Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2019/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐẶC BIỆT ĐỂ THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn kiện có liên quan;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bao gồm:

1. Biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp.

2. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định.

2. Thương nhân Việt Nam, thương nhân của nước thành viên của Hiệp định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

2. Nước thành viên là bất kỳ Nhà nước hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào thực thi Hiệp định.

3. Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.

4. Hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.

5. Giai đoạn chuyển tiếp đối với một hàng hóa cụ thể là 03 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu vào Việt Nam của hàng hóa đó diễn ra trong thời gian dài hơn, giai đoạn chuyển tiếp sẽ là thời gian xóa bỏ thuế của hàng hóa đó.

6. Biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp (sau đây gọi là biện pháp tự vệ chuyển tiếp) là biện pháp được quy định tại Điều 99 Luật Quản lý ngoại thương và quy định tại Điều 6.3 Chương 6 của Hiệp định.

7. Giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may là thời gian bắt đầu từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến hết 05 năm sau ngày Việt Nam xóa bỏ thuế cho hàng dệt may của Nước thành viên xuất khẩu theo Hiệp định.

8. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may là biện pháp được quy định tại Điều 99 Luật Quản lý ngoại thương và quy định tại Điều 4.3 Chương 4 của Hiệp định.

9. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước.

10. Ngày Hiệp định có hiệu lực là ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Điều 4. Bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may

1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra biện pháp tự vệ chuyển tiếp, biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may gồm:

a) Tổ chức, cá nhân của nước thành viên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;

c) Hiệp hội của nước thành viên có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

d) Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

đ) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may;

e) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;

g) Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;

h) Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra phù hợp với quy định của Luật Quản lý ngoại thương về thủ tục đăng ký.

3. Bên liên quan trong vụ việc điều tra được tiếp cận thông tin, tài liệu mà bên liên quan khác đã cung cấp cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Quản lý ngoại thươngĐiều 11 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

Chương II

BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHUYỂN TIẾP

Điều 5. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp

1. Không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:

a) Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương;

b) Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được quy định tại Thông tư này.

2. Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp vượt quá giai đoạn chuyển tiếp.

3. Không áp dụng quá một lần biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với cùng một hàng hóa.

4. Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết trong Hiệp định.

5. Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp bằng biện pháp áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu.

6. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này.

Điều 6. Quy định về thông tin trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp

1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo điểm d Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP là thông tin về hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc nhiều nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Trong đó, thông tin về mã số hàng hóa và mức thuế nhập khẩu phải căn cứ theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định.

b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu bị điều tra theo điểm e Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất có 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;

c) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất có 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

d) Thông tin về giai đoạn chuyển tiếp của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp.

Điều 7. Lập Hồ sơ yêu cầu trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu

1. Trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức do giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế theo Hiệp định từ một hoặc nhiều nước thành viên vào Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra có thể lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.

2. Nội dung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 6 của Thông tư này, ngoại trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Điều 8. Áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có các nội dung sau đây:

a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo Hiệp định.

Trong trường hợp sự gia tăng nhập khẩu từ hai nước thành viên bị điều tra trở lên, khối lượng, số lượng nhập khẩu bị điều tra của từng nước thành viên phải có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực của các nước thành viên;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;

c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được áp dụng gồm:

a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất theo quy định của Hiệp định đối với hàng hóa bị điều tra;

b) Tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm. Trong trường hợp Cơ quan điều tra kết luận rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước, thời hạn áp dụng có thể kéo dài thêm tối đa 01 năm.

4. Trong trường hợp biện pháp tự vệ chuyển tiếp dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải được nới lỏng dần đều trong suốt quá trình áp dụng biện pháp.

5. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đó.

Chương III

BIỆN PHÁP KHẨN CẤP ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY

Điều 9. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may

1. Không áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:

a) Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật quản lý ngoại thương;

b) Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Thông tư này.

2. Không áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.

3. Không áp dụng quá một lần biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa.

4. Việc điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này.

Điều 10. Quy định về thông tin trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may

1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo điểm d Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP là thông tin mô tả về hàng dệt may bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định;

b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng dệt may nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và trong đó ít nhất có 03 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;

c) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 03 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực.

d) Thông tin về giai đoạn chuyển tiếp của hàng dệt may nhập khẩu bị yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

Điều 11. Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu

1. Trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc gia tăng nhập khẩu hàng dệt may vào Việt Nam do cắt giảm thuế theo Hiệp định trong giai đoạn chuyển tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.

2. Nội dung Hồ sơ do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 10 của Thông tư này, ngoại trừ điểm a và điểm b khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Điều 12. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may khi Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có các nội dung sau đây:

a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng dệt may bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;

c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Trên cơ sở xem xét các yếu tố gồm sản lượng, công suất thực tế, năng suất, tồn kho, thị phần, xuất khẩu, lao động, tiền lương, giá bán trong nước, lợi nhuận và đầu tư, cơ quan điều tra xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này. Các yếu tố liên quan đến thay đổi công nghệ hoặc thay đổi thị hiếu người tiêu dùng sẽ không được xem xét.

3. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

4. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 02 năm.

5. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đó.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Cơ quan điều tra xem xét tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp hoặc hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may theo hiệu lực của Hiệp định.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Các BQL các KCN và KCX (36);
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PVTM (05).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 19/2019/TT-BCT

Hanoi, September 30, 2019

 

CIRCULAR

PRESCRIBING SPECIAL SAFEGUARD MEASURES FOR IMPLEMENTATION OF COMPREHENSIVE AND PROGRESSIVE AGREEMENT FOR TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (CPTPP)

Pursuant to the Law on foreign trade management dated June 12, 2017;

Pursuant to the Resolution No. 72/2018/QH14 dated November 12, 2018 of the National Assembly on ratification of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) and relevant documents;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade; 

Pursuant to the Government’s Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on guidelines for the Law on foreign trade management regarding trade remedies;

At the request of the Director of the Trade Remedies Authority of Vietnam;

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular prescribing special safeguard measures for implementation of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular introduces regulations on the special safeguard measures for implementation of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP), including:

1. Safeguard measures to be taken during the transition period.

2. Emergency actions against textile and apparel goods.

Article 2. Regulated entities   

This Circular applies to:

1. Vietnamese regulatory authorities that have jurisdiction to inspect, apply and handle special safeguard measures for implementation of the CPTPP Agreement.

2. Vietnamese traders, traders of Parties of the CPTPP Agreement, other domestic and foreign agencies, organizations and individuals related to the investigation, application and handling of special safeguard measures for implementation of the CPTPP Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “Agreement” means the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership .

2. “Party” means any State or territory implementing the Agreement.

3. “like good” means a good that is identical in all respects to the good subject to investigation.  In the absence of such a good, the like good is another good that has characteristics closely resembling those of the good subject to investigation.

4. “directly competitive good” means a good that is accepted by buyers as a substitute for the good subject to the safeguard measures because of its price advantage and uses.  

5. “transition period” means, in relation to a particular good, the 03-year period beginning on the date of entry into force of the Agreement.  Where the tariff elimination for the good occurs over a longer period of time, the transition period shall be the period of the staged tariff elimination for that good.

6. “transitional safeguard measure” means a measure described in Article 99 of the Law on foreign trade management and Article 6.3 Chapter 6 of the Agreement.

7. “transition period for textile and apparel goods” means the period beginning on the date of entry into force of the Agreement until 05 years after the date on which Vietnam eliminates duties on textile and apparel goods for the exporting Party pursuant to the Agreement.  

8. “emergency action against textile and apparel goods” means an action described in Article 99 of the Law on foreign trade management and Article 4.3 Chapter 4 of the Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. “date of entry into force of the Agreement” is January 14, 2019.

Article 4. Interested parties in investigation and application of transitional safeguard measures and emergency actions against textile and apparel goods

1. Interested parties in the case of investigation and application of transitional safeguard measures and emergency actions against textile and apparel goods include:

a) the producer or exporter of a Party whose goods are imported into the territory of Vietnam and subject to the investigation (;

b) the importer of goods subject to investigation;  

c) the trade or business association a majority of the members of which are producers or exporters of goods subject to investigation;

d) the government and authorities of the exporting Party of goods subject to investigation;

dd) the applicant for imposition of transitional safeguard measures or emergency actions against textile and apparel goods;

e) the producer of the domestic like or directly competitive goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) such other person or organization that has legitimate rights and interests related to or useful for the investigation or representative consumer organizations.   

2. Any organization or individual desiring to become an interested party in the investigation shall register with and must be approved by the investigating authority in accordance with regulations of the Law on foreign trade management regarding registration procedures.

3. An interested party in the investigation is entitled to access information and documents provided for the investigating authority by other interested parties in accordance with Clause 2 Article 75 of the Law on foreign trade management and Article 11 of the Government’s Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018.

Chapter II

TRANSITIONAL SAFEGUARD MEASURES

Article 5. Rules for imposition of a transitional safeguard measure

1. A transitional safeguard measure shall not be applied on the same good at the same time with one of the following measures:

a) a safeguard measure imposed on goods imported into Vietnam set out in the Law on foreign trade management;

b) an emergency action against textile and apparel goods prescribed herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A transitional safeguard measure shall not be applied more than once on the same good.

4. A transitional safeguard measure shall not be imposed on any goods imported under a tariff quota established under the Agreement.

5. Neither tariff rate quotas nor import quotas shall be a permissible form of transactional safeguard measure.

6. The investigation and imposition of a transitional safeguard measure must comply with regulations of the Law on foreign trade management, Decree No. 10/2018/ND-CP and provisions in Article 6, Article 7 and Article 8 hereof.

Article 6. Application for imposition of a transitional safeguard measure

1. An application for imposition of the transitional safeguard measure includes the application form for imposition of the transitional safeguard measure and relevant documents specified in Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP.

2. The application form for imposition of the transitional safeguard measure specified in Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP must also include the following information:

a) Description of the imported good as prescribed in Point d Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP that is the information relating to the good imported from one or more of the Parties and subject to the investigation upon the request for imposition of transitional safeguard measure. Information relating to the HS code and import duty must be provided according to the special preferential import/export tariff schedules for implementation of the Agreement.

b) Information relating to quantities and values of the imported good subject to investigation as prescribed in Point e Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP within the 03-year period before submitting the application, including at least 06 months after the Agreement comes into force;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Information relating to the transition period for the imported good subject to the investigation upon the request for imposition of transitional safeguard measure.

Article 7. Imposition of transitional safeguard measure in case no application is submitted

1. In case no application is submitted but there are clear signs that an originating good of one or more Parties is being imported into Vietnam in increased quantities during the transition period as a result of the reduction or elimination of a customs duty under the Agreement as to cause or threaten to cause serious injury to the domestic industry, the investigating authority may prepare and submit an application to the Minister of Industry and Trade for making investigation decision.

2. An application submitted by the investigating authority must comply with regulations of Article 6 hereof, except Point a, Point b and Point c Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP.

3. Relevant organizations and individuals shall cooperate and provide necessary information at the request of the Ministry of Industry and Trade.

Article 8. Imposition of a transitional safeguard measure

1. The Minister of Industry and Trade shall decide the imposition of a transitional safeguard measure when the report given by the investigating authority contains the following findings:

a) There is an increase in the quantities of the subject good which is imported from one or more Parties in increased quantities, in absolute terms or relative to domestic production, as a result of the reduction or elimination of a customs duty pursuant to the Agreement.   

If there is an increase in the quantities of the subject good imported from two or more Parties in increased quantities, the imports from such each Party into which the investigation is made have increased, in absolute terms or relative to domestic production, since the date of entry into force of the Agreement for those Parties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The serious injury or threat of serious injury incurred by the domestic industry is caused by the increased imports as set out in Point a of this Clause.

2. The transitional safeguard measures to be imposed include:

a) Suspension of the further reduction of any rate of customs duty provided for under the Agreement on the good subject to investigation;

b) Increase in the rate of customs duty on the good to a level not to exceed the lesser of the most-favoured-nation applied rate of customs duty in effect at the time the measure is applied and the most-favoured-nation applied rate of customs duty in effect on the day immediately preceding the date of entry into force of the Agreement.

3. A transitional safeguard measure shall be maintained for a period not exceeding 02 years.  This period may be extended by up to 01 year if the investigating authority determines that the transitional safeguard measure continues to be necessary to prevent or remedy serious injury and to facilitate adjustment for the domestic industry.

4. Where the expected duration of a transitional safeguard measure is over 01 year, it must be progressively liberalized at regular intervals during the period of application.

5. On the termination of a transitional safeguard measure, the rate of customs duty shall be imposed on the relevant good according to the special preferential import tariffs for implementation of the Agreement in effect at the time of termination of such transitional safeguard measure.

Chapter III

EMERGENCY ACTIONS AGAINST TEXTILE AND APPAREL GOODS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. No emergency action shall be taken against a textile or apparel good that is, at the same time, subject to one of the following measures:

a) a safeguard measure imposed on goods imported into Vietnam set out in the Law on foreign trade management;

b) a transitional safeguard measure provided for under this Circular.

2. No emergency action shall be taken against a textile or apparel good beyond the expiration of the transition period for such textile or apparel good.

3. No emergency action shall be taken against any particular textile or apparel good more than once.

4. The investigation and imposition of an emergency action against textile and apparel goods must comply with regulations of the Law on foreign trade management, Decree No. 10/2018/ND-CP and provisions in Article 10, Article 11 and Article 12 hereof.

Article 10. Application for taking of emergency actions against textile and apparel goods

1. An application for taking of an emergency action against a textile or apparel good includes the application form and relevant documents specified in Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP.

2. The application form for taking of an emergency action against a textile or apparel good prepared according to Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP must also include the following information:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Information relating to quantities and values of the imported textile or apparel good as prescribed in Point a of this Clause within the 03-year period before submitting the application, including at least 03 months after the Agreement comes into force;

c) Information relating to quantities and values of the like or directly competitive good produced by the domestic industry as prescribed in Point g Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP within the 03-year period before submitting the application, including at least 03 months after the Agreement comes into force.

d) Information relating to the transition period for the imported textile or apparel good subject to the investigation.

Article 11. Taking an emergency action against textile and apparel goods in case no application is submitted

1. In case no application is submitted but there are clear signs that a textile or apparel good is being imported into Vietnam in increased quantities during the transition period as a result of the reduction or elimination of a customs duty under the Agreement as to cause or threaten to cause serious injury to the domestic industry, the investigating authority may prepare and submit an application to the Minister of Industry and Trade for making investigation decision.

2. An application for taking emergency action submitted by the investigating authority must comply with regulations of Article 10 hereof, except Point a and Point b Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP.

3. Relevant organizations and individuals shall cooperate and provide necessary information at the request of the Ministry of Industry and Trade.

Article 12. Taking an emergency action against textile and apparel goods

1. The Minister of Industry and Trade shall decide to take an emergency action against a textile or apparel good when the report given by the investigating authority contains the following findings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The domestic industry suffers serious injury or threat of serious injury;

c) The serious injury or threat of serious injury incurred by the domestic industry is caused by the increased imports as set out in Point a of this Clause.

2. After consideration of relevant variables as output, productivity, utilization of capacity, inventories, market share, exports, employment, wages, domestic prices, profits and investment, the investigating authority shall determine the serious injury or threat of serious injury incurred by the domestic industry as prescribed in Point b Clause 1 of this Article.  Changes in technology or consumer preference shall not be considered.

3. An emergency action may be taken against a textile or apparel good in the form of increasing the rate of customs duty on the good to a level not to exceed the lesser of the most-favoured-nation applied rate of customs duty in effect at the time the measure is applied and the most-favoured-nation applied rate of customs duty in effect on the day immediately preceding the date of entry into force of the Agreement.

4. An emergency action shall be maintained for a period not exceeding 02 years and may be extended for an additional period of up to 02 years.

5. On termination of the emergency action, the rate of customs duty shall be imposed on the relevant textile or apparel good according to the special preferential import tariffs for implementation of the Agreement in effect at the time of termination of such emergency action.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 13. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Investigating authorities shall consider receiving applications for imposition of transitional safeguard measures or emergency actions against textile and apparel goods according to the effect of the Agreement.

 

 

MINISTER




Tran Tuan Anh

;

Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu: 19/2019/TT-BCT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương
Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 30/09/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…