BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1100-TT/MTg |
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1997 |
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993;
Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ
quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN & MT) hướng dẫn các nội dung
và quy trình lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với
các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
1. Theo quy định của Điều 9 Chương 3 Nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn lập báo cáo ĐTM.
2. Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 42/CP và Điều 39 của Nghị định 12/CP, do tính chất, hình thức hoạt động, trình độ công nghệ, quy mô và địa điểm thực hiện Dự án... nên mức độ tác động đến môi trường của các Dự án rất khác nhau. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố danh mục các Dự án thành 3 loại:
2.1. Các Dự án không phải lập báo cáo ĐTM. (Phụ lục 1)
2.2. Các Dự án không thuộc Phụ lục I và II, phải lập báo cáo ĐTM chi tiết.
2.3. Các Dự án phức tạp về tính chất hoạt động sản xuất hoặc về địa điểm thực hiện Dự án phải lập báo cáo ĐTM theo 2 bước: (Phụ lục II)
Bước 1: Khi xin cấp Giấy phép đầu tư, phải lập báo cáo ĐTM sơ bộ; Bước 2: Sau khi có Giấy phép đầu tư, lập báo cáo ĐTM chi tiết và thông qua thủ tục thẩm định trước khi khởi công xây dựng.
3. Những Dự án bao gồm nhiều công đoạn sản xuất, được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, hoặc tình chất sản xuất/công nghệ ở các công đoạn khác hẳn nhau (những Dự án gồm: nhà máy, khu sản xuất/khai thác nguyên liệu, bến cảng/ga xe lửa chuyên dùng...) mỗi công đoạn phải lập báo cáo ĐTM riêng.
4. Thời gian thẩm định môi trường để cấp Giấy phép đầu tư:
a) Đối với báo cáo ĐTM sơ bộ không quá 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ còn có thiếu sót, cơ quan thẩm định môi trường sẽ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu tư biết để yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Dự án.
b) Đối với báo cáo ĐTM chi tiết không quá 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ thẩm định còn có thiếu sót, cơ quan thẩm định phải thông báo cho Chủ đầu tư biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Dự án.
5. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là một trong những căn cứ để xét duyệt, cấp phép xây dựng và kiểm tra các công trình xử lý môi trường của Dự án (khi Dự án kết thúc xây dựng) trước khi cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường và cho phép hoạt động.
1. Giai đoạn xin cấp Giấy phép đầu tư hoặc lập báo cáo tiền khả thi (nếu có); nghiên cứu khả thi:
1.1. Các Dự án thuộc loại 1 (không phải báo cáo ĐTM), nhưng trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải giải trình các yếu tố có thể có tác động tiêu cực đến môi trường và nêu các giải pháp xử lý chất thải để đạt Tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2920/QĐ-MTg ngày 21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ KHCN & MT, đồng thời cam kết tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam về Bảo vệ môi trường.
1.2. Các Dự án thuộc loại 2:
Trong Giải trình Kinh tế - Kỹ thuật (hoặc còn gọi là Báo cáo nghiên cứu khả thi) của Dự án khi xin cấp Giấy phép đầu tư (quy định của Điều 14 Nghị định 42/CP và các Điều 10, 13 và 27 Nghị định 12/CP), phải có một phần hay một chương riêng nêu sơ lược các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường của Dự án (nội dung theo Phụ lục III). Đó là cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét trong quá trình thẩm định hồ sơ.
1.3. Các Dự án thuộc loại 3:
Những Dự án thuộc loại này phải tiến hành theo 2 bước:
- Bước 1: Lập báo cáo ĐTM sơ bộ riêng (theo Phụ lục IV) và nộp theo báo cáo tiền khả thi được quy định ở Điều 13 Nghị định 42/CP (bước nghiên cứu tiền khả thi) và hồ sơ xin cấp phép đầu tư được quy định ở các Điều 10, 13 và 27 của Nghị định 12/CP. Đây là một trong những căn cứ để xét cấp Giấy phép đầu tư.
Nếu báo cáo ĐTM sơ bộ đã giải trình rõ công nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, đánh giá mức độ và phạm vi tác động tiêu cực đối với môi trường, trình bày được các phương án giảm thiểu và công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (quy định ở mục II.1.1 trên) thì Bộ KHCN & MTg có thể xem xét và miền khâu lập báo cáo ĐTM chi tiết.
- Bước 2: Lập báo cáo ĐTM chi tiết, được quy định ở mục 2 dưới đây.
2. Giai đoạn thiết kế, xây dựng:
Các Dự án thuộc loại 2 và 3, sau khi Dự án được cấp Giấy phép đầu tư và khẳng định địa điểm xây dựng, Chủ Dự án phải lập báo cáo ĐTM chi tiết và nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định theo phân cấp được quy định trong Phụ lục II của Nghị định 175/CP.
Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM là căn cứ để cơ quan cấp giấy phép xây dựng cho phép khởi công và cùng cơ quan quản lý môi trường xét duyệt thiết kế công trình và hệ thống xử lý ô nhiễm.
Nội dung của báo cáo ĐTM chi tiết được quy định ở Phụ lục 1.2, Nghị định 175/CP.
Hồ sơ cần nộp để thẩm định gồm:
- Đơn xin thẩm định báo cáo ĐTM của Chủ Dự án gửi cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (theo mẫu quy định tại Phụ lục V)
- Báo cáo ĐTM chi tiết, gồm 9 bản bằng tiếng Việt, trường hợp Dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài phải nộp thêm 1 bản bằng tiếng Anh.
- Giải trình Kinh tế - Kỹ thuật (Báo cáo nghiên cứu khả thi) 1 bản.
3. Giai đoạn kết thúc xây dựng:
Kết thúc giai đoạn xây dựng, trước khi công trình được phép đưa vào sử dụng, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có nhiệm vụ:
- Phối hợp với cơ quan cấp Giấy phép xây dựng tiến hành kiểm tra các công trình xử lý chất thải và các điều kiện an toàn khác theo quy định bảo vệ môi trường.
- Nếu phát hiện công trình không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đã được duyệt, thì yêu cầu Chủ Dự án có biện pháp xử lý theo đúng báo cáo ĐTM đã được thẩm định mới cho phép hoạt động. Khi các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được Chủ Dự án tuân thủ thực hiện, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ cấp Giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường.
Cấp nào thẩm định báo cáo ĐTM, thì cấp đó chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường. Nhưng bất cứ trường hợp nào cũng phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Do đặc thù của nhiều loại hình hoạt động và quy mô của các Dự án có ảnh hưởng tới môi trường ở mức độ khác nhau và để phù hợp với công tác quản lý Nhà nước, việc thẩm định báo cáo ĐTM được phân cấp như sau:
- Theo quy định của Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường, đối với những dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường sẽ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét. Thời gian xem xét do Quốc hội quy định.
- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thẩm định các Dự án thuộc nhóm A theo quy định của Nghị định 42/CP, Nghị định 12/CP, Phụ lục II của Thông tư này và các Dự án đã được phân cấp theo Nghị định 175/CP.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thẩm định các Dự án còn lại của Nghị định 12/CP, Nghị định 42/CP và theo phân cấp trong Nghị định 175/CP.
Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường trực tiếp thẩm định và ra quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM của Dự án đã được phân cấp.
Một số Dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định của địa phương, nhưng xét thấy địa phương có đủ năng lực thẩm định, UBND tỉnh hoặc Sở khoa học Công nghệ và Môi trường (nếu đã được UBND tỉnh uỷ quyền) có thể đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xin uỷ quyền thẩm định. Chỉ khi nào có giấy uỷ quyền của Bộ mới tiến hành thẩm định và kết quả thẩm định đó mới có giá trị pháp lý. Thời hạn Bộ cấp giấy uỷ quyền là 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị với đầy đủ hồ sơ Dự án.
Khi báo cáo ĐTM sơ bộ được chấp nhận hoặc không chấp nhận, cơ quan thẩm định môi trường sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư (theo nguyên tắc một cửa) biết lý do cụ thể để xem xét khi cấp Giấy phép cho Dự án.
Khi báo cáo ĐTM chi tiết được chấp nhận, cơ quan thẩm định sẽ ra quyết định phê chuẩn. Quyết định này được gửi cho: Chủ Dự án, UBND tỉnh hoặc thành phố và Sở KHCN & MT nơi Dự án được triển khai (nếu Dự án thuộc diện Bộ KHCN & MT thẩm định), Bộ quản lý ngành. Những dự án thuộc diện địa phương thẩm định cũng phải gửi kết quả thẩm định báo cáo cho Bộ KHCN & MT ngay sau khi thẩm định.
Nếu báo cáo ĐTM chi tiết không được chấp nhận, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho Chủ Dự án và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan biết lý do cụ thể.
Tất cả các Dự án thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều phải áp dụng Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ KHCN & MT ban hành theo Quyết định số 2920/QĐ-MTg ngày 21/12/1996. Dự án thực hiện ở những địa phương đã có tiêu chuẩn môi trường riêng, phải áp dụng tiêu chuẩn môi trường địa phương, đặc biệt đối với những vùng nhạy cảm về môi trường hoặc khu vực trọng điểm về bảo vệ môi trường. Nhưng nhất thiết những tiêu chuẩn này không được thấp hơn tiêu chuẩn do Bộ KHCN & MT ban hành.
Trường hợp các tiêu chuẩn cần áp dụng, mà trong tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam chưa quy định, Chủ Dự án có thể áp dụng các tiêu chuẩn đã được quy định trong Tiêu chuẩn tạm thời năm 1993 của Bộ KHCN & MT hoặc tham khảo tiêu chuẩn tương đương của nước có công nghệ và thiết bị chuyển giao vào Việt Nam hoặc tiêu chuẩn tương đương của nước thứ ba, nhưng chỉ sau khi được phép bằng văn bản của Bộ KHCN & MT các tiêu chuẩn này mới được áp dụng.
- Thông tư này thay thế Thông tư 715/TTg do Bộ KHCN & MT ban hành ngày 3/4/1995.
- Những Dự án được quy định ở Phụ lục II Thông tư này (thuộc diện phải lập báo cáo ĐTM 2 bước):
Nếu đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa lập báo cáo ĐTM chi tiết, thì tiếp tục lập báo cáo ĐTM chi tiết và nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi tường thẩm định.
Nếu đang chờ xét cấp Giấy phép đầu tư, thì phải lập báo cáo ĐTM sơ bộ bổ sung vào hồ sơ xin cấp Giấy phép.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
|
Chu Tuấn Nhạ (Đã ký) |
LOẠI DỰ ÁN KHÔNG PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
1. Văn phòng tư vấn
2. Trụ sở làm việc
3. Ngân hàng, tài chính, kiểm toán
4. Dịch vụ bưu chính viễn thông (trừ các đài phát sóng cao tần)
5. Giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học (không có các xưởng thực nghiệm, phòng thí nghiệm có các chất thải độc hại)
6. Giám định (trừ các cơ quan giám định kỹ thuật có sử dụng các hoá chất độc hại, vật liệu dễ nổ/phóng xạ)
7. Cơ sở phát hành báo chí, nhà xuất bản (không gồm nhà in)
8. Đài phát thanh, truyền hình (bao gồm cả cột phát sóng <100m)
9. Khách sạn (dưới 100 phòng và không kèm theo các công trình bể bơi, sân golf)
10. Trung tâm thương mại, siêu thị
11. Dịch vụ kinh doanh
12. Dịch vụ ăn uống
13. Lắp ráp cơ khí (không có các công đoạn sơn, mạ, gia công chi tiết máy...)
14. Lắp ráp điện tử (không có công đoạn chế tạo chi tiết, sơn, mạ)
15. Gia công may mặc
16. Kéo sợi, dệt (trừ nhuộm, tẩy, in hoa)
17. Gia công hàng tiêu dùng: đóng giầy, dụng cụ văn phòng, đóng sách vở, may đồ da/vải bạt... (trừ sản xuất mực in các loại), với số lượng dưới 10 công nhân.
18. Gia công đồ gỗ (trừ việc ngân tẩm bảo quản gỗ)
19. Gia công đồ thủ công mỹ nghệ
20. Khu di dân < 100 hộ
21. Trạm phát điện bằng sức gió/năng lượng mặt trời
22. Trạm thuỷ điện nhỏ < 10 KWA
23. Công trình thuỷ lợi nhỏ, tưới tiêu < 100 ha
24. Trồng rừng, trồng cây công nghiệp tập trung < 50 ha
25. Phòng khám chữa bệnh, trạm y tế < 30 giường bệnh.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THEO 2 BƯỚC
1. Khai thác dầu khí trên biển và trên đất liền, đặt đường ống dẫn dầu/khí đốt, xây dựng tổng kho xăng dầu.
2. Lọc dầu, hoá dầu.
3. Các dự án có ảnh hưởng trực tiếp (tính theo tầm phát thải của khí thải và nước thải) đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng sinh thái nhạy cảm, các khu du lịch. Các vùng có biểu hiện quá tải về môi trường (các khu/vùng này do các Bộ chuyên ngành công bố).
4. Luyện kim
5. Lò phản ứng hạt nhân
6. Sân bay
7. Khu công nghiệp và khu chế xuất
8. Quy hoạch đô thị, vùng kinh tế trọng điểm
9. Sản xuất/kho chứa hoá chất, dệt nhuộm, thuộc da
10. Nấu bột giấy
11. Trạm phát sóng cao tần
12. Cảng nước sâu (tiếp nhận tàu có trọng tải > 10.000 T)
13. Hồ chứa nước, hệ thống thuỷ lợi/thuỷ điện (>10 triệu m3)
14. Đường cao tốc
15. Khu xử lý rác thải, bãi chôn rác, lò đốt rác, chế biến phân hưu cơ.
16. Khai thác vàng và đất hiếm.
17. Quy hoạch khu xử lý cấp nước > 30.000 m3/ngày đêm
18. Quy hoạch khu xử lý nước thải > 10.000 m3/ngày đêm.
19. Lò thiêu xác (đài hoá thân hoàn vũ)
BÁO CÁO VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
(Có thể viết thành một chương hay một phần riêng trong báo cáo Giải trình Kinh tế - Kỹ thuật khi xin Giấy phép đầu tư)
I. THUYẾT MINH TÓM TẮT NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG:
1. Tư liệu về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án: (chất lượng nước mặt, nước ngầm; chất lượng không khí; đất; hệ sinh thái...). Nhận xét tổng quát mức độ ô nhiễm tại địa điểm sẽ thực hiện Dự án.
2. Mô tả sơ đồ/quy trình công nghệ sản xuất, dự kiến nguyên liệu/nhiên liệu sẽ sử dụng, danh mục hoá chất... (nếu trong Giải trình Kinh tế - Kỹ thuật chưa thuyết minh rõ).
3. Khi thực hiện Dự án, thuyết minh rõ những yếu tố chính sẽ ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động của Dự án (ước lượng các loại: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn...). Dự án mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi trường.
II. ĐỀ XUẤT (TÓM TẮT) GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG.
(Cho các Dự án thuộc loại phải lập báo cáo ĐTM 2 bước)
I. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của báo cáo
2. Căn cứ số liệu/tài liệu sử dụng trong Báo cáo.
3. Mô tả tóm tắt hoạt động của Dự án (nguyên liệu, sơ đồ công nghệ, sản phẩm, nhiên liệu, hệ thống phụ trợ).
II. CÁC SỐ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Đánh giá định tính (hoặc nếu có thể định lượng bằng văn bản các bảng số liệu) về hiện trạng các yếu tố môi trường nơi sẽ thực thi Dự án. Định tính ô nhiễm theo mức độ: nặng, trung bình, nhẹ, chưa rõ cho từng yếu tố môi trường tự nhiên (đất, nước mặt/nước ngầm, không khí, hệ sinh thái...)
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Đánh giá khái quát từng yếu tố môi trường và nhấn mạnh các yêu tố bị ảnh hưởng chủ yếu do hoạt động của Dự án:
1. Khí thải: từ công đoạn nào, chất gây ô nhiễm, dự báo tải lượng...
2. Nước thải: từ công đoạn nào, chất gây ô nhiễm, dự báo tải lượng...
3. Chất thải rắn: Phân loại thành phần, số lượng.
4. Các yếu tố khác: tiếng ồn, nhiệt...
5. Các sự cố có khả năng xảy ra: cháy, nổ, tràn dầu, rò dỉ khí độc, phóng xạ....
6. Đánh giá khả năng ảnh hưởng đến từng yếu tố môi trường; Không khí, nước, đất, hệ sinh thái...
7. Các ảnh hưởng liên quan khác.
IV. DỰ KIẾN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
V. PHỤ LỤC
1. Sơ đồ vị trí thực thi Dự án, có đánh dấu và ghi chú rõ tên và loại hình sản xuất của các cơ sở sản xuất, các Dự án đã có trước đó, các điểm dân cư trong khu vực... có khả năng chịu ảnh hưởng tương tác về mặt môi trường.
2. Các bảng biểu, số liệu thuyết minh các vấn đề môi trường liên quan. (nếu có)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ
Kính gửi: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Chúng tôi là................ Chủ Dự án..........................
................................................................
Địa chỉ liên hệ:................................................
Địa điểm thực hiện dự án:.......................................
Số điện thoại:.......................; Số Pax...................
Chúng tôi xin chuyển đến quý Bộ (UBND tỉnh/Tp) những hồ sơ sau:
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật (01 bản tiếng Việt),
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (02 bản tiếng Việt).
Chúng tôi xin bảo đảm độ chính xác của các số liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi cũng xin bảo đảm rằng các tiêu chuẩn, định mức của các nước và các tổ chức quốc tế được trích lục và sử dụng trong Báo cáo của chúng tôi đều chính xác và đang có hiệu lực.
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ được uỷ quyền) thẩm định.
Giám
đốc Dự án
(Ký tên và đóng dấu)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa điểm, ngày... tháng... năm 1997
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
Kính gửi: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Chúng tôi là.............................
Chủ Dự án..............
.................................................................
Địa chỉ liên hệ:...............................................
Địa điểm thực hiện dự án:.......................................
Số điện thoại:.......................; Số Pax...................
Chúng tôi xin chuyển đến Quý Bộ (UBND tỉnh/TP) những hồ sơ sau:
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật (01 bản tiếng Việt),
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (09 bản tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh).
Chúng tôi xin bảo đảm độ chính xác của các số liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi cũng xin bảo đảm rằng các tiêu chuẩn, định mức của các nước và các tổ chức quốc tế được trích lục và sử dụng trong Báo cáo của chúng tôi đều chính xác và đang có hiệu lực.
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ được uỷ quyền) thẩm định.
Giám
đốc Dự án
(Ký tên và đóng dấu)
THE
MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 1100/TT-MTg |
Hanoi, August 20, 1997 |
Pursuant to the Law on Environmental
Protection, passed by the National Assembly on December 27, 1993;
Pursuant to Decree No.22-CP of May 22, 1993 of the Government on the tasks,
powers and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and
Environment;
Pursuant to Decree No.175-CP of October 18, 1994 of the Government guiding the
implementation of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to Decree No.42-CP of July 16, 1996 of the Government promulgating the
Regulation on the Management of Investment and Construction;
Pursuant to Decree No.12-CP of February 18, 1997 of the Government detailing
the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
The Ministry of Science, Technology and Environment provides the following
guidances on the contents and process of drawing and evaluating the reports on
the assessment of environmental impact of domestic and foreign investment
projects in Vietnam.
1. According to the provisions of Article 9, Chapter 3, Decree No.175-CP of the Government guiding the drawing of reports on the assessment of environmental impacts.
2. According to the provisions of Article 5, Decree No.42-CP and Article 39, Decree No.12-CP, due to difference in the nature, form of operation, technological standard, scope and location of the projects and the extents of environmental impacts of such projects, the Ministry of Science, Technology and Environment classifies the projects into the three following types:
2.1. Projects which need no report on the assessment of environmental impact (Appendix I)
2.2. Projects not included in Appendice I and II which require detailed reports on the assessment of environmental impact.
...
...
...
Step 1: To apply for an investment license, a preliminary report on the assessment of environmental impact must be made;
Step 2: After the investment license is obtained, a detailed report on the assessment of environmental impact must be made and the evaluation procedures must be completed before starting the construction of the project.
3. Projects with different production stages which are carried out in different localities or vary greatly in their production character/technology (factories, material production/ exploitation areas, ports/specialized railway stations...), the report on the assessment of environmental impact is required for each stage.
4. Time for environmental evaluation to issue investment license:
a/ For a report on the preliminary assessment of the environmental impact, the license shall be granted within 15 days after the receipt of a full and valid dossier. If the dossier is incomplete, the environmental evaluation agency shall inform the agency competent to issue the investment license thereof so that the latter requests the investor to supplement the dossier within 7 days after the receipt of the project dossier.
b/ For a detailed report on the assessment of the environmental impact, the license shall be granted within 60 days after the receipt of a full and valid dossier. If the dossier is incomplete, the evaluating agency shall have to inform the investor thereof so that the latter completes it within 10 days after the receipt of the project dossier.
5. The result of the evaluation of the report on the assessment of environmental impact shall serve as basis for the consideration, approval and granting of a construction permit and the inspection of the environmental treatment facilities at the project (upon its completion) before issuing an environmental qualification certificate and allowing the project to operate.
1. The stage of investment license application or drawing of the pre-feasibility study report (if any); and feasibility study:
...
...
...
1.2. Projects of type 2:
The economic-technical report (or feasibility study report) of the project, when applying for investment license (as prescribed in Article 14 of Decree No.42-CP and Articles 10, 13 and 27 of Decree No.12-CP), must contain a separate part or chapter briefly defining the factors of the project that may impact the environment (as defined in Appendix III). This shall serve as basis for the State agencies in charge of environmental protection to consider and evaluate the dossier.
1.3. Projects of type 3:
Such projects must go through 2 steps:
- Step 1: Making a separate preliminary report on the assessment of environmental impact (according to Appendix IV) which shall be submitted together with the pre-feasibility study report stipulated in Article 13 of Decree No.42-CP (the pre-feasibility study step) and the dossier of application for investment license stipulated in Articles 10, 13 and 27 of Decree No.12-CP. This shall serve as basis to consider the issue of an investment license.
If the preliminary report on the assessment of environmental impact has clearly detailed the production technology, raw materials, fuel, the evaluation of the extent and scope of negative environmental impact as well as the plans on waste reduction and waste treament technology that meets Vietnam�s environmental standards (defined in Item II.1.1 above), the Ministry of Science, Tecnology and Environment may consider the exemption of the drawing of the detailed report on the assessment of environmental impacts.
- Step 2: Making the detailed report on the assessment of environmental impacts as specified in Item 2 below.
2. The designing and construction stage:
For projects of types 2 and 3, after obtaining the investment license and confirming the site for construction, the project owner must make a detailed report on the assessment of environmental impact and submit it to the State agency in charge of environmental protection for evaluation according to the assignment of responsibilities defined in Appendix II of Decree No.175-CP.
...
...
...
The contents of the detailed report on the assessment of environmental impact are defined in Appendix I.2, Decree No.175-CP.
A dossier to be submitted for evaluation shall include:
- An application for evaluation of the report on the assessment of environmental impact submitted by the project owner to the State agency in charge of environmental protection (according to the form defined in Appendix V)
- The detailed report on the assessment of environmental impacts: 9 copies in Vietnamese; for a foreign direct investment project or joint venture project with a foreign party, an English version of the report shall be added.
- The economic-technical report (feasibility study report): one copy.
3. The stage of construction completion:
At the end of the stage of construction, before the project is allowed to be put into use, the State agency in charge of environmental protection shall have:
- To coordinate with the construction permit granting agency in inspecting the waste treament facilities and other safety conditions in accordance with the regulations on environmental protection.
- If the project is found not up to the ratified environmental standards, to request the project owner to take measures in compliance with the evaluated report on the environmental impact assessment before allowing the project to operate. When the requirements on environmental protection have been met by the project owner, the State agency in charge of environmental protection shall issue an environmental qualification certificate.
...
...
...
III. ORGANIZATION OF EVALUATION:
Due to the different extents of environmental impact and the diverse forms of operation and sizes of projects and to make it suit to the work of State management, the competence to evaluate the reports on environmental impact assessment shall be assigned as follows:
- According to Article 18 of the Law on Environmental Protection, the projects that greatly affect the environment shall be considered by the National Assembly Standing Committee. The time-limit for consideration shall be defined by the National Assembly.
- The Ministry of Science, Technology and Environment shall evaluate Group-A projects as prescribed in Decree No.42-CP, Decree No.12-CP; and Appendix II of this Circular, and the projects assigned to it according to Decree No.175-CP.
- The People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall evaluate the remaining projects in Decree No.12-CP, Decree No.42-CP and projects assigned thereto as defined in Decree No.175-CP.
The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government may authorize the Directors of the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services to personally conduct the evaluation and issue the decision ratifying reports on the environmental impact assessment for the projects assigned to them.
For some projects which do not fall under the locality’s competence to evaluate, if the locality deems it capable of making evaluation, the provincial People’s Committee or the Science, Technology and Environment Service (mandated by the provincial People’s Committee) may make a written request and send it to the Ministry of Science, Technology and Environment for the authorization to evaluate. The evaluation shall be conducted only when there is a written authorization from the said Ministry and only then shall the evaluation results become valid. The time-limit for the Ministry to issue a written authorization is 10 days after receiving the written request and the full dossier of the project.
When a preliminary report on the environmental impact assessment is approved or rejected, the environment evaluation agency shall inform in writing the investment license granting agency (according to the one-door-only principle) of specific reasons for the consideration of the granting of license to the project.
If a detailed report on the environmental impact assessment is approved, the evaluation agency shall issue a decision for ratification. Such a decision shall be sent to: the project owner, the provincial/municipal People’s Committee and the Science, Technology and Environment Service of the province or city where the project is implemented (provided that the project is subject to the evaluation by the Ministry of Science, Technology and Environment) and the branch Ministry. For projects subject to the evaluation by local authorities, the evaluation results must also be sent to the Ministry of Science, Technology and Environment right after evaluation.
...
...
...
IV. ON THE ENVIRONMENTAL STANDARDS:
All projects implemented on the Vietnamese territory must apply Vietnam�s environmental standards issued by the Minister of Science, Technology and Environment together with Decision No.2920-MTg of December 21, 1996. Projects implemented in localities that have their own environmental standards shall apply such local standards, especially in environmentally sensitive areas or key areas for environmental protection. However, such standards must not be lower than those published by the Ministry of Science, Technology and Environment.
In cases where the standards to be applied are not prescribed in the Vietnam�s environmental standards, the project owner may apply the 1993 provisional standards set by the Ministry of Science, Technology and Environment, refer to the equivalent standards of the country that has its technology and equipment transferred into Vietnam or the equivalent standards of a third country, but only after he/she obtains a written permission from the Ministry of Science, Technology and Environment.
- This Circular replaces Circular No.715-TTg issued by the Ministry of Science, Technology and Environment on April 3, 1995.
- With regard to projects defined in Appendix II of this Circular (subject to the two-step formulation of reports on environmental impact assessment):
+ If they have been granted investment licenses before this Circular takes effect without making the detailed report on environmental impact assessment, such report must be formulated and submitted to the State agency in charge of environmental protection for evaluation.
Pending the consideration for granting the investment license, the preliminary report on the environmental impact assessment must be added to the dossier of application for licenses.
- This Circular takes effect 15 days after its signing.
...
...
...
FOR THE MINISTER OF SCIENCE,
TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER
Chu Tuan Nha
1. Consulting offices
2. Working offices
3. Banks, financial and auditing establishments
4. Post and telecommunications services (except for high-frequency transmitting stations)
...
...
...
6. Evaluation (except for technical evaluating agencies that use toxic chemicals, inflammable, explosive or radioactive materials)
7. Press distribution establishments, publishing houses (excluding printing houses)
8. Radio and television stations (including transmitting aerial mast under 100m high)
9. Hotels (with less than 100 rooms and without swimming pools, golf courses)
10. Trade centers, department stores
11. Business services
12. Catering services
13. Mechanical assembly (without painting, galvanizing, machine parts processing...)
14. Electronic assembly (without machine part production, painting, galvanizing)
...
...
...
16. Yarn spinning, weaving (excluding dyeing, bleaching, cloth-printing)
17. Consumer goods manufacture: shoe making, stationeries, book binding, leather/canvas sewing... (excluding the production of printing ink of various kinds), with less than 10 workers.
18. Woodwork processing (excluding soaking and protection of wood)
19. Fine-art goods processing
20. Resettlement areas with less than 100 households
21. Power stations using wind or solar energy.
22. Small hydro-electric stations of under 10 KVA
23. Small irrigation works capable of draining and irrigating an area of under 100 ha
24. Afforestation and concentrated planting of industrial trees of less than 50 ha
...
...
...
LIST OF PROJECTS SUBJECT TO TWO-STEP DRAWING OF REPORTS ON ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
1. Offshore and inland oil and gas exploitation, placement of oil and gas pipelines, construction of petroleum depots.
2. Oil refining, petro-chemistry
3. Projects that directly affect (according to the distances of waste gas and water discharge) nature preserve, sensitive ecological areas and tourist resorts. Areas with signs of environmental overload (such areas shall be specified by the specialized ministries)
4. Metallurgy
5. Nuclear reactors
6. Airports
...
...
...
8. Urban planning and key economic areas
9. Production/storage of chemicals, weaving and dyeing, tanning
10. Paper pulp making
11. High-frequency transmitting stations
12. Deep-water ports (accessible to ships of more than 10,000 T)
13. Reservoirs, irrigation/hydro-electric systems (with capacity of more than 10 million m3)
14. Motorways
15. Garbage treatment areas, garbage burial sites, garbage incinerators, organic fertilizer processing.
16. Gold and rare earth exploitation.
...
...
...
18. Planning of waste water treatment centers with capacity of more than 10,000 m3/day
19. Crematoria.
REPORT ON FACTORS AFFECTING THE ENVIRONMENT
(may be made in a separate chapter or part in the economic-technical report
when applying for investment license)
I. BRIEF DESCRIPTION OF MAIN FACTORS THAT AFFECT THE ENVIRONMENT:
1. Materials on the environmental status at the place where the project is to be implemented: (the quality of surface and underground water; the quality of air, land, ecological system...). General comments on the extent of pollution at the place where the project is to be implemented.
2. Description of the diagram/production technological process, estimates of materials/fuel to be used, list of chemicals... (if they are not mentioned in the economic-technical report).
3. When the project is implemented, the main factors that may affect the environment due to the operation of the project must be substantiated (estimated amount of waste gas and water, solid waste, noise...). Estimate of the extent of potential impact on the environment.
...
...
...
CONTENTS OF A PRELIMINARY REPRORT ON THE
ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
(for projects subject to two-step drawing of reports on the environmental
impact assessment)
I. INTRODUCTION
1. Purpose of the report
2. Data and material bases used in the report
3. Brief description of operation of the project (raw materials, technological scheme, products, fuel, support system)
II. DATA ON THE ENVIRONMENTAL STATUS
Qualitative evaluation (or quantitative evaluation, if possible, in form of data tables) on the environmental status at the place where the project is to be implemented. Qualitative evaluation of pollution according to the extent: serious, average, light or unclear, for each of the natural environmental factors (land, surface/underground water, air, ecological system...)
...
...
...
General evaluation of each environmental factor with emphasis laid on those factors affected mainly due to the operation of the project:
1. Waste gas: from what process and pollutants, estimated amount thereof...
2. Waste water: from what process and pollutants, estimated amount thereof...
3. Solid wastes: classification of their composition, quantity
4. Other factors: noises, heat...
5. Potential incidents: fire, explosion, oil overflow, leakage of toxic gas or radioactive substances...
6. Evaluation of the potential impact on each environmental factor; air, water, land, ecological system...
7. Other related impacts.
IV. MEASURES FOR LESSENING THE IMPACTS
...
...
...
1. The map of the location where the project is to be implemented with marks, names and production forms of production establishments, the previous projects, the population centers in the area..., which may suffer from reciprocal environmental impacts.
2. Tables and data clarifying the related environmental issues (if any).
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
(Place), date month 1997
APPLICATION FOR EVALUATION OF A PRELIMINARY REPORT ON THE ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
To: The Ministry of Science, Technology and Environment
(the People�s Committee of the province or city directly under the Central Government)
...
...
...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Address:------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The project site:--------------------------------------------------------------------------------------------------
Telephone number:-----------------; Fax number:---------------------------------------------------------------
We would like to send to the Ministry (the provincial/municipal People�s Committee) the following dossiers:
- The economic-technical report (01 copy in Vietnamese)
- The report on the environmental impact assessment (02 copies in Vietnamese).
We stand guarantee for the accuracy of data in these documents and pledge that our project shall not use those chemicals or microbiological species banned in Vietnam or by international treaties which Vietnam has acceded to. We also assure that all standards and norms of the countries and international organizations extracted and used in our reports are accurate and still valid.
We shall take responsibility before law of the Socialist Republic of Vietnam for any inaccuracy or misinformation.
...
...
...
Director of the project
(signature and seal)
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
(Place), date month 1997
APPLICATION FOR EVALUATION OF A DETAILED REPORT ON THE ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
To: The Ministry of Science, Technology and Environment
(the People�s Committee of the province or city directly under the Central Government)
...
...
...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Address:------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The project site:--------------------------------------------------------------------------------------------------
Telephone number:------------------; Fax number:--------------------------------------------------------------
We hereby send to the Ministry (the provincial/municipal People�s Committee) the following dossiers:
- The economic-technical report (01 copy in Vietnamese)
- The report on the environmental impact assessment (09 copies in Vietnamese and one copy in English).
We stand guarantee for the accuracy of data in these documents and pledge that our project shall not use those chemicals or microbiological species banned in Vietnam or by international treaties which Vietnam has acceded to. We also assure that all standards and norms of the countries and international organizations extracted and used in our reports are accurate and still valid.
We shall take full responsibility before law of the Socialist Republic of Vietnam for any inaccuracy or misinformation.
...
...
...
Director of the project
(signature and seal)
;Thông tư 1100/1997/TT-BKHCNMT về việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
Số hiệu: | 1100-TT/MTg |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường |
Người ký: | Chu Tuấn Nhạ |
Ngày ban hành: | 20/08/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 1100/1997/TT-BKHCNMT về việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
Chưa có Video