kỳ báo cáo: Báo cáo quyết toán được lập theo kỳ kế toán năm. Trường hp pháp luật có quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.

5. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị có sử dụng NSNN thực hiện theo quy định tại Điều 4, Thông tư 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính về quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hp quyết toán năm và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi có liên quan.

6. Danh mục, mẫu báo cáo, nơi nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo quyết toán ngân sách nêu tại Phụ lục số 04 “Hệ thống báo cáo quyết toán” kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Báo cáo tài chính

Các đơn vị sau khi kết thúc kỳ kế toán năm phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định.

1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và luồng tiền từ các hoạt động của đơn vị.

2. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực tài chính theo quy định của pháp luật, là thông tin cơ sở để tổng hp báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.

3. Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính

a) Nguyên tắc:

Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

b) Yêu cầu:

Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chi tiêu báo cáo; trình bày theo biểu mẫu quy định về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ tất cả các hoạt động phát sinh trong năm của đơn vị.

Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.

Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

4. Kỳ lập và thời hạn nộp của báo cáo tài chính:

Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật kế toán.

Báo cáo tài chính năm của đơn vị phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chi tiết nơi nhận báo cáo theo Phụ lục số 05- Hệ thống báo cáo tài chính kèm theo Thông tư này) hoặc đơn vị cấp trên trong thi hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

5. Công khai báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan.

6. Đơn vị không phải lập “Báo cáo bổ sung thông tin tài chính” (mẫu số B01/BSTT) theo quy định tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.

7. Danh mục, mẫu báo cáo, nơi nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính nêu tại Phụ lục số 05 “Hệ thống báo cáo tài chính” kèm theo Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và áp dụng cho năm tài chính 2020 trở đi.

2. Thông tư này thay thế toàn bộ nội dung quy định của Chương II, phần II về “Hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư trong các đơn vị hành chính sự nghiệp” tại Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư.

3. Trong trường hp văn bản mà Thông tư này tham chiếu đến có thay đổi thì đơn vị thực hiện theo quy định của văn bản mới

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện Thông tư này tới các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc phạm vi phụ trách hoặc quản lý.

2. Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán; Vụ trưởng Vụ Đầu tư; Vụ trưng Vụ Hành chính sự nghiệp; Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước; Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc Hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện ki
m sát nhân dân tối cao;
- UBND, S
Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện t
Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục QLKT (40 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 79/2019/TT-BTC

Hanoi, November 14, 2019

 

CIRCULAR

ACCOUNTING INSTRUCTIONS FOR PUBLIC INVESTMENT PROJECT MANAGEMENT BOARDS

Pursuant to the Law on Accounting dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on Construction Project Management;

Pursuant to the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 on elaboration of some Articles of the Law on Accounting;

Pursuant to the Government’s Decree No.25/2017/ND-CP dated March 14, 2017 on state financial statements;

Pursuant to the Government’s Decree No. 42/2017/ND-CP dated April 05, 2017 on amendments to the Government’s Decree No. 59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on Construction Project Management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Director of Accounting and Audit Management and Supervision Department;

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular providing accounting instructions for public investment project management boards.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular shall set out regulations on accounting vouchers, chart of accounts, accounting books, financial statements and budget statements used by public investment project management boards (hereinafter referred to as “accounting units”) for recording economic transactions related to the management of investment projects and other activities performed by project owners and project management boards as assigned by competent authorities.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to:

a) Specialized or regional project management boards that are established by Ministers, heads of ministerial agencies or Chairpersons of provincial- or district-level People’s Committees and single-project management boards as defined in existing regulations on construction project management (except project management boards which are members of enterprises);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case the project owner is a public service unit that does not establish a separate project management board, accounting works shall be done using the accounting books of that public service unit according to accounting instructions for public service units in the Circular No. 107/2017/TT-BTC dated October 10, 2017 of the Ministry of Finance. Where necessary, accounts and relevant instructions herein may be also used for recording transactions related to the management of investment project.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Accounting vouchers

1. Accounting vouchers are documents and storage devices that contain economic/financial transactions that occur and have been completed and shall be used as the basis for making accounting books.

2. Accounting units are required to use same forms of compulsory accounting vouchers as prescribed herein. Accounting units are not allowed to modify the prescribed forms of accounting vouchers during the performance of accounting works.

3. Printed accounting vouchers must be carefully stored and protected from damage or rot. Cheques, receipts and financial instruments must be managed as if cash.

4. The list, forms and methods of making compulsory accounting vouchers are provided in the Appendix 01 “The system of compulsory accounting vouchers" enclosed herewith. With regard to economic transactions for which accounting vouchers are not available in Appendix 01, accounting units shall themselves make accounting vouchers which must contain at least 07 contents of an accounting voucher prescribed in Article 16 of the Law on Accounting 2015.

Article 4. Accounts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Chart of accounts and bookkeeping requirements:

a) Accounts in the balance sheet include accounts of type 1 to 9, and apply double-entry bookkeeping (i.e. every entry shall be recorded in both sides of an account). Accounts in the balance sheet are used to record financial transactions (also called as financial accounting) and shall be applied by all project management boards to reflect their assets, debts, funds, revenues, expenditures, and surplus (or deficit) during the accounting period.

b) Off-balance accounts (accounts of type 0) shall apply single-entry bookkeeping (i.e. every entry shall only be recorded in one side of an account). Off-balance accounts related to state budget (accounts 004, 006, 008, 009, 012, 013, 018) must be recorded according to state budget entries by years (previous year, current year and following year) and other management requirements (if any). Off-balance accounts used to record deducted or retained amounts (account 014) and manage expenditures covered by this funding source must be recorded and reflected according to state budget entries and other management requirements (if any).

c) If an economic transaction is related to the receipt and use of funding derived from state budget, foreign aids or loans, deducted or retained amounts, it must be recorded using both accounts in the balance sheet and off-balance sheet accounts as regulated.

3. Application of chart of accounts:

a) Accounting units shall refer to the Chart of accounts enclosed herewith and select accounts suitable for their operations.

b) Accounts may be modified in the following cases:

- Subaccounts of accounts on the chart of accounts in Appendix 02 enclosed herewith may be created to meet accounting units’ management requirements.

- The addition of any account of the same tier with that of an account on the chart of accounts (provided in Appendix 02) enclosed herewith requires the written approval from the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Accounting books

1. Accounting books shall be intended for recording, systematizing and storing all economic/financial transactions already arising of accounting units. The management and retention of accounting books shall abide by regulations of the Law on Accounting, relevant legislative documents and this Circular.

2. If an accounting unit receives and uses funds derived from state budget, foreign aids or loans, it must open accounting books for monitoring such receipt and use of funds for each budget year in conformity with state budget entries and other management requirements so as to serve the preparation of budget statements with state budget units and relevant units. An accounting unit that uses deducted or retained amounts must open accounting books for monitoring the use of such funds in conformity with state budget entries and other management requirements so as to serve the preparation of budget statements with competent authorities.

3. Types of accounting books:

a) Each accounting unit shall use only one accounting book system for an annual accounting period, including general accounting book and subsidiary accounting books.

Depending on its applied accounting method, the accounting unit shall create both general accounting book and subsidiary accounting books, and ensure full and correct contents, order and method of recording of each accounting book form.

b) Form of general accounting book:

- Journals are intended for recording economic/financial transactions in chronological order. An accounting unit may, where necessary, record economic/financial transactions in chronological order and classify or systematize them according to economic contents. Data on a journal reflects all economic/financial transactions that arise during an accounting period.

- Ledger is intended for recording economic/financial transactions according to economic contents (or accounts). An accounting unit may record economic/financial transactions on the ledger in chronological order and according to economic contents. Data on the ledger reflects assets, funds and the use of such funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Subsidiary accounting books/sheets are intended for recording in detail the economic transactions that arise related to accounting subjects and are not yet included in the ledger in order to meet management requirements. Data on subsidiary accounting books is the specific information serving the performance of internal management tasks of an accounting unit as well as the computation and creation of items of its financial statements and budget statements.

Based on management and bookkeeping requirements for each accounting subject, accounting units are allowed to create more detailed items on their subsidiary accounting books/sheets to serve their preparation of financial statements and budget statements as well as their management.

4. Other regulations on responsibility of book keepers and book makers, opening, recording, closing and modification of accounting books shall conform to the Circular No. 107/2017/TT-BTC dated October 10, 2017 of the Ministry of Finance.

5. The lists, forms, notes to contents and methods of making accounting books are provided in the Appendix 03 “Accounting book system” enclosed herewith.

Article 6. Budget statements

1. If an accounting unit is provided with funding from state budget for covering project management costs and/or costs of other activities (except funding for capital construction activities), receives and uses foreign aids or loans to cover its recurrent costs (except foreign aids and loans used for capital construction projects/works), it must make budget statements recording the receipt and use of funding from state budget, foreign loans and aids in accordance with regulations herein.

2. If an accounting unit’s estimate includes amounts deducted or retained to serve its operations as assigned by a competent authority, it shall make budget statement recording the receipt and use of such deducted or retained amounts in accordance with regulations herein.

3. If an accounting unit has implemented requests of auditors, inspectors or finance authorities for activities that it manages in an accounting year, it shall make reports on implementation results thereof in accordance with regulations herein. Reports made according to the form in this Circular shall not include data about the results of implementation of requests of auditors or inspectors for projects using funding derived from state budget which have been reported using the report form provided in the Circular No. 85/2017/TT-BTC dated August 15, 2017 of the Ministry of Finance and relevant legislative documents.

4. Reporting period: Budget statements shall be made for each annual accounting period. In addition to annual budget statements, budget statements for other accounting periods shall be made if required by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The list, report forms, receiving authorities, submission methods and notes to methods for making budget statements are provided in the Appendix 04 “The system of budget statements" enclosed herewith.

Article 7. Financial statements

Accounting units must close their accounting books at the end of the annual accounting period and make financial statements which shall be sent to competent authorities and relevant units as regulated.

1. Financial statements shall be intended for providing information about financial status, business performance and cash flow of an accounting unit.

2. Information provided in the financial statements is helpful to increase the accountability of the accounting unit for the receipt and use of financial resources in accordance with law regulations and used as the basis for preparation of consolidated financial statements by superior accounting units.

3. Rules and requirements concerning the preparation of financial statements

a) Rules:

Financial statements must be prepared based on data obtained after accounting books are closed. Financial statements must be made correctly in terms of contents, method, and consistency between accounting periods; any difference in presentation of financial statements of different accounting periods must be explained;

Financial statements shall bear the signatures of the preparer, the chief accountant, and the legal representative of the accounting unit. The signatory of a financial statement must take responsibility for its contents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Financial statements must reflect contents and values of reporting items in a truthful and objective manner; items about financial status, business performance and cash flow arising during the year of the accounting unit must be represented according to the prescribed forms.

Financial statements must be prepared in a timely manner and contain accounting information and data recorded in a clear, understandable and accurate manner.

Reporting information and data must be continuously recorded; the data of a period must continue that of the previous period.

4. Reporting period and time limits for submission of financial statements:

Financial statements must be prepared at the end of each annual accounting period as regulated in the Law on Accounting.

The annual financial statement of an accounting unit shall be submitted to the competent authority (more details about receiving authorities are provided in Appendix 05 – System of financial statements enclosed herewith) or its superior accounting unit within 90 days from the end of the annual accounting period as prescribed by law.

5. Publishing of financial statements:

Financial statements must be published in accordance with regulations of the Law on Accounting and relevant legislative documents.

6. Accounting units are not required to prepare “Reports on additional financial information” (Form B01/BSTT) as prescribed in the Circular No. 99/2018/TT-BTC dated November 01, 2018 of the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 8. Effect

1. This Circular comes into force from January 01, 2020 and applies in the fiscal year 2020 afterwards.

2. This Circular supersedes all provisions in Chapter II, Part II “Accounting instructions for main investors of public service units” of the Circular No. 195/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Minister of Finance.

3. Any documents referred to in Circular are amended or supplemented, the new ones shall prevail.

Article 9. Implementation organization

1. Ministries and provincial-level People's Committees shall instruct and disseminate this Circular to main investors and project management boards under their authority or management.

2. Directors of Accounting and Audit Management and Supervision Department, Investment Department, Department of Public Expenditure, State Budget Department, Chief of the Ministry’s Office and heads of relevant units affiliated to the Ministry of Finance shall disseminate, instruct, inspect and implement this Circular./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

;

Thông tư 79/2019/TT-BTC về hướng dẫn Chế đỗ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 79/2019/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 14/11/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 79/2019/TT-BTC về hướng dẫn Chế đỗ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…