BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2022/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng,
Thông tư này hướng dẫn quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm và chế độ tài chính, chế độ báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng; bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường; bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Chủ đầu tư, nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
2. Nhà thầu tư vấn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường; bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba).
2. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
3. Bên thứ ba là bên bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác có nguyên nhân từ việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng) hoặc trong quá trình thi công xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba) trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
4. Mức khấu trừ là số tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền bồi thường bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, cụ thể như sau:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Mục I và điểm b khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đưa vào sử dụng là việc đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào vận hành, khai thác.
6. Người được bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích liên quan đến công trình trong thời gian xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba).
7. Bệnh nghề nghiệp là bệnh được quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động.
8. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động.
9. Tai nạn lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động.
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp riêng Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Tên, địa điểm công trình xây dựng.
c) Số tiền bảo hiểm.
d) Tổng giá trị công trình xây dựng (nếu có).
đ) Số hợp đồng tư vấn, giá trị hợp đồng tư vấn trong đó tách riêng phần giá trị tư vấn khảo sát xây dựng và giá trị tư vấn thiết kế xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động đầu tư xây dựng).
e) Tổng số người lao động được bảo hiểm (đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường).
g) Thời hạn bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm, mức khấu trừ (nếu có).
h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 5. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
1. Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
3. Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
4. Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
5. Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo tại Khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
6. Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
7. Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật.
b) Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu có). Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy định pháp luật.
Mục 1. BẢO HIỂM BẮT BUỘC CÔNG TRÌNH TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG
Điều 7. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Điều 8. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
c) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.
d) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
đ) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
e) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
g) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Điều 10. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được xác định như sau:
a) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a khoản 1 Mục I và điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc công trình xây dựng có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.
4. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Đối với các hợp đồng bảo hiểm cho các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
5. Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc), cụ thể như sau:
a) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng của cấp có thẩm quyền.
b) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán công trình xây dựng của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu hồi phần phí bảo hiểm giảm này từ doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm là nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng và phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng phải trả lại cho chủ đầu tư số phí bảo hiểm đã thu hồi từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 11. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Điều 12. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này) hoặc điểm b khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sự cố công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
- Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
- Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 13 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Thực hiện giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư này.
- Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.
3. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.
4. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị tổn thất.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
6. Nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chi chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
7. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Điều 13. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Mục 2. BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 14. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
Điều 15. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm.
c) Chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hoặc danh mục tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
d) Tổn thất phát sinh do nấm mốc.
đ) Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và bên thứ ba.
e) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
g) Tổn thất phát sinh từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
Điều 17. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn khảo sát xây dựng được xác định như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Phí bảo hiểm và mức khấu trừ quy định tại khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với công trình xây dựng không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.
4. Việc thanh toán phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC.
5. Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, cụ thể như sau:
a) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán của cấp có thẩm quyền.
b) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi.
Điều 18. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Điều 19. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm là hậu quả của việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.
b) Yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.
c) Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Tổng mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
5. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 20 Thông tư này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Thông tư này.
- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 20. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y.
e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
c) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Mục 3. BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
Điều 21. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định pháp luật.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Điều 22. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Điều 24. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thanh toán phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC.
4. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Trước ngày mười lăm (15) của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày mười lăm (15) của tháng kế tiếp tháng thông báo.
c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng thừa trước ngày mười lăm (15) của tháng kế tiếp tháng thông báo.
d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh theo văn bản của người được bảo hiểm.
Điều 25. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường.
Điều 26. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại Điều 27 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
2. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá sáu (06) tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới tám mươi mốt phần trăm (81%), mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ tám mươi mốt phần trăm (81%) trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
4. Riêng đối với trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
Điều 27. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), bao gồm:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau: Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y.
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ năm phần trăm (5%) trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.
4. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp, bao gồm:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao.
b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chuẩn mắc bệnh nghề nghiệp; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ năm phần trăm (5%) trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
5. Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm (nếu có).
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Mục 4. BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA
Điều 28. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với bên thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP.
Điều 29. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba bao gồm:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
c) Thiệt hại đối với tài sản trên mặt đất hay sức khỏe, tính mạng do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu gây ra.
d) Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với bên thứ ba.
đ) Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.
e) Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công nhân của một trong những người trên.
g) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 31. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm bắt buộc đối với công trình trong thời gian xây dựng tương ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này. Căn cứ mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm.
2. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC.
Đối với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
3. Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Điều 32. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba khi thực hiện thi công xây dựng công trình.
Điều 33. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
1. Khi bên thứ ba bị thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho bên mua bảo hiểm theo mức bồi thường sau:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
c) Chi phí pháp lý có liên quan (nếu có).
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản này không vượt quá số tiền bảo hiểm quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP.
2. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 34 Thông tư này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Thông tư này.
- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 34. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của bên thứ ba (Bản sao của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (nếu có).
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Mục 5. CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện chế độ tài chính theo hướng dẫn sau:
1. Thực hiện chế độ tài chính theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
2. Hạch toán tách bạch doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định sau:
1. Báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo nghiệp vụ quý, năm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Báo cáo quý: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên kỳ báo cáo đến ngày 30 hoặc 31 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
b) Báo cáo năm: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng 01 kỳ báo cáo đến ngày 31 tháng 12 của thuộc kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính (khi hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính được vận hành).
2. Ngoài các báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính trong các trường hợp sau: Báo cáo theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng kết, đánh giá để xây dựng cơ chế, chính sách; báo cáo khi có thông tin về việc vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và các báo cáo đột xuất khác để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 và thay thế Thông tư số 329/2016/TT-BTC.
2. Các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba đã giao kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm có nội dung được quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU
PHÍ BẢO HIỂM, MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM BẮT BUỘC CÔNG TRÌNH TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Đối với công trình được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng
a) Biểu phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
STT |
Loại công trình xây dựng |
Tỷ lệ phí bảo hiểm (‰ theo giá trị công trình xây dựng) |
Mức khấu trừ (loại) |
1 |
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG |
|
|
1.1 |
Nhà ở |
|
|
|
Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác cấp III trở lên |
|
|
1.1.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.1.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.1.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2 |
Công trình công cộng |
|
|
1.2.1 |
Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu cấp III trở lên |
|
|
1.2.1.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.2.1.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.1.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2.2 |
Công trình y tế cấp III trở lên |
|
|
1.2.2.1 |
Không có y tế |
0,8 |
M |
1.2.2.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.2.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2.3 |
Công trình thể thao cấp III trở lên: Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài |
|
|
1.2.3.1 |
Công trình thể thao ngoài trời |
1,5 |
M |
1.2.3.2 |
Công trình thể thao trong nhà |
1,4 |
M |
1.2.3.3 |
Các công trình thể thao khác |
1,2 |
M |
1.2.4 |
Công trình văn hóa cấp III trở lên: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; Bảo tàng, thư viện, triển lãm; nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương |
|
|
1.2.4.1 |
Không có tầng hầm |
0.8 |
M |
1.2.4.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.4.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2.5 |
Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị cấp III trở lên; Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự cấp II trở lên) |
|
|
1.2.5.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.5.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.5.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.6 |
Công trình dịch vụ cấp III trở lên: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự: bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác) |
|
|
1.2.6.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.6.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.6.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.7 |
Công trình trụ sở, văn phòng làm việc cấp III trở lên: các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc |
|
|
1.2.7.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.7.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.7.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.8 |
Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp cấp III trở lên: các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác |
1,5 |
|
1.2.8.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.8.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.8.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.9 |
Công trình phục vụ dân sinh khác cấp II trở lên: các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh) |
1,5 |
M |
1.2.9.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.2.9.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.9.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
2 |
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP |
|
|
2.1 |
Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên |
|
|
2.1.1 |
Cơ sở sản xuất xi măng; sản xuất clinke công suất từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên; cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp fibro xi măng có công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên; cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại có công suất từ 500.000 m2/năm trở lên; cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng khác có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; cơ sở sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông thương phẩm và các loại có công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên |
2,6 |
M |
2.1.2 |
Các loại mỏ khai thác vật liệu xây dựng cấp III trở lên |
2,6 |
M |
2.1.3 |
Các công trình sản xuất vật liệu xây dựng cấp III trở lên khác |
2,4 |
M |
2.2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo cấp III trở lên |
|
|
2 2.1 |
Cơ sở cán, kéo kim loại có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm, năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.2 |
Nhà máy luyện kim có sử dụng nguyên liệu là phế liệu hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác |
2,1 |
M |
2.2.3 |
Cơ sở sản xuất, sửa chữa, công-ten-nơ, rơ moóc có năng lực sản xuất từ 500 công-ten-nơ, rơ moóc/năm trở lên hoặc có năng lực sửa chữa từ 2.500 công-ten-nơ, rơ moóc/năm trở lên |
2,1 |
M |
2.2.4 |
Cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe; cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp xe máy, ô tô có công suất từ 5.000 xe máy/năm trở lên hoặc có công suất từ 500 ô tô/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.5 |
Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy cho tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
2,1 |
N |
2.2.6 |
Cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.7 |
Cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.8 |
Cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,3 |
N |
2.2.9 |
Nhà máy luyện kim và cơ khí chế tạo cấp III trở lên khác |
2,3 |
N |
2.3 |
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên |
|
|
2.3.1 |
Công trình khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp) có khối lượng mỏ (khoáng sản đất đá thải) từ 50.000 m3 nguyên khai/ năm trở lên hoặc có tổng khối lượng mỏ (khoáng sản đất đá thải) từ 1.000.000 m3 nguyên khối trở lên |
2,3 |
N |
2.3.2 |
Công trình khai thác cát, sỏi quy mô từ 50.000 m3 vật liệu nguyên khai/năm trở lên; công trình khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m3 vật liệu nguyên khai/ năm trở lên |
2,3 |
N |
2.3.3 |
Chế biến khoáng sản rắn không sử dụng hóa chất độc hại có công suất từ 50.000 m3 sản phẩm/năm trở lên hoặc có tổng lượng đất đá thải ra từ 500.000 m3/năm trở lên |
2,3 |
N |
2.3.4 |
Công trình khai thác nước cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt có công suất khai thác từ 3.000 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất hoặc có công suất khai thác từ 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước mặt |
2,5 |
N |
2.3.5 |
Công trình khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) có công suất khai thác từ 200 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai hoặc có công suất khai thác từ 500 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác |
2,5 |
N |
2.3.6 |
Các công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên khác |
4,0 |
N |
2.4 |
Công trình dầu khí cấp III trở lên |
|
|
2.4.1 |
Nhà máy lọc dầu, chế biến khí cấp III trở lên; nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên; tuyến dưỡng ống dẫn dầu, khí có chiều dài từ 20 km trở lên; xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí |
5,0 |
M |
2.4.2 |
Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dung tích chứa từ 200 m3 trở lên |
3,0 |
M |
2.5 |
Công trình năng lượng cấp III trở lên |
|
|
2.5.1 |
Nhà máy nhiệt điện cấp III trở lên |
3,0 |
N |
2.5.2 |
Nhà máy phong điện (trang trại gió) cấp III trở lên hoặc có diện tích từ 100 ha trở lên |
3,0 |
N |
2.5.3 |
Nhà máy quang điện (trang trại điện mặt trời) cấp III trở lên hoặc có diện tích từ 100 ha trở lên |
2,6 |
N |
2.5.4 |
Nhà máy thủy điện cấp III trở lên hoặc có dung tích hồ chứa từ 100.000 m3 nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên |
7,5 |
M |
2.5.5 |
Tuyến đường dây tải điện 110 kV trở lên; trạm điện công suất 500 kV |
2,5 |
M |
2.5.6 |
Nhà máy sản xuất, gia công các thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên; thiết bị điện có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.5.7 |
Các công trình năng lượng khác cấp III trở lên |
2,0 |
M |
2.6 |
Công trình hóa chất cấp III trở lên |
|
|
2 6.1 |
Công trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
|
|
2.6.1.1 |
Nhà máy sản xuất phân hóa học có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.6.1.2 |
Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 500 tấn trở lên, phân bón từ 5.000 tấn trở lên |
1,5 |
M |
2.6.1.3 |
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
1,2 |
N |
2.6.1.4 |
Cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật có công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
N |
2.6.1.5 |
Cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
N |
2.6.2 |
Công trình hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo |
|
|
2.6.2.1 |
Cơ sở sản xuất dược phẩm; cơ sở sản xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm |
2,0 |
N |
2.6.2.2 |
Cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.3 |
Cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.4 |
Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.5 |
Cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.6 |
Cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ |
3,0 |
N |
2.6.2.7 |
Cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên; kho chứa hóa chất từ 500 tấn trở lên |
3,0 |
N |
2.6.2.8 |
Vùng sản xuất muối từ nước biển có diện tích từ 100 ha trở lên |
1,5 |
N |
2.6.3 |
Các công trình hóa chất cấp III trở lên khác |
2,0 |
N |
2.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ cấp III trở lên |
|
|
2.7.1 |
Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
2.7.1.1 |
Cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.2 |
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên; 3.000 gia cầm/ngày trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.3 |
Cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.4 |
Cơ sở sản xuất đường có công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.5 |
Cơ sở sản xuất cồn, rượu có công suất từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.6 |
Cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.7 |
Cơ sở sản xuất bột ngọt có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.8 |
Cơ sở sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.9 |
Cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.10 |
Cơ sở sản xuất bánh, kẹo có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.11 |
Cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai có công suất từ 2.000 m3 nước/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.2 |
Công trình chế biến nông sản |
|
|
2.7.2.1 |
Cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá có công suất từ 100.000.000 điếu/năm trở lên hoặc có công suất từ 1.000 tấn nguyên liệu/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.2.2 |
Cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, tinh bột các loại có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến khô hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến ướt |
1,5 |
M |
2.7.2.3 |
Cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến khô hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm năm trở lên đối với công nghệ chế biến ướt |
1,5 |
M |
2.7.3 |
Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
|
|
2.7.3.1 |
Cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có công suất từ 3.000 m3 sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.3.2 |
Cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.3.3 |
Cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m3 trở lên |
2,0 |
M |
2.7.3.4 |
Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước có công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.3.5 |
Nhà máy sản xuất đồ gồm sứ, thủy tinh có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.4 |
Công trình sản xuất giấy và văn phòng phẩm |
|
|
2.7.4.1 |
Cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô có công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.4.2 |
Cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy hoặc phế liệu có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.4.3 |
Cơ sở sản xuất văn phòng phẩm có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.5 |
Công trình về dệt nhuộm và may mặc |
|
|
2.7.5.1 |
Cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm |
1,5 |
M |
2.7.5.2 |
Cơ sở dệt không nhuộm có công suất từ 10.000.000 m2 vải/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.5.3 |
Cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may có công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy hoặc có công suất từ 2.000.000 sản phẩm/ năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy |
1,2 |
M |
2.7.5.4 |
Cơ sở giặt là công nghiệp công suất từ 50.000 sản phẩm/ năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.5.5 |
Cơ sở sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.6 |
Cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi |
|
|
2.7.6.1 |
Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,0 |
M |
2.7.6.2 |
Cơ sở nuôi trồng thủy sản có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên |
4,0 |
M |
2.7.6.3 |
Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên; cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên |
1,0 |
M |
2.7.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ khác |
|
|
2.7.7.1 |
Cơ sở chế biến cao su, mủ cao su có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.7.2 |
Cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế có công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.7.3 |
Cơ sở sản xuất giầy dép có công suất từ 1.000.000 đôi/ năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.7.4 |
Cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại (riêng cơ sở sản xuất săm lốp cao su ô tô, máy kéo có công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên, cơ sở sản xuất săm lốp cao su xe đạp, xe máy có công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên) |
1,8 |
M |
2.7.7.5 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác có công suất từ 500 tấn mực in và từ 1.000 sản phẩm/năm trở lên đối với các vật liệu ngành in khác |
1,8 |
M |
2.7.7.6 |
Cơ sở sản xuất ắc quy, pin có công suất từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,5 |
M |
2.7.7.7 |
Cơ sở thuộc da |
1,8 |
M |
2.7.7.8 |
Cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp có công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,5 |
M |
2.7.7.9 |
Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu |
3,0 |
M |
3 |
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT |
|
|
3.1 |
Cấp nước cấp II trở lên |
|
|
3.1.1 |
Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch |
3,0 |
N |
3.1.2 |
Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) |
2,0 |
N |
3.2 |
Thoát nước cấp II trở lên |
|
|
3.2.1 |
Hồ điều hòa |
5,0 |
N |
3.2.2 |
Trạm bơm nước mưa (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) |
3,0 |
N |
3.2.3 |
Công trình xử lý nước thải |
3,0 |
N |
3.2.4 |
Trạm bơm nước thải (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) |
3,0 |
N |
3.2.5 |
Công trình xử lý bùn |
4,0 |
N |
3.2.6 |
Xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư có chiều dài công trình từ 10 km trở lên |
2,5 |
N |
3.3 |
Xử lý chất thải rắn cấp II trở lên |
|
|
3.3.1 |
Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường |
2,5 |
N |
3.3.2 |
Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên |
2,5 |
N |
3.4 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp III trở lên: Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp |
2,5 |
N |
3.5 |
Nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng cấp II trở lên |
1,0 |
N |
3.6 |
Nhà để xe (ngầm và nổi), cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật cấp II trở lên |
|
|
3.6.1 |
Bãi đỗ xe ngầm |
4,5 |
N |
3.6.2 |
Bãi đỗ xe nổi |
1,2 |
N |
3.6.3 |
Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật |
1,5 |
N |
4 |
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG |
|
|
4.1 |
Đường bộ |
|
|
4.1.1 |
Đường ô tô cao tốc mọi cấp |
4,0 |
N |
4.1.2 |
Đường ô tô, đường trong đô thị cấp III trở lên |
2,5 |
N |
4.1.3 |
Bến phà cấp III trở lên |
5,0 |
N |
4.1.4 |
Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ cấp III trở lên |
2,0 |
N |
4.2 |
Đường sắt |
|
|
4.2.1 |
Đường sắt mọi cấp: Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương |
4,0 |
N |
4.2.2 |
Ga hành khách cấp III trở lên |
2,0 |
N |
4.3 |
Cầu cấp III trở lên |
|
|
4.3.1 |
Cầu đường bộ |
6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1 ‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.3.2 |
Cầu bộ hành |
2,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.3.3 |
Cầu đường sắt |
6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1 ‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.3.4 |
Cầu phao |
6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1 ‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.4 |
Hầm |
|
|
4.4.1 |
Hầm cấp III trở lên: hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ |
11,0 |
N |
4.4.2 |
Hầm tàu điện ngầm (Metro) mọi cấp |
11,0 |
N |
4.5 |
Công trình đường thủy nội địa cấp II trở lên |
|
|
4.5.1 |
Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) |
7,0 |
N |
4.5.3 |
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tàu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị) |
8,0 |
N |
4.6 |
Công trình hàng hải |
|
|
4.6.1 |
Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) cấp III trở lên |
10,0 |
N |
4.6.2 |
Công trình hàng hải khác cấp II trở lên |
10,0 |
N |
4.7 |
Công trình hàng không |
|
|
4.7.1 |
Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay) |
3,0 |
N |
4.8 |
Tuyến cáp treo và nhà ga |
|
|
4.8.1 |
Để vận chuyển người |
5,0 |
N |
4.8.2 |
Để vận chuyển hàng hóa cấp II trở lên |
4,0 |
N |
5 |
CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
|
|
5.1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
5 1.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
5,0 |
N |
5.1.2 |
Hồ chứa nước cấp III trở lên |
8,0 |
N |
5.1.3 |
Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác cấp III trở lên |
10,0 |
N |
5.2 |
Công trình đê điều |
10,0 |
N |
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu về loại mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục này.
b) Mức khấu trừ:
Mức khấu trừ bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng áp dụng theo bảng sau hoặc bằng 5% giá trị tổn thất, tùy theo số nào lớn hơn:
Đơn vị: triệu đồng
Giá trị bảo hiểm |
Mức khấu trừ loại “M” |
Mức khấu trừ loại “N” |
|||
Đối với rủi ro thiên tai |
Đối với rủi ro khác |
Đối với rủi ro thiên tai |
Đối với rủi ro khác |
||
Tới |
10.000 |
100 |
20 |
150 |
40 |
|
20.000 |
150 |
30 |
200 |
40 |
|
100.000 |
200 |
60 |
300 |
80 |
|
600.000 |
300 |
80 |
500 |
150 |
|
700.000 |
500 |
100 |
700 |
200 |
2. Đối với công trình được bảo hiểm có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên hoặc các công trình chưa được đề cập tại điểm 1 khoản I Phụ lục này
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
1. Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng
a) Biểu phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Mã hiệu |
Hạng mục công trình, loại thiết bị lắp đặt vào công trình |
Tỷ lệ phí bảo hiểm (‰ theo giá trị hạng mục công trình, loại thiết bị lắp đặt vào công trình) |
Mức khấu trừ (loại) |
1 |
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG |
|
|
|
- Nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác cấp III trở lên; - Công trình công cộng: + Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu cấp III trở lên; + Công trình y tế cấp III trở lên; + Công trình thể thao: Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài cấp III trở lên; + Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương cấp III trở lên; + Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị cấp III trở lên; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự cấp II trở lên; + Công trình dịch vụ: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác cấp III trở lên; + Công trình trụ sở, văn phòng làm việc: Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc cấp III trở lên; + Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp: Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác cấp III trở lên; + Công trình phục vụ dân sinh khác: Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh cấp II trở lên |
|
|
1.1 |
Lắp đặt nói chung |
1,9 |
M |
1.2 |
Thiết bị sưởi |
1,7 |
M |
1.3 |
Thiết bị điều hòa không khí |
2,0 |
M |
1.4 |
Thang máy nâng và thang máy cuốn |
1,9 |
M |
1.5 |
Thiết bị bếp |
2,3 |
M |
1.6 |
Thiết bị y tế |
2,0 |
M |
1.7 |
Thiết bị khử trùng |
2,0 |
M |
1.8 |
Thiết bị làm lạnh |
1,7 |
M |
1.9 |
Thiết bị ánh sáng |
1,7 |
M |
1.10 |
Rạp chiếu phim, phòng quay truyền hình, quay phim |
1,9 |
M |
1.11 |
Cáp treo |
4,0 |
N |
2 |
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP |
|
|
2.1 |
Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên |
|
|
2.1.1 |
Ngành vật liệu xây dựng nói chung |
2,3 |
N |
2.1.2 |
Nhà máy xi-măng |
2,6 |
N |
2.1.3 |
Nhà máy bê tông |
2,3 |
N |
2.1.4 |
Nhà máy gạch |
2,6 |
N |
2.1.5 |
Nhà máy clinke |
2,4 |
N |
2.1.6 |
Nhà máy ngói, tấm lợp fibro xi măng |
3,0 |
N |
2.1.7 |
Nhà máy gạch ốp lát |
2,7 |
N |
2.2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo dựng cấp III trở lên |
|
|
2.2.1 |
Sắt và thép |
|
|
2.2.1.1 |
Nhà máy luyện kim |
3,2 |
N |
2.2.1.2 |
Nhà máy luyện gang (sản xuất gang thỏi) |
3,4 |
N |
2.2.1.3 |
Nhà máy sản xuất phôi thép |
3,4 |
N |
2.2.1.4 |
Nhà máy cán thép nói chung |
3,1 |
N |
2.2.1.5 |
Nhà máy cán thép - cán nóng |
3,2 |
N |
2.2.1.6 |
Nhà máy cán thép - cán nguội (Thép tấm cỡ mỏng) |
3,2 |
N |
2.2.1.7 |
Xưởng đúc |
2,9 |
N |
2.2.2 |
Các kim loại không chứa sắt |
|
|
2.2.2.1 |
Nhà máy luyện kim nói chung |
3,4 |
N |
2.2.2.2 |
Nhà máy luyện nhôm |
3,2 |
N |
2.2.2.3 |
Nhà máy cán nói chung |
3,1 |
N |
2.2.2.4 |
Nhà máy cán nóng |
3,1 |
N |
2.2.2.5 |
Nhà máy cán nguội |
2,9 |
N |
2.2.2.6 |
Xưởng đúc |
2,9 |
N |
2.2.3 |
Công nghiệp sản xuất kim loại khác |
3,4 |
N |
2.3 |
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên |
|
|
2.3.1 |
Thiết bị khai thác mỏ lộ thiên |
3,5 |
N |
2.3.2 |
Thiết bị khai thác than lộ thiên |
3,2 |
N |
2.3.3 |
Thiết bị khai thác quặng lộ thiên |
3,2 |
N |
2.3.4 |
Thiết bị nạo vét hạng nặng trong khai thác mỏ lộ thiên |
2,8 |
N |
2.3.5 |
Thiết bị chế biến quặng kim loại |
3,0 |
N |
2.3.6 |
Thiết bị khác |
3,2 |
N |
2.4 |
Công trình dầu khí cấp III trở lên |
|
|
2.4.1 |
Nhà máy lọc dầu, chế biến khí; nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí; tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí |
6,0 |
N |
2.4.2 |
Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu |
2,3 |
N |
2.5 |
Công trình năng lượng cấp III trở lên |
|
|
2.5.1 |
Nhà máy nhiệt điện - than đá, dầu, than non (nhiệt độ hơi tới 540°C) |
|
|
2.5.1.1 |
tới 10 MW một máy |
4,1 |
N |
2.5.1.2 |
tới 50 MW một máy |
4,2 |
N |
2.5.1.3 |
tới 150 MW một máy |
4,4 |
N |
2.5.1.4 |
tới 300 MW một máy |
5,0 |
N |
2.5.2 |
Turbin hơi nước (nhiệt độ hơi tới 540°C) |
|
|
2.5.2.1 |
tới 50 MW |
3,7 |
N |
2.5.2.2 |
tới 150 MW |
5,6 |
N |
2.5.23 |
tới 300 MW |
6,0 |
N |
2.5.3 |
Máy phát trong nhà máy nhiệt điện |
|
|
2.5.3.1 |
tới 180 MVA |
4,1 |
N |
2.5.3.2 |
tới 400 MVA |
5,0 |
N |
2.5.4 |
Nồi hơi bao gồm cả phụ kiện thông thường |
2,6 |
N |
2.5.5 |
Nồi hơi dạng ống (nhiệt độ hơi tới 540°C) |
|
|
2.5.5.1 |
tới 50 tấn/giờ |
2,4 |
N |
2.5.5.2 |
tới 200 tấn/giờ |
2,6 |
N |
2.5.5.3 |
tới 1.000 tấn/giờ |
2,9 |
N |
2.5.6 |
Các loại nồi hơi khác |
|
|
2.5.6.1 |
tới 75 tấn/giờ |
3,1 |
N |
2.5.6.2 |
tới 150 tấn/giờ |
3,9 |
N |
2.5.7 |
Nồi hơi cấp nhiệt |
2,4 |
N |
2.5.8 |
Ống dẫn hơi |
2,2 |
M |
2.5.9 |
Nhà máy điện Diezen |
|
|
2.5.9.1 |
tới 5.000 KW/máy |
3,6 |
M |
2.5.9.2 |
tới 10.000 KW/máy |
3,8 |
N |
2.5.10 |
Máy phát trong nhà máy điện Diezen tới 12 MVA |
3,8 |
N |
2.5.11 |
Động cơ Diezen trong nhà máy điện Diezen tới 5.000 KW |
|
|
2.5.11.1 |
- Lắp đặt |
2,8 |
N |
2.5.11.2 |
- Tháo dỡ |
3,9 |
N |
2.5.12 |
Trạm phân phối điện |
|
|
2.5.12.1 |
Tới 100 KV |
2,6 |
N |
2.5.12.2 |
Trên 100 KV |
3,0 |
N |
2.5.13 |
Máy biến thế |
|
|
2.5.13.1 |
Tới 10 MVA |
3,1 |
N |
2.5.13.2 |
Tới 50 MVA |
3,5 |
N |
2.5.13.3 |
Tới 100 MVA |
4,0 |
N |
2.5.13.4 |
Tới 250 MVA |
4,4 |
N |
2.5.13.5 |
Tới 400 MVA |
4,8 |
N |
2.5.14 |
Nhà máy điện dùng tua-bin khí công nghiệp |
|
|
2.5.14.1 |
Tới 40 MW/máy |
4,9 |
N |
2.5.14.2 |
Tới 60 MW/máy |
5,3 |
N |
2.5.15 |
Cải tạo và xây dựng mới lưới điện |
3,2 |
N |
2.5.16 |
Sản xuất, gia công các thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử; thiết bị điện |
3,5 |
N |
2.5.17 |
Nhà máy phong điện, thủy điện, quang điện |
4,5 |
N |
2.6 |
Công trình hóa chất cấp III trở lên |
|
|
2.6.1 |
Công trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
|
|
2.6.1.1 |
Nhà máy sản xuất phân bón loại thông thường |
2,5 |
N |
2.6.1.2 |
Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
2,0 |
N |
2.6.2 |
Công trình hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo |
|
|
2.6.2.1 |
Nhà máy chế biến vật dụng bằng chất dẻo |
2,7 |
N |
2.6.2.2 |
Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm |
2,5 |
N |
2.6.2.3 |
Nhà máy sản xuất sơn |
2,5 |
N |
2.6.2.4 |
Nhà máy sản xuất thuốc thú y |
2,5 |
N |
2.6.2.5 |
Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa, hạt nhựa |
2,7 |
N |
2.6.2.6 |
Nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia |
2,5 |
N |
2.6.2.7 |
Nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ |
4,5 |
N |
2.6.2.8 |
Nhà máy thuốc nổ công nghiệp: kho chứa thuốc nổ, kho chứa hóa chất |
4,5 |
N |
2.6.2.9 |
Cơ sở sản xuất muối từ nước biển |
4,0 |
N |
2.6.3 |
Công nghiệp hóa chất khác |
2,7 |
N |
2.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ cấp III trở lên |
|
|
2.7.1 |
Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
2.7.1.1 |
Nhà máy sản xuất lương thực, thực phẩm |
1,7 |
M |
2.7.1.2 |
Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm |
1,5 |
M |
2.7.1.3 |
Nhà máy chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản |
1,9 |
M |
2.7.1.4 |
Nhà máy sản xuất đường |
2,9 |
M |
2.7.1.5 |
Nhà máy sản xuất cồn, rượu |
1,9 |
M |
2.7.1.6 |
Nhà máy sản xuất bia |
1,8 |
M |
2.7.1.7 |
Nhà máy sản xuất nước giải khát |
1,8 |
M |
2.7.1.8 |
Nhà máy sản xuất bột ngọt |
1,8 |
M |
2.7.1.9 |
Nhà máy sản xuất, chế biến sữa |
1,7 |
M |
2.7.1.10 |
Thiết bị sản xuất dầu ăn |
1,8 |
M |
2.7.1.11 |
Nhà máy sản xuất bánh, kẹo |
1,8 |
M |
2.7.1.12 |
Nhà máy sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai |
1,8 |
M |
2.7.1.13 |
Công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc khác |
1,8 |
M |
2.7.2 |
Công trình chế biến nông sản |
|
|
2.7.2.1 |
Nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, chế biến nguyên liệu thuốc lá |
2,2 |
M |
2.7.2.2 |
Nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, tinh bột |
1,8 |
M |
2.7.2.3 |
Nhà máy chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu |
1,8 |
M |
2.7.3 |
Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
|
|
2.7.3.1 |
Công nghiệp chế biến gỗ nói chung |
3,2 |
M |
2.7.3.2 |
Nhà máy sản xuất gỗ dán |
3,2 |
M |
2.7.3.3 |
Nhà máy sản xuất ván ép |
3,2 |
M |
2.7.3.4 |
Nhà máy sản xuất đồ dùng gia đình |
3,0 |
M |
2.7.3.5 |
Nhà máy cưa |
3,1 |
M |
2.7.3.6 |
Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước |
3,2 |
M |
2.7.3.7 |
Nhà máy sản xuất gốm, sứ |
3,6 |
N |
2.7.3.8 |
Nhà máy sản xuất thủy tinh |
3,2 |
M |
2.7.4 |
Công trình sản xuất giấy và văn phòng phẩm |
|
|
2.7.4.1 |
Công nghiệp giấy và bao bì nói chung |
3.8 |
N |
2.7.4.2 |
Nhà máy sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô |
3,8 |
N |
2.7.4.3 |
Thiết bị chế biến bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô |
3,4 |
N |
2.7.4.4 |
Nhà máy sản xuất giấy và bao bì |
3,8 |
N |
2.7.4.5 |
Nhà máy gia công giấy và bao bì |
3,4 |
N |
2.7.4.6 |
Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm |
3,8 |
N |
2.7.5 |
Công trình về dệt nhuộm và may mặc |
|
|
2.7.5.1 |
Công nghiệp dệt nói chung |
2,3 |
M |
2.7.5.2 |
Nhà máy sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo |
2,0 |
M |
2.7.5.3 |
Nhà máy dệt không nhuộm |
2,3 |
M |
2.7.5.4 |
Thiết bị giặt là công nghiệp |
2,1 |
M |
2.7.5.5 |
Thiết bị nhuộm, tẩy |
2,2 |
M |
2.7.5.6 |
Thiết bị sấy khô |
2,3 |
M |
2.7.5.7 |
Nhà máy dệt có nhuộm |
2,3 |
M |
2.7.5.8 |
Nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may |
2,3 |
M |
2.7.6 |
Cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi |
|
|
2.7.6.1 |
Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi nói chung |
1,8 |
M |
2.7.6.2 |
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi |
1,7 |
M |
2.7.6.3 |
Cơ sở chăn nuôi gia súc |
2,0 |
M |
2.7.6.4 |
Cơ sở chăn nuôi gia cầm |
2,0 |
M |
2.7.6.5 |
Cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã |
2,3 |
M |
2.7.6.6 |
Cơ sở nuôi trồng thủy sản |
2,7 |
M |
2.7.6.7 |
Cơ sở nuôi quảng canh |
2,6 |
M |
2.7.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ khác |
|
|
2.7.7.1 |
Nhà máy chế biến cao su, mủ cao su, nhà máy sản xuất săm lốp cao su |
3,0 |
N |
2.7.7.2 |
Nhà máy sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế |
3,0 |
N |
2.7.7.3 |
Nhà máy sản xuất giầy dép |
3,0 |
N |
2.7.7.4 |
Cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in |
2,2 |
M |
2.7.7.5 |
Nhà máy sản xuất ắc quy, pin |
3,0 |
N |
2.7.7.6 |
Cơ sở thuộc da |
2,2 |
M |
2.7.7.7 |
Nhà máy sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp |
3,0 |
N |
2.7.8 |
Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu |
2,6 |
N |
3 |
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT |
|
|
3.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
|
|
3.1.1 |
Xử lý cấp nước nói chung |
2,7 |
M |
3.1.2 |
Nhà máy nước |
2,5 |
M |
3.1.3 |
Công trình xử lý nước sạch |
2,4 |
M |
3.1.4 |
Hệ thống phân phối nước |
2,7 |
M |
3.1.5 |
Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp |
2,7 |
M |
3.2 |
Công trình thoát nước cấp II trở lên |
|
|
3.2.1 |
Hồ điều hòa |
6,5 |
N |
3.2.2 |
Trạm bơm nước mưa |
2,7 |
M |
3.2.3 |
Công trình xử lý nước thải |
2,4 |
M |
3.2.4 |
Trạm bơm nước thải |
2,7 |
M |
3.2.5 |
Công trình xử lý bùn |
2,7 |
M |
3.2.6 |
Xử lý thoát nước nói chung |
2,7 |
M |
3.2.7 |
Hệ thống thoát nước |
2,5 |
M |
3.2.8 |
Hệ thống chứa nước |
2,5 |
M |
3.2.9 |
Cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư |
2,5 |
M |
3.3 |
Công trình xử lý chất thải rắn cấp II trở lên |
|
|
3.3.1 |
Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường |
3,0 |
N |
3.3.2 |
Cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên |
3,3 |
N |
3.4 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp III trở lên: nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp. |
|
|
3.4.1 |
Hệ thống thông tin nói chung |
1,9 |
M |
3.4.2 |
Tổng đài điện thoại |
1,5 |
M |
3.4.3 |
Cấp thông tin (bao gồm công việc đào đất) |
2,3 |
M |
3.4.4 |
Cấp thông tin (loại trừ công việc đào đất) |
1,9 |
M |
3.4.5 |
Thiết bị Radio và tivi |
1,9 |
M |
3.4.6 |
Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS |
2,0 |
M |
3.5 |
Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng cấp II trở lên |
2,0 |
N |
3.6 |
Nhà để xe (ngầm và nổi), cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật cấp II trở lên |
|
|
3.6.1 |
Bãi đỗ xe ngầm |
2,5 |
N |
3.6.2 |
Bãi đỗ xe nổi |
1,5 |
N |
3.6.3 |
Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật |
3,5 |
N |
4 |
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG |
|
|
4.1 |
Đường bộ: Đường ô tô cao tốc mọi cấp; đường ô tô, đường trong đô thị cấp III trở lên; bến phà cấp III trở lên; bến xe, cơ sở đăng kiểm, phương tiện giao thông đường bộ, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ cấp III trở lên |
|
|
4.1.1 |
Băng chuyền |
1,8 |
M |
4.1.2 |
Băng tải (trừ trong công nghiệp mỏ) |
1,8 |
M |
4.1.3 |
Đường xe cáp |
5,2 |
N |
4.1.4 |
Đường xe điện |
2,0 |
N |
4.2 |
Đường sắt: đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao), đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương mọi cấp; ga hành khách cấp III trở lên |
|
|
4.2.1 |
Hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) |
3,0 |
N |
4.2.2 |
Lắp ráp toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) |
2,3 |
N |
4.2.3 |
Xây dựng hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) |
3,0 |
N |
4.2.4 |
Hệ thống xe lửa 2 đường ray (trừ đường tàu điện 0140 và đường tàu điện ngầm 0150) |
2,7 |
M |
4.2.5 |
Lắp đặt toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa 2 đường ray |
2,3 |
M |
4.2.6 |
Xây dựng đường xe lửa 2 đường ray |
2,8 |
M |
4.2.7 |
Đường sắt bánh răng |
3,0 |
N |
4.3 |
Cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao cấp III trở lên |
|
|
4.3.1 |
Cầu đường bộ |
4,0 |
N |
4.3.2 |
Cầu bộ hành |
4,0 |
N |
4.3.3 |
Cầu đường sắt |
4,5 |
N |
4.3.4 |
Cầu phao |
6,7 |
N |
4.4 |
Hầm: hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ cấp III trở lên |
|
|
4.4.1 |
Đường tàu điện ngầm Metro |
4,5 |
N |
4.4.2 |
Hầm qua nước |
8,4 |
N |
4.4.3 |
Hầm qua đất |
8,0 |
N |
4.5 |
Công trình đường thủy nội địa cấp II trở lên |
|
|
4.5.1 |
Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) |
7,5 |
N |
4.5.2 |
Cảng sông tiếp nhận tàu |
7,5 |
N |
4.5.3 |
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H), nước chạy tàu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị) |
7,5 |
N |
4.6 |
Công trình hàng hải |
|
|
4.6.1 |
Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) cấp III trở lên |
7,5 |
N |
4.6.2 |
Các công trình hàng hải khác cấp II trở lên |
7,5 |
N |
4.7 |
Công trình hàng không mọi cấp: nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo hoạt động bay) |
|
|
4.7.1 |
Lắp đặt các thiết bị, máy móc ở sân bay |
2,8 |
N |
4.7.2 |
Lắp ráp máy bay |
3,0 |
N |
4.7.3 |
Cảng hàng không, sân bay (đường cất, hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách) |
2,0 |
N |
4.7.4 |
Các công trình khác thuộc khu bay |
2,0 |
N |
5 |
CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
|
|
5.1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
5.1.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
6,5 |
N |
5.1.2 |
Hồ chứa nước cấp III trở lên |
6,5 |
N |
5.1.3 |
Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác cấp III trở lên |
6,5 |
N |
5.2 |
Công trình đê điều mọi cấp |
10,0 |
N |
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu quy định về loại mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Mục II Phụ lục này.
b) Mức khấu trừ:
Mức khấu trừ đối với công trình quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục này áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục này.
2. Đối với công trình có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên hoặc các công trình chưa được đề cập tại khoản 1 Mục này
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
BIỂU
PHÍ BẢO HIỂM, MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TƯ VẤN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
1. Đối với các công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ:
a) Biểu phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Phí bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị hợp đồng tư vấn, cụ thể theo bảng sau:
Giá trị hợp đồng tư vấn
Giá trị công trình xây dựng |
Đến 10 tỷ đồng |
Trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng |
Trên 20 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng |
Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng |
Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng |
Dưới 40 tỷ đồng |
1,20% |
1,52% |
- |
- |
- |
Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng |
0,85% |
1,12% |
1,19% |
- |
- |
Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng |
0,80% |
1,05% |
1,16% |
1,27% |
- |
Trên 80 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
0,75% |
0,95% |
1,07% |
1,18% |
1,34% |
Trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng |
0,70% |
0,88% |
0,99% |
1,11% |
1,25% |
Trên 120 tỷ đồng đến 160 tỷ đồng |
0,65% |
0,85% |
0,94% |
1,10% |
1,22% |
Trên 160 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng |
0,60% |
0,76% |
0,85% |
0,95% |
1,07% |
Trên 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng |
0,51% |
0,66% |
0,76% |
0,85% |
0,95% |
Trên 400 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng |
0,44% |
0,60% |
0,66% |
0,76% |
0,85% |
Trên 600 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng |
0,41% |
0,57% |
0,60% |
0,69% |
0,82% |
b) Mức khấu trừ:
Mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được tính bằng 1% giá trị hợp đồng tư vấn hoặc một trăm (100) triệu đồng, tùy theo số nào lớn hơn.
2. Đối với các công trình có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên hoặc giá trị hợp đồng tư vấn trên tám mươi (80) tỷ đồng hoặc các công trình không áp dụng biểu phí bảo hiểm và mức khấu trừ theo quy định tại khoản 1 Phụ lục này:
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
I. Biểu phí bảo hiểm năm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Loại nghề nghiệp (*) |
Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng) |
Loại 1 |
0,6 |
Loại 2 |
0,8 |
Loại 3 |
1,0 |
Loại 4 |
1,2 |
2. Biểu phí bảo hiểm ngắn hạn
Thời hạn bảo hiểm |
Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm) |
Đến 3 tháng |
40 |
Từ trên 3 đến 6 tháng |
60 |
Từ trên 6 đến 9 tháng |
80 |
Từ trên 9 đến 12 tháng |
100 |
(*) Phân loại nghề nghiệp:
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG
BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. Trường hợp chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên được bồi thường 100 triệu đồng, cụ thể như sau:
1. Suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do:
a) Mù hoặc mất hoàn toàn hai mắt.
b) Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được.
c) Hỏng hoàn toàn chức năng nhai và nói (câm).
d) Mất hoặc liệt hoàn toàn hai tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) hoặc hai chân (từ háng hoặc đầu gối xuống).
đ) Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân, hoặc mất một cánh tay và một bàn chân, hoặc một cánh tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một bàn chân.
e) Mất hoàn toàn khả năng lao động và làm việc (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn).
g) Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia.
2. Các trường hợp suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa (nếu có) hoặc tổng mức độ suy giảm khả năng lao động theo khoản II dưới đây từ 81% trở lên.
II. Trường hợp suy giảm khả năng năng lao động đến dưới 81% được bồi thường một trăm (100) triệu đồng nhân với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo bảng sau:
Mức độ suy giảm khả năng lao động |
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động |
I. CHI TRÊN |
|
1. Mất một cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai) |
75% |
2. Cắt cụt cánh tay từ dưới vai xuống |
70% |
3. Cắt cụt một cánh tay từ khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu) |
65% |
4. Mất trọn một bàn tay hay năm ngón của một bàn |
60% |
5. Mất 4 ngón tay trên một bàn |
40% |
6. Mất ngón cái và ngón trỏ |
35% |
7. Mất 3 ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn |
30% |
8. Mất 1 ngón cái và 2 ngón khác |
35% |
9. Mất 1 ngón cái và 1 ngón khác |
30% |
10. Mất 1 ngón trỏ và 2 ngón khác |
35% |
11. Mất 1 ngón trỏ và 1 ngón giữa |
30% |
12. Mất 1 ngón cái và 1 đốt bàn |
25% |
Mất 1 ngón cái |
20% |
Mất cả đốt ngoài |
10% |
Mất 1/2 đốt ngoài |
7% |
13. Mất 1 ngón trỏ và 1 đốt bàn |
20% |
Mất 1 ngón trỏ |
18% |
Mất 2 đốt 2 và 3 |
10% |
Mất đốt 3 |
8% |
14. Mất trọn 1 ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn (cả 1 đốt bàn) |
18% |
Mất 1 ngón giữa hoặc 1 ngón đeo nhẫn |
15% |
Mất 2 đốt 2 và 3 |
8% |
Mất đốt 3 |
4% |
15. Mất hoàn toàn 1 ngón út và đốt bàn |
15% |
Mất cả ngón út |
10% |
Mất 2 đốt 2 và 3 |
8% |
Mất đốt 3 |
4% |
16. Cứng khớp bả vai |
25% |
17. Cứng khớp khuỷu tay |
25% |
18. Cứng khớp cổ tay |
25% |
19. Gãy tay can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3 cm và chức năng quay sấp ngửa hạn chế hoặc tạo thành khớp giả |
25% |
20. Gãy xương cánh tay ở cổ giải phẫu, can xấu, hạn chế cử động khớp vai |
35% |
21. Gãy xương cánh tay |
|
- Can tốt, cử động bình thường |
15% |
- Can xấu, teo cơ |
25% |
22. Gãy 2 xương cẳng tay |
12% |
23. Gãy 1 xương quay hoặc trụ |
10% |
24. Khớp giả 2 xương |
25% |
25. Khớp giả 1 xương |
15% |
26. Gãy đầu dưới xương quay |
10% |
27. Gãy mỏm trâm quay hoặc trụ |
8% |
28. Gãy xương cổ tay |
10% |
29. Gãy xương đốt bàn |
8% |
30. Gãy xương đòn |
|
- Can tốt |
8% |
- Can xấu, cứng vai |
18% |
- Có chèn ép thần kinh mũ |
30% |
31. Gãy xương bả vai |
|
- Gãy vỡ, khuyết phần thân xương |
10% |
- Gãy vỡ ngành ngang |
17% |
- Gãy vỡ phần khớp vai |
30% |
32. Gãy xương ngón tay |
3% |
II. CHI DƯỚI |
|
33. Mất 1 chân từ háng xuống (tháo khớp háng 1 đùi) |
75% |
34. Cắt cụt 1 đùi |
|
1/3 trên |
70% |
1/3 giữa hoặc dưới |
55% |
35. Cắt cụt 1 chân từ gối xuống (tháo khớp gối) |
60% |
36. Tháo khớp cổ chân hoặc mất 1 bàn chân |
55% |
37. Mất xương sên |
35% |
38. Mất xương gót |
35% |
39. Mất đoạn xương chày, mác gây khớp giả cẳng chân |
35% |
40. Mất đoạn xương mác |
20% |
41. Mất mắt cá chân |
|
- Mắt cá ngoài |
10% |
- Mắt cá trong |
15% |
42. Mất cả 5 ngón chân |
45% |
43. Mất 4 ngón cả ngón cái |
38% |
44. Mất 4 ngón trừ ngón cái |
35% |
45. Mất 3 ngón, 3-4-5 |
25% |
46. Mất 3 ngón, 1-2-3 |
30% |
47. Mất 1 ngón cái và ngón 2 |
20% |
48. Mất 1 ngón cái |
15% |
49. Mất 1 ngón ngoài ngón cái |
10% |
50. Mất 1 đốt ngón cái |
8% |
51. Cứng khớp háng |
45% |
52. Cứng khớp gối |
30% |
53. Mất phần lớn xương bánh chè và giới hạn nhiều khả năng duỗi cẳng chân trên đùi |
45% |
54. Gãy chân can lệch hoặc mất xương làm ngắn chi |
|
- Ít nhất 5 cm |
40% |
- Từ 3 cm đến dưới 5 cm |
35% |
55. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo ngoài |
35% |
56. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo trong |
25% |
57. Gãy xương đùi 1/3 giữa hoặc dưới |
|
- Can tốt |
20% |
- Can xấu, trục lệch, chân dạng hoặc khép, teo cơ (Trường hợp phải mổ được thanh toán mức tối đa) |
30% |
58. Gãy 1/3 trên hay cổ xương đùi (Trường hợp mổ được thanh toán tối đa) |
|
- Can tốt, trục thẳng |
25% |
- Can xấu, chân vẹo, đi đau, teo cơ |
35% |
59. Khớp giả cổ xương đùi |
45% |
60. Gãy 2 xương cẳng chân (chày + mác) |
20% |
61. Gãy xương chày |
15% |
62. Gãy đoạn mâm chày |
15% |
63. Gãy xương mác |
10% |
64. Đứt gân bánh chè |
15% |
65. Vỡ xương bánh chè (trường hợp mổ thanh toán tối đa) |
10% |
66. Vỡ xương bánh chè bị cứng khớp gối hoặc teo cơ tứ đầu |
25% |
67. Đứt gân Achille (đã nối lại) |
15% |
68. Gãy xương đốt bàn |
7% |
69. Vỡ xương gót |
15% |
70. Gãy xương thuyền |
15% |
71. Gãy xương ngón chân |
4% |
72. Gãy ngành ngang xương mu |
25% |
73. Gãy ụ ngồi |
25% |
74. Gãy xương cánh chậu 1 bên |
20% |
75. Gãy xương chậu 2 bên, méo xương chậu |
40% |
76. Gãy xương cùng |
|
- Không rối loạn cơ tròn |
10% |
- Có rối loạn cơ tròn |
25% |
III. CỘT SỐNG |
|
77. Cắt bỏ cung sau |
|
- Của 1 đốt sống |
35% |
- Của 2 đến 3 đốt sống trở lên |
45% |
78. Gãy xẹp thân 1 đốt sống (không liệt tủy) |
30% |
79. Gãy xẹp thân 2 đốt sống trở lên (không liệt tủy) |
45% |
80. Gãy vỡ mỏm gai hoặc mỏm bên |
|
- Của 1 đốt sống |
10% |
- Của 2 đến 3 đốt sống |
25% |
IV. SỌ NÃO |
|
81. Khuyết xương sọ (chưa có biểu hiện thần kinh, tâm thần) |
|
- Đường kính dưới 6 cm |
25% |
- Đường kính từ 6 đến 10 cm |
40% |
- Đường kính trên 10 cm |
50% |
82. Rối loạn ngôn ngữ do ảnh hưởng của vết thương đại não |
|
- Nói ngọng, nói lắp khó khăn ảnh hưởng đến giao tiếp |
30% |
- Không nói được do tổn hại vùng Broca |
60% |
- Mất khả năng giao dịch bằng chữ viết (mất nhận biết về ngôn ngữ do tổn hại vùng Wernicke) |
55% |
83. Lột da đầu toàn bộ (1 phần theo tỷ lệ) |
45% |
84. Vết thương sọ não hở: |
|
- Xương bị nứt rạn |
40% |
- Lún xương sọ |
30% |
- Nhiều mảnh xương đi sâu vào não |
50% |
85. Chấn thương sọ não kín |
|
- Vỡ vòm sọ (đường rạn nứt thường, lõm hoặc lún xương) |
20% |
- Vỡ xương lan xuống nền sọ không có liệt dây thần kinh ở nền sọ |
30% |
- Vỡ xương lan xuống nền sọ, liệt dây thần kinh ở nền sọ |
40% |
86. Chấn thương não |
|
- Chấn động não |
8% |
- Phù não |
40% |
- Giập não, dẹp não |
50% |
- Chảy máu khoảng dưới nhện |
40% |
- Máu tụ trong sọ (ngoài màng cứng, trong màng cứng, trong não) |
30% |
V. LỒNG NGỰC |
|
87. Cắt bỏ 1 đến 2 xương sườn |
15% |
88. Cắt bỏ từ 3 xương sườn trở lên |
25% |
89. Cắt bỏ đoạn mỗi xương sườn |
8% |
90. Gãy 1 - 2 xương sườn |
7% |
91. Gãy 3 xương sườn trở lên |
15% |
92. Gãy xương ức đơn thuần (chức năng phân tim và hô hấp bình thường) |
15% |
93. Mẻ hoặc rạn xương ức |
10% |
94. Cắt toàn bộ một bên phổi |
70% |
95. Cắt nhiều thuỳ phổi ở 2 bên, DTS giảm trên 50% |
65% |
96. Cắt nhiều thuỳ phổi ở 1 bên |
50% |
97. Cắt 1 thuỳ phổi |
35% |
98. Tràn dịch, khí, máu màng phổi (chỉ chọc hút đơn thuần) |
5% |
99. Tràn khí, máu màng phổi (phải dẫn lưu mổ cầm máu) |
20% |
100. Tổn thương các van tim, vách tim do chấn thương (chưa suy tim) |
50% |
101. Khâu màng ngoài tim: |
|
- Phẫu thuật kết quả hạn chế |
60% |
- Phẫu thuật kết quả tốt |
35% |
VI. BỤNG |
|
102. Cắt toàn bộ dạ dày |
75% |
103. Cắt đoạn dạ dày |
50% |
104. Cắt gần hết ruột non (còn lại dưới 1 m) |
75% |
105. Cắt đoạn ruột non |
40% |
106. Cắt toàn bộ đại tràng |
75% |
107. Cắt đoạn đại tràng |
50% |
108. Cắt bỏ gan phải đơn thuần |
70% |
109. Cắt bỏ gan trái đơn thuần |
60% |
110. Cắt phân thuỳ gan, tuỳ vị trí, số lượng và kết quả phẫu thuật |
40% |
111. Cắt bỏ túi mật |
45% |
112. Cắt bỏ lá lách |
40% |
113. Cắt bỏ đuôi tụy, lách |
60% |
114. Khâu lỗ thủng dạ dày |
25% |
115. Khâu lỗ thủng ruột non |
30% |
116. Khâu lỗ thủng đại tràng |
30% |
117. Đụng rập gan, khâu gan |
35% |
118. Khâu vỏ lá lách |
25% |
119. Khâu tụy |
30% |
VII. CƠ QUAN TIẾT NIỆU, SINH DỤC |
|
120. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bình thường |
50% |
121. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bị tổn thương hoặc bệnh lý |
70% |
122. Cắt 1 phần thận trái hoặc phải |
30% |
123. Chấn thương thận |
|
- Nhẹ (không phải xử lý đặc hiệu, theo dõi dưới 5 ngày) |
4% |
- Trung bình (phải dùng thuốc đặc trị, theo dõi trên 5 ngày) |
10% |
- Nặng (có đụng dập, phải can thiệp ngoại khoa) |
47% |
124. Cắt 1 phần bàng quang |
27% |
125. Mổ thông bàng quang vĩnh viễn |
70% |
126. Khâu lỗ thủng bàng quang |
30% |
127. Mất dương vật và 2 tinh hoàn ở người |
|
- Dưới 55 tuổi chưa có con |
70% |
- Dưới 55 tuổi có con rồi |
55% |
- Từ 55 tuổi trở lên |
35% |
128. Cắt bỏ dạ con và buồng trứng 1 bên ở người |
|
- Dưới 45 tuổi chưa có con |
60% |
- Dưới 45 tuổi có con rồi |
30% |
- Từ 45 tuổi trở lên |
25% |
129. Cắt vú ở nữ |
|
Dưới 45 tuổi: |
|
- 1 bên |
20% |
- 2 bên |
45% |
Từ 45 tuổi trở lên: |
|
- 1 bên |
15% |
- 2 bên |
30% |
VIII. MẮT |
|
130. Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt |
|
- Không lắp được mắt giả |
55% |
- Lắp được mắt giả |
50% |
131. Một mắt thị lực còn đến 1/10 |
30% |
132. Một mắt thị lực còn từ 2/10 đến 4/10 |
12% |
133. Một mắt thị lực còn từ 5/10 đến 7/10 |
7% |
IX. TAI - MŨI - HỌNG |
|
134. Điếc 2 tai |
|
- Hoàn toàn không phục hồi được |
75% |
- Nặng (Nói to hoặc thét vào tai còn nghe) |
60% |
- Vừa (Nói to 1 đến 2 m còn nghe) |
35% |
- Nhẹ (Nói to 2 đến 4 m còn nghe) |
15% |
135. Điếc 1 tai |
|
- Hoàn toàn không phục hồi được |
30% |
- Vừa |
15% |
- Nhẹ |
8% |
136. Mất vành tai 2 bên |
20% |
137. Mất vành tai 1 bên |
10% |
138. Sẹo rúm vành tai, chít hẹp ống tai |
20% |
139. Mất mũi, biến dạng mũi |
18% |
140. Vết thương họng sẹo hẹp ảnh hưởng đến nuốt |
20% |
X. RĂNG - HÀM - MẶT |
|
141. Mất 1 phần xương hàm trên và 1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống |
|
- Khác bên |
80% |
- Cùng bên |
70% |
142. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới |
70% |
143. Mất 1 phần xương hàm trên hoặc 1 phần xương hàm dưới (từ 1/3 đến 1/2 bị mất) từ cành cao trở xuống |
35% |
144. Gãy xương hàm trên và hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn nhai, ăn khó |
30% |
145. Gãy xương gò má, cung tiếp xương hàm trên hoặc xương hàm dưới gây rối loạn nhẹ khớp cắn và chức năng nhai |
15% |
146. Khớp hàm giả do không liền xương hay khuyết xương |
20% |
147. Mất răng: |
|
- Trên 8 cái không lắp được răng giả |
30% |
- Từ 5 đến 7 răng |
15% |
- Từ 3 đến 4 răng |
8% |
- Từ 1 đến 2 răng |
5% |
148. Mất 3/4 lưỡi còn gốc lưỡi (từ đường gai V trở ra) |
75% |
149. Mất 2/3 lưỡi từ đầu lưỡi |
50% |
150. Mất 1/3 lưỡi ảnh hưởng đến phát âm |
15% |
151. Mất 1 phần nhỏ lưỡi (dưới 1/3) ảnh hưởng đến phát âm |
10% |
XI. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM, BỎNG |
|
152. Vết thương phần mềm (VTPM) gây đau, rát, tê, co kéo, ảnh hưởng đến gân, cơ, mạch máu lớn, thần kinh |
12% |
153. VTPM ở ngực, bụng ảnh hưởng đến hô hấp |
35% |
154. VTPM để lại sẹo xơ cứng làm biến dạng mắt gây trở ngại đến ăn, nhai và cử động cổ |
40% |
155. VTPM khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, vết thương môi và má ảnh hưởng nhiều đến ăn uống |
50% |
156. Mất 1 phần hàm ếch làm thông giữa mũi và miệng |
20% |
157. Bỏng nông (độ I, độ II) |
|
- Diện tích dưới 5 cm |
5% |
- Diện tích từ 5 đến 15% |
10% |
- Diện tích trên 15% |
15% |
158. Bỏng sâu (độ III, độ IV, độ V) |
|
- Diện tích dưới 5% |
20% |
- Diện tích từ 5 đến 15% |
35% |
- Diện tích trên 15% |
60% |
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chỉ được coi như mất từng bộ phận đó hoặc mất chi.
3. Trong trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người lao động chỉ có một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi là suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn trên 81%.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp suy giảm khả năng lao động không được liệt kê trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm này sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không xác định được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, việc bồi thường sẽ được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
6. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động quy định tại Phụ lục này và kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì lấy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động lớn hơn.
BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư
số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
A. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG 100% MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
1. Chết |
2. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật |
B. CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG BỘ PHẬN
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm
I. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh |
% |
1. Tổn thương xương sọ |
|
1.1. Chạm sọ |
6 - 10 |
1.2. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
11 - 15 |
1.3. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
16 - 20 |
1.4. Mất xương bản ngoài, diện tích dưới 3 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
16 - 20 |
1.5. Mất xương bản ngoài, diện tích từ 3 cm2 trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
21 - 25 |
1.6. Khuyết sọ đáy chắc diện tích dưới 3 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
21 - 25 |
1.7. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 3 đến 5 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
26 - 30 |
1.8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 5 đến 10 cm2 điện não có ổ tổn thương tương ứng |
31 - 35 |
1.9. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
36 - 40 |
Ghi chú (Mục 1.1 đến 1.9) Nếu điện não không có ổ tổn thương lấy tỷ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề |
|
1.10. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích dưới 2 cm2 |
26 - 30 |
1.11. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích từ 2 đến 5 cm2 |
31 - 35 |
1.12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 5 đến 10 cm2 |
36 - 40 |
1.13. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm2 |
41 - 45 |
1.14. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý không có di chứng thần kinh |
21 - 25 |
1.15. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý còn ổ dịch không có di chứng thần kinh |
26 - 30 |
2. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh |
|
2.1. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước dưới 2 cm2 |
31 - 35 |
2.2. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước từ 2 đến 5 cm2 |
36 - 40 |
2.3. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 5 đến 10 cm2 |
41 - 45 |
2.4. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 10 cm2 |
51 - 55 |
2.5. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất |
56 - 60 |
2.6. Chấn thương - vết thương não gây rò động - tĩnh mạch không gây di chứng chức năng (Nếu gây di chứng chức năng tính theo tỷ lệ di chứng) |
21 - 25 |
3. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hóa...) không có di chứng chức năng hệ thần kinh |
|
3.1. Một dị vật |
21 - 25 |
3.2. Từ hai dị vật trở lên |
26 - 30 |
4. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh |
|
4.1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật |
100 |
4.2. Liệt |
|
4.2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ |
61 - 65 |
4.2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa |
81 - 85 |
4.2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng |
91 - 95 |
4.2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi |
99 |
4.2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ |
36 - 40 |
4.2.6. Liệt nửa người mức độ vừa |
61 - 65 |
4.2.7. Liệt nửa người mức độ nặng |
71 - 75 |
4.2.8. Liệt hoàn toàn nửa người |
85 |
4.2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ |
36 - 40 |
4.2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa |
61 - 65 |
4.2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng |
76 - 80 |
4.2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân |
86 - 90 |
4.2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ |
21 - 25 |
4.2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa |
36 - 40 |
4.2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng |
51 - 55 |
4.2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân Ghi chú: Mục 4.2.9 đến 4.2.16: Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu |
61 - 65 |
4.3. Rối loạn ngôn ngữ |
|
4.3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ |
16 - 20 |
4.3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa |
31 - 35 |
4.3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng |
41 - 45 |
4.3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng |
51 - 55 |
4.3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn |
61 |
4.3.6. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ |
16 - 20 |
4.3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa |
31 - 35 |
4.3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng |
41 - 45 |
4.3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng |
51 - 55 |
4.3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn |
65 |
4.3.11. Mất đọc |
41 - 45 |
4.3.12. Mất viết |
41 - 45 |
4.4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người |
31 - 35 |
4.5. Tổn thương ngoại tháp (Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, tiểu não, run) |
|
4.5.1. Mức độ nhẹ |
26 - 30 |
4.5.2. Mức độ vừa |
61 - 65 |
4.5.3. Mức độ nặng |
81 - 85 |
4.5.4. Mức độ rất nặng |
91 - 95 |
4.6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thính lực... tính theo tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng) |
|
5. Tổn thương tủy |
|
5.1. Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoảnh đoạn |
|
5.1.1. Tổn thương nón tủy không hoàn toàn |
36 - 40 |
5.1.2. Tổn thương nón tủy toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không liệt hai chi dưới) |
55 |
5.1.3. Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoảnh đoạn |
96 |
5.1.4. Tổn thương tủy ngực toàn bộ kiểu khoảnh đoạn |
97 |
5.1.5. Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoảnh đoạn |
99 |
5.1.6. Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chứng Brown-Sequard, tủy cổ C4 trở lên) |
89 |
5.2. Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo Mục 4.2 |
|
5.3. Tổn thương tủy gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền |
|
5.3.1. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống |
26 - 30 |
5.3.2. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống (dưới khoảnh đoạn ngực T5) |
31 - 35 |
5.3.3. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người |
31 - 35 |
5.3.4. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người |
45 |
6. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh |
|
6.1. Tổn thương rễ thần kinh |
|
6.1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên |
3 - 5 |
6.1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên |
9 |
6.1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên |
11 - 15 |
6.1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên |
21 |
6.1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên |
16 - 20 |
6.1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên |
26 - 30 |
6.1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn) |
61 - 65 |
6.1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa |
90 |
6.2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên |
|
6.2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ |
11 - 15 |
6.2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ |
21 - 25 |
6.2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa |
26 - 30 |
6.2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất dưới |
46 - 50 |
6.2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất trên |
51 - 55 |
6.2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước trong |
46 - 50 |
6.2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước ngoài |
46 - 50 |
6.2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì sau |
51 - 55 |
6.2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay |
65 |
6.2.10. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi) |
26 - 30 |
6.2.11. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng |
41 - 45 |
6.2.12. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng |
36 - 40 |
6.2.13. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng |
61 |
6.3. Tổn thương dây thần kinh một bên |
|
6.3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ |
11 - 15 |
6.3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ |
21 - 25 |
6.3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai |
3 - 5 |
6.3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai |
11 |
6.3.5. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh dưới vai |
3 - 5 |
6.3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai |
11 |
6.3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài |
5 - 9 |
6.3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài |
11 - 15 |
Ghi chú: Mục 6.3.7 và 6.3.8 Nữ được tính tỷ lệ tối đa, Nam được tính tỷ lệ tối thiểu |
|
6.3.9. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn |
6 - 10 |
6.3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ |
16 - 20 |
6.3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ |
31 - 35 |
6.3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì |
11 - 15 |
6.3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì |
26 - 30 |
6.3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay |
11 - 15 |
6.3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay |
26 - 30 |
6.3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay |
41 - 45 |
6.3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ |
11 - 15 |
6.3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ |
21 - 25 |
6.3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ |
31 - 35 |
6.3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa |
11 - 15 |
6.3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa |
21 - 25 |
6.3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa |
31 - 35 |
6.3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong |
11 - 15 |
6.3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong |
11 - 15 |
6.3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới |
11 - 15 |
6.3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới |
21 - 25 |
6.3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau |
1 - 3 |
6.3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau |
6 - 10 |
6.3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi |
11 - 15 |
6.3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi |
21 - 25 |
6.3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi |
36 - 40 |
6.3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi - bì |
1 - 3 |
6.3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi - bì |
6 - 10 |
6.3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt |
6 - 10 |
6.3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt |
16 - 20 |
6.3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi |
5 - 9 |
6.3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi |
11 - 15 |
6.3.38. Tổn thương nhánh thần kinh hông to |
16 - 20 |
6.3.39. Tổn thương bán phần thần kinh hông to |
26 - 30 |
6.3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to |
41 - 45 |
6.3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài |
6 - 10 |
6.3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài |
16 - 20 |
6.3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài |
26 - 30 |
6.3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong |
6 - 10 |
6.3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong |
11 - 15 |
6.3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong |
21 - 25 |
6.4. Tổn thương thần kinh sọ một bên |
|
6.4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I |
11 - 15 |
6.4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I |
21 - 25 |
6.4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác |
|
6.4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III |
11 - 15 |
6.4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III |
21 - 25 |
6.4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III |
31 - 35 |
6.4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV |
3 - 5 |
6.4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV |
11 - 15 |
6.4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V |
6 - 10 |
6.4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V |
16 - 20 |
6.4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V |
26 - 30 |
6.4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI |
6 - 10 |
6.4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI |
16 - 20 |
6.4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII |
6 - 10 |
6.4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII |
16 - 20 |
6.4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII |
26 - 30 |
6.4.17. Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: Áp dụng tỷ lệ di chứng Hội chứng tiền đình và/hoặc mất thính lực |
|
6.4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên |
11 - 15 |
6.4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên |
21 - 25 |
6.4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên |
11 - 15 |
6.4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên |
21 - 25 |
6.4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên |
11 - 15 |
6.4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên |
21 - 25 |
6.4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên |
21 - 25 |
6.4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên |
36 - 40 |
II. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch |
% |
1. Tổn thương tim |
|
1.1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim |
|
1.1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng |
31 - 35 |
1.1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...) |
|
1.1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả |
36 - 40 |
1.1.2.2. Suy tim độ II |
41 - 45 |
1.1.2.3. Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp |
61 - 65 |
1.1.2.4. Suy tim độ IV |
71 - 75 |
1.2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương |
|
1.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt |
21 - 25 |
1.2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp |
|
1.2.2.1. Kết quả tốt |
21 - 25 |
1.2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt |
41 - 45 |
1.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn |
31 - 35 |
1.3. Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương |
|
1.3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%) |
31 - 35 |
1.3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) |
41 - 45 |
1.4. Dị vật màng ngoài tim |
|
1.4.1. Chưa gây tai biến |
21 - 25 |
1.4.2. Có tai biến phải phẫu thuật |
|
1.4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%) |
36 - 40 |
1.4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) |
41 - 45 |
1.5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim |
|
1.5.1. Chưa gây biến chứng |
41 - 45 |
1.5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim ...) |
|
1.5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt |
61 - 65 |
1.5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng |
81 |
Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 có suy tim thì áp dụng tỷ lệ mức độ suy tim |
|
2. Tổn thương Mạch |
|
2.1. Phình động, tĩnh mạch chủ chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ |
|
2.1.1. Chưa phẫu thuật |
31 - 35 |
2.1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật |
|
2.1.2.1. Kết quả tốt |
51 - 55 |
2.1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan |
61 - 65 |
2.1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại |
81 |
2.1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại |
81 |
2.1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 2.1.2.2; 2.1.2.3; 2.1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng |
|
2.2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi) |
|
2.2.1. Ở các chi đã xử lý |
|
2.2.1.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch |
6 - 10 |
2.2.1.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi |
11 - 15 |
2.2.1.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên |
21 - 25 |
2.2.1.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi |
21 - 25 |
2.2.1.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên |
31 - 35 |
2.2.1.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng |
|
2.2.2. Vết thương động mạch cảnh |
|
2.2.2.1. Chưa có rối loạn về huyết động |
21 - 25 |
2.2.2.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ |
41 - 45 |
2.2.2.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối: Áp dụng tỷ lệ tính theo các di chứng |
|
2.3. Hội chứng Wolkmann (co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay) Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp |
|
2.4. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương) |
|
2.4.1. Giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng |
11 - 15 |
2.4.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét |
21 - 25 |
2.4.3. Biến chứng viêm tắc gây loét |
31 - 35 |
III. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp |
% |
1. Tổn thương xương ức |
|
1.1. Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng hoặc biến dạng lồng ngực ít |
11 - 15 |
1.2. Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều |
16 - 20 |
2. Tổn thương xương sườn và thần kinh liên sườn |
|
2.1. Gãy một hoặc hai xương sườn, can tốt |
3 - 5 |
2.2. Gãy một hoặc hai xương sườn can xấu hoặc gãy ba đến năm xương sườn, can tốt |
6 - 9 |
2.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc gãy sáu xương sườn trở lên, can tốt |
11 - 15 |
2.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu |
16 - 20 |
2.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn |
11 - 15 |
2.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn |
16 - 20 |
2.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên |
21 - 25 |
Ghi chú: - Tỷ lệ từ Mục 2.1 đến 2.7 đã tính tổn thương thần kinh liên sườn - Tỷ lệ từ Mục 2.2 đến 2.7 đã tính cả lồng ngực biến dạng |
|
3. Tổn thương màng phổi |
|
3.1. Tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng |
3 - 5 |
3.2. Dị vật màng phổi đơn thuần |
16 - 20 |
3.3. Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính phế mạc: Áp dụng tỷ lệ tổn thương màng phổi Mục 3.4 hoặc 3.5 hoặc 3.6 tùy thuộc mức độ biến chứng |
|
3.4. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi dưới một phần tư diện tích hai phế trường |
21 - 25 |
3.5. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường |
26 - 30 |
3.6. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi trên một phần hai diện tích hai phế trường |
31 - 35 |
4. Tổn thương phổi |
|
4.1. Tổn thương nhu mô phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng |
6 - 10 |
4.2. Dị vật đơn thuần nhu mô phổi |
16 - 20 |
4.3. Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần dưới một phần tư diện tích hai phế trường |
26 - 30 |
4.4. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường |
31 - 35 |
4.5. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần trên một phần hai diện tích hai phế trường |
41 - 45 |
4.6. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi |
26 - 30 |
4.7. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên |
31 - 35 |
4.8. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi) |
21 - 25 |
4.9. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên |
31 - 35 |
4.10. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi |
56 - 60 |
5. Tổn thương khí quản, phế quản |
|
5.1. Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần |
16 - 20 |
5.2. Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói và/ hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp |
21 - 25 |
5.3. Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng nói |
26 - 30 |
5.4. Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy phổi |
31 - 35 |
6. Tổn thương cơ hoành |
|
6.1. Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng |
3 - 5 |
6.2. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả tốt |
21 - 25 |
6.3. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây dày dính màng phổi |
26 - 30 |
7. Rối loạn thông khí phổi |
|
7.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ |
11 - 15 |
7.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình |
16 - 20 |
7.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng |
31 - 35 |
8. Tâm phế mạn tính |
|
8.1. Mức độ 1: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường |
16 - 20 |
8.2. Mức độ 2: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1, độ 2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường |
31 - 35 |
8.3. Mức độ 3: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường |
51 - 55 |
8.4. Mức độ 4: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim |
81 |
IV. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa |
% |
1. Tổn thương thực quản |
|
1.1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống |
31 |
1.2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống: Chi ăn được thức ăn mềm |
41 - 45 |
1.3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng |
61 - 65 |
1.4. Chít hẹp thực quản do chấn thương (mọi nguyên nhân: Bỏng, chấn thương) gây chít hẹp phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống |
71 - 75 |
1.5. Phẫu thuật cắt thực quản |
|
1.5.1. Cắt một phần thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) |
61 |
1.5.2. Cắt toàn bộ thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) |
81 |
2. Tổn thương dạ dày |
|
2.1. Thủng dạ dày đã xử lý |
|
2.1.1. Không gây biến dạng dạ dày |
26 - 30 |
2.1.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi |
41 - 45 |
2.1.3. Có viêm loét phải điều trị nội khoa |
|
2.1.4. Không biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa |
41 - 45 |
2.1.5. Có biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa ổn định |
46 - 50 |
2.1.6. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa |
51 - 55 |
2.2. Cắt đoạn dạ dày, sau phẫu thuật không có biến chứng |
|
2.2.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày |
51 - 55 |
2.2.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày trở lên |
61 - 65 |
2.3. Cắt đoạn dạ dày (như trong Mục 2.2), có biến chứng phải phẫu thuật lại |
71 - 75 |
2.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng |
81 |
3. Tổn thương ruột non |
|
3.1. Tổn thương gây thủng |
|
3.1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí |
31 - 35 |
3.1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí |
36 - 40 |
3.2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét |
|
3.2.1. Cắt đoạn hồng tràng |
41 - 45 |
3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng |
51 - 55 |
3.3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa |
|
3.3.1. Cắt đoạn hồng tràng |
51 - 55 |
3.3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng |
61 |
3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng |
91 |
4. Tổn thương đại tràng |
|
4.1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4,1.1. Thủng một lỗ đã xử trí |
36 - 40 |
4.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí |
46 - 50 |
4.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng |
51 - 55 |
4.2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.2.1. Cắt đoạn đại tràng |
51 - 55 |
4.2.2. Cắt nửa đại tràng phải |
61 - 65 |
4.2.3. Cắt nửa đại tràng trái |
71 |
4.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng |
81 |
4.3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.3.1. Cắt đoạn đại tràng |
66 - 70 |
4.3.2. Cắt nửa đại tràng phải |
75 |
4.3.3. Cắt nửa đại tràng trái |
81 |
4.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng |
85 |
5. Tổn thương trực tràng |
|
5.1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí |
36 - 40 |
5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí |
46 - 50 |
5.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài |
51 - 55 |
5.2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng |
51 - 55 |
5.2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng |
61 - 65 |
5.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
61 - 65 |
5.3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
71 - 75 |
6. Tổn thương hậu môn |
|
6.1. Tổn thương cơ thất hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện |
21 - 25 |
6.2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện |
|
6.2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện |
31 - 35 |
6.2.2. Đại tiện không tự chủ |
41 - 45 |
6.3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại |
|
6.3.1. Phẫu thuật có kết quả |
31 - 35 |
6.3.2. Không có kết quả |
51 - 55 |
7. Tổng thương gan, mật |
|
7.1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt |
6 - 10 |
7.2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương |
|
7.2.1. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thuỳ gan |
36 - 40 |
7.2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thuỳ gan |
41 - 45 |
7.3. Cắt bỏ gan |
|
7.3.1. Cắt bỏ một phần thuỳ gan phải hoặc phân thuỳ IV |
46 - 50 |
7.3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải |
61 |
7.3.3. Cắt bỏ gan phải, có rối loạn chức năng gan |
71 |
7.4. Dị vật nằm trong nhu mô gan |
|
7.4.1. Chưa gây tai biến |
11 - 15 |
7.4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác |
41 |
7.5. Tổn thương cắt bỏ túi mật |
31 |
7.6. Mổ xử lý ống mật chủ |
|
7.6.1. Kết quả tốt |
31 - 35 |
7.6.2. Kết quả không tốt |
41 - 45 |
7.6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật |
61 |
7.7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non |
61 |
7.8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật |
71 - 75 |
8. Tổn thương tụy |
|
8.1. Tổn thương tụy phải khâu |
|
8.1.1. Khâu đuôi tụy |
31 - 35 |
8.1.2. Khâu thân tụy |
36 - 40 |
8.1.3. Khâu đầu tụy |
41 - 45 |
8.2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy - ruột non |
51 - 55 |
8.3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy |
|
8.3.1. Cắt đuôi tụy kết quả tốt |
41 - 45 |
8.3.2. Cắt đuôi tụy biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn |
61 |
8.3.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy |
81 |
8.3.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn |
85 |
9. Tổn thương lách |
|
9.1. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách |
21 - 25 |
9.2. Cắt lách Nếu cắt lách gây biến chứng thiếu máu thì cộng lùi với tỷ lệ thiếu máu |
31 - 35 |
10. Các tổn thương khác của hệ Tiêu hóa |
|
10.1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật |
|
10.1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng |
21 - 25 |
10.1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng |
26 - 30 |
10.2. Sau phẫu thuật ổ bụng (đã xác định tỷ lệ) nhưng có biến chứng dính tắc ruột... phải phẫu thuật lại |
|
10.2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất |
21 - 25 |
10.2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai |
31 - 35 |
10.2.3. Mổ gỡ dính từ lần thứ ba trở lên |
41 - 45 |
10.3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo |
|
10.3.1. Khâu cầm máu đơn thuần |
26 - 30 |
10.3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối |
31 |
10.4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng |
|
10.4.1. Phẫu thuật kết quả tốt |
21 - 25 |
10.4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng |
26 - 30 |
10.4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng |
31 - 35 |
V. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu - sinh dục |
% |
1. Thận |
|
1.1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng) |
|
1.1.1. Một thận |
6 - 10 |
1.1.2. Hai thận |
11 - 15 |
1.2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận |
|
1.2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận |
35 |
1.2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận |
|
1.3. Chấn thương thận - Mổ cắt thận |
|
1.3.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường |
21 - 25 |
1.3.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường |
45 |
1.3.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại |
|
1.4. Dị vật trong thận chưa lấy ra |
|
1.4.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng |
11 - 15 |
1.4.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng |
21 - 25 |
1.4.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.4.1 hoặc 1.4.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng |
|
2. Niệu quản (một bên) |
|
2.1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5 cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả |
21 - 25 |
2.2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5 cm trở lên |
|
2.2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng |
26 - 30 |
2.2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng |
|
3. Bàng quang |
|
3.1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt |
26 - 30 |
3.2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: "hội chứng bàng quang nhỏ" (dung tích dưới 100 ml) |
41 - 45 |
3.3. Tạo hình bàng quang mới |
45 |
3.4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn |
61 |
4. Niệu đạo |
|
4.1. Điều trị kết quả tốt |
11 - 15 |
4.2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả |
31 - 35 |
4.3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không có kết quả |
41 - 45 |
5. Tầng sinh môn |
|
5.1. Điều trị kết quả tốt |
1 - 5 |
5.2. Có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng |
|
5.2.1. Phẫu thuật kết quả tốt |
11 - 15 |
5.2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế |
31 - 35 |
5.2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả |
51 - 55 |
6. Tinh hoàn, buồng trứng |
|
6.1. Mất một bên |
11 - 15 |
6.2. Mất cả hai bên |
36 - 40 |
7. Dương vật |
|
7.1. Mất một phần dương vật |
21 - 25 |
7.2. Mất hoàn toàn dương vật |
41 |
7.3. Sẹo dương vật |
|
7.3.1. Gây co kéo dương vật |
11 - 15 |
7.3.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt |
11 - 15 |
7.3.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt |
21 |
8. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn |
|
8.1. Đã có con |
41 |
8.2. Chưa có con |
51 - 55 |
9. Vú |
|
9.1. Mất một vú |
26 - 30 |
9.2. Mất hai vú |
41 - 45 |
10. Ống dẫn tinh, vòi trứng |
|
10.1. Đứt một bên |
5 - 9 |
10.2. Đứt cả hai bên |
|
10.2.1. Đã có con |
15 |
10.2.2. Chưa có con |
36 - 40 |
11. Vết thương âm hộ, âm đạo và sẹo co kéo |
|
11.1. Trên 50 tuổi |
21 |
11.2. Dưới 50 tuổi |
31 - 35 |
VI. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ - xương - khớp |
% |
1. Cánh tay và khớp vai |
|
1.1. Cụt hai chi trên |
|
1.1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay) |
82 |
1.1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia |
83 |
1.1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay |
83 |
1.1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay |
84 |
1.1.5. Tháo hai khớp khuỷu tay |
85 |
1.1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại |
85 |
1.1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia |
86 |
1.1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại |
87 |
1.1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại |
88 |
1.1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa - 1/3 dưới |
89 |
1.1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên |
91 |
1.1.12. Tháo hai khớp vai |
95 |
1.2. Cụt hai chi: một chi trên và một dưới, cùng bên hoặc khác bên |
|
1.2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kì đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên) |
83 |
1.2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay) |
84 |
1.2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay) |
86 |
1.2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại |
88 |
1.2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi |
91 |
1.2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên |
95 |
1.3. Cụt một chi trên và mù một mắt |
|
1.3.1. Tháo khớp cổ tay và mù một mắt |
82 |
1.3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt |
83 |
1.3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả |
84 |
1.3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả |
86 |
1.3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt |
87 |
1.3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả |
93 |
1.3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả |
95 |
1.4. Tháo một khớp vai |
72 |
1.5. Cụt một cánh tay |
|
1.5.1. Đường cắt 1/3 giữa |
61 - 65 |
1.5.2. Đường cắt 1/3 trên |
66 - 70 |
1.6. Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên) |
|
1.6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định) |
41 - 45 |
1.6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa |
21 - 25 |
1.6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khuỷu vai nhiều |
31 - 35 |
1.7. Gẫy thân xương cánh tay một bên |
|
1.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường |
11 - 15 |
1.7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi |
21 - 25 |
1.7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động |
|
1.7.3.1. Ngắn dưới 3 cm |
26 - 30 |
1.7.3.2. Ngắn từ 3 cm trở lên |
31 - 35 |
1.7.4. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau |
41 |
1.8. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên |
|
1.8.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu |
21 - 25 |
1.8.2. Gẫy như Mục 1.8.1. nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu |
|
1.8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp |
3 - 5 |
1.9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả |
|
1.9.1. Khớp giả chặt |
31 - 35 |
1.9.2. Khớp giả lỏng |
41 - 44 |
1.10. Tổn thương khớp vai một bên |
|
1.10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác) |
11 - 15 |
1.10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác) |
21 - 25 |
1.10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn |
31 - 35 |
1.11. Cứng khớp vai hoàn toàn |
|
1.11.1. Tư thế thuận: tư thế nghỉ - O° |
46 - 50 |
1.11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao |
51 - 55 |
1.12. Sai khớp vai cũ dễ tái phát (không còn điều trị hoặc điều trị không kết quả) |
21 - 25 |
1.13. Cứng nhiều khớp kín chi trên |
|
1.13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng |
51 - 55 |
1.13.2. Cứng cả ba khớp: vai - khuỷu - cổ tay |
61 |
2. Cẳng tay và khớp khuỷu tay |
|
2.1. Tháo một khớp khuỷu |
61 |
2.2. Cụt một cẳng tay |
|
2.2.1. Đường cắt 1/3 giữa |
51 - 55 |
2.2.2. Đường cắt 1/3 trên |
56 - 60 |
2.3. Cứng một khớp khuỷu |
|
2.3.1. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145° |
11 - 15 |
2.3.2. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90° |
26 - 30 |
2.3.3. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 0° đến 45° |
31 - 35 |
2.3.4. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150° |
51 - 55 |
2.4. Gẫy hai xương cẳng tay |
|
2.4.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương |
|
2.4.1.1. Khớp giả chặt |
26 - 30 |
2.4.1.2. Khớp giả lỏng |
31 - 35 |
2.4.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường |
6 - 10 |
2.4.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3 cm |
26 - 30 |
2.4.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay |
31 - 35 |
2.4.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ |
31 - 35 |
2.5. Gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay |
|
2.5.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay) |
11 - 15 |
2.5.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay) |
21 - 25 |
2.5.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°) |
21 - 25 |
2.5.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa |
31 - 35 |
2.5.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại |
26 - 30 |
2.6. Gẫy thân xương quay |
|
2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường |
6 - 10 |
2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa |
21 - 25 |
2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay |
|
2.6.3.1. Khớp giả chặt |
11 - 15 |
2.6.3.2. Khớp giả lỏng |
21 - 25 |
2.7. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ |
21 - 25 |
2.8. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles) |
|
2.8.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể |
8 |
2.8.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay |
11 - 15 |
2.9. Gẫy thân xương trụ |
|
2.9.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng |
6 - 10 |
2.9.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay |
21 - 25 |
2.9.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả |
|
2.9.3.1. Khớp giả chặt |
11 - 15 |
2.9.3.2. Khớp giả lỏng |
16 - 20 |
2.10. Gẫy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khuỷu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu |
|
2.11. Gẫy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gẫy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế sấp - ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu |
|
2.12. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay |
6 - 10 |
3. Bàn tay và khớp cổ tay |
|
3.1. Tháo khớp cổ tay một bên |
52 |
3.2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường) |
|
3.2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°) |
21 - 25 |
3.2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa |
31 - 35 |
3.2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa) |
26 - 30 |
3.3. Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên |
|
3.3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay |
5 - 9 |
3.3.2. Gẫy cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2 |
|
3.4. Gẫy xương bàn tay |
|
3.4.1. Gẫy một - hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay |
6 - 10 |
3.4.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay |
16 - 20 |
3.4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều |
21 - 25 |
4. Ngón tay |
|
4.1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay |
|
4.1.1. Cụt (mất) năm ngón tay |
47 |
4.1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay |
50 |
4.2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay |
|
4.2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV |
45 |
4.2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác |
|
4.2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V) |
43 |
4.2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) |
43 |
4.2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II) |
43 |
4.2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) |
41 |
4.2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gẫy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay |
45 - 47 |
4.3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay |
|
4.3.1. Mất ngón I và hai ngón khác |
|
4.3.1.1. Mất các ngón I + II + III |
41 |
4.3.1.2. Mất các ngón I + II + IV |
39 |
4.3.1.3. Mất các ngón I + II + V |
39 |
4.3.1.4. Mất các ngón I + III + IV |
37 |
4.3.1.5. Mất các ngón I + III + V |
35 |
4.3.1.6. Mất các ngón I + IV + V |
35 |
4.3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I) |
|
4.3.2.1. Mất các ngón II + III + IV |
31 |
4.3.2.2. Mất các ngón II + III + V |
31 |
4.3.2.3. Mất các ngón II + IV + V |
29 |
4.3.3. Mất các ngón III + IV + V |
25 |
4.3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4 - 6% (cộng lùi) |
|
4.4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay |
|
4.4.1. Mất ngón I và một ngón khác |
|
4.4.1.1. Mất ngón I và ngón II |
35 |
4.4.1.2. Mất ngón I và ngón III |
33 |
4.4.1.3. Mất ngón I và ngón IV |
32 |
4.4.1.4. Mất ngón I và ngón V |
31 |
4.4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I) |
|
4.4.2.1. Mất ngón II và ngón III |
25 |
4.4.2.2. Mất ngón II và ngón IV |
23 |
4.4.2.3. Mất ngón II và ngón V |
21 |
4.4.3. Mất ngón tay III và ngón IV |
19 |
4.4.4. Mất ngón tay III và ngón V |
18 |
4.4.5. Mất ngón IV và ngón út V. Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 - 4% vào tỷ lệ mất ngón |
18 |
4.5. Cụt (mất) một ngón tay |
|
4.5.1. Ngón I (ngón cái) |
|
4.5.1.1. Cứng khớp liên đốt |
6 - 8 |
4.5.1.2. Hàn khớp đốt - bàn |
11 - 15 |
4.5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái |
11 - 15 |
4.5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai) |
11 - 15 |
4.5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn) |
21 - 25 |
4.5.1.6. Mất trọn ngón I và một phần xương bàn I |
26 - 30 |
4.5.2. Ngón II (ngón trỏ) |
|
4.5.2.1. Cứng một khớp liên đốt |
3 - 5 |
4.5.2.2. Cứng khớp đốt - bàn |
7 - 9 |
4.5.2.3. Cứng các khớp liên đốt |
11 - 12 |
4.5.2.4. Mất đốt ba |
3 - 5 |
4.5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) |
6 - 8 |
4.5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn) |
11 - 15 |
4.5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn |
16 - 20 |
4.5.3. Ngón III (ngón giữa) |
|
4.5.3.1. Cứng một khớp liên đốt |
1 - 3 |
4.5.3.2. Cứng khớp đốt - bàn |
5 - 6 |
4.5.3.3. Cứng các khớp liên đốt |
7 - 9 |
4.5.3.4. Mất đốt ba |
1 - 3 |
4.5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) |
4 - 6 |
4.5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn) |
8 - 10 |
4.5.3.7. Mất trọn ngón III và một phần xương bàn tương ứng |
11 - 15 |
4.5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn) |
|
4.5.4.1. Cứng một khớp liên đốt |
1 - 3 |
4.5.4.2. Cứng khớp ngón - bàn |
4 - 5 |
4.5.4.3. Cứng các khớp liên đốt |
6 - 8 |
4.5.4.4. Mất đốt ba |
1 - 3 |
4.5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3) |
4 - 6 |
4.5.4.6. Mất trọn ngón IV |
8 - 10 |
4.5.4.7. Mất trọn ngón IV và một phần xương bàn tương ứng |
11 - 15 |
4.5.5. Ngón V (ngón tay út) |
|
4.5.5.1. Cứng một khớp liên đốt |
1 - 2 |
4.5.5.2. Hàn khớp đốt ngón - bàn |
3 - 4 |
4.5.5.3. Cứng các khớp liên đốt |
5 - 6 |
4.5.5.4. Mất đốt ba |
1 - 3 |
4.5.5.5. Mất đốt hai và ba |
4 - 5 |
4.5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn) |
6 - 8 |
4.5.5.7. Mất trọn ngón V và một phần xương bàn tương ứng |
11 - 15 |
4.6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay |
|
4.6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái) |
36 - 40 |
4.6.2. Cụt hai ngón II |
21 - 25 |
4.6.3. Cụt hai ngón III |
16 - 20 |
4.6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV |
16 - 20 |
4.6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V |
16 - 20 |
4.6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận) |
61 |
4.7. Gẫy xương một đốt ngón tay |
|
5. Xương đòn và xương bả vai |
|
5.1. Gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong) |
|
5.1.1. Can liền tốt, không di chứng |
6 - 10 |
5.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác |
16 - 20 |
5.2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn |
16 - 20 |
5.3. Sai khớp đòn - mỏm - bả |
11 - 15 |
5.4. Sai khớp ức - đòn |
11 - 15 |
5.5. Gẫy xương bả vai một bên do chấn thương |
|
5.5.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương |
6 - 10 |
5.5.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang |
11 - 15 |
5.5.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai |
|
5.5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai |
16 - 20 |
5.5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn thương khớp vai |
|
6. Đùi và khớp háng |
|
6.1. Cụt hai chi dưới |
|
6.1.1. Tháo hai khớp cổ chân |
81 |
6.1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân |
83 |
6.1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân |
84 |
6.1.4. Tháo khớp gối hai bên |
85 |
6.1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia |
85 |
6.1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại |
86 |
6.1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại |
87 |
6.1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa |
87 |
6.1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên |
91 |
6.1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi |
92 |
6.1.11. Tháo hai khớp háng |
95 |
6.2. Cụt một chi dưới và mù một mắt |
|
6.2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu |
85 |
6.2.2. Cụt một đùi và mù một mắt |
87 |
6.2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt |
88 |
6.2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu |
91 |
6.2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả |
91 |
6.2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả |
95 |
6.3. Tháo một khớp háng |
72 |
6.4. Cụt một đùi |
|
6.4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa |
65 |
6.4.2. Đường cắt ở 1/3 trên |
67 |
6.4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn |
68 - 69 |
6.5. Gẫy đầu trên xương đùi |
|
6.5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ |
26 - 30 |
6.5.2. Can liền xấu, trục lệch, có teo nhiều, chi ngắn dưới 4 cm, chức năng khớp háng bị hạn chế |
31 - 35 |
6.5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4 cm |
41 - 45 |
6.5.4. Gẫy có xương đùi gây tiêu chỏm |
51 |
6.5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi |
|
6.5.5.1. Khớp giả chặt |
41 - 45 |
6.5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo |
51 |
6.6. Trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo |
35 |
6.7. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định |
|
6.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường |
21 |
6.7.2. Can liền xấu, trục lệch |
26 - 30 |
6.7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm |
31 - 35 |
6.7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm |
41 |
6.8. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối Mục 7.11 trong bảng này |
|
6.9. Sai khớp háng kết quả điều trị |
|
6.9.1. Tốt |
6 - 10 |
6.9.2. Gây lỏng khớp háng |
21 - 25 |
6.10. Cứng một khớp háng sau chấn thương |
|
6.10.1. Chi ở tư thế thẳng trục |
|
6.10.1.1. Từ 0 - 90° |
21 - 25 |
6.10.1.2. Từ 0 đến 60° |
31 - 35 |
6.10.1.3. Từ 0 đến 30° |
41 - 45 |
6.10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo |
|
6.10.2.1. Từ 0 đến 90° |
31 - 35 |
6.10.2.2. Từ 0 đến 60° |
41 - 45 |
6.10.2.3. Từ 0 đến 30° |
46 - 50 |
6.11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương |
51 - 55 |
6.12. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới |
|
6.12.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối |
61 - 65 |
6.12.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân |
41 - 45 |
6.12.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối) |
66 - 70 |
6.12.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân |
61 - 65 |
6.12.5. Cứng ba khớp (gối và cổ chân) |
61 - 65 |
7. Cẳng chân và khớp gối |
|
7.1. Tháo một khớp gối |
61 |
7.2. Cụt một cẳng chân |
|
7.2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường |
|
7.2.1.1. Lắp được chân giả |
51 |
7.2.1.2. Không lắp được chân giả |
55 |
7.2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới |
|
7.2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt |
41 - 45 |
7.2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó |
46 - 50 |
7.3. Gãy hai xương cẳng chân |
|
7.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi |
16 - 20 |
7.3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm |
21 - 25 |
7.3.3. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm |
26 - 30 |
7.3.4. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 5 cm trở lên |
31 - 35 |
7.4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả |
|
7.4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm |
31 - 35 |
7.4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm |
41 - 45 |
7.5. Gẫy thân xương chày một chân |
|
7.5.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi |
11 - 15 |
7.5.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm |
16 - 20 |
7.5.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm |
21 - 25 |
7.5.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên |
26 - 30 |
7.5.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn |
21 - 25 |
7.6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả |
|
7.6.1. Khớp giả chặt |
21 - 25 |
7.6.2. Khớp giả lỏng |
31 - 35 |
7.7. Gẫy hoặc vỡ mâm chày |
|
7.7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng |
15 |
7.7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối |
|
7.8. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày |
6 - 10 |
7.9. Gẫy thân xương mác một chân |
|
7.9.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liền tốt |
3 - 5 |
7.9.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu |
5 - 7 |
7.9.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu |
|
7.9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân |
6 - 10 |
7.9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ |
11 - 15 |
7.10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác |
11 - 15 |
7.11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp |
|
7.11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125° |
11 - 15 |
7.11.2. Tầm vận động từ 0° đến 90° |
16 - 20 |
7.11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45° |
26 - 30 |
7.11.4. Cứng khớp tư thế 0° |
36 - 40 |
7.12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt |
6 - 10 |
7.13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.14. Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối |
|
7.15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn tính |
16 - 20 |
7.15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bàng này |
|
7.15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.16. Dị vật khớp gối |
|
7.16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối |
11 - 15 |
7.16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại |
21 - 25 |
7.17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối |
|
7.17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt |
11 - 15 |
7.17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị |
21 - 25 |
7.17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt |
6 - 10 |
7.17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị |
11 - 15 |
Ghi chú: Tổn thương gẫy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng |
|
8. Bàn chân và khớp cổ chân |
|
8.1. Tháo khớp cổ chân một bên |
45 |
8.2. Tháo khớp hai cổ chân |
81 |
8.3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc) |
35 |
8.4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff) |
41 |
8.5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp |
|
8.5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°) |
21 |
8.5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân |
31 |
8.6. Đứt gân gót (gân Achille) |
|
8.6.1. Đã nối lại, không ngắn gân |
11 - 15 |
8.6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước |
21 - 25 |
8.6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn |
26 - 30 |
8.7. Cắt bỏ hoàn toàn xương gót |
31 - 35 |
8.8. Gẫy hoặc vỡ xương gót |
|
8.8.1. Vỡ tước một phần phía sau xương gót |
6 - 10 |
8.8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động |
11 - 15 |
8.8.3. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau |
21 - 25 |
8.9. Cắt bỏ xương sên |
26 - 30 |
8.10. Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó |
16 - 20 |
8.11. Gẫy xương thuyền |
6 - 10 |
8.12. Gẫy/vỡ xương hộp |
11 - 15 |
8.13. Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân |
16 - 20 |
8.14. Tổn thương mắt cá chân |
|
8.14.1. Không ảnh hưởng khớp |
6 - 10 |
8.14.2. Gẫy cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân |
|
8.15. Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân |
|
8.15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng |
3 - 5 |
8.15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động |
11 - 15 |
8.16. Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân |
|
8.16.1. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn |
16 - 20 |
8.16.2. Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động |
21 - 25 |
8.17. Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên) |
16 - 20 |
8.18. Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động |
|
8.18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ |
11 - 15 |
8.18.2. Có từ 10 mảnh trở lên |
16 - 20 |
8.19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi |
16 - 20 |
8.20. Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân |
16 - 20 |
9. Ngón chân |
|
9.1. Cụt năm ngón chân |
26 - 30 |
9.2. Cụt bốn ngón chân |
|
9.2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) |
16 - 20 |
9.2 2. Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón út) |
21 - 25 |
9.2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV) |
21 - 25 |
9.2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) |
21 - 25 |
9.3. Cụt ba ngón chân |
|
9.3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I |
11 - 15 |
9.3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I |
16 - 20 |
9.4. Cụt hai ngón chân |
|
9.4.1. Cụt hai ngón III + IV hoặc hai ngón III + V hoặc hai ngón IV + V |
6 - 10 |
9.4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I) |
11 - 15 |
9.4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác |
16 - 20 |
9.5. Cụt ngón chân I |
11 - 15 |
9.6. Cụt một ngón chân khác |
3 - 5 |
9.7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân) |
6 - 10 |
9.8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân) |
1 - 3 |
9.9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác |
2 - 4 |
9.10. Cứng khớp liên đốt ngón chân I |
|
9.10.1. Tư thế thuận |
3 - 5 |
9.10.2. Tư thế bất lợi |
7 - 9 |
9.11. Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I |
7 - 9 |
9.12. Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác |
|
9.12.1. Cứng ở tư thế thuận |
1 - 3 |
9.12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng |
4 - 5 |
9.13. Gẫy xương một đốt ngón chân |
1 |
10. Chậu hông |
|
10.1. Gẫy gai chậu trước trên |
6 - 10 |
10.2. Gẫy mào chậu |
11 - 15 |
10.3. Gẫy một bên cánh chậu |
16 - 20 |
10.4. Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu |
|
10.4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ |
31 - 35 |
10.4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ |
41 - 45 |
10.4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già |
41 - 45 |
10.5. Gẫy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới) |
16 - 20 |
10.6. Gẫy ngành ngang xương mu |
|
10.6.1. Gẫy ở một bên |
11 - 15 |
10.6.2. Gẫy cả hai bên |
16 - 20 |
10.7. Gẫy ổ chảo (Cotyle) khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng) |
21 - 25 |
10.8. Gẫy xương cụt không tổn thương thần kinh |
3 - 5 |
10.9. Gẫy xương cùng không tổn thương thần kinh |
5 - 7 |
11. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh |
|
11.1. Tổn thương cột sống cổ |
|
11.1.1. Tổn thương bản lề cổ - lưng |
26 - 30 |
11.1.2. Tổn thương đốt sống C1 và C2 |
31 - 35 |
11.1.3. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương |
|
11.1.3.1. Xẹp, viêm dính một - hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ - đầu (Gấp - duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0 đến 20°) |
31 - 35 |
11.1.3.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cổ, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu trên 20° ở tất cả các động tác) |
41 - 45 |
11.2. Tổn thương cột sống lưng - thắt lưng |
|
11.2.1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống |
21 - 25 |
11.2.2. Gẫy, xẹp thân hai hoặc ba đốt sống trở lên |
|
11.2.2.1. Xẹp thân hai đốt sống |
26 - 30 |
11.2.2.2. Xẹp ba đốt sống |
36 - 40 |
11.2.2.3. Xẹp trên ba đốt sống |
41 - 45 |
11.3. Gẫy, vỡ mỏm gai |
|
11.3.1. Của một đốt sống |
6 - 10 |
11.3.2. Của hai hoặc ba đốt sống |
16 - 20 |
11.3.3. Của trên ba đốt sống |
26 - 30 |
11.4. Gẫy, vỡ mỏm bên |
|
11.4.1. Của một đốt sống |
3 - 5 |
11.4.2. Của hai hoặc ba đốt sống |
11 - 15 |
11.4.3. Của trên ba đốt sống |
21 - 25 |
11.5. Viêm cột sống dính khớp do chấn thương cột sống |
|
11.5.1. Dính khớp cột sống giai đoạn I |
21 - 25 |
11.5.2. Dính khớp cột sống giai đoạn II |
41 - 45 |
11.5.3. Dính khớp cột sống giai đoạn II - III |
61 - 65 |
11.5.4. Dính khớp cột sống giai đoạn IV |
81 |
11.6. Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm |
|
11.6.1. Trượt một ổ không tổn thương thần kinh |
21 - 25 |
11.6.2. Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh Ghi chú: Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo thì được cộng 5 - 10% (cộng lùi) (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài, không tính loãng xương do tuổi) |
31 - 35 |
VII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm và bỏng |
% |
1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ |
|
1.1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: Từ 5% diện tích cơ thể |
3 |
1.2. Sẹo vùng mặt, có diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.3. Sẹo vùng mặt, có diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên |
16 - 20 |
1.4. Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ |
2 |
2. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan và thẩm mỹ |
|
2.1. Sẹo vùng đầu - mặt - cổ |
|
2.1.1. Sẹo vùng da đầu có tóc |
|
2.1.1.1. Nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2 cm |
3 - 5 |
2.1.1.2. Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5 cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5 cm |
7 - 9 |
2.1.1.3. Lột hoặc bỏng nửa da đầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau chấn thương kèm theo di chứng đau đầu |
26 - 30 |
2.1.1.4. Lột da đầu toàn bộ hoặc vết thương bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu |
31 - 35 |
2.1.2. Sẹo vùng mặt |
|
2.1.2.1. Sẹo đường kính dưới 5cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ |
11 - 15 |
2.1.2.2. Sẹo đường kính 5 cm đến 10 cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ |
21 - 25 |
2.1.2.3. Sẹo đường kính trên 10 cm, co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ |
31 - 35 |
2.1.3. Sẹo vùng cổ |
|
2.1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ |
5 - 9 |
2.1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa, hạn chế ngửa, quay cổ |
11 - 15 |
2.1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm - cổ - ngực), mất ngửa, quay cổ Ghi chú: Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam, nữ thanh niên chưa lập gia đình ... tỷ lệ được cộng thêm 5 - 10% (cộng lùi) |
21 - 25 |
2.2. Sẹo vùng lưng - ngực - bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại |
|
2.2.1. Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
2.2.2. Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
2.2.3. Diện tích sẹo vùng lưng - ngực - bụng từ 12% đến 17% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
2.2.4. Diện tích sẹo vùng lưng - ngực - bụng từ 18% đến 27% diện tích cơ thể |
26 - 30 |
2.2.5. Diện tích sẹo vùng lưng - ngực - bụng từ 28% đến 35% diện tích cơ thể |
31 - 35 |
2.2.5. Diện tích sẹo vùng lưng - ngực - bụng từ 36% diện tích cơ thể trở lên Ghi chú: - Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng 10% (cộng lùi) - Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú |
46 - 50 |
2.3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ xương - khớp |
|
2.4. Sẹo một bên chi dưới gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể đo tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ xương - khớp |
|
Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và 2.4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được cộng 2% đối với vùng da kín, và 5% đối với vùng da hở (cộng lùi). |
|
2.5. Sẹo vùng tầng sinh môn - sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu - sinh dục |
|
3. Rối loạn trên vùng sẹo |
|
3.1. Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo |
|
3.1.1. Đường kính vết loét dưới 1,5 cm |
1 - 2 |
3.1.2. Đường kính vết loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm |
3 - 5 |
3.1.3. Đường kính vết loét từ 3 cm đến dưới 5 cm |
6 - 10 |
3.1.4. Đường kính vết loét từ 5 đến 10 cm |
16 - 20 |
3.1.5. Đường kính vết loét trên 10 cm |
21 - 25 |
3.2. Bỏng buốt, seo lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm: Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh |
6 - 10 |
4. Mảnh kim khí ở phần mềm |
|
4.1. Còn mảnh kim khí không để lại di chứng |
1 - 3 |
4.2. Vết thương phần mềm còn mảnh kim khí gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó |
|
5. Tổn thương móng tay, móng chân |
|
5.1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi) |
|
5.1.1. Từ một đến ba móng |
1 - 4 |
5.1.2. Từ bốn đến năm móng |
6 - 10 |
5.2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi |
|
5.2.1. Từ một đến ba móng |
6 - 10 |
5.2.2. Từ bốn đến năm móng |
11 - 15 |
VIII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác |
% |
1. Tổn thương hai mắt ảnh hưởng đến thị lực |
|
1.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác |
|
1.2. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay từ 3m trở xuống) |
81 - 85 |
1.3. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng |
87 |
1.4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính) |
87 |
1.5. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng |
88 - 89 |
1.6. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả |
91 |
1.7. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả |
95 |
2. Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực |
|
2.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác |
|
2.2. Mù một mắt (mắt còn lại bình thường), nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu |
41 |
2.3. Khoét bỏ nhãn cầu, lắp được mắt giả |
51 |
2.4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ |
55 |
3. Đục nhân mắt do chấn thương |
|
3.1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% |
|
3.2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt |
|
4. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt) |
|
4.1. Tắc lệ đạo, rò lệ đạo |
|
4.1.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật) |
6 - 10 |
4.1.2. Rò lệ đạo |
|
4.1.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt |
6 - 10 |
4.1.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật |
11 - 15 |
4.2. Khuyết xương thành hốc mắt |
11 - 15 |
4.3. Rò viêm xương thành hốc mắt |
11 - 15 |
4.4. Sẹo co kéo hở mi |
11 - 15 |
5. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác |
|
5.1. Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thuỳ chẩm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác |
|
5.2. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương) |
|
5.2.1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định |
|
5.2.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt |
6 - 10 |
5.2.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt |
21 - 25 |
5.2.2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định |
|
5.2.2.1. Ở một bên mắt |
21 - 25 |
5.2.2.2. Ở cả hai mắt |
61 - 65 |
5.3. Ám điểm trung tâm |
|
5.3.1. Ám điểm ở một bên mắt |
21 - 25 |
5.3.2. Ám điểm ở cả hai mắt |
41 - 45 |
5.4. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác) |
|
5.4.1. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm) |
|
5.4.1.1. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái) |
26 - 30 |
5.4.1.2. Bán manh khác bên phía mũi |
21 - 25 |
5.4.1.3. Bán manh khác bên phía hai thái dương |
61 - 65 |
5.4.1.4. Bán manh góc 1/4 trên |
11 - 15 |
5.4.1.5. Bán manh góc 1/4 dưới |
21 - 25 |
5.4.1.6. Bán manh ngang trên |
11 - 15 |
5.4.1.7. Bán manh ngang dưới |
36 - 40 |
5.4.2. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81% |
|
5.5. Song thị |
|
5.5.1. Song thị ở một mắt |
11 - 15 |
5.5.2. Song thị cả hai mắt |
21 - 25 |
5.6. Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối |
11 - 15 |
5.7. Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III) |
|
5.7.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2 mm: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ |
|
5.7.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ |
|
5.7.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ |
|
5.8. Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ và khô mắt không phục hồi |
|
5.9. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử |
|
5.9.1. Một bên mắt |
11 - 15 |
5.9.2. Cả hai mắt |
21 - 25 |
5.10. Rung giật nhãn cầu đơn thuần |
|
5.10.1. Rung giật ở một mắt |
6 - 10 |
5.10.2. Rung giật cả hai mắt |
11 - 15 |
5.11. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III - nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh |
|
5.12. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh |
|
5.13. Viêm giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực tối đa không quá 45% cộng cả tỷ lệ ở Mục 5.12 |
|
5.14. Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác |
|
6. Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác |
|
7. Sẹo giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 5% - 10% |
|
8. Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch - thủy tinh dịch) |
|
8.1. Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm đồng hoặc sắt |
|
8.2. Tổ chức hóa dịch kính |
|
Mục 8: Căn cứ thị lực, áp dụng thị lực tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% vì nguy cơ ảnh hưởng thị lực và kích thích viêm lâu dài |
|
TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC
Giao điểm của 2 trục tung - trục hoành là tỷ lệ % tổn thương cơ thể chung của 2 mắt do giảm thị lực (sau khi đã được chỉnh kính). Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 - 10/10 (bình thường), 7/10 - 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10 ... đến sáng - tối âm tính. Thị lực đếm ngón tay 3m trở xuống được coi là mù.
Thị lực |
10/10 8/10 |
7/10 6/10 |
5/10 |
4/10 |
3/10 |
2/10 |
1/10 |
1/20 |
dưới 1/20 |
ST (-) |
10/10 - 8/10 |
0 |
5 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
41 |
7/10 - 6/10 |
5 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
45 |
5/10 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
51 |
4/10 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
55 |
3/10 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
61 |
2/10 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
65 |
1/10 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
71 |
1/20 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
71 |
81 |
dưới 1/20 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
71 |
81 |
85 |
ST (-) |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
65 |
71 |
81 |
85 |
87 |
IX. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương răng - hàm - mặt |
% |
1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm |
|
1.1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gẫy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng |
6 - 10 |
1.2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn |
21 - 25 |
1.3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt |
16 - 20 |
1.4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn |
31 - 35 |
1.5. Gãy xương gò má cung tiếp can xấu |
16 - 20 |
1.6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng) |
31 - 35 |
1.7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng) |
|
1.7.1. Cùng bên |
41 - 45 |
1.7.2. Khác bên |
51 - 55 |
1.8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới |
61 |
1.9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng |
|
1.9.1. Từ 1,5 đến 3 cm |
21 - 25 |
1.9.2. Dưới 1,5 cm |
36 - 40 |
2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn) |
|
2.1. Mất một răng |
|
2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3) |
1,5 |
2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4, 5) |
1,25 |
2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7 |
1,5 |
2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6 |
2,0 |
2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1 |
|
Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi. Nếu đã lắp răng giả, tỷ lệ tính bằng 50% mất răng |
|
2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm |
15 - 18 |
2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm |
21 - 25 |
2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm |
31 |
3. Phần mềm |
|
Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói |
51 - 55 |
4. Lưỡi |
|
4.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói |
6 - 10 |
4.2. Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi |
31 - 35 |
4.3. Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi) |
51 - 55 |
5. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt |
|
5.1. Gây hậu quả khô miệng |
21 - 25 |
5.2. Gây rò kéo dài |
26 - 30 |
X. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương tai - mũi - họng |
% |
1. Tai |
|
1.1. Nghe kém hai tai |
|
1.1.1. Nghe kém nhẹ hai tai |
6 - 10 |
1.1.2. Nghe kém nhẹ một tai - trung bình một tai |
16 - 20 |
1.1.3. Nghe kém nhẹ một tai - nặng một tai |
21 - 25 |
1.1.4. Nghe kém nhẹ một tai - quá nặng một tai |
26 - 30 |
1.1.5. Nghe kém trung bình hai tai |
|
1.1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 đến 45%) |
21 - 25 |
1.1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 đến 55%) |
26 - 30 |
1.1.6. Nghe kém trung bình một tai - nghe kém nặng một tai |
31 - 35 |
1.1.7. Nghe kém trung bình một tai - nghe kém rất nặng một tai |
36 - 40 |
1.1.8. Nghe kém nặng hai tai |
|
1.1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56 đến 65%) |
41 - 45 |
1.1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66 đến 75%) |
46 - 50 |
1.1.9. Nghe kém nặng một tai - Nghe kém quá nặng một tai |
51 - 55 |
1.1.10. Nghe kém quá nặng hai tai |
|
1.1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76 đến 95%) |
61 - 65 |
1.1.10.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%) |
71 |
1.2. Nghe kém một tai |
|
1.2.1. Nghe kém nhẹ một tai |
3 |
1.2.2. Nghe kém trung bình một tai |
9 |
1.2.3. Nghe kém nặng một tai |
11 - 15 |
1.2.4. Nghe kém quá nặng một tai |
16 - 20 |
1.3. Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ do sóng nổ làm giảm sức nghe. Xác định tỷ lệ theo mức độ nghe kém |
|
1.4. Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương sóng nổ gây tổn thương tai giữa Tỷ lệ theo sức nghe và cộng thêm từ 5 đến 10 % (cộng lùi) tuỳ theo viêm tai giữa một bên hay hai bên, có kèm theo cholesteatome cộng thêm từ 11 đến 15% (cộng lùi) |
|
1.5. Vết thương vành tai |
|
1.5.1. Mất một phần một vành tai hoặc sẹo co rúm một vành tai |
5 - 9 |
1.5.2. Mất hoàn toàn một vành tai |
16 - 20 |
1.5.3. Mất hoàn toàn hai vành tai |
26 - 30 |
1.6. Sẹo chít hẹp ống tai |
|
1.6.1. Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh) |
3 - 6 |
1.6.2. Sẹo làm hẹp ống tai hai bên |
11 - 15 |
1.6.3. Nếu ống tai bị bít kín tỷ lệ tính theo mức độ nghe kém cộng lùi tỷ lệ ống tai bị bịt kín |
|
1.6.4. Nếu ống tai bị bít kín gây viêm ống tai ngoài thì cộng từ 5 đến 7% ở từng bên tai (cộng lùi) |
|
1.7. Vỡ xương đá không để lại di chứng |
16 - 20 |
1.8. Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ Mục 1.7 cộng tỷ lệ di chứng (cộng lùi) |
|
2. Mũi xoang |
|
2.1. Khuyết mũi |
|
2.1.1. Khuyết một phần mũi ảnh hưởng ít thẩm mỹ |
5 - 9 |
2.1.2. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da |
11 - 15 |
2.1.3. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da và sụn |
21 - 25 |
2.1.4. Khuyết nửa mũi |
31 - 35 |
2.1.5. Khuyết hoàn toàn mũi |
41 - 45 |
2.2. Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở |
|
2.2.1. Sẹo chít hẹp một lỗ mũi |
6 - 10 |
2.2.2. Sẹo bít cả một lỗ mũi |
16 - 20 |
2.2.3. Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở, ngửi |
26 - 30 |
2.2.4. Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mũi phải thở bằng mồm |
36 - 40 |
2.3. Tổn thương tháp mũi (Gẫy, sập xương sống mũi, vẹo vách ngăn) |
|
2.3.1. Không ảnh hưởng đến chức năng thở và ngửi |
6 - 10 |
2.3.2. Ảnh hưởng nhiều đến thở và ngửi |
26 - 30 |
2.4. Rối loạn khứu giác một bên |
|
2.4.1. Rối loạn khứu giác một bên |
6 - 10 |
2.4.2. Mất khứu giác hoàn toàn một bên Tỷ lệ được cộng lùi từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn....) |
11 - 15 |
2.5. Viêm mũi teo (Trĩ mũi) |
|
2.5.1. Viêm mũi teo một bên mũi |
16 - 20 |
2.5.2. Viêm mũi teo hai bên mũi |
31 - 35 |
2.6. Chấn thương xoang |
|
2 6.1. Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không di lệch |
11 - 15 |
2.6.2. Mất một phần hay vỡ di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán |
16 - 20 |
2.6.3. Chấn thương phức hợp mũi - sàng (vỡ kín mũi - sàng - bướm) cộng lùi với các tổn thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác |
36 - 40 |
2.7. Chấn thương sọ - mặt (tầng trên, giữa, dưới) theo tỷ lệ tổn thương các chức năng liên quan |
|
2.8. Viêm xoang sau chấn thương |
|
2.8.1. Viêm đơn xoang |
|
2.8.1.1. Một bên |
6- 10 |
2.8.1.2. Hai bên |
11-15 |
2.8.2. Viêm đa xoang |
|
2.8.2.1. Một bên |
16 - 20 |
2.8.2.2. Hai bên |
26 - 30 |
2.8.3. Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ Mục 2.8.1 hoặc 2.8.2 cộng lùi 5% |
|
3. Họng |
|
3.1. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc) |
11 - 15 |
3.2. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng) |
26 - 30 |
3.3. Ăn qua ống thông dạ dầy (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng |
71 - 75 |
3.4. Mất vị giác: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh |
|
4. Thanh quản |
|
4.1. Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ |
|
4.1.1. Nói khó |
|
4.1.1.1. Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn) |
16 - 20 |
4.1.1.2. Nói khó mức độ vừa (từng tiếng) |
26 - 30 |
4.1.1.3. Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng) |
41 - 45 |
4.1.2. Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác |
61 |
4.2. Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản - dây thanh) |
|
4.2.1. Nói khản giọng |
11 - 15 |
4.2.2. Nói không rõ tiếng |
21 - 25 |
4.2.3. Mất tiếng |
41 - 45 |
Ghi chú: Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi...) |
|
4.3. Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản) |
|
4.3.1. Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt) |
21 - 25 |
4.3.2. Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ) |
41 - 45 |
4.3.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi) |
61 - 65 |
4.3.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn |
81 |
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chỉ được coi như mất bộ phận đó hoặc mất chi.
3. Trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn chỉ còn một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi như mất hoàn toàn hai mắt.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp thương tật không được liệt kê trong Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng hoặc được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
6. Nạn nhân bị chết nhưng không xác định được tung tích hoặc không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền bồi thường căn cứ chi phí thực tế cần thiết để mai táng và phục vụ cho việc lưu trữ tìm tung tích nạn nhân. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
BÁO
CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư
số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Kỳ báo cáo: quý/năm …………….. từ …………… đến …………………..
Đơn vị tính: đồng
STT |
Loại sản phẩm bảo hiểm |
Phí bảo hiểm gốc |
Phí nhận tái bảo hiểm |
Phí nhượng tái bảo hiểm |
Giảm, hoàn phí bảo hiểm |
Phí bảo hiểm giữ lại |
||
Trong nước |
Ngoài nước |
Trong nước |
Ngoài nước |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) = (3) + (4) + (5) -(6) - (7) - (8) |
1 |
Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
……, ngày …tháng …năm …. |
BÁO CÁO BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
- Báo cáo quý/năm: ……………………….. từ ………………….. đến …………………
Đơn vị tính: đồng
STT |
Loại sản phẩm bảo hiểm |
Bồi thường bảo hiểm gốc |
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm |
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm |
Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại |
Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn |
||
Trong nước |
Ngoài nước |
Trong nước |
Ngoài nước |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
|
(5) |
(6) |
(7) |
(8)= (3) + (4) + (5) - (6) - (7) |
(9) |
1 |
Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
……, ngày …tháng …năm …. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BẢO
HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ……………………………………………………………………
- Báo cáo năm: Từ ………………………………….. đến ………………………………………
Đơn vị tính: đồng
TT |
Chỉ tiêu báo cáo |
Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng |
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng |
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường |
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba |
Tổng |
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(đ) |
(e) |
(g) = (c) + (d) + (đ) + (e) |
I |
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm (I)=(6)+(7)+(8) |
|
|
|
|
|
1 |
Phí bảo hiểm gốc (đã trừ các khoản giảm trừ) |
|
|
|
|
|
2 |
Phí nhận tái bảo hiểm (đã trừ các khoản giảm trừ) |
|
|
|
|
|
3 |
Tăng(+)/giảm(-) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm |
|
|
|
|
|
4 |
Phí nhượng tái bảo hiểm (đã trừ các khoản giảm trừ) |
|
|
|
|
|
5 |
Tăng(+)/giảm(-) dự phòng phí nhượng tái bảo hiểm |
|
|
|
|
|
6 |
Doanh thu phí bảo hiểm thuần (6)=(1)+(2)-(3)-(4)+(5) |
|
|
|
|
|
7 |
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm (đã trừ các khoản giảm trừ và chưa được hưởng) |
|
|
|
|
|
8 |
Thu khác hoạt động bảo hiểm |
|
|
|
|
|
II |
Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm (II) = (9) - (10) + (11) - (12) + (13) + (14)+15+16 |
|
|
|
|
|
9 |
Chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm (đã trừ các khoản thu giảm chi) |
|
|
|
|
|
10 |
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm |
|
|
|
|
|
11 |
Tăng (+)/giảm (-) dự phòng bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm |
|
|
|
|
|
12 |
Tăng (+)/giảm (-) dự phòng bồi thường nhượng tái bảo hiểm |
|
|
|
|
|
13 |
Tăng (+)/giảm (-) dự phòng dao động lớn |
|
|
|
|
|
14 |
Chi hoa hồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm (đã trừ các khoản giảm trừ và chưa được phân bổ) |
|
|
|
|
|
15 |
Chi quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm |
|
|
|
|
|
16 |
Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm |
|
|
|
|
|
III |
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm (III) = (I) - (II) |
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
……, ngày …tháng …năm …. |
MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 50/2022/TT-BTC |
Hanoi, August 11, 2022 |
CIRCULAR
GUIDELINES FPR THE IMPLEMENTATION OF CERTAIN ARTICLES OF DECREE NO. 119/2015/ND-CP DATED NOVEMBER 13, 2015 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON COMPULSORY INSURANCE FOR CONSTRUCTION INVESTMENT ACTIVITIES AND DECREE NO. 20/2022/ND-CP DATED MARCH 10, 2022 ON AMENDMENTS TO DECREE NO. 119/2015/ND-CP DATED NOVEMBER 13, 2015 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON COMPULSORY INSURANCE FOR OCNSTRUCTION INVESTMENT ACTIVITIES
Pursuant to the Law on Insurance Business dated December 9, 2000; the Law on Amendments to the Law on Insurance Business dated November 24, 2010;
Pursuant to the Law on Amendments to the Law on Insurance Business and the Law on Intellectual Property dated June 14, 2019;
Pursuant to the Law on Construction of Vietnam dated June 18, 2014; the Law on Amendments to the Law on Construction of Vietnam dated June 17, 2020;
Pursuant to Decree No.87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government of Vietnam on functions, duties, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance of Vietnam;
Pursuant to Decree No. 119/2015/ND-CP dated November 13, 2015 of the Government of Vietnam on compulsory insurance for construction investment activities;
Pursuant to Decree No. 20/2022/ND-CP dated March 10, 2022 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 119/2015/ND-CP dated November 13, 2015 of the Government of Vietnam on compulsory insurance for construction investment activities;
...
...
...
The Minister of Finance of Vietnam hereby promulgates the Circular on guidelines on the implementation of certain Articles of Decree No. 119/2015/ND-CP dated November 13, 2015 of the Government of Vietnam on compulsory insurance for construction investment activities and Decree No. 20/2022/ND-CP dated March 10, 2022 on amendments to Decree No. 119/2015/ND-CP dated November 13, 2015 of the Government of Vietnam on compulsory insurance for construction investment activities.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides for the principles, terms, insurance tariffs, financial regulations, and regulations on reports regarding compulsory insurance for construction investment activities, including compulsory insurance for works during construction time, compulsory insurance for professional liability of investment and construction consultancy services; compulsory insurance for workers working on construction sites; compulsory third-party liability insurance.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to:
1. Investors and contractors (in cases where insurance premiums for works have been included in the contract prices).
2. Advisory contractors.
...
...
...
4. Non-life insurers, branches of foreign non-life insurers (hereinafter referred to as “insurers”) and reinsurers.
5. Other agencies, organizations, and individuals related to compulsory insurance for construction investment activities.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1. "Policyholders” are the following organizations and individuals:
a) Investors or contractors in cases where insurance premiums for works have been included in the contract prices (regarding compulsory insurance for works during construction time).
b) Advisory contractors (regarding compulsory professional liability insurance for investment and construction consultancy services).
c) Construction contractors (regarding compulsory insurance for workers working at construction sites; third-party liability insurance).
2. "Advisory contractors” are contractors that provide construction advice and survey services and contractors that provide advisory services of construction design of construction works from grade II or higher.
...
...
...
4. “Deductible” means the fixed amount or percentage (%) of the amount of insurance indemnity that the policyholder must bear in each insurance event, specifically as follows:
a) Regarding compulsory insurance for works during construction time: the deductibles prescribed in Point b Clause 1 Section I and Point b Clause 1 Section II of Appendix I promulgated with this Circular.
b) Regarding compulsory insurance for professional liability for construction and investment consultancy services: the deductibles prescribed in Point b Clause 1 of Appendix II promulgated with this Circular.
5. “Put into use” is the process of putting works or categories of construction works into operation and utilization.
6. “The insured" are the following organizations and individuals:
a) Investors, contractors, and other organizations and individuals that have legitimate rights and benefits related to works during construction time (regarding compulsory insurance for works during construction time).
b) Advisory contractors and other organizations and individuals participating in construction surveys and construction design of advisory contractors (regarding compulsory insurance for professional liability for construction and investment consultancy services).
c) Construction contractors (regarding compulsory insurance for workers working at construction sites; third-party liability insurance).
7. “Occupational diseases” are diseases prescribed in Clause 9 Article 3 of the Law on Occupational Hygiene and Safety.
...
...
...
9. “Occupational accidents” are prescribed in Clause 8 Article 3 of the Law on Occupational Hygiene and Safety.
Article 4. Certificates of compulsory insurance for construction investment activities (hereinafter referred to as “Insurance Certificates”)
1. Insurance Certificates are proofs of the conclusion of contracts of compulsory insurance for construction investment activities between the policyholders and insurers.
2. Insurers shall separately issue Insurance Certificates to policyholders. Insurance Certificates shall be proactively designed by insurers and include the following contents:
a) Names and addresses of insurers, policyholders, and the insured and hotline phone numbers of insurers.
b) Names and addresses of construction works.
c) Insurance payout.
d) The total value of construction works (if any).
dd) Numbers of advisory contracts and values of advisory contracts in which values of construction service advice services and values of construction design services are separated (regarding compulsory insurance for professional liability for construction investment activities).
...
...
...
g) Insurance duration, insurance premium rates, insurance premiums, and deductibles (if any).
h) Issuance date, month, and year of Insurance Certificates.
3. In case of issuance of E-Insurance Certificates, insurers shall comply with regulations of the Law on E-Transactions and its guiding documents; E-Insurance Certificates shall fully comply with current regulations and adequately display the contents prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 5. General insurance liability exclusion
Insurers shall not indemnify the following losses:
1. Losses caused by wars, riots, strikes, actions of hostile forces, rebellions, malicious actions on behalf of or related to organizations of politics, confiscation, escheat, requisition, or destruction or damage according to orders of competent authorities.
2. Losses caused by terrorism actions.
3. Losses caused by nuclear reaction, nuclear radiation, and radiation contamination.
4. Losses caused by intentional acts of law violations of policyholders of the insured (this regulation does not apply to compulsory insurance for workers working on construction sites in cases where they have to defend themselves, save lives, save properties, or use stimulants for treatment prescribed by doctors)
...
...
...
6. Losses caused by stopping the construction work or losses caused by consequences of stopping the construction work (partially or wholly).
7. Losses of data, software, and computer programs.
Article 6. Termination of insurance policies
1. An insurance policy is terminated in the following cases:
a) The policyholder and the insurer have an agreement in the insurance policy on the termination of the insurance policy in case of suspension of the implementation of the work prescribed in the construction contract or termination of the construction contract according to regulations of the law.
The policyholder shall send a written notification to the insurer within 5 working days after the investor decides to suspend the implementation of the work prescribed in the construction contract or terminate the construction contract according to regulations of the law. The time of termination of the insurance policy is based on the time of suspension of the work prescribed in the construction contract or termination of the construction contract according to regulations of the law.
b) Other cases of termination according to regulations of the law.
2. Legal consequences of the termination of the insurance policy
a) If the insurance policy is terminated according to regulations prescribed in Point a Clause 1 of this Article, within 15 days after the termination date of such insurance policy, the insurer shall refund the policyholder the insurance premium corresponding to the remaining time of the insurance policy after deducting reasonable costs related to the insurance policy according to agreements in the insurance policy (if any). In case the policyholder has not fully paid the insurance premium, the policyholder shall pay an additional amount of insurance premiums corresponding to the insured period up to the time of termination of the insurance policy.
...
...
...
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Section 1. COMPULSORY INSURANCE FOR WORKS DURING CONSTRUCTION TIME
Article 7. Insurance subjects and the minimum insurance payout
1. Insurance subjects of compulsory insurance for works during construction time are works and categories of works prescribed in Clause 1 Article 4 of Decree No. 119/2015/ND-CP dated November 13, 2015 of the Government of Vietnam on compulsory insurance for construction and investment activities and Clause 2 Article 1 of Decree No. 20/2022/ND-CP dated March 10, 2022 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 119/2015/ND-CP.
2. The minimum insurance payout for compulsory insurance for works during construction time according to regulations prescribed in Clause 1 of this Article is the total value of works after completion, including all materials, personnel costs, devices installed in such works, transport fees, tax types, other fees, and other categories provided by investors or contractors. The minimum insurance payout for works during construction time shall not be lower than the total value of construction contracts, even the adjusted or supplemented value (if any).
Article 8. Insurance scope and exclusion of insurance responsibility
1. Insurance scope
Insurers shall implement insurance responsibilities for losses of works during construction time that arise from any risk, except for cases of exclusion of insurance responsibilities prescribed in Clause 2 of this Article.
...
...
...
Cases of exclusion of insurance responsibilities for compulsory insurance for works during construction time:
a) Exclusion of the general insurance responsibility according to regulations prescribed in Article 5 of this Circular.
b) Losses caused by errors in the design of advisory contractors regarding construction works.
c) Losses caused by corrosion, abrasion, and oxidation.
d) Losses caused by the phenomenon of rotting that takes place under conditions of normal pressure and temperature (this regulation only applies to construction works prescribed in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular).
dd) Losses cause by the phenomenon of hard scale formation such as rust, deposition, or other equivalent phenomena (this regulation only applies to construction works prescribed in Point b Clause 1 Article 10 of this Article).
e) Costs of repair, replacement, and correction of defects in materials or workmanship errors. This exclusion only applies to losses of categories that are directly affected and does not apply to losses of other categories that are indirect consequences of defects in materials or workmanship errors.
g) Losses or damage that can only be detected at the time of inventory.
Article 9. Insurance duration
...
...
...
1. Regarding construction works prescribed in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular: the insurance duration prescribed in insurance policies, starting from the start to the end date of construction time, shall be based on documents of authorities competent to decide on investment (including adjustment and supplement (if any)). The insurance duration for each division and category that has been handed over or put into use shall end after such division and category have been handed over or put into use.
2. Regarding construction works prescribed in Point b Clause 1 Article 10 of this Circular: the insurance duration prescribed in insurance policies, from the start to the end date of construction time, shall be based on documents of authorities competent to decide on investment (including adjustment and supplement (if any)) until the handover of the works or after the completion of the first load testing, whichever comes first, but shall not exceed 28 days after the date of the test run. The insurance duration for used devices installed in works shall end at the time of test running such devices.
Article 10. Insurance premiums and payment of insurance premiums
1. Premiums of compulsory insurance for works during construction time are determined as follows:
a) Regarding insured construction works valued less than 1000 billion VND, excluding or including the installment but the cost of the installment is lower than 50% of the total value of categories of the insured construction works: the insurance premium shall be determined according to Point a Clause 1 Section I of Appendix I promulgated with this Circular.
b) Regarding insured construction works valued less than 1000 billion VND, including the installment and the cost of the installment accounts for at least 50% of the total value of categories of the insured construction works: the insurance premium shall be determined according to Point a Clause 1 Section II of Appendix I promulgated with this Circular.
c) Regarding construction works not stipulated in regulations prescribed in Point a Clause 1 Section I and Point a Clause 1 Section II of Appendix I promulgated with this Circular or construction works valued from 1000 billion VND or more, insurers and policyholders shall agree on the principles, terms, insurance premiums, and deductibles on the basis of evidence proving the leading enterprises receive reinsurance and confirm the reinsurance in accordance with the principles, terms, insurance premiums, and deductibles provided to policyholders by insurers. Enterprises that receive foreign reinsurance and organizations that receive foreign reinsurance must be rated at least “BBB” according to Standard & Poor’s, “B++” according to A.M.Best, or other equivalent ranks of other organizations with functions and experience in ranking in the fiscal year closest to the reinsurance year.
2. Based on the risk level of each of the insured, insurers may increase or decrease insurance premiums by a maximum of 25% of the insurance premiums prescribed in Point a Clause 1 Section I of Appendix I promulgated with this Circular (regarding works prescribed in Point a Clause 1 of this Article) or Point a Clause 1 Section II of Appendix I promulgated with this Circular (regarding works prescribed in Point b Clause 1 of this Article).
3. In case the construction time of works is extended compared to the time prescribed in documents of authorities competent to decide on the investment when concluding insurance policies, policyholders and insurers may agree on additional insurance premiums applicable to the extended time. Additional insurance premiums (if any) shall be determined according to the insurance premiums prescribed in Appendix I promulgated with this Circular and the ratio of extended construction time to the total construction time prescribed in documents of authorities competent to decide on the investment when concluding insurance policies and other risk factors.
...
...
...
Regarding insurance policies of construction works of projects on construction and investment prescribed in Decree No. 50/2021/ND-CP dated April 1, 2021 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 37/2015/ND-CP dated April 22, 2015 of the Government of Vietnam elaborating on construction contracts, insurers and policyholders shall agree on the deadline for payment of insurance premiums prescribed in insurance policies and such deadline shall not be later than the payment deadline of construction contracts. In any case, the deadline for payment of insurance premiums shall not exceed the insurance duration.
5. The final settlement of insurance premiums shall be based on the value of the final settlement of the construction contract (the part subject to purchase of compulsory insurance), specifically:
a) If the value of the final settlement of the construction contract (the part subject to purchase of compulsory insurance) increases compared to the value of the estimate approved by competent authorities when concluding the insurance policy, the insurance premium shall increase correspondingly. The policyholder shall pay the missing insurance premium to the insurer within 30 days after receiving documents on approval of the value of the final settlement of the construction contract issued by competent authorities.
b) If the value of the final settlement of the construction contract (the part subject to purchase of compulsory insurance) decreases compared to the value of the estimate approved by competent authorities, the insurance premium shall decrease correspondingly. The insurer shall pay the overpaid insurance premium to the policyholder within 30 days after the date the insurer receives documents on approval of the value of the final settlement of the construction work issued by competent authorities from the policyholder. The policyholder shall retrieve the deducted insurance premium amount from the insurer. If the policyholder is the contractor in construction and investment activities and the insurance premium for work has been included in the construction contract price, the contractor in construction and investment activities shall return the insurance premium retrieved from the insurer to the investor.
Article 11. Responsibilities of policyholders
Investors or contractors (in cases where insurance premiums for works have been included in the contract prices) shall purchase insurance for all of the works or for each category of works during construction time. Specific cases:
1. In case of purchasing insurance for all of the works during construction time, investors or contractors (in cases where insurance premiums for works have been included in the contract prices) shall purchase insurance with the minimum insurance payout as prescribed in Clause 2 Article 7 of this Circular.
2. In case of purchasing by each category of works during construction time, investors or contractors (in cases where insurance premiums for works have been included in the contract prices) shall purchase insurance with the insurance payout of each category of works not lower than the full value of the category of such works after completion and the total insurance payout of categories of works during construction time shall not be lower than the minimum insurance payout prescribed in Clause 2 Article 7 of this Circular.
Article 12. Indemnification principles
...
...
...
a) Policyholders shall:
- Immediately notify insurers via means of communication and notify insurers in writing of such incidents within 14 days from the date of construction works incidents.
- After notifying insurers in writing, policyholders may start the repair or replacement of minor damage valued no more than the corresponding deductible prescribed in Point b Clause 1 Section I of Appendix I promulgated with this Circular (regarding works prescribed in Point a Clause 1 Article 10 of this Circular) or Point b Clause 1 Section II of Appendix I promulgated with this Circular (regarding works prescribed in Point b Clause 1 Article 10 of this Circular).
In other cases, before beginning the repair or replacement of categories suffered from losses, policyholders shall have their losses assessed by insurers. If insurers fail to assess losses within 5 working days after receiving notifications on construction work incidents, except for force majeure or objective difficulties, policyholders have the right to begin the repair and replacement of categories suffered from losses. Insurers shall pay the costs of repair and replacement of categories suffered from losses within their insurance responsibilities if the policyholders timely begin the repair and replacement of such categories.
- Preserve parts suffered from losses and prepare for the assessment of such parts conducted by representatives or assessors of insurers.
- Immediately notify public security agencies in case of losses caused by theft.
- Adopt every measure within their capacity to minimize losses.
- Provide documents in indemnification documents according to regulations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, and 6 of Article 13 of this Circular and facilitate insurers during the process of verifying such documents.
- Implement, cooperate, and permit insurers to perform actions and measures that are necessary or requested by insurers to protect the rights of insurers after the indemnification of losses subject to indemnification responsibilities according to regulations of this Circular.
...
...
...
- Conduct loss assessment according to regulations of the law and prepare records of the assessment of causes and the extent of damage according to regulations prescribed in Clause 5 Article 13 of this Circular.
- Guide and cooperate with policyholders and relevant agencies, organizations, and individuals in sufficiently collecting documents to prepare indemnification documents.
- In case of accepting the indemnification, insurers shall prepare written notifications on the indemnification.
- In case of refusing the indemnification, insurers shall provide explanations in writing.
2. Insurers shall only indemnify for physical losses that policyholders actually suffer from and when such amounts have been included in the insurance payout.
3. The indemnification for each category of properties prescribed in insurance policies shall not exceed the insurance payout of such category of properties. The total insurance payout shall not exceed the total insurance payout prescribed in insurance policies. Specific cases:
a) Losses that can be repaired shall be repaired, and the insurance payout is the necessary fund to restore categories suffered from losses to their previous state before losses after deducting the part of value subject to retrieval (in case policyholders retrieve properties suffered from losses) and deductibles.
b) In case of a total loss, the insurance payout is the market value of the category at the time or the place of losses and the actual level of damage minus deductibles. If policyholders retrieve properties suffered from losses, the insurance payout is the actual value of such categories at the time or the place of losses minus deductibles and values of the retrieved properties that suffered from losses.
4. Insurers shall cover temporary repair costs if such repair is a part of the official repair and does not increase the total repair cost according to the final scheme for the repair of categories suffered from losses.
...
...
...
6. If policyholders conclude compulsory insurance policies for works during construction time with 2 or more insurers to insure the same subject, with the same conditions and insurance events, when insurance events occur, each insurer is only responsible for indemnification according to the ratio between the agreed insurance payout to the total insurance payout of all insurance policies concluded by policyholders. The total insurance payout of insurers shall not exceed the damaged value of properties.
7. Insurers are not responsible for indemnifying the amounts that occurred or increased due to acts of insurance fraud according to regulations of the Criminal Code.
Article 13. Indemnification documents
Insurers shall cooperate with policyholders, the insured, and relevant agencies, organizations, and individuals in collecting documents related to the preparation of indemnification documents. Indemnification documents on compulsory insurance for works during construction time include:
1. Documents requesting the indemnification of the policyholders.
2. Documents related to insurance subjects, including Insurance Policies and Certificates of Insurance.
3. Documents proving the damage to properties, including:
a) Documents on construction work incidents (certified copies or copies confirmed by parties that prepare the documents) according to regulations prescribed in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government of Vietnam elaborating on quality management, construction, and maintenance of construction works.
b) Valid receipts and invoices in case of repairing or replacing properties.
...
...
...
5. Records of the assessment of causes and the extent of damage prepared by insurers or persons authorized by insurers.
6. Other relevant documents (if any).
Section 2. COMPULSORY INSURANCE FOR PROFESSIONAL LIABILITY FOR CONSTRUCTION AND INVESTMENT CONSULTANCY SERVICE
Article 14. Insurance subjects and the minimum insurance payout
1. Subjects of compulsory insurance for professional liability for construction and investment consultancy services are civil liabilities of investment and construction advisory contractors for third parties generated from the implementation of construction surveys and construction design of construction works from grade II or higher.
2. The minimum insurance payout is equal to the value of the construction survey consultancy contract and the construction design consultancy contract.
Article 15. Insurance scope and exclusion of insurance responsibility
1. Insurance scope
Insurers shall indemnify advisory contractors for the amounts that such advisory contractors are responsible for indemnifying for losses of third parties generated from the implementation of construction consultancy services and relevant costs according to regulations of the law, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article.
...
...
...
Cases of exclusion of insurance responsibilities for compulsory insurance for professional liability for construction and investment consultancy services:
a) Exclusion of the general insurance responsibility according to regulations prescribed in Article 5 of this Circular.
b) Losses caused by untested measures to construct, calculate, measure, design, and use materials intentionally selected by advisory contractors.
c) Costs of redesigning or correcting drawings, plans, and technical manuals or catalogs of technical manuals.
d) Losses caused by mold.
dd) Losses caused by pollution and contamination to the environment and third parties due to the construction survey consultancy and construction design.
e) Losses related to asbestos or any material containing asbestos.
g) Losses caused by violations of intellectual property rights.
Article 16. Insurance duration
...
...
...
Article 17. Insurance premiums and payment of insurance premiums
1. Premiums of compulsory insurance for professional liabilities for construction design consultancy services and construction survey consultancy services shall be determined as follows:
a) Regarding construction works valued less than 1000 billion VND and are not included in types of construction works such as dikes, dams, ports, harbors, jetties, docks, breakwaters, and other irrigation works; construction works such as airports, airplanes, satellites, space; shipbuilding and repair works; energy construction works on the sea and underwater; projects on trains, trams, express trains, and underground projects and mines: the insurance premiums and deductibles prescribed in Clause 1 Appendix II promulgated with this Circular.
b) Regarding construction works not stipulated in regulations prescribed in Point a Clause 1 of this Article: Insurers and policyholders shall agree on the principles, terms, insurance premiums, and deductibles on the basis of evidence proving the leading enterprises receive reinsurance and confirm the reinsurance in accordance with the principles, terms, insurance premiums, and deductibles provided to policyholders by insurers. Enterprises that receive foreign reinsurance and organizations that receive foreign reinsurance must be rated at least “BBB” according to Standard & Poor’s, “B++” according to A.M.Best, or other equivalent ranks of other organizations with functions and experience in ranking in the fiscal year closest to the reinsurance year.
2. Based on the risk level of each of the insured, insurers may increase or decrease insurance premiums by a maximum of 25% of the insurance premiums prescribed in Point a Clause 1 of Appendix II promulgated with this Circular.
3. In case the construction time of works is extended compared to the time prescribed in documents of authorities competent to decide on the investment when concluding insurance policies, policyholders and insurers shall agree on additional insurance premiums applicable to the extended time. Additional insurance premiums shall be determined according to the insurance premiums prescribed in Point a Clause 1 of Appendix II promulgated with this Circular and corresponding to the extended implementation time of consultancy work.
4. The payment of premiums of compulsory insurance for professional liabilities for construction and investment consultancy services shall follow Circular No. 50/2017/TT-BTC.
5. The final settlement of insurance premiums shall be based on the value of the final settlement of the construction survey and construction design consultancy contract, specifically:
a) If the value of the final settlement of the construction survey and construction design consultancy contract increases compared to the value of the estimate approved by competent authorities when concluding the insurance policy, the insurance premium shall increase correspondingly. The policyholder shall pay the missing insurance premium to the insurer within 30 days after receiving documents on approval of the value of the final settlement of the construction contract issued by competent authorities.
...
...
...
Article 18. Responsibilities of policyholders
Advisory contractors shall purchase compulsory insurance for professional liabilities for construction and investment consultancy services when providing such services.
Article 19. Indemnification principles
1. Insurers shall indemnify advisory contractors for the amounts that such advisory contractors are responsible for indemnifying for losses of third parties and relevant costs according to regulations of the law, specifically:
a) Losses of third parties and related costs generated by negligent actions of the insured as a result of the implementation of construction surveys and construction design within the scope of insurance.
b) Indemnification request of third parties (from an insurance event) regarding the insured and have been notified to insurers by policyholders within the insurance duration, including expenses to be paid to lawyers appointed by insurers or the insured (with the written consent of insurers), other fees and charges generated from the investigation, correction, and defense related to insurance events but not including the salary to be paid to workers or managers concluding labor contracts with the insured.
c) Other relevant costs according to regulations of the law.
2. The total liability of insurers for all indemnification requests during the insurance duration shall not exceed the insurance payout agreed on in insurance policies.
3. If policyholders conclude compulsory insurance policies for professional liabilities for construction and investment consultancy services during construction time with 2 or more insurers to insure the same subject, with the same conditions and insurance events, when insurance events occur, each insurer is only responsible for indemnification according to the ratio between the agreed insurance payout to the total insurance payout of all insurance policies concluded by policyholders.
...
...
...
5. When there are indemnification requests from third parties, policyholders and insurers shall cooperate in settling the indemnification as follows:
a) Policyholders shall:
- Immediately notify insurers via means of communication and notify insurers in writing of such matters within 14 days after receiving indemnification requests from third parties.
- Adopt every measure within their capacity to minimize losses.
- Provide documents in indemnification documents according to regulations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 7 of Article 20 of this Circular and facilitate insurers during the process of verifying such documents.
- Implement, cooperate, and permit insurers to perform actions and measures that are necessary or requested by insurers to protect the rights of insurers after the indemnification of losses subject to indemnification responsibilities according to regulations of this Circular.
b) Insurers shall:
- Conduct loss assessment according to regulations of the law and prepare records of the assessment of causes and the extent of damage according to regulations prescribed in Clause 6 Article 20 of this Circular.
- Guide and cooperate with policyholders and relevant agencies, organizations, and individuals in sufficiently collecting documents to prepare indemnification documents.
...
...
...
- In case of accepting the indemnification, insurers shall prepare written notifications on the indemnification.
- In case of refusing the indemnification, insurers shall provide explanations in writing.
Article 20. Indemnification documents
Insurers shall cooperate with policyholders, the insured, and relevant agencies, organizations, and individuals in collecting documents related to the preparation of indemnification documents. Indemnification documents on compulsory insurance for professional liabilities for construction and investment consultancy services include:
1. Documents requesting the indemnification of the policyholders.
2. Documents related to insurance subjects, including Insurance Policies and Certificates of Insurance.
3. Documents requesting the indemnification of third parties regarding the insured.
4. Documents proving human damage (copies of medical service facilities or copies confirmed by insurers after comparison with the original) provided by policyholders. Based on the extent of human damage, one or more of the following documents may be included:
a) Injury certificates.
...
...
...
c) Surgery certificates.
d) Medical records.
dd) Extracts of death certificates or Death Certificates or order documents confirmed by public security agencies or examination results of Forensic Examination Agencies.
e) Valid and reasonable receipts and invoices on medical costs.
5. Documents proving the damage to properties, including:
a) Documents on construction work incidents (certified copies or copies with confirmation of parties that prepare the documents) according to regulations prescribed in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP.
b) Valid receipts and invoices in case of repairing or replacing properties.
c) Documents, receipts, and invoices related to expenses that policyholders have spent to minimize losses or to implement instructions of insurers.
6. Records of the assessment of causes and the extent of damage prepared by insurers agreed upon between insurers, policyholders, and the insured.
...
...
...
Section 3. COMPULSORY INSURANCE FOR WORKERS WORKING ON CONSTRUCTION SITES
Article 21. Insurance subjects and the minimum insurance payout
1. Subjects of compulsory insurance for workers working on construction sites are civil liabilities of construction contractors for workers working on construction sites according to regulations of the law.
2. The minimum insurance payout in case of compulsory insurance for workers working on construction sites is 100 million VND/person/case.
Article 22. Insurance scope and exclusion of insurance responsibility
1. Insurance scope
Insurers shall indemnify construction contractors for the amounts that such construction contractors are responsible for indemnifying for workers who are injured or die due to occupational accidents or occupational diseases while conducting construction work on construction sites, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Exclusion of insurance responsibilities.
a) Exclusion of the general insurance responsibility according to regulations prescribed in Article 5 of this Circular.
...
...
...
Article 23. Insurance duration
1. The duration of compulsory insurance for workers working on construction sites will start from the start date of construction work on construction sites until the end of the work warranty period according to regulations of the law.
2. The determination of the insurance duration shall, specifically for workers working on construction sites, be based on labor contracts and documents confirmed by construction contractors regarding the actual working time of workers on construction sites.
Article 24. Insurance premiums and payment of insurance premiums
1. Premiums of compulsory insurance for workers working on construction sites are prescribed in Appendix III promulgated with this Circular.
2. Based on the risk level of each of the insured, insurers may increase or decrease insurance premiums by a maximum of 25% of the insurance premiums prescribed in Appendix III promulgated with this Circular.
3. The payment of premiums of compulsory insurance for workers working on construction sites shall follow Circular No. 50/2017/TT-BTC.
4. In case of changes to the number of workers or the work of workers, follow the following instructions:
a) Before the 15th of the month following the month of changes, construction contractors shall send written notifications to insurers on the mentioned changes enclosed with the list of workers increased or decreased (in case of changes to the number of workers) and the list of changes to work of workers (in case of changes to the work of workers).
...
...
...
c) In case the decrease of the number of workers or the change to the work of workers decreases insured risks, insurers shall pay construction contractors the decreased insurance premium corresponding to the remaining time of insurance policies that policyholders have overpaid before the 15th of the month following the month of notification.
d) If construction contractors properly perform the obligation to provide notifications as prescribed in Point a of this Clause and pay the insurance premium according to Point b of this Clause, insurance policies shall automatically be valid regarding lists of workers increased or invalidated regarding lists of workers decreased; insurance policies shall automatically be valid regarding the changed work of workers as from the date of changes according to written documents of the insured.
Article 25. Responsibilities of policyholders
Construction contractors shall purchase compulsory insurance for workers working on construction sites when workers conduct construction work on construction sites.
Article 26. Indemnification principles
1. When occupation accidents or occupation diseases happen to workers working on construction sites, policyholders and insurers shall cooperate in settling the indemnification as follows:
a) Policyholders shall:
- Immediately notify insurers via means of communication and notify insurers in writing of such incidents within 14 days after occupational accidents or occupational diseases happen to workers working on construction sites.
- Adopt every measure within their capacity to minimize losses.
...
...
...
- Implement and permit insurers to perform actions and measures that are necessary or requested by insurers to protect the rights of insurers after the indemnification of losses subject to indemnification responsibilities according to regulations of this Circular.
b) Insurers shall:
- Guide and cooperate with policyholders and relevant agencies, organizations, and individuals in sufficiently collecting documents to prepare indemnification documents; identify causes and the extent of damage.
- In case of accepting the indemnification, insurers shall prepare written notifications on the indemnification.
- In case of refusing the indemnification, insurers shall provide explanations in writing.
2. If workers, who are injured or die because of occupational accidents or occupational diseases due to the implementation of construction work on construction sites, are subject to insurance responsibilities, insurers shall pay the amounts agreed upon between construction contractors and workers or legal representatives of workers (in case workers have died), including:
a) Leave allowance during the treatment period as prescribed by the treating doctor shall be determined based on the salary according to the labor contract and shall not exceed the salary of 6 months in each insurance event.
b) Actual medical costs, including emergency costs and inpatient and outpatient treatment costs that are necessary and reasonable but shall not exceed 100 million VND/person/case.
c) In case workers suffer from a working capacity decrease of less than 81%, the specific indemnification for each type of injury and human damage shall be determined according to the Table of payment rates for compulsory insurance for workers working on construction sites according to Appendix IV promulgated with this Circular.
...
...
...
The total insurance payout shall not exceed the total insurance payout prescribed in insurance policies.
3. If occurred occupational accidents or occupational diseases cause injuries to workers, and such injuries aggravate the previous injuries or diseases, insurers are not responsible for indemnifying the aggravating part.
4. Particularly for the case of indemnification according to regulations prescribed in Point b Clause 2 of this Article, if policyholders conclude compulsory insurance policies for workers working on construction sites with 2 or more insurers to insure the same subject, with the same conditions and insurance events, when insurance events occur, each insurer is only responsible for indemnification according to the ratio between the agreed insurance payout to the total insurance payout of all insurance policies concluded by policyholders.
Article 27. Indemnification documents
Insurers shall cooperate with policyholders, the insured, and relevant agencies, organizations, and individuals in collecting documents related to the preparation of indemnification documents. Indemnification documents on compulsory insurance for workers working on construction sites include:
1. Documents requesting the indemnification of the policyholders.
2. Documents related to insurance subjects, including:
a) Insurance Policies, Certificates of Insurance, and Labor Contracts concluded between the insured and workers suffering from occupational accidents or occupational diseases.
b) Documents requesting indemnification for occupational accidents or occupational diseases of workers (if any).
...
...
...
a) Minutes of investigation of occupational accidents prepared by competent authorities according to regulations of the law (if any). In case workers suffer from traffic accidents that are identified as occupational accidents, there must be minutes of traffic accidents or minutes of scene examination and diagram of traffic accident scene prepared by competent authorities according to regulations of the law.
b) Based on the extent of human damage, there may be one or more of the following documents, Injury Certificates; Hospital Discharge Letters; Certificates of Surgery; Medical Records; Extracts of death certificates or Death Certificates or order documents confirmed by public security agencies or examination results of Forensic Examination Agencies.
c) Minutes of assessment of working capacity decrease of the Medical Evaluation Board regarding cases where workers suffer from a working capacity decrease of at least 5% (if any).
d) Valid receipts and invoices of medical facilities proving the treatment of injuries due to occupational accidents of workers.
4. Documents proving that workers suffer from injuries or die due to occupational accidents, including:
b) Minutes of measurement of the environment with hazardous factors during the stipulated time prepared by competent authorities, and if such minutes are for the confirmation for many people, the document of each worker shall have an extract.
b) Hospital Discharge Letters (in case of not being treated at the hospital, an occupational medical examination certificate is required) or consultation sheets for occupational diseases; Medical Records; Extracts of death certificates or Death Certificates (in case workers die).
c) Minutes of assessment of working capacity decrease of the Medical Evaluation Board regarding cases where workers suffer from a working capacity decrease of at least 5% (if any).
d) Valid receipts and invoices of medical facilities proving the treatment of injuries due to occupational diseases of workers.
...
...
...
6. Other relevant documents (if any).
Section 4. COMPULSORY THIRD-PARTY LIABILITY INSURANCE
Article 28. Insurance subjects and the minimum insurance payout
1. Subjects of compulsory third-party liability insurance are civil liabilities of construction contractors for third parties during the construction process according to regulations of the law.
2. The minimum insurance payout for compulsory third-party liability insurance shall comply with regulations prescribed in Clause 7 Article 1 of Decree No. 20/2022/ND-CP.
Article 29. Insurance scope and exclusion of insurance responsibility
1. Insurance scope
Insurers shall indemnify construction contractors amounts that such construction contractors are responsible for indemnifying third parties regarding damage outside of insurance policies in terms of health, life, and properties directly generated during construction and related legal costs (if any) that fall within the scope of insurance in insurance policies, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Exclusion of insurance responsibilities.
...
...
...
a) Exclusion of the general insurance responsibility according to regulations prescribed in Article 5 of this Circular.
b) Losses caused by pollution or contamination. This exclusion does not apply to losses of health, life, and properties generated from pollution or contamination due to unexpected and unpredictable risks.
c) Damage to properties on the ground or health or life caused by the displacement or weakening of the load-bearing and geologic engineering parts.
d) Damage resulting from accidents caused by motor vehicles or vessels, barges, or planes that have participated in compulsory insurance of vehicle owners for third parties.
dd) Liabilities resulting from injuries or diseases caused to workers of investors or contractors related to insured works.
e) Losses or damage to properties owned by or under the management and legal use of investors, or contractors, or workers of one of the above persons.
g) Losses related to asbestos or any material containing asbestos.
Article 30. Insurance duration
The duration of compulsory third-party liability insurance is the specific time starting from the start to the end date of construction based on construction contracts and is prescribed in insurance policies.
...
...
...
1. The premium of compulsory third-party liability insurance is 5% of the premium of compulsory insurance for works during the corresponding construction time prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 10 of this Circular. Based on the risk level of each of the insured, insurers may increase or decrease insurance premiums by a maximum of 25% of the insurance premiums.
2. The deadline for payment of premiums of compulsory third-party liability insurance shall comply with Circular No. 50/2017/TT-BTC.
Regarding insurance policies on civil liabilities for third parties of construction works of projects on construction and investment prescribed in Decree No. 50/2021/ND-CP dated April 1, 2021 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 34/2015/ND-CP elaborating on construction contracts, insurers and policyholders shall agree on the deadline for payment of insurance premiums prescribed in insurance policies and such deadline shall not be later than the payment deadline of construction contracts. In any case, the deadline for payment of insurance premiums shall not exceed the insurance duration.
3. The final settlement of insurance premiums shall comply with regulations prescribed in Clause 5 Article 10 of this Circular.
Article 32. Responsibilities of policyholders
Construction contractors shall purchase compulsory third-party liability insurance when constructing construction works.
Article 33. Indemnification principles
1. When third parties suffer from damage outside of insurance policies in terms of health, life, and properties directly generated from the constructing process subject to insurance responsibilities, insurers shall pay policyholders according to the following indemnification rates:
a) The specific indemnification rate for health and life is determined according to each type of injury prescribed in the Table of indemnification for damage to health and life of Appendix V promulgated with this Circular or agreements (if any) between the insured and persons receiving damage or heirs of persons receiving damage (in case such persons have died) or representatives of persons receiving damage (in case such persons have lost their civil capacity according to decisions of the Court or such persons are less than 6 years old) and shall not exceed the indemnification rate prescribed in Appendix V promulgated with this Circular. In case there are decisions of the Court, the indemnification rate shall be based on such decisions but shall not exceed the rate prescribed in Appendix V promulgated with this Circular.
...
...
...
c) Relevant legal costs (if any).
The total insurance indemnification amount of insurers prescribed in this Clause shall not exceed the insurance payout prescribed in Clause 7 Article 1 of Decree No. 20/2022/ND-CP.
2. When there are indemnification requests from third parties, policyholders and insurers shall cooperate in settling the indemnification as follows:
a) Policyholders shall:
- Immediately notify insurers via means of communication and notify insurers in writing of such matters within 14 days after receiving indemnification requests from third parties.
- Adopt every measure within their capacity to minimize losses.
- Provide documents in indemnification documents according to regulations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 7 of Article 34 of this Circular and facilitate insurers during the process of verifying such documents.
- Implement, cooperate, and permit insurers to perform actions and measures that are necessary or at the request of insurers to protect the rights of insurers after the indemnification of losses subject to indemnification responsibilities according to regulations of this Circular.
b) Insurers shall:
...
...
...
- Guide and cooperate with policyholders and relevant agencies, organizations, and individuals in sufficiently collecting documents to prepare indemnification documents.
- Cooperate with policyholders in settling requests for loss indemnification of third parties subject to insurance responsibilities when insurance events occur.
- In case of accepting the indemnification, insurers shall prepare written notifications on the indemnification.
- In case of refusing the indemnification, insurers shall provide explanations in writing.
Article 34. Indemnification documents
Insurers shall cooperate with policyholders, the insured, and relevant agencies, organizations, and individuals in collecting documents related to the preparation of indemnification documents. Indemnification documents on compulsory third-party liability insurance include:
1. Documents requesting the indemnification of the policyholders.
2. Documents related to insurance subjects, including Insurance Policies and Certificates of Insurance.
3. Documents requesting the indemnification of third parties regarding the insured.
...
...
...
a) Injury certificates.
b) Hospital discharge letters.
c) Surgery certificates.
d) Medical records.
dd) Extracts of death certificates or Death Certificates or order documents confirmed by public security agencies or examination results of Forensic Examination Agencies.
5. Documents proving the damage to properties, including:
a) Documents on construction work incidents (certified copies or copies confirmed by parties that prepare the documents) according to regulations prescribed in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP (if any).
b) Valid receipts and invoices in case of repairing or replacing properties.
6. Records of the assessment of causes and the extent of damage prepared by insurers or persons authorized by insurers.
...
...
...
Section 5. FINANCIAL REGULATIONS AND REGULATIONS ON REPORTS
Article 35. Financial regulations
Insurers that implement compulsory insurance for construction and investment activities shall implement financial regulations according to the following instructions:
1. Financial regulations shall comply with regulations of laws on insurance business and relevant laws.
2. Revenue from insurance premiums, insurance commissions, insurance indemnification, and other expenses related to compulsory insurance for construction and investment activities shall be recorded separately.
Article 36. Regulations on reports
Insurers shall prepare and send the Ministry of Finance of Vietnam reports on compulsory insurance for construction and investment activities according to the following regulations:
1. Professional reports: insurers shall prepare and send the Ministry of Finance of Vietnam quarterly and annual professional reports according to the forms prescribed in Appendix VI, Appendix VII, and Appendix VIII promulgated with this Circular, specifically:
a) Quarterly reports: the time for finalization of data is from the 1st of the first month of the reporting period to the 30th or 31st of the end month of the reporting period. Quarterly reports shall be submitted within 30 days from the end date of a quarter.
...
...
...
Report submission methods: submit reports directly or via post services or email system or the report information system of the Ministry of Finance of Vietnam (when such system is in operation).
2. Aside from reports prescribed in Clause 1 of this Article, insurers shall prepare and submit irregular reports at the request of the Ministry of Finance of Vietnam in the following cases: reports requested by the National Assembly of Vietnam, the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam, the Government of Vietnam, and the Prime Minister of Vietnam; reports on the summary and assessment to develop regulations and policies on reports when there is information on violations of regulations on compulsory insurance for construction and investment activities and other irregular reports to satisfy the requirement for information on irregularly generated problems.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 37. Implementation provisions
1. This Circular comes into force as of October 1, 2022 and replaces Circular No. 329/2016/TT-BTC.
2. Compulsory insurance policies for construction and investment activities and compulsory insurance policies for civil liabilities for third parties concluded before this Circular comes into force shall continue to comply with regulations of laws that are effective at the moment of conclusion of such insurance policies. In case of revisions to insurance policies regulated by this Circular, this Circular shall apply.
3. If any legislative document referred to this Circular is amended, supplemented, or replaced, comply with its new edition.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance of Vietnam for consideration and settlement./.
...
...
...
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Duc Chi
;
Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 50/2022/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Đức Chi |
Ngày ban hành: | 11/08/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video