Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2022/TT-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU MUA SẮM DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP

Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu (bao gồm dược liệu sơ chế) và vị thuốc cổ truyền trong đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tại cơ sở y tế công lập sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác.

2. Thông tư này không quy định mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm bán thành phẩm dược liệu dạng cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa và vị thuốc cổ truyền được bào chế dưới dạng cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa.

3. Hồ sơ yêu cầu của gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo hình thức mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu: Các cơ sở y tế công lập tham khảo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số nội dung tại mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm Thông tư này để xây dựng và ban hành.

Điều 2. Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước tại cơ sở y tế công lập như sau:

1. Mẫu số 01: Hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, chi tiết theo Phụ lục I kèm theo.

2. Mẫu số 02: Hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ, chi tiết theo Phụ lục II kèm theo.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Y, dược cổ truyền có trách nhiệm sau đây:

a) Thường xuyên cập nhật và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục các thông tin theo quy định tại Khoản 4 Điều 50 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc trong cơ sở y tế công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2019/TT-BYT) và các thông tin sau:

- Danh sách cơ sở nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu và cơ sở sản xuất, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền (sau đây gọi chung là cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền) có kho bảo quản đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc" (GSP) theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Danh sách cơ sở kinh doanh có Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu theo quy định của Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2021/TT-BYT).

b) Tổ chức triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này trong toàn quốc.

2. Các cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện các gói thầu được quy định như sau:

a) Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế gửi báo cáo kết quả thực hiện gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, dược cổ truyền) trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.

b) Các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo kết quả thực hiện gói thầu về Sở Y tế trước ngày 15 tháng 10 hàng năm. Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, dược cổ truyền) trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.

c) Các cơ sở y tế trực thuộc y tế ngành và cơ sở y tế khác gửi báo cáo kết quả thực hiện gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Mẫu báo cáo kết quả thực hiện các gói thầu được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IIIPhụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, dược cổ truyền) bằng văn bản và bằng file mềm theo địa chỉ email: quanlyduoclieu@moh.gov.vn.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày 15 tháng 02 năm 2022 được tiếp tục thực hiện theo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành. Các dược liệu, vị thuốc cổ truyền được lựa chọn trúng thầu theo các hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nêu trên sẽ được tiếp tục sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sau ngày 15 tháng 02 năm 2022 và trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đấu thầu theo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành và quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

Điều 5. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2022.

2. Thông tư số 31/2016/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, dược cổ truyền) để xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐTCP);
- Q. Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Tổng công ty Dược Việt Nam;
- Hiệp hội Doanh nghiệp Dược VN;
- Hiệp hội dược liệu;
- Các DN SX, KD thuốc trong nước và nước ngoài;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, YDCT
(03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

PHỤ LỤC I

Mẫu số 01

HỒ SƠ MỜI THẦU MUA SẮM DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ

(Ban hành kèm Thông tư số  09/2022/TT-BYT ngày 09 tháng 09 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ mời thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập)

HỒ SƠ MỜI THẦU

Số hiệu gói thầu:  ___________________________

Tên gói thầu:        ___________________________

Dự án:                   ___________________________

[ghi số hiệu gói thầu, tên gói thầu và tên dự án theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu]

Phát hành ngày:   ___________________________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu]

Ban hành kèm theo Quyết định: ___________________________

[ghi số quyết định, ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu]

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu

(nếu có)

[ghi tên, đóng dấu]

Bên mời thầu

[ghi tên, đóng dấu]

 

MỤC LỤC

Mô tả tóm tắt

Từ ngữ viết tắt

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Phần 4. PHỤ LỤC

 

MÔ TẢ TÓM TẮT

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng. Cơ sở chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để thực hiện gói thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu phải thực hiện; yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật; các nội dung về kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền (nếu có).

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương này gồm điều khoản chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Cơ sở chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp đồng nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện chung của hợp đồng.

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Phần 4. PHỤ LỤC

Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CDNT

Chỉ dẫn nhà thầu

BDL

Bảng dữ liệu đấu thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

VNĐ

đồng Việt Nam

 

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU

1. Phạm vi gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

1.1. Bên mời thầu quy định tại BDL phát hành bộ HSMT này để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được mô tả trong Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

1.2. Tên gói thầu; số hiệu, số lượng các phần (trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập) thuộc gói thầu quy định tại BDL.

1.3. Thời gian hiệu lực thỏa thuận khung đối với đấu thầu tập trung và thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại BDL.

2. Nguồn vốn

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn) để sử dụng cho gói thầu được quy định tại BDL.

3. Hành vi bị cấm

3.1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

3.2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3.3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị HSDT cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu:

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

3.4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá HSDT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

3.5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật: đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm ra hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

3.6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định HSMT đối với cùng một gói thầu;

c) Tham gia đánh giá HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

d) Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con dê, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;

h) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSMT;

i) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

3.7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 Điều 92 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:

a) Nội dung HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung HSDT, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ HSDT của Bên mời thầu và trả lời ca nhà thầu trong quá trình đánh giá HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo của Bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

3.8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

3.9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu

4.1. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền và/hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

4.2. Hạch toán tài chính độc lập.

4.3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

4.4. Bo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại BDL.

4.5. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4.6. Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL.

5. Tính phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền

5.1. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu được coi là phù hợp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

5.1.1. Phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định tại mục 15.4 của chương này.

5.1.2. Bảo đảm về chất lượng:

a) Nhà thầu bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo yêu cầu quy định tại HSMT;

b) Dược liệu tham dự thầu không bị thu hồi theo Điều 62 Luật Dược số 105/2016/QH13;

c) Dược liệu sơ chế, vị thuốc cổ truyền được sản xuất tại cơ sở đạt Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) có phạm vi sản xuất dược liệu và/hoặc vị thuốc cổ truyền hoặc tương đương và đảm bảo chất lượng theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT;

d) Dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu không có thông báo thu hồi theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021;

đ) Vị thuốc cổ truyền tham dự thầu không bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;

e) Trường hợp một hoặc một số lô dược liệu, vị thuốc cổ truyền bị thu hồi thì các lô dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bị thu hồi vẫn được phép lưu hành hợp pháp và chỉ bị trừ điểm đối với tiêu chí kỹ thuật tại mục 2 và mục 3 Phụ lục 4 - Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của Thông tư này.

5.2. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu vào gói thầu, nhóm tiêu chí kĩ thuật phù hợp theo quy định tại HSMT.

5.3. Để chứng minh tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu quy định tại Mục 5.1 CDNT, nhà thầu cần nêu rõ thông tin sau:

5.3.1. Đối với dược liệu: số giấy đăng ký lưu hành hoặc số công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc số giấy phép nhập khẩu dược liệu và các tài liệu kèm theo để minh chứng tính hợp lệ của dược liệu quy định tại BDL.

5.3.2. Đối với vị thuốc cổ truyền: số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu và các tài liệu kèm theo để minh chứng tính hợp lệ của vị thuốc cổ truyền quy định tại BDL.

5.4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu được phép làm ra quy định tại Mục 26 CDNT.

6. Nội dung của HSMT

6.1. HSMT gồm có các Phần 1, 2, 3 và cùng với tài liệu sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 8 CDNT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục đấu thầu:

- Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu;

- Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu;

- Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu.

Phần 2. Yêu cầu về phạm vi cung cấp:

- Chương V. Phạm vi cung cấp.

Phần 3. Điều kiện hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng:

- Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng;

- Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

- Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng.

Phần 4. Phụ lục

6.2. Thư mời thầu/thông báo mời thầu do Bên mời thầu phát hành hoặc cung cấp không phải là một phần của HSMT.

6.3. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác, hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 8 CDNT nếu các tài liệu này không được cung cấp bởi Bên mời thầu. Các tài liệu do nhà thầu nhận được nếu có mâu thuẫn về nội dung thì tài liệu do Bên mời thầu phát hành sẽ có ý nghĩa quyết định.

6.4. Nhà thầu phải nghiên cứu một thông tin chỉ dẫn, biểu mẫu, yêu cầu về phạm vi cung cấp và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị lập HSDT của mình bao gồm tất cả thông tin hay tài liệu theo yêu cầu của HSMT.

7. Làm rõ HSMT

7.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà thầu phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến Bên mời thầu hoặc đặt câu hỏi trong hội nghị tiền đấu thầu (nếu có). Khi Bên mời thầu nhận được đề nghị làm rõ HSMT của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu một số ngày theo quy định tại BDL, Bên mời thầu phải có văn bản trả lời tất cả các yêu cầu làm rõ HSMT. Bên mời thầu sẽ gửi văn bản làm rõ HSMT cho nhà thầu có yêu cầu làm rõ HSMT và tất cả nhà thầu khác đã nhận HSMT từ Bên mời thầu, trong đó mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì Bên mời thầu phải tiến hành sửa đổi HSMT theo thủ tục quy định tại Mục 8 và Mục 21.2 CDNT.

7.2. Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu thấy chưa rõ. Nội dung trao đổi sẽ được Bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ HSMT, gửi cho tất cả nhà thầu đã mua hoặc nhận HSMT từ Bên mời thầu. Trong trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, Bên mời thầu sẽ phát hành văn bản sửa đổi HSMT như quy định tại Mục 8 CDNT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà thầu.

8. Sửa đổi HSMT

8.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc phát hành văn bản sửa đổi HSMT.

8.2. Văn bản sửa đổi HSMT được coi là một phần của HSMT và phải được thông báo bằng văn bản tới tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu.

8.3. Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu theo thời gian quy định tại BDL. Nhằm giúp nhà thầu có đủ thời gian hợp lý để sửa đổi HSDT, Bên mời thầu có thể quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.2 CDNT. Nhà thầu phải thông báo bằng văn bản cho Bên mời thầu là đã nhận được tài liệu sửa đổi đó bằng một trong các cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

9. Chi phí dự thầu

Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, Bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

10. Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT được trao đổi giữa nhà thầu với Bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt. Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác, đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu gửi bổ sung.

11. Thành phần của HSDT

HSDT phải bao gồm các thành phần sau:

11.1. Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 12 CDNT;

11.2. Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu;

11.3. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18 CDNT;

11.4. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4 CDNT;

11.5. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT;

11.6. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 16 CDNT;

11.7. Đề xuất về kỹ thuật và các tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo quy định tại Mục 15 CDNT;

11.8. Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 12 và Mục 13 CDNT;

11.9. Các nội dung khác theo quy định tại BDL.

12. Đơn dự thầu và các bảng biểu

Nhà thầu phải lp đơn dự thầu và các bảng biểu tương ứng theo mẫu quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

13. Giá dự thầu và giảm giá

13.1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, theo yêu cầu quy định tại Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

13.2. Nhà thầu phải nộp HSDT cho toàn bộ các mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu tham dự thầu trong Mục 1.1 CDNT và ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho từng mặt hàng nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền theo các mẫu tương ứng quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

13.3. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá. Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu ra nội dung và cách thức giảm giá vào các mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu tham dự thầu cụ thể nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền”. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu tham dự thầu nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền”. Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong HSDT hoặc nộp riêng song phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp riêng thì thực hiện như quy định tại Mục 20.2 và Mục 20.3 CDNT. Thư giảm giá sẽ được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT và được mở đồng thời cùng HSDT của nhà thầu.

13.4. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT, trường hợp nhà thầu có đơn giá bất thường. Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ về cơ cấu đơn giá đó theo quy định tại Mục 26 CDNT.

Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất mức phí, lệ phí quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

13.5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập như quy định tại BDL thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá, phải nêu rõ cách thức và giá trị giảm giá cụ thể cho từng phần theo Mục 13.3 CDNT.

13.6. Trường hợp nhà thầu phát hiện số lượng của các mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền” chưa chính xác so với yêu cầu nêu tại Mục 1 Phần 2 - Yêu cầu phạm vi cung cấp, nhà thầu có thể thông báo cho Bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần số lượng sai khác này để Bên mời thầu xem xét. Nhà thầu không được tính toán phần số lượng sai khác này vào giá dự thầu.

14. Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán

Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán là VNĐ.

15. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền

15.1. Để chứng minh sự phù hợp của dược liệu/vị thuốc cổ truyền so với yêu cầu của HSMT, nhà thầu phải cung cấp các tài liệu là một phần của HSDT để chứng minh rằng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu cung cấp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp.

15.2. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu/vị thuốc cổ truyền phải bao gồm một phần mô tả chi tiết theo từng khoản mục về đặc tính kỹ thuật dược liệu/vị thuốc cổ truyền, qua đó chứng minh sự đáp ứng cơ bản của dược liệu/vị thuốc cổ truyền so với các yêu cầu của HSMT.

15.3. Các thông tin tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền do Bên mời thầu quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp chỉ nhằm mục đích mô tả và không nhằm mục đích hạn chế nhà thầu.

15.4. Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng:

Nhà thầu phải có Bản cam kết về nguồn gốc xuất xứ của các dược liệu sẽ cung cấp vào cơ sở y tế (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ của các lô dược liệu kèm theo trong quá trình cung ứng). Đồng thời, Bản cam kết phải có thêm nội dung về việc bảo đảm các dược liệu tham gia dự thầu có nguồn gốc, xuất xứ đúng với dược liệu được cung cấp thực tế tại cơ sở y tế trong quá trình cung ứng.

Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của vị thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

16. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

16.1. Nhà thầu phải ghi các thông tin cần thiết vào các Mẫu trong Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT. Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gửi để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

16.2. Các tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu nếu được trúng thầu theo quy định tại BDL.

17. Thời hạn có hiệu lực của HSDT

17.1. HSDT phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDT nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

17.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của HSDT, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bng thời gian hiệu lực HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà thầu không được xem xét tiếp và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

18. Bảo đảm dự thầu

18.1. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) hoặc ký quỹ như quy định tại Mục 18.2 CDNT. Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh đó phải theo Mẫu số 04 (a) hoặc Mẫu số 04 (b) Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu. Trường hợp HSDT được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Mục 17.2 CDNT thì hiệu lực của bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng.

Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng r bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

18.2. Giá trị, đồng tiền và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu theo quy định tại BDL.

18.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu.

18.4. Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại BDL, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

18.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu rút HSDT sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT;

b) Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1 CDNT;

c) Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNT;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

19. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

19.1. Nhà thầu phải chuẩn bị HSDT bao gồm: 1 bản gốc HSDT theo quy định tại Mục 11 CDNT và một số bản chụp HSDT theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSDT”, “BẢN CHỤP HSDT”.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải chuẩn bị 1 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL. Trên Trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSDT SỬA ĐỔI, BẢN CHỤP HSDT SỬA ĐỔI, BẢN GỐC HSDT THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSDT THAY THẾ.

19.2. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì HSDT của nhà thầu bị loại.

19.3. Bản gốc của HSDT phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, Bảng giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc bản chụp Điều lệ công ty. Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền và được nộp cùng với HSDT.

19.4. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ kỹ của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của các đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh.

19.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

20. Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

20.1. Túi đựng HSDT bao gồm bản gốc và các bản chụp HSDT, bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ DỰ THẦU”.

Trường hợp nhà thầu có sửa đổi, thay thế HSDT thì hồ sơ sửa đổi, thay thế (bao gồm bản gốc và các bản chụp) phải được đựng trong các túi riêng biệt với túi đựng HSDT, bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ DỰ THẦU SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ DỰ THẦU THAY THẾ”.

Các túi đựng: HSDT; HSDT sửa đổi, HSDT thay thế (nếu có); phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà thầu.

20.2. Trên các túi đựng hồ sơ phải:

a) Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu;

b) Ghi tên người nhận là tên Bên mời thầu theo địa chỉ quy định tại Mục 21.1 CDNT;

c) Ghi tên gói thầu theo quy định tại Mục 1.2 CDNT;

d) Ghi dòng chữ cảnh báo không được mở trước thời điểm mở thầu”.

20.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến Bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại Mục 20.1 và Mục 20.2 CDNT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng quy định nêu trên.

21. Thời điểm đóng thầu

21.1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của Bên mời thầu nhưng phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của tất cả các nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT từ Bên mời thầu. Trường hợp chưa mua HSMT thì nhà thầu phải trả cho Bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán HSMT trước khi HSDT được tiếp nhận.

21.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 8 CDNT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

22. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà Bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.

23. Rút, thay thế và sửa đổi HSDT

23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà thầu có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản thông báo có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, trường hợp ủy quyền thì phải gửi kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản thông báo việc sửa đổi, thay thế tương ứng và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNT, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ SỬA ĐỔI HSDT” hoặc “THAY THẾ HSDT hoặc “RÚT HSDT”;

b) Được Bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNT.

23.2. HSDT mà nhà thầu yêu cầu rút lại theo quy định tại Mục 23.1 CDNT sẽ được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.

23.3. Nhà thầu không được sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDT mà nhà thầu đã ghi trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDT.

24. Mở thầu

24.1. Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Mục 22 và Mục 23 CDNT, Bên mời thầu phải mở công khai và đọc to, rõ các thông tin quy định tại Mục 24.3 CDNT của tất cả HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện của các nhà thầu tham dự lễ mở thầu và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở thầu không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu tham dự thầu.

24.2. Trường hợp nhà thầu có đề nghị rút hoặc thay thế HSDT thì trước tiên Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “RÚT HSDT”, túi đựng HSDT của nhà thầu có đề nghị rút HSDT sẽ được giữ nguyên niêm phong và trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu rút HSDT và vẫn mở HSDT tương ứng nếu văn bản thông báo “RÚT HSDT” không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu và phải được công khai trong lễ mở thầu.

Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSDT” và HSDT thay thế này sẽ được thay cho HSDT bị thay thế. HSDT bị thay thế sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. Bên mời thầu s không chấp nhận cho nhà thầu thay thế HSDT nếu văn bản thông báo thay thế HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu và phải được công khai trong lễ mở thầu.

Đối với các túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSDT” thì văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSDT sửa đổi tương ứng. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSDT nếu văn bản thông báo sửa đổi HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu. Chỉ có các HSDT được mở và đọc tại buổi mở HSDT mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

24.3. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSDT, HSDT sửa đổi (nếu có) hoặc HSDT thay thế (nếu có) và đọc to, rõ tối thiểu những thông tin sau: tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp, giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), thời gian có hiệu lực của HSDT, thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị của bảo đảm dự thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì còn phải đọc giá dự thầu và giá trị giảm giá (nếu có) cho từng phần. Chỉ những thông tin về giảm giá được đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá;

c) Đại diện của Bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, bảo đảm dự thầu, bảng tổng hợp giá dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có), thư giảm giá (nếu có), thỏa thuận liên danh (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 23 CDNT.

24.4. Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó bao gồm các thông tin quy định tại Mục 24.3 CDNT. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Việc thiếu chữ ký của nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi cho tất cả các nhà thầu tham dự thầu.

25. Bảo mật

25.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho tới khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai khi mở thầu.

25.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 26 CDNT và thương thảo hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

26. Làm rõ HSDT

26.1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của Bên mời thầu. Tất cả các yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu và phản hồi của nhà thầu phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ (của nhà thầu tại Mục 4 CDNT; của dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại Mục 5 CDNT), năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Nhà thầu được phép nộp bổ sung tài liệu làm rõ HSDT trong quá trình đánh giá HSDT. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ được coi như một phần của HSDT.

26.2. Việc làm rõ HSDT giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện thông qua văn bản.

26.3. Trong khoảng thời gian theo quy định tại BDL, trường hợp nhà thầu phát hiện HSDT của mình thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

26.4. Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT. Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

26.5. Trường hợp cần thiết. Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ HSDT. Nội dung làm rõ HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản. Việc làm rõ HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

27. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

27.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT.

27.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT.

27.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

28. Xác định tính đáp ứng của HSDT

28.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 11 CDNT.

28.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản nghĩa là những điểm trong HSDT mà:

a) Nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng;

b) Nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu của HSMT.

28.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của HSDT theo quy định tại Mục 15 và Mục 16 CDNT nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu quy định tại Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót các nội dung cơ bản.

28.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho nó trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

29. Sai sót không nghiêm trọng

29.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì Bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung trong HSDT.

29.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của giá dự thầu. Nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của Bên mời thầu thì HSDT của nhà thầu có thể sẽ bị loại.

29.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu. Theo đó, giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

30. Nhà thầu phụ

30.1. Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 12 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 CDNT.

30.2. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

31. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

31.1. Nguyên tắc ưu đãi:

Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

31.2. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá HSDT để so sánh, xếp hạng HSDT:

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của dược liệu được tính theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSDT trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí (nếu có);

- G: Là giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSDT trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của dược liệu, vị thuốc cổ truyền D ≥ 25% thì dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục này.

31.3. Cách tính ưu đãi được thực hiện theo quy định tại BDL.

31.4. Trường hợp dược liệu, vị thuốc cổ truyền do các nhà thầu chào đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không tiến hành đánh giá và xác định giá trị ưu đãi.

32. Đánh giá HSDT

32.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các HSDT. Không được phép sử dụng bất ký tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.

32.2. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT:

a) Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

32.3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.

32.4. Đánh giá về kỹ thuật và đánh giá về giá:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III- Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá tiếp về giá theo quy định tại Mục 4 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

32.5. Sau khi đánh giá về giá, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng. Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại BDL.

32.6. Cho phép dự thầu theo từng phần theo quy định tại Mục 13.5 CDNT thì việc đánh giá HSDT thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT tương ứng với phần tham dự thầu của nhà thầu.

33. Thương thảo hợp đồng

33.1. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên các cơ sở sau đây:

a) Báo cáo đánh giá HSDT;

b) HSDT và các tài liệu làm rõ HSDT (nếu có) của nhà thầu;

c) HSMT.

33.2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của HSMT;

b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa đổi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá HSDT và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện số lượng mời thầu nêu trong “Chương V - Phạm vi cung cấp” thiếu so với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được duyệt thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung số dược liệu, vị thuốc cổ truyền còn thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong HSDT chưa có đơn giá thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền thiếu so với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

c) Khi thương thảo hợp đồng đối với phần sai lệch thiếu, trường hợp trong HSDT của nhà thầu không có đơn giá tương ứng với phần sai lệch thì phải lấy mức đơn giá dự thầu thấp nhất trong số các HSDT của nhà thầu khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc lấy mức đơn giá trong dự toán được duyệt nếu chỉ có duy nhất nhà thầu này vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở thương thảo đối với sai lệch thiếu đó.

33.3. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT;

c) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng quy định tại Mục 29 CDNT;

e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

33.4. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi cung cấp, bảng giá, tiến độ cung cấp.

33.5. Trường hợp thương thảo không thành công hoặc nhà thầu không có khả năng đáp ứng số lượng yêu cầu tại Hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 35.1 CDNT.

34. Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

34.1. Có HSDT hợp lệ theo quy định tại Mục 1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

34.2. Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

34.3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

34.4. Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

34.5. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại BDL;

34.6. Ngoài ra, mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu phải đáp ứng quy định sau:

- Giá đề nghị trúng thầu của từng mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không được cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019;

- Tuân thủ các quy định khác về quản lý giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền, đấu thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền có liên quan.

b) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất theo quy định thì được xem xét đề nghị trúng thầu;

c) Trường hợp giá đề nghị trúng thầu hoặc giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) hoặc giá đánh giá bằng nhau thì lựa chọn mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền để xem xét đề nghị trúng thầu theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp nhất.

- Mặt hàng có điểm kỹ thuật cao hơn hoặc mặt hàng dược liệu có nguồn gốc trong nước hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ dược liệu có nguồn gốc trong nước có chất lượng tương đương.

- Mặt hàng có điểm kỹ thuật bằng nhau thì xem xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Mặt hàng được sản xuất trên dây chuyền đạt Thực hành tốt sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GMP) và kiểm soát chất lượng tại Phòng thí nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GLP);

+ Mặt hàng của nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền vào cơ sở y tế: Căn cứ vào kinh nghiệm cung cấp của nhà thầu, uy tín của nhà thầu trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế như việc bảo đảm chất lượng, tiến độ cung cấp, có hệ thống phân phối trên địa bàn v.v....

35. Hủy thầu

35.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu của phần tương ứng nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án;

d) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

35.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu (theo quy định tại điểm c và điểm d Mục 35.1 CDNT) phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

35.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 35.1 CDNT, trong thời hạn 5 ngày làm việc Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d Mục 35.1 CDNT.

36. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

36.1. Trong thời hạn quy định tại BDL, Bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax và đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo Đấu thầu theo quy định. Trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên gói thầu, số hiệu gói thầu;

b) Tên nhà thầu trúng thầu;

c) Địa chỉ giao dịch hiện tại của nhà thầu trúng thầu;

d) Giá trúng thầu;

đ) Loại hợp đồng;

e) Thời gian thực hiện hợp đồng;

g) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu.

36.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 35.1 CDNT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu.

36.3. Sau khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Mục 36.1 CDNT, nếu nhà thầu không được lựa chọn có văn bản hỏi về lý do không được lựa chọn thì trong thời gian tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Bên mời thầu phải có văn bản trả lời gửi cho nhà thầu.

37. Thay đổi số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Vào thời điểm trao hợp đồng, Bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền nêu trong Chương V - Phạm vi cung cấp với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của HSDT và HSMT.

38. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng

Đồng thời với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, bao gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hoàn thiện, ký kết hợp đồng theo quy định tại Mẫu số 14 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu với điều kiện nhà thầu đã được xác minh là đủ năng lực để thực hiện tốt hợp đồng. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng thì nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm d Mục 18.5 CDNT.

39. Điều kiện ký kết hợp đồng

39.1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

39.2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Nếu có dấu hiệu nhà thầu không đáp ứng số lượng mặt hàng tại Hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu cung cấp bổ sung các hồ sơ, tài liệu chứng minh số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của nhà thầu đáp ứng đủ số lượng tại hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu hoặc hóa đơn mua vào, bán ra).

Trường hợp thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định nêu trong HSMT thì Chủ đầu tư sẽ từ chối ký kết hợp đồng với nhà thầu. Khi đó, Chủ đầu tư sẽ hủy Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng trước đó và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.

39.3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

40. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

40.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc với nội dung và yêu cầu như quy định tại Mục 6.1 ĐKCT. Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng hoặc một mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

40.2. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

41. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đến Chủ đầu tư, Người có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương XII Luật đấu thầu số 43/2013/QH13Mục 2 Chương XII Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.

42. Theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát theo quy định tại BDL.

 

Chương II. BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU

CDNT 1.1

Tên Bên mời thầu là: __ [ghi tên đầy đủ của Bên mời thầu].

CDNT 1.2

Tên gói thầu: __ [ghi tên đầy đủ của gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

Tên dự án là: __ [ghi tên dự án theo Quyết định đầu tư được duyệt].

Số lượng và số hiệu các phần thuộc gói thầu: ___[ghi số lượng các phần và số hiệu của từng phần (nếu gói thầu chia thành nhiều phần)].

CDNT 1.3

Thời gian hiệu lực thỏa thuận khung đối với đấu thầu tập trung: ___[ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

Thời gian thực hiện hợp đồng: ___[ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

CDNT 2

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn): ___[ghi rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước)].

CDNT 4.4

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định như sau:

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% với: ___[ghi đầy đủ tên và địa chỉ Chủ đầu tư, Bên mời thầu], trừ trường hợp Chủ đầu tư, Bên mời thầu, nhà thầu tham dự thầu thuộc cùng một tập đoàn kinh tế nhà nước và sản phẩm thuộc gói thầu là đầu vào của Chủ đầu tư, Bên mời thầu và là đầu ra của nhà thầu tham dự thầu, đồng thời là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn.

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. Cụ thể như sau:

+ Tư vấn lập, thẩm định HSMT: ___[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn đánh giá HSDT; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: ___[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)].

Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với1: ___[ghi đầy đủ tên và địa chỉ Chủ đầu tư, Bên mời thầu];

Nhà thầu tham dự thầu có tên trong danh sách ngắn và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% với các nhà thầu sau đây2: ___[ghi cụ thể tên và địa chỉ các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn].

CDNT 4.6

Nhà thầu tham dự thầu phải có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
___[trong thời gian Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa ban hành văn bản hướng dẫn thì ghi “không áp dụng”. Sau khi quy định có liên quan đến nội dung này nếu trong văn bản hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực thi hành thì ghi
có áp dụng”].

CDNT 5.3.1

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của dược liệu dự thầu:

[- Các thông tin phải phù hợp với thông tin về dược liệu trong đơn hàng nhập khẩu hoặc bản công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu hoặc giấy đăng ký lưu hành của dược liệu do Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền/Cục Quản lý Dược) cấp.

- Đối với trường hợp mặt hàng tham dự thầu là dược liệu nằm trong đơn hàng nhập khẩu hết hiệu lực hoặc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực hoặc hết thời hạn gia hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh dược liệu được nhập khẩu hoặc sản xuất trong thời hạn hiệu lực của đơn hàng nhập khẩu hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc thời hạn gia hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh v nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng).

- Đối với trường hợp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt sản xuất dược liệu (GMP) hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh dược liệu được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của GMP và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng)].

CDNT 5.3.2

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của vị thuốc cổ truyền dự thầu:

[- Các thông tin phải phù hợp với thông tin về vị thuốc cổ truyền trong giấy đăng ký lưu hành hoặc đơn hàng nhập khẩu của vị thuốc cổ truyền được Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền/Cục Quản lý Dược) cấp.

- Đối với trường hợp mặt hàng tham dự thầu là vị thuốc cổ truyền có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực hoặc hết thời hạn gia hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh vị thuốc cổ truyền được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của đơn hàng nhập khẩu hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc thời hạn gia hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng).

- Đối với trường hợp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt sản xuất vị thuốc cổ truyền (GMP) hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh vị thuốc cổ truyền được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của GMP và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng)].

CDNT 7.1

Bên mời thầu phải nhận được yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không muộn hơn 3 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 8.3

Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được Bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu ngày __ [ghi số ngày cụ thể, nhưng phải bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh HSDT và tối thiểu là 3 ngày làm việc].

Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT không đáp ứng theo quy định thì Bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng.

CDNT 11.9

Nhà thầu phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây: ___[ghi tên các tài liệu cần thiết khác mà nhà thầu cần nộp cùng với HSDT theo yêu cầu trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không yêu cầu”].

CDNT 13.5

Các phần của gói thầu:          [Do gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập nêu rõ danh mục, nội dung công việc của từng phần và điều kiện dự thầu theo từng phần hoặc nhiều phần. Trong Mục này cũng quy định rõ cách chào giá riêng cho từng phần hoặc nhiều phần, giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần của gói thầu].

CDNT 16.2

Các tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: Trong phạm vi kinh doanh phải ghi rõ sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền và/hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

b) Thông tin về đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt theo từng loại hình kinh doanh:

- Đối với cơ sở nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với cơ sở bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với cơ sở sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với dược liệu đạt GACP: Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP.

- Nhà thầu ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại mẫu số 05 (5a và 5b) của Biểu mẫu dự thầu để phục vụ việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu theo Mục I, Phần 4, Phụ lục “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật”;

c) Hóa đơn bán dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc Hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế hoặc các tài liệu khác để chứng minh kinh nghiệm cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đánh giá theo quy định tại Mục 2, Chương III “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm”;

d) Các tài liệu do nhà thầu cung cấp khi tham dự thầu là bản chụp có đóng dấu xác nhận của nhà thầu đồng thời nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

CDNT 17.1

Thời hạn hiệu lực của HSDT là: ≥ ____ ngày [ghi cụ thể số ngày nhưng tối đa là 180 ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.2

Nội dung bảo đảm dự thầu:

- Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: __[ghi cụ thể giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu theo từng phần. Giá trị bảo đảm dự thầu của từng phần được xác định trong khoảng từ 1% đến 3% giá của phần đó trong giá gói thầu];

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: ≥ ___ ngày [ghi rõ số ngày yêu cầu, được xác định bằng thời gian có hiệu lực của HSDT quy định tại Mục 17.1 CDNT cộng thêm 30 ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.4

Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa là ___ ngày [ghi rõ số ngày, nhưng không quá 20 ngày], kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.

CDNT 19.1

Số lượng bản chụp HSDT là: ___[ghi số lượng bản chụp cần thiết]. Trường hợp sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDT.

CDNT 21.1

Địa chỉ của Bên mời thầu (sử dụng để nộp HSDT): __ [ghi tất cả các thông tin cần thiết và thích hợp].

Nơi nhận: ___[ghi tên Bên mời thầu].

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

- Mã bưu điện:

- Quốc gia:

Thời điểm đóng thầu là:... giờ... phút, ngày...tháng... năm___.

[ghi thời điểm đóng thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu cho phù hợp, bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMT đến thời điểm đóng thầu tối thiểu là 10 ngày và không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của mỗi ngày để không làm hạn chế nhà thầu nộp HSDT].

CDNT 24.1

Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc: ___ giờ ___ phút, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

[ghi ngày, giờ và địa điểm tiến hành việc mở thầu, trong đó cần lưu ý quy định thời điểm mở thầu trong vòng 1 giờ kể từ thời điểm đóng thầu].

CDNT 26.3

Nhà thầu được tự gửi tài liệu để làm rõ HSDT đến Bên mời thầu trong vòng: ___ ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

[căn cứ vào thời gian đánh giá, tiến độ của dự án, gói thầu mà Bên mời thầu quy định thời gian nhà thầu được tự gửi tài liệu làm rõ cho phù hợp để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu].

CDNT 31.3

Cách tính ưu đãi: ___

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì quy định dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá thì quy định dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh xếp hạng.

CDNT 32.1

Phương pháp đánh giá HSDT là:

a) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: sử dụng tiêu chí đạt/không đạt;

b) Đánh giá về kỹ thuật: ____[ghi cụ thể phương pháp đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp đánh giá theo phương pháp chấm điểm cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT];

c) Đánh giá về giá: ____ [ghi cụ thể phương pháp đánh giá về giá. Bên mời thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 4 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT].

CDNT 32.5

Xếp hạng nhà thầu:____ [trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì ghi như sau: “nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”;

Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá thì ghi như sau: “nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”].

CDNT 34.5

[Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì ghi như sau: “nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất”;

Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá thì ghi như sau: nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất].

CDNT 36.1

Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu là ___ [ghi cụ thể số ngày, nhưng tối đa là 5 ngày làm việc] ngày làm việc, kể t ngày Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

CDNT 36.1

Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu là ___ [ghi cụ thể số ngày, nhưng tối đa là 5 ngày làm việc] ngày làm việc, kể t ngày Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

CDNT 37

Tỷ lệ tăng số lượng tối đa là: thông thường tối đa không quá 10% [ghi tỷ lệ%];

Tỷ lệ giảm số lượng tối đa là: thông thường tối đa không quá 10% [ghi tỷ lệ%].

CDNT 41

- Địa chỉ của Chủ đầu tư: ___[ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax];

- Địa chỉ của Người có thẩm quyền: ___[ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax];

- Địa chỉ của bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn: ___[ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax].

CDNT 42

Địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát: ___[ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân được Người có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu/dự án (nếu có)].

 

Chương III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDT

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT

1.1. Kiểm tra HSDT:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSDT, bao gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu theo yêu cầu của HSMT, trong đó có: đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về giá và các thành phần khác thuộc HSDT theo quy định tại Mục 11 CDNT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSDT.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ của HSDT:

HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSDT;

b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật đồng thời đáp ứng thời gian theo yêu cầu của HSMT;

d) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu;

đ) Thời hạn hiệu lực của HSDT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNT;

e) Có bảo đảm dự thầu không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Mục 18.3 CDNT. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, tên của Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng) theo quy định tại Mục 18.2 CDNT. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức đặt cọc bằng Séc thì Bên mời thầu sẽ quản lý Séc đó theo quy định tại Mục 18.4 và Mục 18.5 CDNT;

g) Không có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) đối với cùng một gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì nhà thầu không có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính đối với phần mà nhà thầu tham dự thầu;

h) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu;

i) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 4 CDNT.

Nhà thầu có HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh phải đáp ứng tư cách hợp lệ của nhà thầu đối với gói thầu mà nhà thầu liên danh tham dự; đồng thời đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng tư cách hợp lệ nhà thầu và không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với tổng các phần mà nhà thầu tham dự thầu trong gói thầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp gói thầu không áp dụng sơ tuyển thì việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây. Căn cứ và quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu đấu thầu cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và không vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu và các quy định hiện hành có liên quan. Nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá.

Bên mời thầu không được bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đã quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây gây hạn chế nhà thầu tham dự.

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo Bảng tiêu chuẩn dưới đây:

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM

Các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm

Các yêu cầu cần tuân thủ

Tài liệu cần nộp

TT

Mô tả

Yêu cầu

Nhà thầu độc lập

Nhà thầu liên danh

Tổng các thành viên liên danh

Từng thành viên liên danh

Tối thiểu một thành viên liên danh

1

Năng lực tài chính

1.1

Kết quả hoạt động tài chính

Nộp báo cáo tài chính từ năm __ đến năm ___ (1) để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu.

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương (+).

Phải đáp ứng yêu cầu này

Không áp dụng

Phải đáp ứng yêu cầu này

Không áp dụng

Báo cáo tài chính

1.2

Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Doanh thu của ít nhất 01 trong __ (2) năm gần đây phải đạt tối thiểu là___ (3) VNĐ

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Mẫu số 09

1.3

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu (4)

Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao (5) hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là ___ [ghi số tiền] (6).

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Các Mẫu số 10, 11

2

Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tương tự

Số lượng hợp đồng tương tự (7) mà nhà thầu đã hoàn thành với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ (8) trong vòng ___ (9) năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu):___ hợp đồng (10).

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Mẫu số 08 (a, b)

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Ghi s năm yêu cầu, thông thường là 03 năm trước năm có thời điểm đóng thầu (Ví dụ: từ năm 2018 đến năm 2021. Trong trường hợp này, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm 2018, 2019, 2020). Trường hợp nhà thầu mới thành lập, chưa đủ số năm hoạt động theo yêu cầu thì được phép nộp báo cáo tài chính chứng minh tình hình tài chính lành mạnh trong khoảng thời gian hoạt động kể từ khi thành lập tính đến thời điểm đóng thầu (Ví dụ: hồ sơ mời thầu yêu cầu báo cáo tài chính từ năm 2018 đến năm 2020. Trường hợp nhà thầu thành lập ngày 15/5/2018, nhà thầu nộp báo cáo tài chính năm 2019 và 2020).

(2) Ghi số năm phù hợp với số năm yêu cầu nộp báo cáo tài chính tại tiêu chí 1.1 Mục I Bảng này.

(3) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu tối thiểu:

a) Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu tối thiểu một năm = (Giá của phần trong gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1 đến 1,5.

b) Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 12 tháng thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu tối thiểu một năm = Giá của phần trong gói thầu x k.

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1.

Giá từng phần trong gói thầu là giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng phần trong gói thầu đã được phê duyệt. Đơn vị tổ chức đấu thầu phải tiến hành công bố giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng phần trong gói thầu.

Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của từng thành viên liên danh căn cứ vào giá trị, khối lượng do từng thành viên đảm nhiệm.

(4) Thông thường áp dụng đối với những dược liệu, vị thuốc cổ truyền đặc thù, có đặc tính hoặc yêu cầu chế biến phức tạp, có thời gian sản xuất, chế biến dài, quy mô lớn.

(5) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

(6) Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu được xác định theo công thức sau:

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu = t x (Giá trị của phần gói thầu mà nhà thầu tham dự).

Thông thường yêu cầu hệ số t trong công thức này là từ 0,2 đến 0,3.

(7) Hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự:

- Nhà thầu được quyền cung cấp các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền hoặc hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục dược liệu/vị thuốc cổ truyền đã cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở kinh doanh dược liệu/vị thuốc cổ truyền để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự về quy mô với phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Lưu ý:

- Không bắt buộc nhà thầu chỉ được chứng minh bằng các hợp đồng cung cấp dược liệu vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền tại hợp đồng tương tự không bắt buộc là mặt hàng thuốc dự thầu.

- Tương tự về quy mô: Được xác định bằng tổng các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự tối thiểu bằng 70% giá trị các mặt hàng của các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự. Đối với các gói thầu có tính chất đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị của hợp đồng trong khoảng 50% đến 70% giá trị của các phần trong gói thầu nhà thầu tham dự.

- Đối với quy định về số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự trong số năm quy định tại tiêu chí về Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tương tự: nhà thầu được cung cấp các hợp đồng tương tự trong thời gian quy định tính đến thời điểm đóng thầu, không bắt buộc năm nào cũng phải có đủ số lượng các hợp đồng tương tự theo yêu cầu.

Ví dụ: Hồ sơ mời thầu yêu cầu “Số lượng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng 03 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu): 02 hợp đồng”. Nhà thầu được cung cấp đủ 02 hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đóng thầu, không bắt buộc năm nào cũng phải có đủ 02 các hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu trong 3 năm liền tính đến thời điểm đóng thầu.

(8) Với các hợp đồng mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện.

(9) Ghi số năm phù hợp với số năm yêu cầu về doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tiêu chí 1.2 Bảng này (thông thường từ 3 đến 5 năm. Trong một số trường hợp có thể quy định 1-2 năm để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới thành lập).

(10) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp (thông thường từ 01 đến 03 hợp đồng).

Mục 3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá:

Việc đánh giá về kỹ thuật áp dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá với thang điểm tối đa là 100, cụ thể như sau:

a) Chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: 80% tổng số điểm (80 điểm).

b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: 20% tổng số điểm (20 điểm).

c) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Điểm của từng tiêu chí tại yêu cầu về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và về đóng gói, bảo quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa tiêu chí đó.

- Tổng điểm của tất cả các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm.

3.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: tại Phần 4 Phụ lục ban hành kèm Hồ sơ mời thầu này.

Mục 4. Tiêu chuẩn đánh giá về giá

Căn cứ tính chất, quy mô của từng gói thầu cụ thể mà lựa chọn một trong hai phương pháp dưới đây cho phù hợp:

4.1. Phương pháp giá thấp nhất:

Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu;

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1)).

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2)).

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có).

Bước 5: Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Mục 31 CDNT;

Bước 6. Xếp hạng nhà thầu:

HSDT có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) và cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

4.2. Phương pháp giá đánh giá:

Cách xác định giá đánh giá theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu;

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1));

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2));

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có);

Bước 5. Xác định giá đánh giá:

Việc xác định giá đánh giá được thực hiện theo công thức sau đây:

GĐG = G ± ΔG + (ΔƯĐ)

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ΔG là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền bao gồm:

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng (hiệu quả điều trị);

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

- ΔƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục 31 CDNT (nếu có).

Bước 6. Xếp hạng nhà thầu: HSDT có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

Mục 5. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập

Do gói thầu dược liệu/vị thuốc cổ truyền được chia thành nhiều phần độc lập theo quy định tại Mục 32.6 CDNT thì thực hiện như sau:

5.1. Trong HSMT phải nêu rõ: điều kiện chào thầu; biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần; tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đối với từng phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;

5.2. Việc đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm giá đề nghị trúng thầu của từng phần là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); giá đánh giá của từng phần trong gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

5.3. Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT, Chủ đầu tư báo cáo Người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại khoản 2 Mục này;

5.4. Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.

 

Chương IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

Mẫu số 01 (a). Đơn dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)

Mẫu số 01 (b). Đơn dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu).

Mẫu số 02. Giấy ủy quyền.

Mẫu số 03. Thỏa thuận liên danh.

Mẫu số 04 (a). Bảo lãnh dự thầu áp dụng trong trường hợp nhà thầu độc lập.

Mẫu số 04 (b). Bảo lãnh dự thầu áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh.

Mẫu số 05 (a). Biểu giá dự thầu gói thầu dược liệu.

Mẫu số 05 (b). Biểu giá dự thầu gói thầu vị thuốc cổ truyền.

Mẫu số 06 (a) Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền được hưởng ưu đãi.

Mẫu số 06 (b) Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước trong cơ cấu giá.

Mẫu số 07 (a). Bản kê khai thông tin về nhà thầu.

Mẫu số 07 (b). Bản kê khai thông tin về các thành viên của nhà thầu liên danh.

Mẫu số 08 (a). Bảng tổng hợp hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện.

Mẫu số 08 (b). Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện.

Mẫu số 09. Tình hình tài chính của nhà thầu.

Mẫu số 10. Nguồn lực tài chính.

Mẫu số 11. Nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện.

Mẫu số 12. Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ.

 

Mẫu số 01 (a)

ĐƠN DỰ THẦU (1)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)

Ngày: ___[ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: ___[ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: ___[ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: ___[ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: ___[ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___[ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ___[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ___[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu] (3).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian ___(4)ngày, kể từ ngày ___tháng___ năm___(5)

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (6)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì nhà thầu phải ghi giá dự thầu cho từng phần và tổng giá dự thầu cho các phần mà nhà thầu tham dự thầu.

(3) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và tiến độ hoàn thành nêu trong HSDT.

(4) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 1 ngày.

(5) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(6) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.

 

Mẫu số 01(b).

ĐƠN DỰ THẦU (1)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu).

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi số của văn bản sửa đổi, nếu có] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ____[ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu____[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ____[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với số tiền giảm giá là: ___[ghi giá trị giảm giá bằng số, bằng chữ và đồng tiền].

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là: ___[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền](3).

Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu](4).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian ___(5) ngày, kể từ ngày __ tháng __ năm ___(6)

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (7)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, không đ xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì nhà thầu phải ghi giá dự thầu cho từng phần và tổng giá dự thầu cho các phần mà nhà thầu tham dự thầu.

(3) Ghi rõ giảm giá cho toàn bộ gói thầu hay giảm giá cho một hoặc nhiều công việc, hạng mục nào đó (nêu rõ công việc, hạng mục được giảm giá).

(4) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và tiến độ hoàn thành nêu trong HSDT.

(5) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 1 ngày.

(6) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(7) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.

 

Mẫu số 02

GIẤY ỦY QUYỀN(1)

Hôm nay, ngày ____tháng ____năm____, tại ____

Tôi là ___[ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] là người đại diện theo pháp luật của ___[ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại ___[ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho ___[ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án___ [ghi tên dự án] do [ghi tên Bên mời thầu] tổ chức:

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký thỏa thuận liên danh (nếu có);

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSDT;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư nếu được lựa chọn](2).

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___[ghi tên nhà thầu], ____[ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ___[ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ___đến ngày ___(3). Giấy ủy quyền này được lập thành___ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ___bản, người được ủy quyền giữ ___ bản, Bên mời thầu giữ___bản.

 

Người được ủy quyền

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu
(nếu có)]

 

Người ủy quyền

[ghi tên người đại diện theo pháp luật của
nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho Bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.

 

Mẫu số 03

THỎA THUẬN LIÊN DANH(1)

___, ngày    tháng    năm

Gói thầu:       [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: ____[ghi tên dự án]

Căn cứ(2)   [Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];

Căn cứ(2)  [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];

Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] ngày ___tháng ____năm ____[ngày được ghi trên HSMT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh ____[ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Tài khoản:

Mã số thuế:

Giấy ủy quyền số    ngày ___ tháng ___năm____ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh vái các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___[ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ___[ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;

- Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng;

- Hình thức xử lý khác___[ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu ___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___[ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh:

Các bên nhất trí ủy quyền cho ___[ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(3):

[ - Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSDT;

- Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ___[ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây (4):

STT

Tên

Nội dung công việc đảm nhận

Tỷ lệ % so với tổng giá dự thầu

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh

- _____

- _____

- _____%

- _____%

2

Tên thành viên thứ 2

- _____

- _____

- _____%

- _____%

….

….

….

….

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

- Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

- Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

- Hủy thầu gói thầu ____[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ____[ghi tên dự án] theo thông báo của Bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập thành ___bản, mỗi bên giữ ___bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH

[ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo mẫu này có thể được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ tên, số hiệu của các phần mà nhà thầu liên danh tham dự thầu, trong đó nêu rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh đối với phần tham dự thầu.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(4) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.

 

Mẫu số 04 (a)

BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

(áp dụng đối với nhà thầu độc lập)

Bên thụ hưởng: ___ [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: ___ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

 

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___ [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ___ [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng [ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu/thông báo mời thầu số [ghi số trích yếu của Thư mời thầu/thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ___ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ___ (2) ngày, kể từ ngày ___ tháng ___ năm ___ (3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40.1 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

 

Mẫu số 04 (b)

BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

(áp dụng đối với nhà thầu liên danh)

Bên thụ hưởng: ___ [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: ___ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___ [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ___ [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng [ghi tên nhà thầu](2) (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu/thông báo mời thầu số [ghi số trích yếu của Thư mời thầu/thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ___[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ___ (3) ngày, kể từ ngày ___ tháng ___ năm ___ (4)

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40.1 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh ___ [ghi đầy đủ tên của nhà thầu liên danh] vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Khuyến khích các ngân hàng sử dụng theo Mẫu này, trường hợp sử dụng theo mẫu khác mà vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu trong trường hợp này được coi là không hợp lệ.

(2) Tên nhà thầu có thể là một trong các trường hợp sau đây:

- Tên của cả nhà thầu liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B tham dự thầu thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu liên danh A + B”;

- Tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo lãnh dự thầu cho cả liên danh hoặc cho thành viên khác trong liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B + C tham dự thầu, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công cho nhà thầu A thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh thì tên nhà thầu ghi là “nhà thầu A (thay mặt cho nhà thầu liên danh A + B + C)” trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công nhà thầu B thực hiện bảo đảm dự thầu cho nhà thầu B và C thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu B (thay mặt cho nhà thầu B và C)”;

- Tên của thành viên liên danh thực hiện riêng rẽ bảo lãnh dự thầu.

(3) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL.

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.


Mẫu số 05 (a)

BIỂU GIÁ DỰ THẦU

(gói thầu dược liệu)

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

STT theo HSMT

Tên dược liệu

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số ĐKLH/ GPNK; Số công bố TCCL

Cơ sở sản xuất, cung cấp

Đơn vị tính

Đơn giá dự thầu

Số lượng dự thầu

Thành tiền

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)





 

Mẫu số 05 (b)

BIỂU GIÁ DỰ THẦU

(gói thầu vị thuốc cổ truyền)

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

STT theo HSMT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số ĐKLH/GPNK

Cơ sở sản xuất, cung cấp

Đơn vị tính

Đơn giá dự thầu

Số lượng dự thầu

Thành tiền

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)






Mẫu số 6(a)

BẢNG KÊ KHAI CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI(1)

STT

Tên thuốc

Giá trị

1

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền thứ nhất

 

 

Giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSDT

(I)

 

Giá trị thuế các loại (trong đó bao gồm thuế nhập khẩu đối với các yếu tố cấu thành dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuế VAT và các loại thuế khác phải trả cho dược liệu, vị thuốc cổ truyền)

(II)

 

Kê khai các chi phí nhập ngoại trong dược liệu, vị thuốc cổ truyền bao gồm các loại phí, lệ phí (nếu có)

(III)

 

Chi phí sản xuất trong nước

G* = (I) - (II) - (III)

 

Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước

D (%) = G*/G (%)

Trong đó G = (I) - (II)

2

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền thứ hai

 

 

...

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú: (1) Trường hợp dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng ưu đãi thì nhà thầu không phải kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 6(b)

Tên cơ sở sản xuất trong nước
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày … tháng … năm …

 

BẢNG THUYẾT MINH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CƠ CẤU GIÁ

(Tính cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất)

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền, số giấy đăng ký lưu hành/TCCL (đối với dược liệu):

………………………………………………………

Dạng sơ chế, chế biến, quy cách đóng gói: ……………………………………………………..

Tên cơ sở sản xuất: ………………………………………………………………………………..

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

Chi phí trong nước

A

Sản lượng tính giá

 

 

 

 

 

B

Chi phí sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

I

Chi phí trực tiếp:

 

 

 

 

 

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

 

 

 

 

 

2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

 

 

3

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

 

 

 

 

 

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

 

 

 

 

 

II

Chi phí chung

 

 

 

 

 

5

Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

 

 

 

 

 

6

Chi phí tài chính (nếu có)

 

 

 

 

 

7

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

 

8

Chi phí quản lý

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

C

Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

 

 

 

 

 

D

Giá thành toàn bộ

 

 

 

 

 

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

 

 

 

 

 

E

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

 

 

 

 

 

H

Giá dự thầu

 

 

 

 

 

Ghi chú: nhà thầu nộp các tài liệu chứng minh liên quan chi phí sản xuất trong nước.

 

 

Giám đốc cơ sở sản xuất
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)





 

Mẫu số 07 (a)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

Ngày: ___________

Số hiệu và tên gói thầu: ___________

Tên nhà thầu: ___ [ghi tên nhà thầu]

Trong trường hợp liên danh, ghi tên của từng thành viên trong liên danh

Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động: ___ [ghi tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh, hoạt động]

Năm thành lập công ty: ___ [ghi năm thành lập công ty]

Địa chỉ hợp pháp của nhà thầu: ___ [tại nơi đăng ký]

Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: _____________________

Địa chỉ: _____________________

Số điện thoại/fax: _____________________

Địa chỉ email: _____________________

1. Kèm theo là bản chụp các tài liệu sau đây:

1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

1.2. Giấy chứng nhận Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh đã cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






 

Mẫu số 07 (b)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÀ THẦU LIÊN DANH(1)

Ngày: ___________

Số hiệu và tên gói thầu: ___________

Tên nhà thầu liên danh:

Tên thành viên của nhà thầu liên danh:

Quốc gia nơi đăng ký công ty của thành viên Liên danh:

Năm thành lập công ty của thành viên liên danh:

Địa chỉ hợp pháp của thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:

Thông tin về đại diện hợp pháp của thành viên liên danh

Tên: _____________________

Địa chỉ: _____________________

Số điện thoại/fax: _____________________

Địa chỉ email: _____________________

1. Kèm theo là bản chụp các tài liệu sau đây:

1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

1.2. Giấy chứng nhận Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh đã cấp

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú: (1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 08 (a)

BẢNG TỔNG HỢP HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

Tên nhà thầu: ___ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin tổng hợp giá trị các hợp đồng tương tự

STT

Tên và số hợp đồng

Ngày ký hợp đồng

Ngày hoàn thành

Giá hợp đồng (đối với nhà thầu độc lập)

Giá trị hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm (trường hợp đối với nhà thầu liên danh

Tên dự án

Tên chủ đầu tư

Loại mặt hàng cung cấp theo hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú: (1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 08(b)

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

___, ngày ___ tháng ___ năm ___

Tên nhà thầu: ___ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần bảo đảm các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

[ghi tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]

Ngày ký hợp đồng

[ghi ngày, tháng, năm]

Ngày hoàn thành

[ghi ngày, tháng, năm]

Giá hợp đồng

[ghi tổng giá hợp đồng bằng số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương ___ VNĐ

Trong trường hợp Ià thành viên trong liên danh, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

[ghi phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng]

[ghi số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương ___ VNĐ

Tên dự án:

[ghi tên đầy đủ của dự án có hợp đồng đang kê khai]

Tên Chủ đầu tư:

[ghi tên đầy đủ của Chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]

Địa chỉ:

Điện thoại/fax:

E-mail:

[ghi đầy đủ địa chỉ hiện tại của Chủ đầu tư]

[ghi số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia mã vùng, địa chỉ e-mail]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT(2).

1. Loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền

[ghi thông tin phù hợp]

2. Về giá trị

[ghi số tiền bằng VNĐ]

3. Về quy mô thực hiện

[ghi quy mô theo hợp đồng]

4. Các đặc tính khác

[ghi các đặc tính khác nếu cần thiết]

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của Chủ đầu tư về hợp đồng đã hoàn thành theo các nội dung liên quan trong bảng trên...).

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

 

Mẫu số 09

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU(1)

Tên nhà thầu: __________

Ngày: _______________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có): ______________________________

 

 

Số liệu tài chính cho 3 năm gần nhất(2) [VNĐ]

 

Năm 1:

Năm 2:

Năm 3:

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản

 

 

 

Tổng nợ

 

 

 

Giá trị tài sản ròng

 

 

 

Tài sản ngắn hạn

 

 

 

Nợ ngắn hạn

 

 

 

Vốn lưu động

 

 

 

Thông tin từ Báo cáo kết quả kinh doanh

Tổng doanh thu

 

 

 

Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh (3)

 

Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

Đính kèm là bản sao các báo cáo tài chính (các bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả thuyết minh có liên quan, và các báo cáo kết quả kinh doanh) cho ba năm gần nhất(4), như đã nêu trên, tuân thủ các điều kiện sau:

1. Phản ánh tình hình tài chính của nhà thầu hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà thầu liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà thầu hoặc thành viên liên danh.

2. Các báo cáo tài chính phải hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung theo quy định.

3. Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành. Kèm theo là bản chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

- Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai;

- Các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định;

- Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

- Các tài liệu khác.

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2), (4) Khoảng thời gian được nêu ở đây cần giống khoảng thời gian được quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

(3) Để xác định doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà thầu sẽ chia tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm cho số năm dựa trên thông tin đã được cung cấp.

 

Mẫu số 10

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH(1)

Nêu rõ các nguồn tài chính, dự kiến, chẳng hạn như các tài sản có khả năng thanh khoản cao(2), các hạn mức tín dụng và các nguồn tài chính khác (không phải là các khoản tạm ứng theo hợp đồng) có sẵn để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính được nêu trong Mẫu số 11 Chương này.

Nguồn lực tài chính của nhà thầu

STT

Nguồn tài chính

Số tiền (VNĐ)

1

 

 

2

 

 

 

 

Tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (TNL)

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin về nguồn lực tài chính của mình, kèm theo tài liệu chứng minh.

Nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu được tính theo công thức sau:

NLTC = TNL - ĐTH

Trong đó:

- NLTC là nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu;

- TNL là tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (tổng nguồn lực tài chính quy định tại Mẫu này);

- ĐTH là tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (quy định tại Mẫu số 11).

Nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu nếu có nguồn lực tài chính dự kiến huy động để thực hiện gói thầu (NLTC) tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 1.3 Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Trường hợp trong HSDT, nhà thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 1.3 Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và không phải kê khai thông tin theo quy định Mẫu này và Mẫu số 11.

(2) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

 

Mẫu số 11

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HÀNG THÁNG CHO CÁC HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN(1)

STT

Tên hợp đồng

Người liên hệ của Chủ đầu tư (địa chỉ, điện thoại, fax)

Ngày hoàn thành hợp đồng

Thời hạn còn lại của hợp đồng tính bằng tháng (A)(2)

Giá trị hợp đồng chưa thanh toán, bao gồm cả thuế (B)(3)

Yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng (B/A)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (ĐTH).

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin được nêu dưới đây để tính toán tổng các yêu cầu về nguồn lực tài chính, bằng tổng của: (i) các cam kết hiện tại của nhà thầu (hoặc từng thành viên trong liên danh) trong tất cả các hợp đồng mà nhà thầu (hoặc từng thành trong viên liên danh) đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện; (ii) yêu cầu về nguồn lực tài chính đối với hợp đồng đang xét theo xác định của Chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải cung cấp thông tin về bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hợp đồng đang xét nếu nhà thầu được trao hợp đồng.

(2) Thời hạn còn lại của hợp đồng tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

(3) Giá trị hợp đồng còn lại chưa được thanh toán tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

 

Mẫu số 12

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)

STT

Tên nhà thầu phụ(2)

Phạm vi công việc (3)

Khối lượng công việc (4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ(6)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.

(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gốc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

 

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. PHẠM VI CUNG CẤP

Mục 1. Phạm vi và tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Phạm vi và tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền được Bên mời thầu đưa vào HSMT và phải bao gồm mô tả về các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền sẽ được cung cấp và tiến độ cung cấp.

Các thông tin trong Mục này để hỗ trợ các nhà thầu khi lập các bảng giá theo các mẫu tương ứng quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

1. Phạm vi cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan (nếu có)

PHẠM VI CUNG CẤP DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

Bên mời thầu liệt kê chi tiết danh mục các dược liệu, vị thuốc cổ truyền cần cung cấp. Trong đó cần nêu rõ danh mục dược liệu, vị thuốc cổ truyền với số lượng và các thông tin cụ thể theo các Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu về kỹ thuật của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

2. Biểu tiến độ cung cấp

BIỂU TIẾN ĐỘ CUNG CẤP

Tiến độ yêu cầu cung cấp cần được Bên mời thầu lập thành biểu dưới đây, trong đó nêu rõ tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền với số lượng yêu cầu, địa điểm và tiến độ cung cấp cụ thể.

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền có thể được yêu cầu cung cấp thành một hoặc nhiều đợt khác nhau tùy theo yêu cầu của gói thầu. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu cũng như loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền cụ thể mà quy định, ví dụ: yêu cầu cung cấp vào một thời điểm cụ thể (ngày tháng cụ thể), sau một số tuần nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc quy định trong một khoảng thời gian (từ tuần thứ ___ đến tuần thứ ___ kể từ khi hợp đồng có hiệu lực).

Địa điểm cung cấp: ___ [ghi tên Bên mời thầu].

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

- Mã bưu điện:

- Số điện thoại:

Mục 2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu đặc tính kỹ thuật (mang tính kỹ thuật thuần túy) và các yêu cầu khác liên quan đến việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền (trừ giá). Yêu cầu về kỹ thuật phải được nêu đầy đủ, rõ ràng và cụ thể để làm cơ sở cho nhà thầu lập HSDT.

Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

2.1. Giới thiệu chung về dự án và gói thầu

Mục này nêu thông tin tóm tắt về dự án và về gói thầu như: địa điểm thực hiện dự án, quy mô của dự án, yêu cầu về cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc gói thầu, thời gian thực hiện gói thầu và những thông tin khác tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.

2.2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu về kỹ thuật chung và yêu cầu về kỹ thuật chi tiết đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc phạm vi cung cấp của gói thầu.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật chung là các yêu cầu về dược liệu, vị thuốc cổ truyền (bao gồm: Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền, tên khoa học, nguồn gốc, dạng sơ chế, phương pháp chế biến, đơn vị tính, đóng gói, vận chuyển, các điều kiện khí hậu tại nơi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được sử dụng.

Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp trong HSDT của mình một phần hoặc toàn bộ các thông số kỹ thuật, các bảng biểu kỹ thuật hoặc các thông tin kỹ thuật khác thì Bên mời thầu phải quy định rõ tính chất và mức độ thông tin yêu cầu và cách trình bày các thông tin đó trong HSDT. [nếu yêu cầu cung cấp bản tóm tắt thông số kỹ thuật thì Bên mời thầu phải ghi thông tin vào bảng dưới đây. Nhà thầu sẽ soạn một bảng tương tự để chứng minh dược liệu, vị thuốc cổ truyền do nhà thầu chào tuân thủ với các yêu cầu đó.]

2.3. Các yêu cầu khác

Các yêu cầu khác về kỹ thuật bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, yêu cầu về tiến độ cung cấp theo quy định tại Mục 1 Chương này, yêu cầu về phương thức thanh toán, yêu cầu về cung cấp tài chính (nếu có) và điều kiện tín dụng kèm theo. Các yêu cầu này phải được nêu chi tiết để nhà thầu chuẩn bị HSDT.

Mục 3. Kiểm tra và kiểm nghiệm

Các kiểm tra và thử nghiệm cần tiến hành gồm có: ___ [ghi danh sách các kiểm tra và kiểm nghiệm].

 

BẢNG PHẠM VI CUNG CẤP, TIẾN ĐỘ CUNG CẤP VÀ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT CỦA DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

1. Đối với gói thầu dược liệu:

STT

Tên Dược liệu

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế

Phân Nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền:

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

Tên khoa học

PP chế biến

Phân Nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

1. Định nghĩa

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. “Chủ đầu tư” là tổ chức được quy định tại ĐKCT;

1.2. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo;

1.3. “Nhà thầu” là Nhà thầu trúng thầu (có thể là Nhà thầu độc lập hoặc liên danh) và được quy định tại ĐKCT;

1.4. “Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong HSDT hoặc nhà thầu thực hiện các phần công việc mà nhà thầu chính đề xuất trong HSDT; ký hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong HSDT được Chủ đầu tư chấp thuận;

1.5. “Tài liệu Hợp đồng” nghĩa là các tài liệu được liệt kê trong Hợp đồng, bao gồm bất kỳ bản sửa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng;

1.6. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền ghi trong hợp đồng cho việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có);

1.7. “Ngày” là ngày dương lịch; tháng là tháng dương lịch;

1.8. “Hoàn thành” là việc Nhà thầu hoàn tất các dịch vụ liên quan theo các điều khoản và điều kiện quy định tại hợp đồng;

1.9. “Địa điểm dự án” là địa điểm được quy định tại ĐKCT.

2. Thứ tự ưu tiên

Các tài liệu cấu thành hợp đồng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:

2.1. Hợp đồng, kèm theo các phụ lục hợp đồng;

2.2. Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng;

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

2.4. ĐKCT;

2.5. ĐKC;

2.6. HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của Nhà thầu;

2.7. HSMT và các tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có);

2.8. Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.

3. Luật và ngôn ngữ

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật của Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.

4. Ủy quyền

Trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT, Chủ đầu tư có thể ủy quyền thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của mình cho người khác, sau khi thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu và có thể rút lại quyết định ủy quyền sau khi đã thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

5. Thông báo

5.1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ quy định tại ĐKCT.

5.2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể tử ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

6.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp lên Chủ đầu tư không muộn hơn ngày quy định tại Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng theo hình thức, giá trị và hiệu lực quy định tại ĐKCT.

6.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

7. Nhà thầu phụ

7.1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được quy định tại Mục này chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận.

7.2. Nhà thầu không được sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT.

7.3. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

8. Giải quyết tranh chấp

8.1. Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

8.2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định quy định tại ĐKCT kể t ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được quy định tại ĐKCT.

9. Phạm vi cung cấp

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được cung cấp theo quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp và được đính kèm thành Phụ lục bảng giá hợp đồng và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu phải cung cấp cùng với đơn giá của các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó.

10. Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan (nếu có) và tài liệu chứng từ

Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V - Phạm vi cung cấp. Nhà thầu phải cung cấp các hóa đơn và/hoặc các chứng từ tài liệu khác theo quy định tại ĐKCT.

11. Trách nhiệm của Nhà thầu

Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong phạm vi cung cấp quy định tại Mục 9 ĐKC và theo tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan quy định tại Mục 10 ĐKC.

12. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng: theo quy định tại ĐKCT.

13. Giá hợp đồng

13.1. Giá hợp đồng được ghi tại ĐKCT là toàn bộ chi phí để thực hiện hoàn thành việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan của gói thầu nêu trong Bảng giá hợp đồng trên cơ sở bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu của gói thầu. Giá hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

13.2. Bảng giá hợp đồng quy định tại Phụ lục bảng giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm phạm vi cung cấp và thành tiền của các hạng mục.

14. Điều chỉnh thuế

Việc điều chỉnh thuế thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

15. Thanh toán

15.1. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại ĐKCT. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán chậm, Nhà thầu sẽ được trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại bằng VNĐ.

15.2. Đồng tiền thanh toán là: VNĐ.

16. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà Nhà thầu đã cung cấp cho Chủ đầu tư.

17. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

17.1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, thông tin do Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc Nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

17.2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được sử dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào nêu trong Mục 17.1 ĐKC vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

17.3. Các tài liệu quy định tại Mục 17.1 ĐKC thuộc quyền sở hữu của Chủ đầu tư. Khi Chủ đầu tư có yêu cầu, Nhà thầu phải trả lại cho Chủ đầu tư các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

18. Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo Hợp đồng này sẽ phải tuân theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đề cập ở Mục 2 Chương V - Phạm vi cung cấp.

19. Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Nhà thầu phải đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền đúng yêu cầu quy định tại ĐKCT phù hợp với từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền và hình thức vận chuyển.

Việc đóng gói phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bị hư hỏng, thay đổi đặc tính trong quá trình bốc dỡ vận chuyển và các tác động của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải phù hợp với việc vận chuyển và giao nhận.

20. Bảo hiểm

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải được bảo hiểm đầy đủ để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định tại ĐKCT

21. Vận chuyển, giao hàng và các dịch vụ phát sinh

Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các yêu cầu khác quy định tại ĐKCT.

22. Kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền

22.1. Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có quyền kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp để khẳng định dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại ĐKCT.

22.2. Bất kỳ dược liệu, vị thuốc cổ truyền nào qua kiểm tra, kiểm nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì Chủ đầu tư có quyền từ chối.

23. Bồi thường thiệt hại

Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Mục 25 ĐKC, nếu Nhà thầu không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì Chủ đầu tư có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định tại ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Chủ đầu tư sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định tại ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, Chủ đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Mục 28 ĐKC.

24. Yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng và hạn sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền

24.1. Nhà thầu bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp có nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

24.2. Nhà thầu bảo đảm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng quy định tại dược điển theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và các quy định khác nêu tại ĐKCT.

Ngoài ra, nhà thầu cũng phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các vấn đề nảy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

24.3. Yêu cầu về hạn sử dụng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền quy định tại ĐKCT.

25. Bất khả kháng

25.1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

25.2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp đồng do điều kiện bất khả kháng. Nhà thầu theo hướng dẫn của Chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho Nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

25.3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục 8 ĐKC.

26. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

26.1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;

b) Thay đổi địa điểm giao hàng;

c) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

d) Các nội dung khác quy định tại ĐKCT.

26.2. Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

27. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

27.1. Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

27.2. Thay đổi phạm vi cung cấp, biện pháp cung cấp do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

27.3. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

27.4. Các trường hợp khác quy định tại ĐKCT.

28. Chấm dứt hợp đồng

28.1. Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Chủ đầu tư gia hạn;

b) Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản để tái cơ cấu hoặc sáp nhập;

c) Có bằng chứng cho thấy Nhà thầu đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 89 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 trong quá trình đấu thầu hoặc thực hiện Hợp đồng;

d) Các hành vi khác quy định tại ĐKCT.

28.2. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với nhà thầu khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Chủ đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên. Nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng do mình thực hiện.

28.3. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng theo điểm b Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của Chủ đầu tư được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

 

Chương VII. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Trừ khi có quy định khác, toàn bộ ĐKCT phải được Bên mời thầu ghi đầy đủ trước khi phát hành HSMT

ĐKC 1.1

Chủ đầu tư là: ___[ghi tên hợp pháp đầy đủ của Chủ đầu tư].

ĐKC 1.3

Nhà thầu: ___[ghi tên Nhà thầu trúng thầu].

ĐKC 1.9

Địa điểm Dự án/Điểm giao hàng cuối cùng là: ___[ghi tên và thông tin chi tiết về địa điểm].

ĐKC 2.8

Các tài liệu sau đây cũng là một phần của Hợp đồng: ___[liệt kê tài liệu].

ĐKC 4

Chủ đầu tư [có thể hoặc không thể] ủy quyền các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cho người khác.

ĐKC 5.1

Các thông báo cần gửi về Chủ đầu tư theo địa chỉ dưới đây:

Người nhận: ___[ghi tên đầy đủ của người nhận, nếu có].

Địa chỉ: ____[ghi đầy đủ địa chỉ].

Điện thoại: ___[ghi số điện thoại, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Fax: ___[ghi số fax, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Địa chỉ email: ____[ghi địa chỉ email (nếu có)].

ĐKC 6.1

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___[căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu, quy định Nhà thầu cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc theo hình thức đặt cọc bằng Séc. Trường hợp Nhà thầu nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành thì phải là bảo đảm không có điều kiện (trả tiền khi có yêu cầu theo Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng)].

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___% Giá hợp đồng. [ghi giá trị cụ thể căn cứ yêu cầu của gói thầu, từ 2 % đến 3 % Giá hợp đồng].

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày ___tháng ___ năm ___ [căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu và Nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

ĐKC 6.2

Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___[ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu].

ĐKC 7.1

Danh sách nhà thầu phụ: [ghi danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong HSDT].

ĐKC 7.3

Nếu các yêu cầu cần thiết khác về nhà thầu phụ [ghi yêu cầu khác về nhà thầu phụ (nếu có)].

ĐKC 8.2

- Thời gian để tiến hành hòa giải: ___[ghi số ngày tiến hành hòa giải tối đa].

- Giải quyết tranh chấp: ____[ghi cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...].

ĐKC 10

Nhà thầu phải cung cấp các thông tin và chứng từ về việc vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền sau đây: ___[Hóa đơn dược liệu, vị thuốc cổ truyền; phiếu kiểm nghiệm chất lượng tương ứng với từng lô hàng, tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô hàng; điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển].

Chủ đầu tư phải nhận được các tài liệu chứng từ nói trên trước khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền đến nơi, nếu không Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chí phi nào phát sinh do không thực hiện quy định này.

Nhà thầu phải cam kết Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của tng lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định.

ĐKC 12

Loại hợp đồng: ___ [căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quy định cụ thể loại hợp đồng theo quy định Luật đấu thầu số 43/2013/QH13].

ĐKC 13.1

Giá hợp đồng: ___[ghi giá hợp đồng theo giá trị nêu trong Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng].

ĐKC 14

Điều chỉnh thuế: ___[ghi “được phép” hoặc “không được phép” áp dụng điều chỉnh thuế. Trường hợp được phép áp dụng điều chỉnh thuế thì ghi: “trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời Nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ số thuế phát sinh thì khoản chênh lệch của chính sách về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng”].

ĐKC 15.1

Phương thức thanh toán: ___[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này. Việc thanh toán cho Nhà thầu có thể quy định thanh toán bằng tiền mặt, thư tín dụng, chuyển khoản... số lần thanh toán là nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Thời hạn thanh toán trong vòng không quá 90 ngày nhất định kể từ khi Nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật].

ĐKC 19

Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___[căn cứ quy mô, tính chất của từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền cũng như phương thức vận chuyển mà quy định cụ thể việc đóng gói. Trong đó cần nêu rõ quy định về cách thức đóng gói, vật liệu đóng gói, thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền ghi trên bao kiện đóng gói, các chỉ dẫn cho việc bốc dỡ, vận chuyển…]. Việc quy định quy cách đóng gói phải bảo đảm thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

ĐKC 20

Nội dung bảo hiểm: ___[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với các điều kiện thương mại được áp dụng].

ĐKC 21

- Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___[nêu yêu cầu về vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền, bao gồm cả địa điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến. Tùy theo yêu cầu và tính chất của gói thầu, trong đó phải yêu cầu khi giao nhận hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại mục 15.4.CDNT.

- Các yêu cầu khác: ___[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định nội dung này,...]

ĐKC 22.1

Kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể việc kiểm tra, kiểm nghiệm của Nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 4 Chương V - Phạm vi cung cấp. Việc kiểm tra, kiểm nghiệm có thể quy định theo từng giai đoạn như: trước khi giao dược liệu, vị thuốc cổ truyền; khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến... Trong các quy định về kiểm tra, kiểm nghiệm cần nêu được các nội dung cơ bản như: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, kiểm nghiệm…. cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đạt yêu cầu qua kiểm tra, kiểm nghiệm].

ĐKC 23

Tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa là: ___% [ghi mức bồi thường thiệt hại tối đa].

Mức khấu trừ: ___%/tuần (hoặc ngày, tháng...) [ghi cụ thể quy định về mức khấu trừ là bao nhiêu % nội dung công việc chậm thực hiện tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu].

Mức khấu trừ tối đa: ___% [ghi mức khấu trừ tối đa].

ĐKC 24.1

Nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___[nêu nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền (nếu có)].

ĐKC 24.2

Yêu cầu về chất lượng: ____[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đối với dược liệu: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô dược liệu với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng quy định tại một trong các dược điển theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc theo tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở tự công bố hoặc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

- Đối với vị thuốc cổ truyền: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô vị thuốc cổ truyền với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành].

ĐKC 24.3

Yêu cầu về hạn sử dụng: ____[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đảm bảo còn hạn sử dụng: Hạn sử dụng còn lại của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu tính từ thời điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm tối thiểu còn 06 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 02 năm trở lên; 03 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 01 đến dưới 02 năm; 1/4 hạn dùng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng dưới 01 năm.

- Cơ chế giải quyết các dược liệu, vị thuốc cổ truyền, hư hỏng, kém chất lượng phát sinh trong quá trình sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Cần nêu thời gian Chủ đầu tư thông báo cho Nhà thầu về các hư hỏng, kém chất lượng phát sinh của dược liệu, vị thuốc cổ truyền; thời hạn Nhà thầu phải tiến hành khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng; chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng và Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục...].

ĐKC 26.1(d)

Các nội dung khác về hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng: ___[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

Trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu, Chủ đầu tư có thể xem xét để nhà thầu thay đổi đơn vị cung cấp, nhưng tiêu chuẩn chất lượng không thay đổi. Trường hợp thay thế đơn vị cung ứng dược liệu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để Chủ đầu tư có thể đánh giá việc thay thế, bao gồm: Hồ sơ pháp lý của đơn vị cung ứng được thay thế (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi sản xuất hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền); Đơn hàng nhập khẩu dược liệu đối với dược liệu nhập khẩu; tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

ĐKC 27.4

Các trường hợp khác: ___[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

ĐKC 28.1(d)

Các hành vi khác: ___[nêu hành vi khác (nếu có)].

 

Chương VIII. BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà sau khi ghi thông tin hoàn chỉnh sẽ trở thành một phần của Hợp đồng. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng dành cho Nhà thầu trúng thầu ghi thông tin và hoàn chỉnh sau khi được trao hợp đồng.

Mẫu số 13. Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng.

Mẫu số 14. Hợp đồng.

Mẫu số 15. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

 

Mẫu số 13.

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG.

___, ngày ___tháng ___năm___

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là “Nhà thầu”]

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng

Căn cứ Quyết định số ___ngày ___tháng ___năm___ của Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: ___[ghi tên, số hiệu gói thầu], Bên mời thầu [ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì ghi tên, số hiệu của phần mà Nhà thầu được lựa chọn] với giá hợp đồng là: ___[ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện hợp đồng là: ___[ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

- Thời gian hoàn thiện hợp đồng: ___[ghi thời gian hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm [ghi địa điểm hoàn thiện hợp đồng];

- Thời gian ký kết hợp đồng: ___[ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm [ghi địa điểm ký kết hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền _____và thời gian hiệu lực ___ [ghi số tiền tương ứng và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của HSMT].

Văn bản này là một phần không thể tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày ___ tháng ___ năm___ (1) mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

 

 

 

Đại diện hợp pháp của Bên mời thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian phù hợp với thời gian quy định trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu.

 

Mẫu số 14

HỢP ĐỒNG (1)

____, ngày ____tháng ____năm___

Hợp đồng số: _____________

Gói thầu: _________ [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: ________[ghi tên dự án]

- Căn cứ(2) ___(Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội);

- Căn cứ(2) ___(Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội);

- Căn cứ(2) ___(Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu);

- Căn cứ Quyết định số ___ ngày ____ tháng ____năm ___ của ___ về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] và thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng số ____ngày ____tháng ____năm ____ của Bên mời thầu;

- Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được Bên mời thầu và Nhà thầu trúng thầu ký ngày ____tháng ____năm ____;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Tên Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư]: _________________________________________

Địa chỉ: ________________________________________________________________

Điện thoại: ______________________________________________________________

Fax: ____________________________________________________________________

E-mail: __________________________________________________________________

Tài khoản: _______________________________________________________________

Mã số thuế: ______________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: ________________________________________________________

Chức vụ: ________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ____ tháng ____năm ____(trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên Nhà thầu: ____ [ghi tên Nhà thầu trúng thầu]:

Địa chỉ: ________________________________________________________________

Điện thoại: _____________________________________________________________

Fax: __________________________________________________________________

E-mail: ________________________________________________________________

Tài khoản: _____________________________________________________________

Mã số thuế: ____________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: ______________________________________________________

Chức vụ: ______________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ____ tháng ____năm ____(trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là các dược liệu, vị thuốc cổ truyền được nêu chi tiết tại Phu lục kèm theo.

Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Văn bản hợp đồng (kèm theo Phạm vi cung cấp và bảng giá cùng các Phụ lục khác);

2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

4. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

5. Điều kiện chung của hợp đồng;

6. Hồ sơ dự thầu và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu của Nhà thầu trúng thầu (nếu có);

7. Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi hồ sơ mời thầu (nếu có);

8. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp Bên A chậm thanh toán so với thời hạn quy định tại Hợp đồng, Bên A sẽ phải chịu mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước tương ứng với số ngày chậm thanh toán.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền như quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: ___[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đóng tiền ký hợp đồng].

2. Phương thức thanh toán: ____[ghi phương thức thanh toán theo quy định tại Mục 15.1 Điều kiện cụ thể của hợp đồng của hồ sơ mời thầu].

Điều 6. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng:

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: ____[ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định tại Mục 10 ĐKC, HSDT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ___ [ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành ___ bộ, Chủ đầu tư giữ ___ bộ, Nhà thầu giữ ___ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]






Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt so với ĐKCT.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Hợp đồng phải quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm giữa nhà thầu và cơ sở y tế về việc không giao hàng đúng tiến độ, số lượng và việc thanh toán không đúng hạn, sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đúng quy định tại Điều 37 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 theo hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu và cơ sở y tế.

 

PHỤ LỤC BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo hợp đồng số ___, ngày ___tháng ___năm ___)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định.

BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Đối với gói thầu dược liệu)

STT

Tên dược liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế

Quy cách đóng gói

Tiêu chuẩn chất lượng

Hạn dùng

Số GPNK hoặc số công bố TCCL hoặc GĐKLH

Nhà sản xuất

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng giá hợp đồng

(Kết chuyển sang Điều 5 hợp đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)






ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)


 

BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền)

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

Tiêu chuẩn chất lượng

Hạn dùng

Số Giấy ĐKLH hoặc GPNK

Nhà sản xuất

Đơn vị tỉnh

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng giá hợp đồng

(Kết chuyển sang Điều 5 hợp đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)






ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)






 

Mẫu số 15

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (1)

____, ngày ____tháng_____ năm ____

Kính gửi: ______ [ghi tên cơ sở y tế ký hợp đồng]

(sau đây gọi là Chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ___[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ___[ghi tên của ngân hàng]___[ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ___[ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu với số tiền là ___[ghi rõ giá trị tương ứng bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của HSMT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ___[ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của Chủ đầu tư thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ____tháng ____năm ___ (4).

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên
, chức danh, ký tên và đóng dấu]





Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ___[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ____[ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số ____[ghi số hợp đồng] ngày ____tháng ____năm ____ (sau đây gọi là hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 6.1 ĐKCT.

Phần 4. PHỤ LỤC

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT

Tiêu chí

Mức điểm

Điểm chi tiết

I. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: 80 điểm

 

 

1. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu được cung cấp bởi cơ sở sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền(1):

25

 

1.1. Được cơ quan quản lý Dược Việt Nam đánh giá, thừa nhận đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phạm vi sản xuất tương ứng với mặt hàng dự thầu và có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GLP).

 

25

1.2. Được cơ quan quản lý Dược Việt Nam đánh giá, thừa nhận đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phạm vi sản xuất tương ứng với mặt hàng dự thầu nhưng chưa có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP).

 

20

1.3. Các trường hợp còn lại không thuộc mục 1.1 và 1.2 nêu trên

 

15

2. Tình hình vi phạm chất lượng của mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu(2):

20

 

2.1. Không có vi phạm hoặc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 mà không bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc bị vi phạm chất lượng nhưng đã được rút khỏi danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

20

2.2. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 3 và bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

18

2.3. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

15

2.4. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 1 hoặc từ 02 lần trở lên vi phạm chất lượng ở Mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

0

3. Tình hình vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu(3):

20

 

3.1. Không có mặt hàng vi phạm hoặc có mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 3 nhưng không bị đăng tải vi phạm chất lượng hoặc có tổng dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 3 bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc bị vi phạm chất lượng nhưng đã được rút khỏi danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

20

3.2. Có tổng từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm ở mức độ 3 bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc có dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

15

3.3. Có tổng từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm ở mức độ 2 hoặc có 01 một hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 1 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

0

4. Tiêu chí đánh giá về nguồn nguyên liệu sản xuất mặt hàng tham gia dự thầu (4)

15

 

4.1. Mặt hàng là dược liệu đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu đạt GACP.

 

15

4.2. Mặt hàng tham dự thầu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP.

 

13

4.3. Mặt hàng tham dự thầu là dược liệu nước ngoài chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu nước ngoài chưa đạt GACP.

 

11

II. Các tiêu chí đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng:

20

 

5. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được dự thầu bởi nhà thầu:(5)

8

 

5.1. Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền”.

 

8

5.2. Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc” phạm vi phù hợp với mặt hàng dự thầu.

 

5

6. Khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà thầu về điều kiện giao hàng (6):

2

 

6.1. Đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mời thầu

 

2

6.2. Không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mời thầu.

 

0

7. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung ứng bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp đồng (7):

5

 

7.1. Nhà thầu có vi phạm trong thực hiện hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế đã được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

 

3

7.2. Nhà thầu đã trúng thầu tại đơn vị:

 

 

a) Cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền bảo đảm tiến độ theo hợp đồng

 

5

b) Cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bảo đảm tiến độ theo hợp đồng

 

3

7.3. Nhà thầu chưa trúng thầu tại đơn vị

 

3

8. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu bởi nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp tại các địa bàn miền núi, khó khăn (8):

5

 

8.1. Nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp trên địa bàn tỉnh (chỉ áp dụng đối với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Gia Lai, Phú Yên, Hòa Bình, Tuyên Quang).

 

5

8.2. Các trường hợp khác.

 

4

Ghi chú:

(1) Căn cứ thông tin về “Cơ sở đạt Thực hành tốt sản xuất (GMP) dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền” được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn) và nội dung được chứng nhận tại Giấy chứng nhận GMP dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền để tính điểm.

- Trường hợp dược liệu/vị thuốc cổ truyền dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia quá trình sản xuất thì căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP thấp nhất mà cơ sở sản xuất được đánh giá đáp ứng để tính điểm.

- Đối với dược liệu/ vị thuốc cổ truyền được sản xuất tại cơ sở gia công thì căn cứ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP mà cơ sở gia công được đánh giá đáp ứng để tính điểm.

(2)(3) Căn cứ vào “Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng” và thời điểm danh sách này được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn) để tính điểm. Trường hợp cơ sở kinh doanh không bị vi phạm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, nhưng có mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền từ cơ sở sản xuất khác bị vi phạm chất lượng để tham gia đấu thầu thì trừ điểm ở cả tiêu chí 2 và tiêu chí 3.

Ví dụ:

- Ngày Cục Quản lý YDCT đăng tải Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục là ngày 25/03/2022. Đến ngày 25/03/2023 cơ sở được rút tên khỏi Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng thì đến thời điểm đóng thầu của ngày 26/03/2023, nhà thầu không bị tính là vi phạm chất lượng. Trong quá trình chấm thầu mà bị đăng tải vi phạm chất lượng thì vẫn bị tính là vi phạm chất lượng.

- Trường hợp ngày đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là ngày 25/03/2022. Đến ngày 25/09/2022 (sau 06 tháng) cơ sở được rút tên khỏi danh sách cơ sở có dược liệu, vị thuốc cổ truyền bị vi phạm chất lượng. Đến thời điểm đóng thầu của ngày 26/09/2022, nhà thầu không bị tính là vi phạm chất lượng. Trong quá trình chấm thầu mà bị đăng tải vi phạm chất lượng thì vẫn bị tính là vi phạm chất lượng.

(4)

- Căn cứ vào “Danh sách các cơ sở có dược liệu đạt GACP” và sản lượng thu hoạch thực tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thu hoạch do cơ sở báo cáo được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn). Nhà thầu chỉ đạt điểm ở tiêu chí này khi sản lượng dược liệu đạt GACP được công bố đáp ứng toàn bộ gói thầu tham dự tại một hoặc nhiều tỉnh, thành phố khác nhau (trường hợp nhà thầu tham dự thầu tại nhiều tỉnh, thành phố.

- Mặt hàng là dược liệu trong nước chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP (Căn cứ vào Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu theo quy định của Thông tư số 38/2021/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền và báo cáo sản lượng thực tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thu hoạch được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn). Nhà thầu chỉ đạt điểm ở tiêu chí này khi sản lượng dược liệu nuôi trồng tại Việt Nam được công bố đáp ứng toàn bộ gói thầu tham dự tại một hoặc nhiều tỉnh, thành phố khác nhau (trường hợp nhà thầu tham dự thầu tại nhiều tỉnh, thành phố).

- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu về sản lượng nêu trên theo đúng quy định của Pháp luật về đấu thầu.

(5) Căn cứ thông tin về “Danh sách các cơ sở đạt Thực hành tốt bảo quản (GSP) dược liệu, vị thuốc cổ truyền” được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn)

(6) Nhà thầu cần nêu rõ trong Hồ sơ dự thầu việc đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư/ bên mời thầu về điều kiện giao hàng, số lượng hàng ghi trong Hồ sơ mời thầu tại “Bảng phạm vi và tiến độ cung ứng” mục I Chương V - Phạm vi cung cấp.

(7) Việc đánh giá nội dung này phải căn cứ vào một trong các thông tin sau:

- Thông tin về vi phạm trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của các nhà thầu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn) trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

- Việc thực hiện “Hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền” giữa nhà thầu và chủ đầu tư/bên mời thầu trong vòng 24 tháng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

(8) Chỉ áp dụng cho các gói thầu của các cơ sở y tế thuộc địa bàn các tỉnh trong danh sách nêu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật. Căn cứ vào thực trạng các nhà thầu cung ứng dược liệu, vị thuốc tại từng địa phương, Sở Y tế xác định cụ thể tiêu chí để đánh giá việc cung ứng của các nhà thầu có hệ thống phân phối tại địa phương để tính điểm. (Tiêu chí này không được hiểu là chấm điểm cho các nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng tại tất cả các tỉnh trong danh sách nêu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật mà chấm điểm cho nhà thầu có hệ thống phân phối rộng khắp đảm bảo việc cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế tại địa bàn tỉnh tham dự thầu).

 

PHỤ LỤC II

Mẫu số 02

HỒ SƠ MỜI THẦU MUA SẮM DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ

(Ban hành kèm Thông tư số 09/2022/TT-BYT ngày 09 tháng 09 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ mời thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập)

HỒ SƠ MỜI THẦU

Số hiệu gói thầu: _______________

Tên gói thầu: _______________

Dự án: _______________

[ghi số hiệu gói thầu, tên gói thầu và tên dự án theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu]

Phát hành ngày: _______________

[ghi ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu]

Ban hành kèm theo Quyết định: __________________

[ghi số quyết định, ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu]

 

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu
(nếu có)

[ghi tên, đóng dấu]

 

Bên mời thầu

[ghi tên, đóng dấu]

 

 

MỤC LỤC

Mô tả tóm tắt

Từ ngữ viết tắt

Phần 1 - THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Phần 2 - YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Phần 3 - ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Phần 4 - PHỤ LỤC

 

MÔ TẢ TÓM TẮT

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng. Cơ sở chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để thực hiện gói thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu phải thực hiện; yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật; các nội dung về kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền (nếu có).

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương này gồm điều khoản chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Cơ sở chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp đồng nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện chung của hợp đồng.

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Phần 4. PHỤ LỤC

Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

 

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CDNT

Chỉ dẫn nhà thầu

BDL

Bảng dữ liệu đấu thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu, bao gồm hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất về tài chính

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

VNĐ

Đồng Việt Nam

 

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU

1. Phạm vi gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

1.1. Bên mời thầu quy định tại BDL phát hành bộ HSMT này để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được mô tả trong Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

1.2. Tên gói thầu; số hiệu, số lượng các phần (trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập) thuộc gói thầu quy định tại BDL.

1.3. Thời gian hiệu lực thỏa thuận khung đối với đấu thầu tập trung và thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại BDL.

2. Nguồn vốn

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn) để sử dụng cho gói thầu được quy định tại BDL.

3. Hành vi bị cấm

3.1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

3.2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3.3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị HSDT cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

3.4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá HSDT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

3.5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

3.6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định HSMT đối với cùng một gói thầu;

c) Tham gia đánh giá HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

d) Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;

h) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSMT;

i) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

3.7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 Điều 92 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:

a) Nội dung HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung HSDT, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ HSDT của Bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo của Bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

3.8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

3.9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu

4.1. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền và/hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

4.2. Hạch toán tài chính độc lập.

4.3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

4.4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại BDL.

4.5. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4.6. Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL.

5. Tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền

5.1. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu được coi là phù hợp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

5.1.1. Phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định tại mục 15.4 của chương này.

5.1.2. Bảo đảm về chất lượng

a) Nhà thầu bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo yêu cầu quy định tại HSMT;

b) Dược liệu tham dự thầu không bị thu hồi theo Điều 62 Luật Dược số 105/2016/QH13;

c) Dược liệu sơ chế, vị thuốc cổ truyền được sản xuất tại cơ sở đạt “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (GMP) phạm vi sản xuất dược liệu và/hoặc vị thuốc cổ truyền hoặc tương đương và đảm bảo chất lượng theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT;

d) Dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu không có thông báo thu hồi theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021;

đ) Vị thuốc cổ truyền tham dự thầu không bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;

e) Trường hợp một hoặc một số lô dược liệu, vị thuốc cổ truyền bị thu hồi thì các lô dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bị thu hồi vẫn được phép lưu hành hợp pháp và chỉ bị trừ điểm đối với tiêu chí kỹ thuật tại mục 2 và mục 3 Phụ lục 4 - Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của Thông tư này.

5.2. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu vào gói thầu, nhóm tiêu chí kỹ thuật phù hợp theo quy định tại HSMT.

5.3. Để chứng minh tính hợp lệ của mặt hàng dự thầu quy định tại Mục 5.1 CDNT, nhà thầu cần nêu rõ thông tin sau:

5.3.1. Đối với dược liệu: số giấy đăng ký lưu hành hoặc số công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc số giấy phép nhập khẩu dược liệu và các tài liệu kèm theo để minh chứng tính hợp lệ của dược liệu quy định tại BDL.

5.3.2. Đối với vị thuốc cổ truyền: số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu và các tài liệu kèm theo để minh chứng tính hợp lệ của vị thuốc cổ truyền quy định tại BDL.

5.4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu được phép làm rõ quy định tại Mục 25 CDNT.

6. Nội dung của HSMT

6.1. HSMT gồm có các Phần 1, 2, 3, 4 và cùng với tài liệu sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 8 CDNT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục đấu thầu:

- Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu;

- Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu;

- Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu.

Phần 2. Yêu cầu về phạm vi cung cấp:

- Chương V. Phạm vi cung cấp.

Phần 3. Điều kiện hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng:

- Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng;

- Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

- Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng.

Phần 4. Phụ lục

6.2. Thư mời thầu/thông báo mời thầu do Bên mời thầu phát hành hoặc cung cấp không phải là một phần của HSMT.

6.3. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác, hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 8 CDNT nếu các tài liệu này không được cung cấp bởi Bên mời thầu. Các tài liệu do nhà thầu nhận được nếu có mâu thuẫn về nội dung thì tài liệu do Bên mời thầu phát hành sẽ có ý nghĩa quyết định.

6.4. Nhà thầu phải nghiên cứu mọi thông tin chỉ dẫn, biểu mẫu, yêu cầu về phạm vi cung cấp và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị lập HSDT của mình bao gồm tất cả thông tin hay tài liệu theo yêu cầu của HSMT.

7. Làm rõ HSMT

7.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà thầu phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến Bên mời thầu hoặc đặt câu hỏi trong hội nghị tiền đấu thầu (nếu có). Khi Bên mời thầu nhận được đề nghị làm rõ HSMT của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu một số ngày theo quy định tại BDL, Bên mời thầu phải có văn bản trả lời tất cả các yêu cầu làm rõ HSMT. Bên mời thầu sẽ gửi văn bản làm rõ HSMT cho nhà thầu có yêu cầu làm rõ HSMT và tất cả nhà thầu khác đã nhận HSMT từ Bên mời thầu, trong đó mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì Bên mời thầu phải tiến hành sửa đổi HSMT theo thủ tục quy định tại Mục 8 và Mục 21.2 CDNT.

7.2. Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu thấy chưa rõ. Nội dung trao đổi sẽ được Bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ HSMT, gửi cho tất cả nhà thầu đã mua hoặc nhận HSMT từ Bên mời thầu. Trong trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, Bên mời thầu sẽ phát hành văn bản sửa đổi HSMT như quy định tại Mục 8 CDNT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà thầu.

8. Sửa đổi HSMT

8.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc phát hành văn bản sửa đổi HSMT.

8.2. Văn bản sửa đổi HSMT được coi là một phần của HSMT và phải được thông báo bằng văn bản tới tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu.

8.3. Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu theo thời gian quy định tại BDL. Nhằm giúp các nhà thầu có đủ thời gian hợp lý để sửa đổi HSDT, Bên mời thầu có thể quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.2 CDNT. Nhà thầu phải thông báo bằng văn bản cho Bên mời thầu là đã nhận được tài liệu sửa đổi đó bằng một trong các cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

9. Chi phí dự thầu

Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, Bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

10. Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT được trao đổi giữa nhà thầu với Bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt. Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác, đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu gửi bổ sung.

11. Thành phần của HSDT

HSDT bao gồm HSĐXKT và HSĐXTC, trong đó:

11.1. HSĐXKT phải bao gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu theo yêu cầu của HSMT. Cụ thể như sau:

a) Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 12 CDNT;

b) Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu;

c) Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18 CDNT;

d) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4 CDNT;

đ) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT;

e) Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 16 CDNT;

g) Đề xuất về kỹ thuật và tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan theo quy định tại Mục 15 CDNT.

11.2. HSĐXTC phải bao gồm các thành phần sau đây:

a) Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC theo quy định tại Mục 12 CDNT;

b) Đề xuất về tài chính và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 12 và Mục 13 CDNT.

11.3. Các nội dung khác theo quy định tại BDL.

12. Đơn dự thầu và các bảng biểu

Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, đơn dự thầu thuộc HSĐXTC và các bảng biểu tương ứng theo mẫu quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

13. Giá dự thầu và giảm giá

13.1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu thuộc HSĐXTC để thực hiện gói thầu theo yêu cầu quy định tại Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

13.2. Nhà thầu phải nộp HSDT cho toàn bộ các mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu tham dự thầu trong Mục 1.1 CDNT và ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho từng mặt hàng nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền” theo các mẫu tương ứng quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

13.3. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá. Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu tham dự thầu cụ thể nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền”. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu tham dự thầu nêu trong cột “Tên dược liệu/ vị thuốc cổ truyền”. Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong HSĐXTC hoặc nộp riêng song phải đảm bảo Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp riêng thì thực hiện như quy định tại Mục 20.2 và 20.3 CDNT. Thư giảm giá sẽ được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT và được mở đồng thời cùng HSĐXTC của nhà thầu.

13.4. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu của HSMT, trường hợp nhà thầu có đơn giá bất thường, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ về cơ cấu đơn giá đó của nhà thầu theo quy định tại Mục 25 CDNT.

Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

13.5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập như quy định tại BDL thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá, phải nêu rõ cách thức và giá trị giảm giá cụ thể cho từng phần theo Mục 13.3 CDNT.

13.6. Trường hợp nhà thầu phát hiện số lượng của các mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền nêu trong cột “Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền” chưa chính xác so với yêu cầu nêu tại Mục 1 Phần 2 - Yêu cầu phạm vi cung cấp, nhà thầu có thể thông báo cho Bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần số lượng sai khác này để Bên mời thầu xem xét. Nhà thầu không được tính toán phần số lượng sai khác này vào giá dự thầu.

14. Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán

Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán là VNĐ.

15. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền

15.1. Để chứng minh sự phù hợp của dược liệu/vị thuốc cổ truyền so với yêu cầu của HSMT, nhà thầu phải cung cấp các tài liệu là một phần của HSDT để chứng minh rằng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu cung cấp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp.

15.2. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu/vị thuốc cổ truyền phải bao gồm một phần mô tả chi tiết theo từng khoản mục về đặc tính kỹ thuật dược liệu/vị thuốc cổ truyền, qua đó chứng minh sự đáp ứng cơ bản của dược liệu/vị thuốc cổ truyền so với các yêu cầu của HSMT.

15.3. Các thông tin tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền do Bên mời thầu quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp ch nhằm mục đích mô tả và không nhằm mục đích hạn chế nhà thầu.

15.4. Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng:

Nhà thầu phải có Bản cam kết về nguồn gốc xuất xứ của các dược liệu sẽ cung cấp vào cơ sở y tế (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ của các lô dược liệu kèm theo trong quá trình cung ứng). Đồng thời, Bản cam kết phải có thêm nội dung về việc bảo đảm các dược liệu tham gia dự thầu có nguồn gốc, xuất xứ đúng với dược liệu được cung cấp thực tế tại cơ sở y tế trong quá trình cung ứng.

Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của vị thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

16. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

16.1. Nhà thầu phải ghi thông tin cần thiết vào các mẫu trong Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT. Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

16.2. Các tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu nếu được trúng thầu theo quy định tại BDL.

17. Thời hạn có hiệu lực của HSDT

17.1. HSDT bao gồm HSĐXKT và HSĐXTC phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSĐXKT hoặc HSĐXTC nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

17.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của HSDT (gia hạn hiệu lực của cả HSĐXKT và HSĐXTC), đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà thầu không được xem xét tiếp và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

18. Bảo đảm dự thầu

18.1. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) hoặc ký quỹ như quy định tại Mục 18.2 CDNT. Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh đó phải theo Mẫu số 04 (a) hoặc Mẫu số 04 (b) Chương IV- Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu. Trường hợp HSDT được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Mục 17.2 CDNT thì hiệu lực của bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng.

Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

18.2. Giá trị, đồng tiền và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu theo quy định tại BDL.

18.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu.

18.4. Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại BDL, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

18.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu rút HSDT (bao gồm HSĐXKT hoặc HSĐXTC) sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT;

b) Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 40.1 CDNT;

c) Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 42 CDNT;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

19. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

19.1. Nhà thầu phải chuẩn bị HSDT bao gồm: 1 bản gốc HSĐXKT, 1 bản gốc HSĐXTC theo quy định tại Mục 11 CDNT và một số bản chụp HSĐXKT, HSĐXTC theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSĐXKT”, “BẢN GỐC HSĐXTC”, “BẢN CHỤP HSĐXKT”, “BẢN CHỤP HSĐXTC”.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC thì nhà thầu phải chuẩn bị 1 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSĐXKT SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HSĐXKT SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HSĐXTC SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HSĐXTC SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HSĐXKT THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSĐXKT THAY THẾ”, “BẢN GỐC HSĐXTC THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSĐXTC THAY THẾ”.

19.2. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì HSDT của nhà thầu bị loại.

19.3. Bản gốc của HSĐXKT, HSĐXTC phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, bảng giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền và được nộp cùng với HSDT.

19.4. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của các đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh.

19.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

20. Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

20.1. Túi đựng HSĐXKT bao gồm bản gốc và các bản chụp HSĐXKT, bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”. Túi đựng HSĐXTC bao gồm bản gốc và các bản chụp HSĐXTC, bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH”.

Trường hợp nhà thầu có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC thì hồ sơ sửa đổi, thay thế (bao gồm bản gốc và các bản chụp) phải được đựng trong các túi riêng biệt với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXTC, bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT THAY THẾ”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH THAY THẾ”.

Các túi đựng: HSĐXKT, HSĐXTC, HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế, HSĐXTC sửa đổi, HSĐXTC thay thế (nếu có) phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà thầu.

20.2. Trên các túi đựng hồ sơ phải:

a) Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu;

b) Ghi tên người nhận là tên Bên mời thầu theo địa chỉ quy định tại Mục 21.1 CDNT;

c) Ghi tên gói thầu theo quy định tại Mục 1.2 CDNT;

d) Ghi dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở HSĐXKT” theo quy định tại Mục 31.1 CDNT đối với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế (nếu có); “không được mở trước thời điểm mở HSĐXTC” đối với túi đựng HSĐXTC và túi đựng HSĐXTC sửa đổi, HSĐXTC thay thế (nếu có).

20.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến Bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại Mục 20.1 và Mục 20.2 CDNT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng quy định nêu trên.

21. Thời điểm đóng thầu

21.1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của Bên mời thầu nhưng phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của tất cả các nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT từ Bên mời thầu. Trường hợp chưa mua HSMT thì nhà thầu phải trả cho Bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán HSMT trước khi HSDT được tiếp nhận.

21.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi HSMT theo Mục 8 CDNT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

22. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà Bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.

23. Rút, thay thế và sửa đổi HSDT

23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà thầu có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản thông báo có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, trường hợp ủy quyền thì phải gửi kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản thông báo việc sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNT, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ “SỬA ĐỔI HSĐXKT” hoặc “SỬA ĐỔI HSĐXTC” hoặc “THAY THẾ HSĐXKT” hoặc “THAY THẾ HSĐXTC” hoặc “RÚT HSDT”;

b) Được Bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNT.

23.2. HSDT mà nhà thầu yêu cầu rút lại theo quy định tại Mục 23.1 CDNT sẽ được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.

23.3. Nhà thầu không được sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDT mà nhà thầu đã ghi trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDT.

24. Bảo mật

24.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSĐXKT, HSĐXTC.

24.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 25 CDNT và thương thảo hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở HSĐXKT cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

25. Làm rõ HSDT

25.1. Sau khi mở HSĐXKT, HSĐXTC, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSĐXKT, HSĐXTC theo yêu cầu của Bên mời thầu. Tất cả các yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu và phản hồi của nhà thầu phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp HSĐXKT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ (của nhà thầu tại Mục 4 CDNT; của dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại Mục 5 CDNT), năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSĐXKT và HSĐXTC của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Nhà thầu được phép nộp bổ sung tài liệu làm rõ HSDT trong quá trình đánh giá HSDT. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ được coi như một phần của HSDT.

25.2. Việc làm rõ HSDT giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện thông qua văn bản.

25.3. Trong khoảng thời gian theo quy định tại BDL, trường hợp nhà thầu phát hiện HSDT của mình thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

25.4. Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT. Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

25.5. Trường hợp cần thiết, Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ HSDT. Nội dung làm rõ HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản. Việc làm rõ HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

26. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

26.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT;

26.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT;

26.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

27. Xác định tính đáp ứng của HSDT

27.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 11 CDNT.

27.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản nghĩa là những điểm trong HSDT mà:

a) Nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng;

b) Nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu của HSMT.

27.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của HSDT theo quy định tại Mục 15 và Mục 16 CDNT nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu của Phần II - Yêu cầu về phạm vi cung cấp đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót các nội dung cơ bản.

27.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại: không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho nó trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

28. Sai sót không nghiêm trọng

28.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì Bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung trong HSDT.

28.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của giá dự thầu. Nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của Bên mời thầu thì HSDT của nhà thầu có thể sẽ bị loại.

28.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu. Theo đó, giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

29. Nhà thầu phụ

29.1. Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 10 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 CDNT.

29.2. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

30. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

30.1. Nguyên tắc ưu đãi:

Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

30.2. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá HSDT để so sánh, xếp hạng HSDT:

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của dược liệu được tính theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSDT trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí (nếu có);

- G: Là giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSDT trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của dược liệu, vị thuốc cổ truyền. D ≥ 25% thì thuốc đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục này.

30.3. Cách tính ưu đãi được thực hiện theo quy định tại BDL.

30.4. Trường hợp dược liệu, vị thuốc cổ truyền do các nhà thầu chào đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không tiến hành đánh giá và xác định giá trị ưu đãi.

31. Mở HSĐXKT

31.1. Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Mục 22 và Mục 23 CDNT, Bên mời thầu phải mở công khai và đọc to, rõ các thông tin theo quy định tại Mục 31.3 CDNT của tất cả HSĐXKT thuộc HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở HSĐXKT phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXKT và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXKT không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu tham dự thầu.

31.2. Trường hợp nhà thầu có đề nghị rút hoặc thay thế HSDT thì trước tiên Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “RÚT HSDT”, túi đựng HSDT của nhà thầu có đề nghị rút HSDT sẽ được giữ nguyên niêm phong và trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu rút HSDT và vẫn mở HSĐXKT tương ứng nếu văn bản thông báo “RÚT HSDT” không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu.

Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSĐXKT”; HSĐXKT sẽ được thay bằng HSĐXKT thay thế tương ứng; túi đựng HSĐXKT ban đầu sẽ được giữ nguyên niêm phong và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. HSĐXKT sẽ không được thay thế nếu văn bản thông báo thay thế HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu.

Đối với các túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSĐXKT” thì văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSĐXKT sửa đổi tương ứng. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSĐXKT nếu văn bản thông báo sửa đổi HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu. Chỉ có các HSĐXKT được mở và đọc tại buổi mở HSĐXKT mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

31.3. Việc mở HSĐXKT được thực hiện đối với từng HSĐXKT hoặc HSĐXKT thay thế (nếu có) theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong sau đó mở các túi hồ sơ bên ngoài đề “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI” (nếu có);

b) Mở bản gốc HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi (nếu có) và đọc to, rõ tối thiểu những thông tin sau: tên nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSĐXKT, thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, giá trị của bảo đảm dự thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đọc to, rõ số lượng bản chụp HSĐXKT và các thông tin có liên quan khác;

d) Đại diện của Bên mời thầu tham dự lễ mở thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu. Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNT;

đ) Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự mở HSĐXKT thống nhất cách niêm phong túi hồ sơ bên ngoài đề “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT V TÀI CHÍNH SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH THAY THẾ”; cách niêm phong do Bên mời thầu và các nhà thầu thống nhất. Sau khi niêm phong, Bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các túi hồ sơ nêu trên theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi mở HSĐXTC theo quy định tại Mục 33 CDNT.

31.4. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXKT trong đó bao gồm các thông tin quy định tại Mục 30.3 CDNT. Biên bản mở HSĐXKT phải được ký xác nhận bởi đại diện của Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXKT. Việc thiếu chữ ký của nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXKT sẽ được gửi đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu.

32. Đánh giá HSĐXKT

32.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các HSĐXKT. Không được phép sử dụng bất kỳ tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.

32.2. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT:

a) Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

32.3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.

32.4. Đánh giá về kỹ thuật:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được tiếp tục xem xét, đánh giá HSĐXTC theo quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương III Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

32.5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần theo quy định tại Mục 13.5 CDNT thì việc đánh giá HSĐXKT thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT tương ứng với phần tham dự thầu của nhà thầu.

32.6. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu sẽ thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở HSĐXTC, kèm theo thời gian, địa điểm mở HSĐXTC.

33. Mở HSĐXTC

33.1. Việc mở HSĐXTC được tiến hành công khai theo thời gian và tại địa điểm nêu trong văn bản thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXTC và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXTC không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

33.2. Tại lễ mở HSĐXTC, Bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, sau đó tiến hành kiểm tra niêm phong của túi hồ sơ bên ngoài đề “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH SỬA ĐỔI” hoặc “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH THAY THẾ”.

33.3. Trường hợp nhà thầu có đề nghị thay thế HSĐXTC, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin của túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSĐXTC”; HSĐXTC sẽ được thay bằng HSĐXTC thay thế tương ứng; túi đựng HSĐXTC ban đầu sẽ được giữ nguyên niêm phong và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. HSĐXTC sẽ không được thay thế nếu văn bản thông báo thay thế HSĐXTC không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu.

Đối với các túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSĐXTC” thì văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSĐXTC sửa đổi tương ứng. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSĐXTC nếu văn bản thông báo sửa đổi HSĐXTC không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu. Chỉ có các HSĐXTC được mở và đọc tại buổi mở HSĐXTC mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

33.4. Việc mở HSĐXTC được thực hiện đối với từng HSĐXTC theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

a) Mở bản gốc HSĐXTC, HSĐXTC sửa đổi (nếu có) hoặc HSĐXTC thay thế (nếu có) và đọc to, rõ tối thiểu những thông tin sau: tên nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSĐXTC, giá dự thầu trong đơn dự thầu thuộc HSĐXTC, giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), thời gian có hiệu lực của HSĐXTC và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì còn phải đọc giá dự thầu và giá trị giảm giá (nếu có) cho từng phần. Chỉ những thông tin về đề nghị giảm giá được đọc trong lễ mở HSĐXTC mới được xem xét và đánh giá;

b) Đọc to, rõ số lượng bản chụp HSĐXTC và các thông tin có liên quan khác;

c) Đại diện của Bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc HSĐXTC, thư giảm giá (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSĐXTC nào của các nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi mở HSĐXTC.

33.5. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXTC trong đó bao gồm các thông tin quy định tại các Mục 33.2, 33.3 và 33.4 CDNT. Biên bản mở HSĐXTC phải được ký xác nhận bởi đại diện của Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXTC. Việc thiếu chữ ký nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXTC sẽ được gửi đến tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

34. Đánh giá HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu

34.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các HSĐXTC. Không được phép sử dụng bất kỳ tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.

34.2. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC:

a) Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có HSĐXTC hợp lệ được xem xét, đánh giá chi tiết HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu.

34.3. Đánh giá chi tiết HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu:

a) Việc đánh giá chi tiết HSĐXTC thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Sau khi đánh giá chi tiết HSĐXTC, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng. Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại BDL.

35. Thương thảo

35.1. Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu, Bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Báo cáo đánh giá HSDT;

b) HSDT và các tài liệu làm rõ HSDT (nếu có) của nhà thầu;

c) HSMT.

35.2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của HSMT;

b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá HSDT và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện số lượng mời thầu nêu trong “Chương V - Phạm vi cung cấp” thiếu so với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được duyệt Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền còn thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong HSĐXTC chưa có đơn giá thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền thiếu so với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c) Khi thương thảo hợp đồng đối với phần sai lệch thiếu, trường hợp hợp đồng trong HSĐXTC của nhà thầu không có đơn giá tương ứng với phần sai lệch thì phải lấy mức đơn giá dự thầu thấp nhất trong số các HSĐXTC của nhà thầu khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc lấy mức đơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt nếu chỉ có duy nhất nhà thầu này vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở thương thảo đối với sai lệch thiếu đó.

35.3. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSĐXKT, HSĐXTC; giữa các nội dung khác nhau trong HSĐXKT, HSĐXTC có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các Bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT;

c) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong HSĐXTC (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi của nhà thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng quy định tại Mục 28 CDNT;

e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

35.4. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi cung cấp, bảng giá, tiến độ cung cấp.

35.5. Trường hợp thương thảo không thành công hoặc nhà thầu không có khả năng đáp ứng số lượng yêu cầu tại Hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 40.1 CDNT.

36. Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

36.1. Có HSDT hợp lệ;

36.2. Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

36.3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

36.4. Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

36.5. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại BDL;

36.6. Đối với mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu phải đáp ứng quy định sau:

- Giá đề nghị trúng thầu của từng mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không được cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét, xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019;

- Tuân thủ các quy định khác về quản lý giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền, đấu thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền có liên quan.

b) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất hoặc điểm tổng hợp cao nhất theo quy định thì được xem xét đề nghị trúng thầu.

c) Trường hợp hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) hoặc giá đánh giá hoặc điểm tổng hợp bằng nhau thì lựa chọn mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền để xem xét đề nghị trúng thầu theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp nhất.

- Mặt hàng có điểm kỹ thuật cao hơn hoặc mặt hàng dược liệu có nguồn gốc trong nước hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ dược liệu có nguồn gốc trong nước có chất lượng tương đương.

- Mặt hàng có điểm kỹ thuật bằng nhau thì xem xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Mặt hàng được sản xuất trên dây chuyền đạt “Thực hành tốt sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền” (GMP) và có phòng thí nghiệm đạt “Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (GLP);

+ Mặt hàng của nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền vào cơ sở y tế; căn cứ vào kinh nghiệm cung cấp của nhà thầu, uy tín của nhà thầu trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế như việc bảo đảm chất lượng, tiến độ cung cấp, có hệ thống phân phối trên địa bàn v.v...

37. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

37.1. Trong thời hạn quy định tại BDL, Bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax và đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo Đấu thầu theo quy định. Trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên gói thầu, số hiệu gói thầu;

b) Tên nhà thầu trúng thầu;

c) Địa chỉ giao dịch hiện tại của nhà thầu trúng thầu;

d) Giá trúng thầu;

đ) Loại hợp đồng;

e) Thời gian thực hiện hợp đồng;

g) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu.

37.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 40.1 CDNT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu.

37.3. Sau khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Mục 37.1 CDNT, nếu nhà thầu không được lựa chọn có văn bản hỏi về lý do không được lựa chọn thì trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Bên mời thầu phải có văn bản trả lời gửi cho nhà thầu.

38. Thay đổi số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Vào thời điểm trao hợp đồng, Bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền nêu trong Chương V - Phạm vi cung cấp với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của HSDT và HSMT.

39. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng

Đồng thời với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, bao gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hoàn thiện, ký kết hợp đồng theo quy định tại Mẫu số 16 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu với điều kiện nhà thầu đã được xác minh là đủ năng lực để thực hiện tốt hợp đồng. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng thì nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm đ Mục 18.5 CDNT.

40. Hủy thầu

40.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu của phần tương ứng nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án;

d) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

40.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c và điểm d Mục 40.1 CDNT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

40.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 40.1 CDNT, trong thời hạn 5 ngày làm việc Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d Mục 40.1 CDNT.

41. Điều kiện ký kết hợp đồng

41.1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

41.2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Nếu có dấu hiệu nhà thầu không đáp ứng số lượng các mặt hàng tại Hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu cung cấp bổ sung các hồ sơ, tài liệu chứng minh số lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của nhà thầu đáp ứng đủ số lượng tại hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu hoặc hóa đơn mua vào, bán ra).

Trường hợp thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định nêu trong HSMT thì Chủ đầu tư sẽ từ chối ký kết hợp đồng với nhà thầu. Khi đó, Chủ đầu tư sẽ hủy Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng trước đó và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.

41.3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

42. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

42.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc với nội dung và yêu cầu như quy định tại Mục 6 ĐKCT. Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu số 17 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng hoặc một mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

42.2. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

43. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đến Chủ đầu tư, Người có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương XII Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Mục 2 Chương XII Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

44. Theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát theo quy định tại BDL.

Chương II. BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU

CDNT 1.1

Tên Bên mời thầu: ___ [ghi tên đầy đủ của Bên mời thầu].

CDNT 1.2

Tên gói thầu: ___ [ghi tên đầy đủ của gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

Tên dự án: ___ [ghi tên dự án theo Quyết định đầu tư được duyệt].

Số lượng và số hiệu các phần thuộc gói thầu: ___ [ghi số lượng các phần và số hiệu của từng phần (nếu gói thầu chia thành nhiều phần)].

CDNT 1.3

Thời gian hiệu lực thỏa thuận khung đối với đấu thầu tập trung: ___ [ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

Thời gian thực hiện hợp đồng: ___ [ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

CDNT 2

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn): ___ [ghi rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước)].

CDNT 4.4

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định như sau:

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% với: ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ Chủ đầu tư, Bên mời thầu], trừ trường hợp Chủ đầu tư, Bên mời thầu, nhà thầu tham dự thầu thuộc cùng một tập đoàn kinh tế nhà nước và sản phẩm thuộc gói thầu là đầu vào của Chủ đầu tư, Bên mời thầu và là đầu ra của nhà thầu tham dự thầu, đồng thời là ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính của tập đoàn.

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. Cụ thể như sau:

+ Tư vấn lập, thẩm định HSMT: ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn đánh giá HSDT: thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)].

Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với1: ___ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ Chủ đầu tư, Bên mời thầu];

Nhà thầu tham dự thầu có tên trong danh sách ngắn và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% với các nhà thầu sau đây2: ___ [ghi cụ thể tên và địa chỉ các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn].

CDNT 4.6

Nhà thầu tham dự thầu phải có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: ___ [trong thời gian Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa ban hành văn bản hướng dẫn thì ghi “không áp dụng”. Sau khi quy định có liên quan đến nội dung này nêu trong văn bản hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực thi hành thì ghi “có áp dụng”].

CDNT 5.3.1

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của dược liệu dự thầu:

[- Các thông tin phải phù hợp với thông tin về dược liệu trong đơn hàng nhập khẩu hoặc bản công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu hoặc giấy đăng ký lưu hành của dược liệu do Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền/Cục Quản lý Dược) cấp.

- Đối với trường hợp mặt hàng tham dự thầu là dược liệu nằm trong đơn hàng nhập khẩu hết hiệu lực hoặc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực hoặc hết thời hạn gia hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh dược liệu được nhập khẩu hoặc sản xuất trong thời hạn hiệu lực của đơn hàng nhập khẩu hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc thời hạn gia hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng).

- Đối với trường hợp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt sản xuất dược liệu (GMP) hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh dược liệu được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của GMP và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng)].

CDNT 5.3.2

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của vị thuốc cổ truyền dự thầu:

[- Các thông tin phải phù hợp với thông tin về vị thuốc cổ truyền trong giấy đăng ký lưu hành hoặc đơn hàng nhập khẩu của vị thuốc cổ truyền được Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền/Cục Quản lý Dược) cấp.

- Đối với trường hợp mặt hàng tham dự thầu là vị thuốc cổ truyền có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực hoặc hết thời hạn gia hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh vị thuốc cổ truyền được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của đơn hàng nhập khẩu hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc thời hạn gia hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng).

- Đối với trường hợp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt sản xuất vị thuốc cổ truyền (GMP) hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh vị thuốc cổ truyền được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của GMP và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng)].

CDNT 7.1

Bên mời thầu phải nhận được yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không muộn hơn 3 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 8.3

Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được Bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu ___ ngày [ghi số ngày cụ thể, nhưng phải bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh HSDT và tối thiểu là 03 ngày làm việc].

Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT không đáp ứng theo quy định thì Bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng.

CDNT 11.3

Nhà thầu phải nộp cùng với HSDT các tài liệu sau đây: ___ [ghi tên các tài liệu cần thiết khác mà nhà thầu cần nộp cùng với HSDT theo yêu cầu trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không yêu cầu”].

CDNT 13.5

Các phần của gói thầu: ___ [Do gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập nêu rõ danh mục, nội dung công việc của từng phần và điều kiện dự thầu theo từng phần hoặc nhiều phần. Trong Mục này cũng quy định rõ cách chào giá riêng cho từng phần hoặc nhiều phần, giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần của gói thầu].

CDNT 16.2

Các tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: Trong phạm vi kinh doanh phải ghi rõ sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền và/hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

b) Thông tin về đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt theo từng loại hình kinh doanh:

- Đối với cơ sở nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với cơ sở bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với cơ sở sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với dược liệu đạt GACP: Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP.

- Nhà thầy ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại mẫu số 11 (11a và 11b)mẫu số 13 (13a và 13b) của Biểu mẫu dự thầu để phục vụ việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu theo Mục I, Phần 4, Phụ lục “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật”;

c) Hóa đơn bán dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc Hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế hoặc các tài liệu khác để chứng minh kinh nghiệm cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đánh giá theo quy định tại Mục 2, Chương III, “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm”;

d) Các tài liệu do nhà thầu cung cấp khi tham dự thầu là bản chụp có đóng dấu xác nhận của nhà thầu đồng thời nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

CDNT 17.1

Thời hạn hiệu lực của HSDT (HSĐXKT và HSĐXTC) là ≥ ___ ngày [ghi cụ thể số ngày nhưng tối đa là 180 ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.2

Nội dung bảo đảm dự thầu:

- Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: ___ [ghi cụ thể giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu cho từng phần. Giá trị bảo đảm dự thầu của từng phần được xác định trong khoảng từ 1% đến  3% giá của phần đó trong giá gói thầu];

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: ≥ ___ ngày [ghi rõ số ngày yêu cầu, được xác định bằng thời gian có hiệu lực HSDT quy định tại Mục 18.1 CDNT cộng thêm 30 ngày], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.4

Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa ___ ngày [ghi rõ số ngày, nhưng không quá 20 ngày], kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.

CDNT 19.1

Số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTC là: ___ [ghi số lượng bản chụp cần thiết]. Trường hợp sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC thì nhà thầu phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế, với số lượng bằng số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTC.

CDNT 21.1

Địa chỉ của Bên mời thầu (sử dụng để nộp HSDT): [ghi tất cả các thông tin cần thiết và thích hợp].

Nơi nhận: [ghi tên Bên mời thầu].

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

- Mã bưu điện:

- Quốc gia:

Thời điểm đóng thầu là:     giờ     phút, ngày     tháng    năm___.

[ghi thời điểm đóng thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu cho phù hợp, bảo đảm quy định thời gian từ ngày đầu tiên phát hành HSMT đến thời điểm đóng thầu tối thiểu là 20 ngày và không ghi thời điểm đóng thầu vào đầu giờ làm việc của một ngày làm hạn chế nhà thầu nộp HSDT].

CDNT 25.3

Thời gian nhà thầu được tự gửi tài liệu để làm rõ đến Bên mời thầu là: ___ ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

[căn cứ vào thời gian đánh giá, tiến độ của dự án, gói thầu mà Bên mời thầu quy định thời gian nhà thầu được tự gửi tài liệu làm rõ cho phù hợp để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu].

CDNT 30.3

Cách tính ưu đãi: ___

[Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì quy định dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá thì quy định dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:

Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền ưu đãi/giá của phần tương ứng trong gói thầu) x điểm tổng hợp. Trong đó: Giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi].

CDNT 31.1

Việc mở HSĐXKT sẽ được tiến hành công khai vào lúc: ___ giờ ……phút, ngày      tháng      năm ____, tại địa điểm mở thầu theo địa chỉ như sau:

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

[ghi ngày, giờ và địa điểm tiến hành việc mở HSĐXKT, trong đó cần lưu ý quy định thời điểm mở HSĐXKT trong vòng 1 giờ kể từ thời điểm đóng thầu].

CDNT 32.1

Phương pháp đánh giá HSĐXKT là:

a) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: sử dụng tiêu chí đạt/không đạt;

b) Đánh giá về kỹ thuật: ___ [ghi cụ thể phương pháp đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp đánh giá theo phương pháp chấm điểm cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT].

CDNT 34.1

Phương pháp đánh giá về tài chính: ___ [ghi cụ thể phương pháp đánh giá về tài chính. Bên mời thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 5 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT].

CDNT 34.3 (b)

Xếp hạng nhà thầu: ___ [trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì ghi như sau: “nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”;

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá thì ghi như sau: “nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”;

- Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì ghi như sau: “nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất”].

CDNT 36.5

[Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì ghi như sau: “nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất”;

Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá thì ghi như sau: “nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất”;

Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì ghi như sau: “nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất”].

CDNT 37.1

Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu là ___ ngày làm việc, kể từ ngày Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu [ghi cụ thể số ngày, nhưng tối đa là 5 ngày làm việc].

CDNT 38

- Tỷ lệ tăng số lượng tối đa là: thông thường tối đa không quá 10% [ghi tỷ lệ %];

- Tỷ lệ giảm số lượng tối đa là: thông thường tối đa không quá 10% [ghi tỷ lệ %].

CDNT 43

- Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của Chủ đầu tư: ___ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax];

- Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của Người có thẩm quyền: ___ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax];

- Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn: ___ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax].

CDNT 44

Địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát: ___ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân được Người có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu/dự án (nếu có)].

 

Chương III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDT

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT

1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSĐXKT:

a) Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXKT;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXKT, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật và các thành phần khác thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 11.1 CDNT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXKT.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT:

HSĐXKT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXKT;

b) Có đơn dự thầu thuộc HSĐXKT được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT:

d) Thời hạn hiệu lực của HSĐXKT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNT;

đ) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 18.2 CDNT. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, tên của Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng) theo quy định tại Mục 18.2 CDNT; đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức đặt cọc bằng Séc thì Bên mời thầu sẽ quản lý Séc đó theo quy định tại các Mục 18.4 và Mục 18.5 CDNT;

e) Không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) đối với cùng một gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì nhà thầu không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà thầu chính đối với phần mà nhà thầu tham dự thầu;

g) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu;

h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 4 CDNT.

Nhà thầu có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh phải đáp ứng tư cách hợp lệ của nhà thầu đối với gói thầu mà nhà thầu liên danh tham dự; đồng thời đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng tư cách hợp lệ nhà thầu và không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với tổng các phần mà nhà thầu tham dự thầu trong gói thầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSĐXKT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp gói thầu không áp dụng sơ tuyển thì việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây. Căn cứ và quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu đấu thầu cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và không vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu và các quy định hiện hành có liên quan. Nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá.

Bên mời thầu không được bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đã quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây gây hạn chế nhà thầu tham dự.

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo Bảng tiêu chuẩn dưới đây:

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM

Các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm

Các yêu cầu cần tuân thủ

Tài liệu cần nộp

TT

Mô tả

Yêu cầu

Nhà thầu độc lập

Nhà thầu liên danh

Tổng các thành viên liên danh

Từng thành viên liên danh

Tối thiểu một thành viên liên danh

1

Năng lực tài chính

1.1

Kết quả hoạt động tài chính

Nộp báo cáo tài chính từ năm___ đến năm ___(1) để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu.

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương (+).

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Báo cáo tài chính

1.2

Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Doanh thu của ít nhất 01 trong ___ (2) năm gần đây phải đạt tối thiểu là ___(3) VNĐ

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Mẫu số 07

1.3

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu (4)

Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là ___ [ghi số tiền] (6).

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Các Mẫu số 08, 09

2

Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tương tự

Số lượng hợp đồng tương tự (7) mà nhà thầu đã hoàn thành với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ (8) trong vòng ___ (9) năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu): ___hợp đồng(10).

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Mẫu số 06 (a,b)

Ghi chú:

(1) Ghi số năm yêu cầu, thông thường là 03 năm trước năm có thời điểm đóng thầu (Ví dụ: từ năm 2018 đến năm 2021. Trong trường hợp này, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm 2018, 2019, 2020). Trường hợp nhà thầu mới thành lập, chưa đủ số năm hoạt động theo yêu cầu thì được phép nộp báo cáo tài chính chứng minh tình hình tài chính lành mạnh trong khoảng thời gian hoạt động kể từ khi thành lập tính đến thời điểm đóng thầu (Ví dụ: hồ sơ mời thầu yêu cầu báo cáo tài chính từ năm 2018 đến năm 2020. Trường hợp nhà thầu thành lập ngày 15/5/2018, nhà thầu nộp báo cáo tài chính năm 2019 và 2020).

(2) Ghi số năm phù hợp với số năm yêu cầu nộp báo cáo tài chính tại tiêu chí 1.1 Mục 1 Bảng này.

(3) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu tối thiểu:

a) Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu tối thiểu một năm = (Giá của phần trong gói thầu thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1 đến 1,5.

b) Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 12 tháng thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu tối thiểu một năm = Giá của phần trong gói thầu x k

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1.

Giá từng phần trong gói thầu là giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng phần trong gói thầu đã được phê duyệt. Đơn vị tổ chức đấu thầu phải tiến hành công bố giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng phần trong gói thầu.

Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của từng thành viên liên danh căn cứ vào giá trị, khối lượng do từng thành viên đảm nhiệm.

(4) Thông thường áp dụng đối với những dược liệu, vị thuốc cổ truyền đặc thù, có đặc tính hoặc yêu cầu chế biến phức tạp, có thời gian sản xuất, chế biến dài, quy mô lớn.

(5) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

(6) Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu được xác định theo công thức sau:

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu = t x (Giá trị của phần gói thầu mà nhà thầu tham dự).

Thông thường yêu cầu hệ số “t trong công thức này là từ 0,2 đến 0,3.

(7) Hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự:

- Nhà thầu được quyền cung cấp các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền hoặc hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục dược liệu/vị thuốc cổ truyền đã cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở kinh doanh dược liệu/vị thuốc cổ truyền để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự về quy mô với phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Lưu ý:

+ Không bắt buộc nhà thầu chỉ được chứng minh bằng các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền tại hợp đồng tương tự không bắt buộc là mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền dự thầu.

- Tương tự về quy mô: Được xác định bằng tổng các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự tối thiểu bằng 70% giá trị các mặt hàng của các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự. Đối với các gói thầu có tính chất đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị của hợp đồng trong khoảng 50% đến 70% giá trị của các phần trong gói thầu nhà thầu tham dự.

- Đối với quy định về số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự trong số năm quy định tại tiêu chí về Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu/ vị thuốc cổ truyền tương tự: nhà thầu được cung cấp các hợp đồng tương tự trong thời gian quy định tính đến thời điểm đóng thầu, không bắt buộc năm nào cũng phải có đủ số lượng các hợp đồng tương tự theo yêu cầu.

Ví dụ: Hồ sơ mời thầu yêu cầu “Số lượng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng 03 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu): 02 hợp đồng”. Nhà thầu được cung cấp đủ 02 hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đóng thầu, không bắt buộc năm nào cùng phải có đủ 02 các hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu trong 3 năm liền tính đến thời điểm đóng thầu.

(8) Với các hợp đồng mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện.

(9) Ghi số năm phù hợp với số năm yêu cầu về doanh thu bình quân hằng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tiêu chí 1.2 Bảng này (thông thường từ 3 đến 5 năm. Trong một số trường hợp có thể quy định 1-2 năm để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới thành lập).

(10) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp (thông thường từ 01 đến 03 hợp đồng).

Mục 3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá:

Việc đánh giá về kỹ thuật áp dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá với thang điểm tối đa là 100, cụ thể như sau:

a) Chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: 80% tổng số điểm (80 điểm).

b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: 20% tổng số điểm (20 điểm).

c) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Điểm của từng tiêu chí tại yêu cầu về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và về đóng gói, bảo quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa tiêu chí đó.

- Tổng điểm của tất cả các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm.

3.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: tại Phần 4 Phụ lục ban hành kèm theo Hồ sơ mời thầu này.

Mục 4. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC

4.1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSĐXTC:

a) Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXTC;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXTC bao gồm: Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC; Bảng biểu giá dự thầu và các thành phần khác thuộc HSĐXTC theo quy định tại Mục 11.2 CDNT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXTC.

4.2. Đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC:

HSĐXTC của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXTC;

b) Có đơn dự thầu thuộc HSĐXTC được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng biểu giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu;

d) Thời hạn hiệu lực của HSĐXTC đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNT.

Nhà thầu có HSĐXTC hợp lệ sẽ được tiếp tục đánh giá chi tiết về tài chính.

Mục 5. Tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về tài chính

Căn cứ tính chất, quy mô gói thầu mà lựa chọn một trong ba phương pháp dưới đây cho phù hợp:

5.1. Phương pháp giá thấp nhất:

Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu.

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1)).

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2)).

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có).

Bước 5: Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Mục 30 CDNT;

Bước 6. Xếp hạng nhà thầu:

HSDT có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) và cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

5.2. Phương pháp giá đánh giá:

Bước 1. Xác định giá dự thầu.

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1)).

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2)).

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có).

Bước 5. Xác định giá đánh giá:

Việc xác định giá đánh giá được thực hiện theo công thức sau đây:

GĐG = G ± ΔG + (ΔƯĐ)

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ΔG là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền bao gồm:

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng (hiệu quả điều trị);

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

- ΔƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục 30 CDNT (nếu có).

Bước 6. Xếp hạng nhà thầu:

HSDT có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

5.3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá áp dụng cho các gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc cổ truyền khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá và việc áp dụng phương pháp giá thấp nhất không đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế.

Khi áp dụng phương pháp này thì tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải sử dụng phương pháp chấm điểm. Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật để xác định điểm giá.

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và tỷ trọng điểm về giá cho phù hợp bảo đảm tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%, trong đó tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 90%.

Bước 1. Xác định giá dự thầu;

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1));

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2));

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có);

Bước 5. Xác định điểm giá:

Điểm giá được xác định trên cơ sở giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có).

Cụ thể như sau:

Điểm giáđang xét = [Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000)] / Gđang xét

Trong đó:

- Điểm giáđang xét: Là điểm giá của HSĐXTC đang xét;

- Gthấp nhất: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của HSĐXTC thấp nhất;

- Gđang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của HSĐXTC đang xét.

Bước 6. Xác định điểm tổng hợp:

Điểm tổng hợpđang xét = (K x Điểm kỹ thuật đang xét + G x Điểm giá đang xét) + (ΔƯĐ)

Trong đó:

- Điểm kỹ thuậtđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;

- Điểm giáđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;

- K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;

- G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;

- K + G = 100%. Tỳ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (G) phái được xác định cụ thể trong HSMT.

- ΔƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục 30 CDNT (nếu có).

Bước 7. Xếp hạng nhà thầu:

HSDT có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

Ghi chú:

(1) Sửa lỗi:

Với điều kiện HSDT đáp ứng căn bản HSMT, việc sửa lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá dự thầu và thành tiền thì lấy đơn giá dự thầu làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá dự thầu có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi. Trường hợp tại cột “đơn giá dự thầu” và cột “thành tiền” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện hoàn thành các công việc này theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT vả không được Chủ đầu tư thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

b) Các lỗi khác:

- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá dự thầu tương ứng thì đơn giá dự thầu được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá dự thầu nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá dự thầu; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá dự thầu và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá dự thầu của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong HSMT thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Bước 3;

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,”(dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam. Khi Bên mời thầu cho rằng dấu phẩy hoặc dấu chấm trong đơn giá dự thầu rõ ràng đã bị đặt sai chỗ thì trong trường hợp này thành tiền của hạng mục sẽ có ý nghĩa quyết định và đơn giá dự thầu sẽ được sửa lại;

- Nếu có sai sót khi cộng các khoản tiền để ra tổng số tiền thì sẽ sửa lại tổng số tiền theo các khoản tiền;

- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý;

(2) Hiệu chỉnh sai lệch:

a) Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá dự thầu tương ứng trong HSĐXTC của nhà thầu có sai lệch;

Trường hợp trong HSĐXTC của nhà thầu có sai lệch thiếu (thiếu hạng mục công việc so với yêu cầu về phạm vi cung cấp) mà không có đơn giá tương ứng trong HSĐXTC của nhà thầu có sai lệch thì thực hiện hiệu chỉnh sai lệch như sau:

Lấy mức đơn giá dự thầu cao nhất đối với hạng mục công việc đó trong số các HSĐXTC của nhà thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong HSĐXTC của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá dự thầu của công việc này thì lấy đơn giá trong dự toán được duyệt của gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

Trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì tiến hành hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở lấy mức đơn giá dự thầu tương ứng trong HSĐXTC của nhà thầu này; trường hợp HSĐXTC của nhà thầu không có đơn giá dự thầu tương ứng thì lấy mức đơn giá trong dự toán của gói thầu được duyệt làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch.

b) Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.

Mục 6. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập

Do gói thầu dược liệu/vị thuốc cổ truyền được chia thành nhiều phần độc lập theo quy định tại Mục 32.5 CDNT thì thực hiện như sau:

6.1. Trong HSMT phải nêu rõ: điều kiện chào thầu; biện pháp vả giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần; tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đối với từng phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;

6.2. Việc đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm giá đề nghị trúng thầu của từng phần là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); giá đánh giá của từng phần trong gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); điểm tổng hợp của từng phần là cao nhất (đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt;

6.3. Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT, Chủ đầu tư báo cáo Người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại khoản 2 Mục này;

6.4. Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.

 

Chương IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

A. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXKT

Mẫu số 01. Đơn dự thầu.

Mẫu số 02. Giấy ủy quyền.

Mẫu số 03. Thỏa thuận liên danh.

Mẫu số 04 (a). Bảo lãnh dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu độc lập).

Mẫu số 04 (b). Bảo lãnh dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh).

Mẫu số 05 (a). Bản kê khai thông tin về nhà thầu.

Mẫu số 05 (b). Bản kê khai thông tin về các thành viên của nhà thầu liên danh.

Mẫu số 06 (a). Bảng tổng hợp hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện.

Mẫu số 06 (b). Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện.

Mẫu số 07. Tình hình tài chính của nhà thầu.

Mẫu số 08. Nguồn lực tài chính.

Mẫu số 09. Nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện.

Mẫu số 10. Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ.

Mẫu số 11 (a). Biểu mẫu dự thầu gói thầu dược liệu.

Mẫu số 11 (b). Biểu mẫu dự thầu gói thầu vị thuốc cổ truyền.

B. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXTC

Mẫu số 12 (a). Đơn dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng).

Mẫu số 12 (b). Đơn dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu).

Mẫu số 13 (a). Biểu giá dự thầu gói thầu dược liệu.

Mẫu số 13 (b). Biểu giá dự thầu gói thầu vị thuốc cổ truyền.

Mẫu số 14 (a) Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền được hưởng ưu đãi.

Mẫu số 14 (b) Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước trong cơ cấu giá.

 

A. BIỂU MẪU DỰ THẦU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

Mẫu số 01

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(thuộc HSĐXKT)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___ [ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với thời gian thực hiện hợp đồng là ___ [ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu] (2). Hồ sơ dự thầu của chúng tôi gồm có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này và hồ sơ đề xuất về tài chính được niêm phong riêng biệt.

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 42 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này cùng với hồ sơ đề xuất về tài chính có hiệu lực trong thời gian ___ (3)ngày, kể từ ngày ___ tháng ___ năm ___ (4).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (5)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]





Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, hoàn thành dịch vụ (nếu có) nêu trong HSDT.

(3) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 17.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 1 ngày.

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(5) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình chủ đầu tư bn chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.

 

Mẫu số 02

GIẤY ỦY QUYỀN(1)

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ___

Tôi là ___ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của ___ [ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại ___ [ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho ___ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___ [ghi tên dự án] do ___ [ghi tên Bên mời thầu] tổ chức:

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký thỏa thuận liên danh (nếu có);

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSDT;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư nếu được lựa chọn](2).

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà thầu]. ___ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ___ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ___ đến ngày ___ (3). Giấy ủy quyền này được lập thành ___ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ___ bản, người được ủy quyền giữ ___ bản, Bên mời thầu giữ ___ bản.

 

Người được ủy quyền
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu
(nếu có)]





Người ủy quyền
[ghi tên người đại diện theo pháp luật của
nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]





Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho Bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.

 

Mẫu số 03

THỎA THUẬN LIÊN DANH(1)

___, ngày      tháng      năm

Gói thầu:            [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: ___ [ghi tên dự án]

Căn cứ(2)  [Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];

Căn cứ(2)  [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];

Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] ngày ___ tháng ___ năm ___ [ngày được ghi trên HSMT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh ___ [ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Tài khoản:

Mã số thuế:

Giấy ủy quyền số      ngày ___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;

- Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng;

- Hình thức xử lý khác ___ [ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___ [ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh:

Các bên nhất trí ủy quyền cho ___ [ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(3):

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSDT;

- Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ___ [ghi rõ nội dung các công việc khác [nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây (4):

STT

Tên

Nội dung công việc đảm nhận

Tỷ lệ % so với tổng giá dự thầu

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh

- ___

- ___

- ___ %

- ___ %

2

Tên thành viên thứ 2

- ___

- ___

- ___ %

- ___ %

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

- Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

- Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

- Hủy thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___ [ghi tên dự án] theo thông báo của Bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập thành ___ bản, mỗi bên giữ ___ bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH

[ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo mẫu này có thể được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ tên, số hiệu của các phần mà nhà thầu liên danh tham dự thầu, trong đó nêu rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh đối với phần tham dự thầu.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(4) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.

 

Mẫu số 04 (a)

BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)

(áp dụng đối với nhà thầu độc lập)

n thụ hưởng: ___ [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: ____ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___ [ghi s trích yếu của Bo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ____ [ghi tên và địa ch nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thhiện ở phần tiêu đ trên giấy in]

Chúng i được thông báo rằng [ghi tên nhà thu] (sau đây gọi là "Bên yêu cầu bảo lãnh") sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu thông báo mời thầu s [ghi s trích yếu của Thư mời thầu thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong___ (2) ngày, k từ ngày___ tháng___ năm___ (3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bn thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp Luật về đấu thầu dn đến phải huỷ thầu theo quy định lại điểm d Mục 40.1 - Ch dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu:

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng; từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 42 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu Bên yêu cầu bo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bn chụp văn bản thông bảo kết qu lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh: trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bt c yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được đến tới văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1.BDL

 

Mẫu số 04 (b)

BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)

(áp dụng đối với nhà thầu liên doanh)

n thụ hưởng: ___ [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: ____ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___ [ghi s trích yếu của Bo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ____ [ghi tên và địa ch nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thhiện ở phần tiêu đ trên giấy in]

Chúng i được thông báo rằng [ghi tên nhà thu](2) (sau đây gọi là "Bên yêu cầu bảo lãnh") sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu thông báo mời thầu s [ghi s trích yếu của Thư mời thầu thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong___ (3) ngày, k từ ngày___ tháng___ năm___ (4).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bn thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp Luật về đấu thầu dn đến phải huỷ thầu theo quy định lại điểm d Mục 40.1 - Ch dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu:

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 42 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh ____[ghi đầy đủ tên của nhà thầu liên danh] vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến  không được hoàn tr bảo đảm dự thầu theo quy định lại Mục 18.5 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này s hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Khuyến khích các ngân hàng sử dụng theo Mẫu này, trường hợp sử dụng theo mẫu khác mà vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu trong trường hợp này được coi là không hợp lệ.

(2) Tên nhà thầu có thể là mt trong các trường hợp sau đây:

- Tên của c nhà thầu liên danh, ví d nhà thầu liên danh A + B tham dự thầu thì tên nhà thầu ghi là "Nhà thầu liên danh A + B";

- Tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bo lãnh dự thầu cho cả liên danh hoặc cho thành viên khác trong liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B + C tham dự thầu, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công cho nhà thầu A thực hiện bảo đảm dự thầu cho c liên danh thì tên nhà thầu ghi là "nhà thầu A (thay mặt cho nhà thầu liên danh A +B + C)" trường hợp trong thoả thuận liên danh phân công nhà thầu B thực hiện bảo đảm dự thầu cho nhà thầu B và C thì tên nhà thầu ghi là "Nhà thầu B (thay mặt cho nhà thầu B và C)”;

- Tên của thành viên liên danh thực hiện riêng rẽ bảo lãnh dự thầu.

(3) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL

 

Mẫu số 05 (a)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

Ngày: _____________________________

Số hiệu và tên gói thầu: ______________________________

Tên nhà thầu: ______ [ghi tên nhà thầu]

Trong trường hợp liên danh, ghi tên của từng thành viên trong liên danh

Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động: _____ [ghi tên tnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh, hoạt động]

Năm thành lập công ty: ______ [ghi năm thành lập công ty]

Địa chỉ hợp pháp của nhà thầu: ___________ [tại nơi đăng ký]

Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: __________

Địa chỉ: ________________

Số điện thoại/Fax: _________________

Địa chỉ email: ___________________________

1. Kèm theo là bản chụp các tài liệu sau đây:

1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

1.2. Các Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Mẫu số 05 (b)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÀ THẦU LIÊN DANH(1)

Ngày: ________

Số hiệu và tên gói thầu: ____________

Tên nhà thầu liên danh:

Tên thành viên của nhà thầu liên danh:

Quốc gia nơi đăng ký công ty của thành viên liên danh:

Năm thành lập công ty của thành viên liên danh:

Địa chỉ hợp pháp của thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:

Thông tin về đại diện hợp pháp của thành viên liên danh:

Tên: __________

Địa chỉ: ________________

Số điện thoại/fax: _________________

Địa chỉ email: ___________________________

1. Kèm theo là bản chụp các tài liệu sau đây:

1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

1.2. Các Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phi kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 06 (a)

BẢNG TỔNG HỢP HỢP ĐỒNG TƯƠNG T DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

Tên nhà thầu: ______ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin tổng hợp giá trị các hợp đồng tương tự

STT

Tên và số hợp đồng

Ngày ký hợp đồng

Ngày hoàn thành

Giá hợp đồng (đối với nhà thầu độc lập)

Giá trị hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm (trường hợp đối với nhà thầu liên danh

Tên dự án

Tên chủ đầu tư

Loại mặt hàng cung cấp theo hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 06(b)

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

___, ngày____ tháng____ năm _____

Tên nhà thầu: _____ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần bảo đảm các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

[ghi tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]

Ngày ký hợp đồng

[ghi ngày, tháng, năm]

Ngày hoàn thành

[ghi ngày, tháng, năm]

Giá hợp đồng

[ghi tổng giá hợp đồng bằng s tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương ____ VNĐ

Trong trường hợp là thành viên trong liên danh, ghi giá trị phần hp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

[ghi phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng]

[ghi số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương ____ VNĐ

Tên d án:

[ghi tên đầy đ của dự án có hợp đồng đang kê khai]

Tên Ch đầu tư:

[ghi tên đầy đủ của Chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]

Địa chỉ:

Điện thoại/fax:

E-mail:

[ghi đầy đủ địa chỉ hiện tại của Chủ đầu tư]

[ghi số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia, mà vùng, địa chỉ e-mail]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá

1. Loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền

[ghi thông tin phù hợp]

2. Về giá trị

[ghi số tiền bằng VNĐ]

3. Về quy mô thực hiện

[ghi quy mô theo hợp đồng]

4. Các đặc tính khác

[ghi các đặc tính khác nếu cần thiết]

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của Ch đầu tư về hợp đồng đã hoàn thành theo các nội dung liên quan trong bảng trên..,).

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ch kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

 

Mẫu s 07

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU(1)

Tên nhà thầu: ________

Ngày: ____________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có):

S liệu tài chính cho 3 năm gần nhất(2) [VNĐ]

Năm 1:

Năm 2:

Năm 3:

 

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản

 

 

 

Tng nợ

 

 

 

Giá trị tài sn ròng

 

 

 

Tài sn ngắn hạn

 

 

R

Nợ ngắn hạn

 

 

 

Vốn lưu động

 

 

 

Thông tin từ Báo cáo kết qu kinh doanh

Tng doanh thu

 

 

 

Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh (3)

 

Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

Đính kèm là bản sao các báo cáo tài chính (các bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả thuyết minh có liên quan, và các báo cáo kết quả kinh doanh) cho ba năm gần nhất(4), như đã nêu trên, tuân th các điều kiện sau:

1. Phản ánh tình hình i chính của nhà thầu hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà thầu liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà thầu hoặc thành viên liên danh.

2. Các báo cáo tài chính phải hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung theo quy định.

3. Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành. Kèm theo là bn chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

- Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế và thời điểm đã nộp tờ khai;

- Các báo cáo tài chính được kim toán theo quy định;

- Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử:

- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

- Các tài liệu khác.

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2) , (4) Khoảng thời gian được nêu ở đây cần giống khoảng thời gian được quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

(3) Đ xác định doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà thầu sẽ chia tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm cho s năm dựa trên thông tin đã được cung cấp.

 

Mẫu số 08

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH(1)

Nêu rõ các nguồn tài chính dự kiến, chẳng hạn như các tài sản có khả năng thanh khoản cao(2). các hạn mức tín dụng và các nguồn tài chính khác (không phải là các khoản tạm ứng theo hợp đồng) có sẵn để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính quy định tại Mẫu số 08.

Nguồn lực tài chính của nhà thầu

STT

Nguồn tài chính

Số tiền (VNĐ)

1

 

 

2

 

 

 

 

Tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (TNL)

 

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phi cung cấp thông tin về nguồn lực tài cnh của mình, kèm theo tài liệu chứng minh.

Nguồn lực i chính mà nhà thầu d kiến huy động đ thực hiện gói thầu được tính theo công thức sau:

NLTC = TNL - ĐTH

Trong đó.

- NLTC là nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu:

- TNL là tổng nguồn lc tài chính của nhà thầu (tổng nguồn lực tài chính quy định lại Mẫu này);

- ĐTH là tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đng đang thực hiện (quy định lại Mẫu số 09).

Nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu nếu có nguồn lực tài chính dư kiến huy động đ thực hiện gói thầu (NLTC) tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 1.3 Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Trường hợp trong HSDT, nhà thầu có nộp kèm theo bn cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói thầu đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 1.3 Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và không phải kê khai thông tin theo quy định Mẫu này và Mẫu s 09.

(2) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sn sàng đ bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyn đi thành tiền mặt trong vòng một năm.

 

Mẫu số 09

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HÀNG THÁNG CHO CÁC HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN(1)

STT

Tên hợp đồng

Người liên hệ của Ch đầu tư (địa chỉ, điện thoại, fax)

Ngày hoàn thành hợp đồng

Thi hạn còn lại của hợp đồng tính bằng tháng (A)(2)

Giá trị hợp đồng chưa thanh toán, bao gồm c thuế (B)(3)

Yêu cầu về nguồn lc tài chính hàng tháng (B/A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng yêu cầu v nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (ĐTH).

 

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin được nêu dưới đây để tính toán tổng các yêu cầu về nguồn lực tài chính, bằng tổng của: (i) các cam kết hiện tại của nhà thầu hoặc từng thành trong viên liên danh) trong tất cả các hợp đồng mà nhà thầu (hoặc từng thành viên trong liên danh) đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện: (ii) yêu cầu về nguồn lực tài chính đối với hợp đồng đang xét theo xác định của Chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải cung cấp thông tin v bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào khác có th nh hưởng đáng k đến việc thực hiện hợp đồng đang xét nếu nhà thầu được trao hợp đồng.

(2) Thời hn còn lại của hợp đồng tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

(3) Giá trị hợp đồng còn lại chưa được thanh toán tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

 

Mẫu số 10

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)

STT

Tên nhà thầu phụ(2)

Phạm vi công việc(3)

Khối lượng công việc(4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoặc văn bản tha thuận với nhà thầu phụ(6)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... ngày,...tháng...năm……. 
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ghi cụ th tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác đnh được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà ch kê khai vào cột "Phạm vi công việc". Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Ch đầu tư

(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ

(5) Nhà thầu ghi cụ th giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đm nhn so với giá dự thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ th s hợp đồng hoặc văn bn tha thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

 


Mẫu số 11 (a)

BIỂU MẪU DỰ THẦU
(gói thầu dược liệu)

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

STT theo HSMT

Tên dược liệu

B phận dùng

Tên khoa hc

Dạng sơ chế

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số ĐKLH/GPNK hoặc số công bố TCCL

Cơ s sản xuất, cung cấp

Đơn vị tính

Số lượng dự thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ h tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 11 (b)

BIỂU MẪU DỰ THẦU
(gói thầu vị thuốc cổ truyền)

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

STT theo HSMT

Tên vị thuốc cổ truyền

B phận dùng

Tên khoa hc

Phương pháp sơ chế

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số ĐKLH/GPNK 

Cơ s sản xuất, cung cấp

Đơn vị tính

Số lượng dự thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ h tên, đóng dấu)


B. CÁC BIỂU MẪU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH

Mẫu số 12 (a)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(thuộc HSĐXTC)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất gim giá hoặc có đ xuất gim giá trong thư gim giá riêng)

Ngày: ____ [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: ______ [ghi tên gói thầu theo thông o mi thầu]

Tên dự án: ________ [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: _______ [ghi s trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

 

Kính gi: ______ [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bn sa đổi hồ sơ mời thầu số ____ [ghi số của văn bn sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, __________ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là ______ [ghi giá trị bằng s, bng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Hồ sơ đề xuất v tài chính này có hiệu lực trong thời gian ____ (3)ngày, k từ ngày ____ tháng ___ năm ____ (4).

 

 

Đại diện hp pháp của nhà thầu(5)
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu(6)]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ  chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSĐXTC, được đi diện hợp pháp của nhà thầu  tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bt lợi cho Ch đu tư, Bên mời thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì nhà thầu phải ghi giá dự thầu cho từng phần và tăng giá dự thầu cho các phần  nhà thầu tham dự thầu; trường hợp trong HSMT cho phép chào theo một số đồng tiền khác nhau thì nhà thầu cần ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đng tiền do nhà thầu chào.

(3) Ghi s ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 17.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSĐXTC được tính k từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính là 1 ngày.

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(5) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phi gửi kèm theo Giấy ủy quyn theo Mẫu s 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầthì phải gửi kèm theo các văn bn này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu  liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản tha thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thoả thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có y quyn thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đng, nhà thầu phải trình Ch đu tư bn chụp được chứng thực các văn bn này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu  không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.

 

Mẫu số 12 (b)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(thuộc HSĐXTC)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất gim giá trong đơn dự thầu)

Ngày: ____ [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: ______ [ghi tên gói thầu theo thông o mi thầu]

Tên dự án: ________ [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: _______ [ghi s trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

 

Kính gi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bn sa đổi hồ sơ mời thầu số ____ [ghi số của văn bn sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, __________ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là ______ [ghi giá trị bằng s, bng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với s tiền giảm giá là: ________ [ghi giá tr giảm giá bng s, bằng chữ và đng tiền](3).

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là: _____ [ghi giá trị bng số, bằng chữ và đồng tiền].

Hồ sơ đề xuất v tài chính này có hiệu lực trong thời gian ____ (4)ngày, k từ ngày ____ tháng ___ năm ____ (5).

 

 

Đại diện hp pháp của nhà thầu(6)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ  chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSĐXTC, được đi diện hợp pháp của nhà thầu  tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bt lợi cho Ch đu tư, Bên mời thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì nhà thầu phải ghi giá dự thầu cho từng phần và tăng giá dự thầu cho các phần  nhà thầu tham dự thầu; trường hợp trong HSMT cho phép chào theo một số đồng tiền khác nhau thì nhà thầu cần ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đng tiền do nhà thầu chào.

(3) Ghi rõ gim giá cho toàn bộ gói thầu hay gim giá cho một hoặc nhiều công việc, hng mục nào đó (nêu rõ công việc, hng mục được gim giá).

(4) Ghi s ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 17.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSDXTC được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày có thời điểm đóng thầu được tính tại 1 ngày.

(5) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(6) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu y quyn cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu s 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ ng ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy y quyn theo Mẫu s 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu  liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thoả thuận cho thành viên đng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Ch đầu tư bn chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.


Mẫu số 13 (a)

BIỂU GIÁ DỰ THẦU

(gói thầu dược liệu)

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

STT theo HSMT

Tên dược liệu

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tui thọ)

Số ĐKLH/ GPNK hoặc Số công bố TCCL

Cơ s sản xuất, cung cấp

Đơn vị tính

Đơn giá dự thầu

Số lượng dự thầu

Thành tiền

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 13 (b)

BIỂU GIÁ DỰ THẦU

(gói thầu vị thuốc cổ truyền)

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

STT theo HSMT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Phương pháp sơ chế

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tui thọ)

Số ĐKLH/ GPNK

Cơ s sản xuất, cung cấp

Đơn vị tính

Đơn giá dự thầu

Số lượng dự thầu

Thành tiền

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Mẫu số 14(a)

BẢNG KÊ KHAI CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI(1)

STT

Tên thuốc

Giá trị

1

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền thứ nhất

 

 

Giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong HSDT

(I)

 

Giá trị thuế các loại (trong đó bao gồm thuế nhập khu đối với các yếu tố cấu thành dưc liệu, vị thuốc c truyền nhập khu, thuế VAT và các loại thuế khác phải trả cho dược liệu, vị thuốc cổ truyền)

(II)

 

Kê khai các chi phí nhập ngoại trong dược liệu, vị thuốc c truyền bao gồm các loại phí, l phí (nếu có)

(III)

 

Chi phí sản xuất trong nước

G* = (I) - (II) - (III)

 

Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước

D (%) = G*/G (%)

Trong đó G = (I)- (II)

2

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền thứ hai

 

 

...

 

 

 

……., ngày ….. tháng ….. năm …….
Đ
ại diện hp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú: (1) Trường hợp dược liệu, vị thuc c truyền không thuộc đối tượng ưu đãi thì nhà thầu không phải kê khai theo Mẫu này.

 

Mẫu số 14(b)

Tên sở sản xuất trong nước
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày  tháng  năm … 

 

BẢNG THUYẾT MINH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CƠ CẤU GIÁ
(Tính cho một đơn vị đóng gói nh nhất)

Tên dược liệu, vị thuốc c truyền, s giấy đăng ký lưu hành/ TCCL (đối với dược liệu): …………

Dạng sơ chế, chế biến, quy cách đóng gói: ……………………

Tên cơ sở sn xuất: …………………………………………………………………………

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Số lưng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

Chi phí trong nước

A

Sn lượng tính giá

 

 

 

 

 

B

Chi phí sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

I

Chi phí trực tiếp:

 

 

 

 

 

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

 

 

 

 

 

2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

 

 

3

Chi phí khu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

 

 

 

 

 

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

 

 

 

 

 

II

Chi phí chung

 

 

 

 

 

5

Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

 

 

 

 

 

6

Chi phí tài chính (nếu có)

 

 

 

 

 

7

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

 

8

Chi phí quản lý

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

C

Chi phí phân b cho sản phẩm phụ (nếu có)

 

 

 

 

 

D

Giá thành toàn bộ

 

 

 

 

 

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

 

 

 

 

 

E

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

 

 

 

 

 

H

Giá dự thầu

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc cơ sở sản xuất
(Ký tên, ghi rõ họ lên, đóng dấu)

Ghi chú: Nhà thầu nộp các tài liệu chứng minh liên quan chi phí sản xuất trong nước.

 

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. PHẠM VI CUNG CẤP

Mục 1. Phạm vi và tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Phạm vi và tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền được Bên mời thầu đưa vào HSMT và phải bao gồm mô t về các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền sẽ được cung cấp và tiến độ cung cấp.

Các thông tin trong Mục này đ hỗ trợ các nhà thầu khi lập các bảng giá theo các mẫu tương ứng quy định tại chương IV - Biểu mẫu dự thu.

1. Phạm vi cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan (nếu có)

PHẠM VI CUNG CẤP DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

Bên mời thầu liệt kê chi tiết danh mục các dược liệu, vị thuốc c truyền yêu cầu cung cấp. Trong đó cn nêu rõ danh mục dược liệu, vị thuốc có truyền với s lượng và các thông tin cụ thể theo các Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu về kỹ thuật của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

2. Biểu tiến độ cung cấp

BIỂU TIẾN ĐỘ CUNG CẤP

Tiến độ yêu cầu cung cấp cần được Bên mời thầu lp thành biểu dưới đây, trong đó nêu rõ tên dược liệu, vị thuốc c truyền với s lượng yêu cầu, địa điểm và tiến độ cung cấp cụ thể.

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền có thể được yêu cu cung cấp thành một hoặc nhiều đt khác nhau tùy theo yêu cầu của gói thầu. Căn cứ quy mô, tính cht của gói thầu cũng như loi dược liệu, vị thuốc cổ truyền cụ thể mà quy định, ví dụ: u cu cung cấp vào một thời điểm cụ thể (ngày tháng c th), sau một s tuần nht định k từ khi hợp đng có hiệu lực hoc quy định trong một khoảng thời gian (từ tuần thứ ___ đến tuần thứ ___  k từ khi hợp đồng có hiệu lực).

Địa điểm cung cấp ____ [ghi tên Bên mời thầu].

- Số nhà/s tng/s phòng:

- Tên đường, ph:

- Thành phố:

- Mã bưu điện:

- S điện thoại:

Mục 2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu đặc tính kỹ thuật (mang tính kỹ thuật thuần túy) và các yêu cầu khác liên quan đến việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền (trừ giá). Yêu cầu về kỹ thuật phải được nêu đầy đ, rõ ràng và cụ thể để làm cơ sở cho nhà thầu lập HSDT.

Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đng, đồng thời cũng không đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, k c việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh th gây ra sự phân biệt đi xử.

Yêu cầu v kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bn như sau:

2.1. Giới thiệu chung về dự án và gói thầu

Mục này nêu thông tin tóm tt về dự án và v gói thầu như địa điểm thực hiện dự án, quy mô của dự án yêu cầu về cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc gói thầu, thời gian thực hiện gói thu và những thông tin khác tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.

2.2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu v kỹ thuật bao gm yêu cu về kỹ thuật chung và yêu cầu về kỹ thuật chi tiết đối với dược liệu, vị thuốc c truyền thuộc phạm vi cung cấp của gói thầu.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật chung  các yêu cầu về dược liệu, vị thuốc cổ truyền (bao gồm: Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền, tên khoa học, nguồn gốc, dạng sơ chế, phương pháp chế biến, đơn vị tính, đóng gói, vận chuyn các điều kiện khí hậu tại nơi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được s dụng.

Nếu n mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp trong HSDT của mình một phần hoặc toàn bộ các thông số kỹ thuật, các bảng biểu kỹ thuật hoặc các thông tin kỹ thuật khác thì Bên mời thầu phải quy định rõ tính cht và mức độ thông tin yêu cầu và cách trình bày các thông tin đó trong HSDT. [nếu yêu cầu cung cấp bản tóm tt thông s kỹ thuật thì Bên mời thầu phải ghi thông tin vào bảng dưới đây. Nhà thầu sẽ soạn mt bảng tương tự đ chứng minh dược liệu, vị thuốc cổ truyền do nhà thầu chào tuân th với các yêu cầu đó.]

2.3. Các yêu cầu khác

Các yêu cầu khác v kỹ thuật bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, yêu cầu về tiến độ cung cấp theo quy định tại Mục 1 Chương này, yêu cầu về phương thức thanh toán, yêu cầu v cung cấp tài chính (nếu có) và điều kiện tín dụng kèm theo. Các yêu cầu này phải được nêu chi tiết để nhà thầu chuẩn bị HSDT.

Mục 3. Kiểm tra và kiểm nghiệm

Các kiểm tra và kiểm nghiệm cần tiến hành gồm có: [ghi danh sách các kiểm tra và kim nghiệm].

 

BẢNG PHẠM VI CUNG CẤP, TIẾN ĐỘ CUNG CẤP VÀ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT CỦA DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

1. Đối với gói thầu dược liệu:

STT

Tên Dược liệu

Bộ phận dùng

n khoa học

Dạng chế biến

Phân Nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền:

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

n khoa học

Phương pháp chế biến

Phân Nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

1. Định nghĩa

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. “Ch đầu tư“ là tổ chức được quy định tại ĐKCT;

1.2. “Hợp đồng“ là thoả thuận giữa Chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm c phụ lục và tài liệu kèm theo;

1.3. “Nhà thầu" là nhà thầu trúng thầu (có thể là nhà thầu độc lập hoặc liên danh) và được quy định tại ĐKCT;

1.4. "Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong HSDT hoặc nhà thầu thực hiện các phần công việc mà nhà thầu chính đề xuất trong HSDT; ký Hợp đồng với nhà thầu chính đ thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong HSDT được Ch đầu tư chấp thuận;

1.5. “Tài liệu Hợp đồng” nghĩa là các tài liệu được liệt kê trong Hợp đồng, bao gồm bất kỳ bản sa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng;

1.6. "Giá hợp đồng" là tổng số tiền chi trong hợp đồng cho việc cung cp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan. Giá hợp đồng đã bao gồm tt c các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có);

1.7. “Ngày” là ngày dương lịch: “tháng” là tháng dương lịch;

1.8. “Hoàn thành” là việc Nhà thầu hoàn tất các dịch vụ liên quan theo các điều khoản và điều kiện quy định tại Hợp đồng;

1.9. "Địa điểm dự án" là địa điểm được quy định tại ĐKCT.

2. Thứ tự ưu tiên

Các tài liệu cấu thành Hp đồng được sp xếp theo th tự ưu tiên sau đây:

2.1. Hợp đồng, kèm theo các phụ lục hợp đồng;

2.2. Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng;

2.3. Quyết định phê duyệt kết qu lựa chọn nhà thầu;

2.4. ĐKCT;

2.5. ĐKC;

2.6. HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của Nhà thầu:

2.7. HSMT và các i liệu sửa đổi HSMT (nếu có);

2.8. Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.

3. Luật và ngôn ngữ

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật của Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.

4. Ủy quyền

Trừ khi có quy định khác trong ĐKCT, Chủ đầu tư có thể y quyền thực hiện bất k trách nhiệm nào của mình cho người khác, sau khi thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu và có th rút lại quyết định ủy quyn sau khi đã thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

5. Thông báo

5.1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ quy định tại ĐKCT.

5.2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nếu trong thông báo, y theo ngày nào đến muộn hơn.

6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

6.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp lên Ch đu tư không muộn hơn ngày quy định tại Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng theo hình thức, giá trị và hiệu lực quy định tại ĐKCT.

6.2. Thời hạn hoàn tr bảo đm thực hiện hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

7. Nhà thầu phụ

7.1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ quy định lại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nếu trong HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được nêu tại Mục này chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Ch đầu tư chấp thuận.

7.2. Nhà thầu không được s dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai s dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT.

7.3. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

8. Giải quyết tranh chấp

8.1. Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa gii.

8.2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định tại ĐKCT k từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có th yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được quy định tại ĐKCT.

9. Phạm vi cung cấp

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được cung cấp theo quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp và được đính kém thành Phụ lục bằng giá hợp đồng và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu phải cung cấp cùng với đơn giá của các loại dược liệu, vị thuốc c truyền đó.

10. Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan (nếu có) và tài liệu chứng từ

Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan (nếu có) phải được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V - Phạm vi cung cấp. Nhà thầu phải cung cấp các hóa đơn và/hoặc các chứng từ tài liệu khác theo quy định tại ĐKCT.

11. Trách nhiệm của Nhà thầu

Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các Dịch vụ liên quan (nếu có) trong Phạm vi cung cấp quy định tại Mục 9 ĐKC và theo tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan quy định tại Mục 10 ĐKC.

12. Loại hợp đồng và giá hợp đồng

12.1. Loại hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

12.2. Giá hợp đồng quy định tại ĐKCT là toàn bộ chi phí đ thực hiện hoàn thành việc cung cấp dược liệu, vị thuốc c truyền và dịch vụ liên quan của gói thầu nêu trong Bảng giá hợp đồng trên cơ sở bảo đảm tiến đ, chất lượng theo đúng yêu cầu của gói thầu. Giá hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí về thuê, phí, lệ phí (nếu có).

12.3. Bảng giá hợp đồng quy định tại Phụ lục bảng giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gm phạm vi cung cấp và thành tiền của các hạng mục.

13. Điều chỉnh giá hợp đồng và khối lượng hợp đồng

Việc điều chỉnh giá hợp đồng và khối lượng hợp đồng thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

14. Điều chỉnh thuế

Việc điều chỉnh thuế thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

15. Thanh toán

15.1. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại ĐKCT. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán chậm, Nhà thầu sẽ được trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào ln thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà l ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại bằng VNĐ.

15.2. Đồng tiền thanh toán là: VND.

16. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bn quyn s hữu trí tuệ liên quan đến dược liệu, vị thuốc c truyền mà nhà thầu đã cung cấp cho Chủ đầu tư.

17. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

17.1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Ch đầu tư, Nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, thông tin do Ch đầu tư hoặc đại diện của Ch đầu tư đưa ra cho bất c ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bo mật và trong phạm vi cn thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

17.2. Nếu không có sự đồng ý bng văn bản của Ch đầu tư, nhà thầu không được sử dụng bt c thông tin hoặc tài liệu nào quy định tại Mục 17.1 ĐKC này vào mục đích khác tr khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

17.3. Các tài liệu quy định tại Mục 17.1 ĐKC thuộc quyn sở hữu của Chủ đầu tư. Khi Ch đầu tư có yêu cầu, nhà thầu phải tr lại cho Ch đầu  các tài liệu này (bao gồm cả các bn chụp) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

18. Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo Hợp đồng này sẽ phải tuân theo các thông s kỹ thuật và tiêu chuẩn đề cập tại Mục 2 Chương VI - Phạm vi cung cấp;

19. Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Nhà thầu phải đóng gói dược liệu, vị thuc cổ truyền đúng yêu cầu quy định tại ĐKCT phù hợp với từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền và hình thức vận chuyn.

Việc đóng gói phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bị hư hng, thay đổi đặc tính trong quá trình bốc dỡ vận chuyn và các tác động của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải phù hợp với việc vận chuyn và giao nhận.

20. Bảo hiểm

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải được bảo him cho quá trình vận chuyn, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định tại ĐKCT.

21. Vận chuyển, giao hàng và các dịch vụ phát sinh

Yêu cầu về vận chuyn, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các yêu cầu khác quy định tại ĐKCT.

22. Kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền

22.1. Ch đầu tư hoặc đại diện của Ch đầu tư có quyền kiểm tra, kim nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp đ khẳng định dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, kiểm nghiệm được quy định tại ĐKCT.

22.2. Bất kỳ dược liệu, vị thuốc cổ truyền nào qua kiểm tra, kiểm nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì Ch đầu tư có quyền từ chối.

23. Bồi thường thiệt hại

Trừ trường hợp bất kh kháng theo quy định tại Mục 25 ĐKC, nếu nhà thầu không thực hiện một phn hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì Ch đầu tư có th khu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định tại ĐKCT tính cho mi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thoả thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Ch đầu tư sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định tại ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, Ch đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Mục 28 ĐKC.

24. Yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng và hạn sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền

24.1. Nhà thầu bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp có nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

24.2. Nhà thầu phải đảm bo chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng đáp ng theo tiêu chuẩn chất lượng quy định tại được đin theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đa được cấp giấy đăng ký lưu hành và các quy định khác nêu tại ĐKCT.

Ngoài ra, nhà thầu cũng phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo hợp đồng s không có các vn đề ny sinh có th dn đến những bất lợi trong quá trình s dng bình thường của dược liệu, vị thuốc c truyền.

24.3. Yêu cầu về hạn sử dụng đối với dược liệu, vị thuc cổ truyền

25. Bất khả kháng

25.1. Trong hợp đồng này, bất kh kháng được hiểu là những s kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các n, chng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, ha hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kim dịch.

25.2. Khi xy ra trường hợp bất kh kháng, bên bị nh hưởng bi sự kiện bất kh kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyn cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xy ra sự kiện bất kh kháng.

Trong khoảng thời gian không th thực hiện hợp đồng do điều kiện bt khả kháng, Nhà thầu theo hướng dẫn của Chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất kh kháng. Trong trường hợp này. Ch đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho Nhà thầu các khoản phụ phí cn thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

25.3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất kh kháng s không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất kh kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chp s được giải quyết theo quy định tại Mục 8 ĐKC.

26. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

26.1. Việc hiệu chnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đi phương thức vận chuyn hoặc đóng gói;

b) Thay đổi địa điểm giao hàng;

c) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

d) Thay đổi dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu:

đ) Các nội dung khác quy định lại ĐKCT.

26.2. Chủ đầu tư và nhà thầu s tiến hành thương thao để làm cơ s ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chính, b sung hợp đồng.

27. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

Tiến độ thực hiện hợp đồng ch được điều chnh trong trường hợp sau đây:

27.1. Trường hợp bất kh kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

27.2. Thay đi phạm vi cung cấp, biện pháp cung cấp do yêu cầu khách quan làm nh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

27.3. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng tha thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thm quyền xem xét, quyết định.

27.4. Các trưng hp khác quy định tại ĐKCT.

28. Chấm dứt hợp đồng

28.1. Ch đầu tư hoặc nhà thầu có th chấm dứt hợp đồng nếu mt trong hai bên có vi phạm cơ bn về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Ch đầu tư gia hạn:

b) Ch đầu tư hoặc Nhà thầu bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản để tái cơ cấu hoặc sáp nhập;

c) Có bng chứng cho thấy Nhà thầu đã vi phạm một trong các hành vi bị cm quy định tại Điều 89 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 trong quá trình đấu thầu hoặc thực hiện Hợp đồng;

d) Các hành vi khác quy định tại ĐKCT.

28.2. Trong trường hợp Ch đầu tư chm dứt việc thực hiện một phn hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a Mục 28.1 ĐKC thì nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bi thường cho Ch đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, nhà thầu vẫn phải liếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dt và chịu trách nhiệm bo hành phần hợp đồng do mình thực hiện.

28.3. Trong trường hp Chủ đầu tư chấm dt hợp đồng theo quy định tại điểm b Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư không phải chịu bất c chi p đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mt đi quyền lợi của Chủ đầu tư được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

 

Chương VII. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Trừ khi có quy định khác, toàn bộ ĐKCT phải được Bên mời thầu ghi đầy đủ trước khi phát hành HSMT.

ĐKC 1.1

Chủ đầu tư là: ___ [ghi tên hợp pháp đầy đủ của Chủ đầu tư].

ĐKC 1.3

Nhà thầu: ___ [ghi tên Nhà thầu trúng thầu].

ĐKC 1.9

Địa điểm Dự án/Điểm giao hàng cuối cùng là: ___ [ghi tên và thông tin chi tiết về địa điểm].

ĐKC 2.8

Các tài liệu sau đây cũng là một phần của Hợp đồng: ___ [liệt kê tài liệu].

ĐKC 4

Chủ đầu tư [có thể hoặc không thể] ủy quyền các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cho người khác.

ĐKC 5.1

Các thông báo cần gửi về Chủ đầu tư theo địa chỉ dưới đây:

Người nhận: ___ [ghi tên đầy đủ của người nhận, nếu có].

Địa chỉ: ___ [ghi đầy đủ địa chỉ].

Điện thoại: ___ [ghi số điện thoại, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Fax: ___ [ghi số fax, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Địa chỉ email: ___ [ghi địa chỉ email (nếu có)].

ĐKC 6.1

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___ [căn cứ quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu, quy định nhà thầu cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc theo hình thức đặt cọc bằng Séc. Trường hợp Nhà thầu nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành thì phải là bảo đảm không có điều kiện (trả tiền khi có yêu cầu, theo Mẫu số 17 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng)].

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___% Giá hợp đồng. [ghi giá trị cụ thể căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, từ 2% đến 10% Giá hợp đồng].

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày ___ tháng ___ năm ___ [căn cứ quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu và Nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

ĐKC 6.2

Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___ [ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu].

ĐKC 7.1

Danh sách nhà thầu phụ: ___ [ghi danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong HSDT].

ĐKC 7.3

Nêu các yêu cầu cn thiết khác về nhà thầu phụ: ___ [ghi yêu cầu khác về nhà thầu phụ (nếu có)].

ĐKC 8.2

Thời gian để tiến hành hòa giải: ___ [ghi số ngày tiến hành hòa giải tối đa].

Giải quyết tranh chấp: ___ [ghi cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...].

ĐKC 10

Nhà thầu phải cung cấp các thông tin và chng từ về việc vận chuyển dược liệu, v thuốc c truyền sau đây: ___ [Hóa đơn dược liệu, vị thuốc c truyền; phiếu kim nghiệm cht lượng tương ứng với từng lô hàng, tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô hàng; điều kiện bảo qun trong q trình vn chuyển].

Chủ đầu tư phải nhận được các tài liệu chứng từ nói trên trước khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền đến nơi, nếu không Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chi phí nào phát sinh do không thực hiện quy định này.

Nhà thầu phải cam kết Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của từng lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định.

ĐKC 12.1

Loại hợp đồng: ___ [ghi loại hợp đồng theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

ĐKC 12.2

Giá hợp đồng: ___ [ghi giá hợp đồng theo giá trị nêu trong Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng].

ĐKC 13

Điều chnh giá hợp đng và khối lượng hợp đồng:

- Đối với loại hợp đồng trọn gói: ___ [ghi “không áp dụng”];

- Đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: ___ [ghi như sau:

“a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực;

b) Việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại Mục 27 ĐKC. Không điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền đã tạm ứng hợp đồng;

c) Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh trong thời gian thực hiện hợp đồng nhằm phản ánh những thay đổi về chi phí nhân công và vật tư. Việc điều chỉnh giá sẽ được thực hiện theo công thức sau:

a+b+c = 1

Trong đó: 

P1 = Giá phi trả cho nhà thầu sau khi điều chnh

P0 - Giá Hợp đồng (giá cơ bn)

a = yếu tố cố định thể hiện lợi nhuận và phí quản lý chung được gộp vào trong Giá hợp đồng, thông thường trong khoảng từ 5% đến 15%

b = ước tính tỷ lệ của chi phí lao động (nhân công) trong giá hợp đồng

c = ước tính tỷ lệ của chi phí vật tư trong giá hợp đồng

L0, L1 = lần lượt là chỉ số giá nhân công áp dụng cho ngành sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại nước xuất xứ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền vào ngày cơ bản và ngày điều chỉnh giá

M0, M1 = lần lượt là chỉ số giá vật tư vào ngày cơ bản và ngày điều chỉnh giá tại nước xuất xứ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Trong HSDT, nhà thầu phải ghi rõ nguồn trích dẫn các chỉ số đó, và giá trị các chỉ số vào ngày cơ bản.

Các hệ số a, b, và c sẽ do Bên mời thầu xác định như sau:

a = [điền giá trị hệ số]

b = [đin giá trị hệ s]

c = [đin giá trị hệ số]

Ngày cơ bản = 28 ngày trước thời điểm đóng thầu.

Ngày điều chỉnh giá = [điền số tuần] tuần trước ngày chất hàng lên tàu (thường tương ứng với thời điểm khi quá trình sản xuất đã hoàn thành một nửa).

Điều kiện thực hiện điều chỉnh giá:

(i) Không được phép điều chỉnh giá ngoài thời hạn giao hàng gốc. Thông thường, điều chỉnh giá không được áp dụng cho khoảng thời gian chậm trễ mà Nhà thầu phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

(ii) Nếu đồng tiền thể hiện giá hợp đồng P0 không phải là đồng tiền ghi chỉ số giá nhân công và vật tư thì sẽ áp dụng một hệ số quy đổi để tránh sai sót khi điều chỉnh giá hợp đồng. Hệ số quy đổi phải tương ứng với tỷ lệ tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền vào ngày cơ bản và ngày điều chỉnh giá đã xác định ở trên.

(iii) Số tiền tương ứng với khoản thanh toán tạm ứng cho Nhà thầu sẽ không được điều chỉnh giá.

d) Điều chỉnh khối lượng:

- Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của Nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh;

- Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này;

- Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý.”]

ĐKC 14

Điều chỉnh thuế: ___ [ghi “được phép” hoặc “không được phép” áp dụng điều chỉnh thuế. Trường hợp được phép áp dụng điều chỉnh thuế thì ghi: “trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ số thuế phát sinh thì khoản chênh lệch của chính sách về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng”].

ĐKC 15.1

Phương thức thanh toán: ___ [căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này. Việc thanh toán cho nhà thầu có thể quy định thanh toán bằng tiền mặt, thư tín dụng, chuyển khoản... số lần thanh toán là nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Thời hạn thanh toán trong vòng không quá 90 ngày kể từ khi nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật].

ĐKC 19

Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___ [căn cứ quy mô, tính chất của từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền cũng như phương thức vận chuyển mà quy định cụ thể việc đóng gói. Trong đó cần nêu rõ quy định về cách thức đóng gói, vật liệu đóng gói, thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền ghi trên bao kiện đóng gói, các chỉ dẫn cho việc bốc dỡ, vận chuyển...]. Việc quy định quy cách đóng gói phải bảo đảm thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

ĐKC 20

Nội dung bảo hiểm: ___ [căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với các điều kiện thương mại được áp dụng].

ĐKC 21

- Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___ [nêu yêu cầu về vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền, bao gồm cả địa điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến. Tùy theo yêu cầu và tính chất của gói thầu, trong đó phải yêu cầu khi giao nhận hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại mục 15.4.CDNT.

- Các yêu cầu khác: ___ [căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định nội dung này,...]

ĐKC 22.1

Kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___ [căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể việc kiểm tra, kiểm nghiệm của nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp. Việc kiểm tra, kiểm nghiệm có thể quy định theo từng giai đoạn như: trước khi giao dược liệu, vị thuốc cổ truyền đến khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến. Trong các quy định về kiểm tra, kiểm nghiệm cần nêu được các nội dung cơ bản như: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, kiểm nghiệm... cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đạt yêu cầu qua kiểm tra, kiểm nghiệm].

ĐKC 23

Tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa là: ___% [ghi mức bồi thường thiệt hại tối đa].

Mức khấu trừ: ___%/tuần (hoặc ngày, tháng...) [ghi cụ thể quy định về mức khấu trừ là bao nhiêu % nội dung công việc chậm thực hiện tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu].

ĐKC 24.1

Nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền: ___ [nêu nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền (nếu có)].

ĐKC 24.2

Yêu cầu về chất lượng: ___ [nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đối với dược liệu: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô dược liệu với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng quy định tại một trong các dược điển theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc theo tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở tự công bố hoặc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

- Đối với vị thuốc cổ truyền: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô vị thuốc cổ truyền với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành].

ĐKC 24.3

Yêu cầu về hạn sử dụng: ___ [nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đảm bảo còn hạn sử dụng: Hạn sử dụng còn lại của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu tính từ thời điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm tối thiểu còn 06 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 02 năm trở lên; 03 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 01 đến dưới 02 năm; 1/4 hạn dùng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng dưới 01 năm.

- Cơ chế giải quyết các dược liệu, vị thuốc cổ truyền, hư hỏng, kém chất lượng phát sinh trong quá trình sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Cần nêu thời gian Chủ đầu tư thông báo cho Nhà thầu về các hư hỏng, kém chất lượng phát sinh của dược liệu, vị thuốc cổ truyền; thời hạn Nhà thầu phải tiến hành khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng; chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng và Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục...].

ĐKC 26.1 (d)

Các nội dung khác về hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng: ___ [nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

Trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu. Chủ đầu tư có thể xem xét để nhà thầu thay đổi đơn vị cung cấp nhưng tiêu chuẩn chất lượng không thay đổi

Trường hợp thay thế đơn vị cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để Chủ đầu tư có thể đánh giá việc thay thế, bao gồm: Hồ sơ pháp lý của đơn vị cung ứng được thay thế (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi sản xuất hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền); Đơn hàng nhập khẩu dược liệu đối với dược liệu nhập khẩu; tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

ĐKC 27.4

Các trường hợp khác: ___ [nêu cụ thể các trường hợp khác (nếu có)].

ĐKC 28.1 (d)

Các hành vi khác: ___ [nêu cụ thể các hành vi khác (nếu có)].

 

Chương VIII. BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà sau khi ghi thông tin hoàn chỉnh sẽ trở thành một phần của Hợp đồng, Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng dành cho Nhà thầu trúng thầu ghi thông tin và hoàn chỉnh sau khi được trao hợp đồng.

Mẫu số 15(a). Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng (áp dụng đối với hình thức tự đấu thầu tại cơ sở y tế).

Mẫu số 15(b). Thư chấp thuận HSDT và trao thỏa thuận khung (áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung).

Mẫu số 16(a). Hợp đồng (áp dụng đối với các cơ sở y tế).

Mẫu số 16(b). Thỏa thuận khung (áp dụng đối với mua sắm tập trung).

Mẫu số 17(a). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (trường hợp bảo lãnh với cơ sở y tế).

Mẫu số 17(b). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (trường hợp bảo lãnh tập trung).

 

Mẫu số 15(a)

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là “Nhà thầu”]

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng

Căn cứ Quyết định số __ ngày __ tháng __ năm __ của Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu], Bên mời thầu [ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao thỏa thuận khung cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì ghi tên, số hiệu của phần mà nhà thầu được công nhận trúng thầu] với giá hợp đồng là …… [ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện hợp đồng là __ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

- Thời gian hoàn thiện hợp đồng: ___ [ghi thời gian hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm [ghi địa điểm hoàn thiện hợp đồng];

- Thời gian ký kết hợp đồng: ___ [Ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm [ghi địa điểm ký kết hợp đồng], gửi kèm theo Dự thao hợp đồng.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 17 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền __ và thời gian hiệu lực __ [ghi số tiền tương ứng và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của HSMT].

Văn bản này là một phần không thể tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đơn vị mua sắm tập trung sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện lại của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày __ tháng __ năm __(1) mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

 

 

………, ngày ……… tháng ……… năm …………
Đại diện hợp pháp của Bên mời thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian phù hợp với thời gian quy định trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu

 

Mẫu số 15(b)

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO THỎA THUẬN KHUNG

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là “Nhà thầu”]

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao thỏa thuận khung

Căn cứ Quyết định số __ ngày __ tháng __ năm __ của Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu], Bên mời thầu [ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao thỏa thuận khung cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì ghi tên, số hiệu của phần mà nhà thầu được công nhận trúng thầu] với giá hợp đồng là …… [ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện hợp đồng là __ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết thỏa thuận khung với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

- Thời gian hoàn thiện thỏa thuận khung: __ [ghi thời gian hoàn thiện thỏa thuận khung], tại địa điểm [ghi địa điểm trung tâm mua sắm tập trung hoàn thiện thỏa thuận khung];

- Thời gian ký kết thỏa thuận khung: __ [ghi thời gian hoàn thiện thỏa thuận khung], tại địa điểm [ghi địa điểm trung tâm mua sắm tập trung hoàn thiện thỏa thuận khung], gửi kèm theo Dự thảo thỏa thuận khung.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 17 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền __ và thời gian hiệu lực __ [ghi số tiền tương ứng và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của HSMT].

Văn bản này là một phần không thể tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đơn vị mua sắm tập trung sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện lại của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày __ tháng __ năm __(1) mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

 

 

………, ngày ……… tháng ……… năm …………
Đại diện hợp pháp của Bên mời thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Tài liệu đính kèm: Dự thảo thỏa thuận khung

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian phù hợp với thời gian quy định trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu

 

Mẫu số 16(a)

HỢP ĐỒNG(1)

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

Hợp đồng s: _______________

Gói thầu: ____________________ [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: __________ [ghi tên dự án]

- Căn cứ(2) _____ (Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội);

- Căn cứ(2) _____ (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội);

- Căn cứ(2) _____ (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu);

- Căn cứ Quyết định số __ ngày __ tháng __ năm __ của __ về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu [Ghi tên gói thầu] và thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng số __ ngày __ tháng __ năm __ của Bên mời thầu;

- Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu ký ngày __ tháng __ năm __;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Tên Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư]: __________________________________________

Địa chỉ: _________________________________________________________________

Điện thoại: _______________________________________________________________

Fax: ____________________________________________________________________

E-mail: __________________________________________________________________

Tài khoản: _______________________________________________________________

Mã số thuế: ______________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: ________________________________________________________

Chức vụ: ________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [ghi tên nhà thầu trúng thầu]: _____________________________________

Địa chỉ: _________________________________________________________________

Điện thoại: ______________________________________________________________

Fax: ___________________________________________________________________

E-mail: _________________________________________________________________

Tài khoản: ______________________________________________________________

Mã số thuế: _____________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: _______________________________________________________

Chức vụ: _______________________________________________________________

Giy ủy quyền ký hợp đồng số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cp thuốc với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là các dược liệu/vị thuốc cổ truyền được nêu chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Văn bản hợp đồng (kèm theo Phạm vi cung cấp và bảng giá cùng các Phụ lục khác);

2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

4. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

5. Điều kiện chung của hợp đồng;

6. Hồ sơ dự thầu và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

7. Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi hồ sơ mời thầu (nếu có);

8. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A(3)

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định tại điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định tại điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp Bên A chậm thanh toán so với thời hạn quy định tại Hợp đồng. Bên A sẽ phải chịu mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước tương ứng với số ngày chậm thanh toán.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B(3)

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại dược liệu/vị thuốc cổ truyền như quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: __ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng].

2. Phương thức thanh toán: __ [Thanh toán theo phương thức quy định tại Mục 15.1 ĐKCT]

Điều 6. Loại hợp đồng: __ [ghi loại hợp đồng phù hợp với quy định tại Mục 12.1 ĐKCT]

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: __ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định tại Mục 1.3 BDL, HSDT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ __ [ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành __ bộ, Chủ đầu tư giữ __ bộ, Nhà thầu giữ __ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
NHÀ THẦU

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
CHỦ ĐẦU TƯ

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt số với ĐKCT.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Hợp đồng phải quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm giữa nhà thầu và cơ sở y tế về việc không giao hàng đúng tiến độ, số lượng và việc thanh toán không đúng hạn, sử dụng thuốc không đúng quy định tại Khoản 4 Điều 37 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 theo hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu và cơ sở y tế.]


PHỤ LỤC BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo hợp đồng số _____, ngày ___ tháng ___ năm ___)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định

BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(đối với gói thầu dược liệu)

STT

Tên c liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế

Quy cách đóng gói

Tiêu chun chất lượng

Hạn dùng (Tui thọ)

Số Giấy đăng ký hoặc GPNK hoặc số công bố TCCL

Cơ s sản xuất

Nước sản xuất

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng giá hợp đồng

(Kết chuyn sang Điều 5 hp đồng)

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền)

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

n khoa học

Bộ phận dùng

Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

Tiêu chun chất lượng

Hạn dùng (Tui thọ)

Số Giấy đăng ký hoặc GPNK hoặc số công bố TCCL

Cơ s sản xuất

Nước sản xuất

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng giá hợp đồng

(Kết chuyển sang Điều 5 hợp đồng)

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)


Mẫu số 16(b)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………,ngày …… tháng …… năm ……

THỎA THUẬN KHUNG

Số: __________

V/v cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền ……………………………………… thuộc Gói thầu số ……………………………………… (theo quyết định được phê duyệt)

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-…… ngày …/…/…… của ...[Đơn vị có thẩm quyền]... về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ...[ghi tên gói thầu].... của ……[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]…;

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-…… ngày …/…/…… của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...về việc phê duyệt Hồ sơ yêu cầu ...[ghi tên gói thầu]....;

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-…… ngày …/…/…… của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]... về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ...[ghi tên gói thầu].... ;

Căn cứ Thư chấp thuận Hồ sơ đề xuất và trao thỏa thuận khung của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...,

……[Ghi thêm các căn cứ khác (nếu có)]……

Hôm nay, ngày ……… tháng ……… năm ………, tại ...[ghi tên địa điểm ký thỏa thuận khung].... Chúng tôi gồm:

I. Cơ quan ký thỏa thuận khung (sau đây gọi là Bên A):

Tên Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư]: __________________________________________

Địa chỉ: _________________________________________________________________

Điện thoại: _______________________________________________________________

Fax: ____________________________________________________________________

E-mail: __________________________________________________________________

Tài khoản: _______________________________________________________________

Mã số thuế: ______________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: _________________________________________________________

Chức vụ: _________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký Thỏa thuận khung số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

II. Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [ghi tên nhà thầu trúng thầu]: _____________________________________

Địa chỉ: _________________________________________________________________

Điện thoại: _______________________________________________________________

Fax: ____________________________________________________________________

E-mail: __________________________________________________________________

Tài khoản: _______________________________________________________________

Mã số thuế: ______________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: _________________________________________________________

Chức vụ: _________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký Thỏa thuận khung số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thống nhất ký kết Thỏa thuận khung cho việc cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế trên toàn quốc/địa phương theo kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số ……………………………………… như sau:

1. Phạm vi cung cấp

- Phạm vi cung cấp là các mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền trúng thầu theo số lượng của từng phần được phân bổ cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

- Trên cơ sở Thỏa thuận khung này, Nhà thầu và các cơ sở y tế trên toàn quốc sẽ ký hợp đồng để cung ứng dược liệu/vị thuốc cổ truyền cho từng cơ sở y tế.

2. Thời gian, địa điểm giao hàng:

- Nhà thầu giao hàng làm nhiều đợt trong thời gian từ ngày ………………………… đến hết ngày ………………………… quy định trong hợp đồng. Các cơ sở y tế (bên mua) dự trù số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền tùy theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị; nhà thầu phải đáp ứng cung cấp đủ số lượng, đạt chất lượng hàng hóa theo thời gian thỏa thuận với các cơ sở y tế được quy định trong hợp đồng. Bên mua có thể dự trù hàng đột xuất khi cần thiết phục vụ kịp thời cho công tác khám chữa bệnh.

- Địa điểm giao hàng: Hàng hóa được giao tại kho của bên mua theo danh mục các cơ sở y tế đính kèm thuộc Gói thầu ……………………………………………………

3. Điều kiện bàn giao hàng hóa, thanh toán, thanh lý hợp đồng

Ghi rõ các điều kiện cụ thể, phù hợp với tình hình cụ thể trên địa bàn.

4. Hướng dẫn sử dụng hàng hóa, điều kiện ban hành

Ghi rõ điều kiện cụ thể đối với từng địa bàn cụ thể

5. Trách nhiệm của Bên A(1)

- Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và tha thuận khung đến các cơ s y tế y tế thuộc phạm vi cung cấp của Thỏa thuận khung theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Thông tư s 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà thầu trong việc thương thảo và ký hợp đồng với các cơ sở y tế.

- ... Bổ sung thêm các điều khoản chi tiết phù hợp với tình hình từng địa phương....

6. Trách nhiệm của bên B(1)

- Tiến hành ký kết Thỏa thuận khung với của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]... để cung cấp các mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền thuộc gói thầu

- Ký hợp đồng mua bán dược liệu/vị thuốc cổ truyền với các cơ sở y tế theo số lượng của từng mặt hàng đã phân bổ cho từng cơ sở y tế. [ghi rõ thời gian, địa điểm, quy định cụ thể]

- Cung ứng đầy đủ dược liệu/vị thuốc cổ truyền và đúng tiến độ theo đúng, chủng loại, số lượng, đơn giá không vượt quá giá trúng thầu đã được phê duyệt.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong điều kiện chung nêu tại Chương V và điều kiện cụ thể nêu tại Chương VI và nội dung của Bản cam kết được nêu trong Hồ sơ yêu cầu (đính kèm các bản cam kết của nhà thầu);

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng đã ký giữa Nhà thầu với các cơ sở y tế.

- ……Bổ sung thêm các điều khoản chi tiết phù hợp với tình hình từng địa phương....

7. Hiệu lực và thời hạn thực hiện thỏa thuận khung

- Thỏa thuận khung này là cơ sở để các cơ sở y tế ký hợp đồng mua dược liệu/vị thuốc cổ truyền với nhà thầu cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền.

- Thời gian thực hiện Thỏa thuận khung: Kể từ ngày ký đến hết ngày …………….…………….

8. Xử phạt do vi phạm

- Việc xử phạt do vi phạm các điều khoản của Thỏa thuận khung/Hợp đồng dã ký kết được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Thỏa thuận khung này được làm thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản./.

 

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ MUA SẮM TẬP TRUNG

Ghi chú:

(1) Thỏa thuận khung phi quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm của Bên A và Bên B trong quá trình thực hiện Thỏa thuận khung.


PHỤ LỤC THỎA THUẬN KHUNG

(Kèm theo Thỏa thuận khung số ___, ngày ___ tháng ___ năm ___)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện thỏa thuận khung, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc, phạm vi cung cấp. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định

STT

Tên dược liệu/vị thuốc c truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế/chế biến

Quy cách đóng gói

Tiêu chun chất lượng

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số Giấy đăng ký hoặc GPNK hoặc số công bố TCCL

Cơ sở sản xuất

ớc sản xuất

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2: PHẠM VI CUNG CẤP CHI TIẾT THEO TỪNG MẶT HÀNG

(Kèm theo Tha thuận khung s ___, ngày ___ tháng ___ năm ___)

STT

Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế/chế biến

Quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Đơn giá (có VAT)

Số lượng

Thành tiền (có VAT)

Tên  sở y tế

Tỉnh/thành phố

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CA CHỦ ĐẦU TƯ
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3: PHẠM VI CUNG CẤP CHI TIẾT THEO TỪNG CƠ SỞ Y TẾ

(Kèm theo Tha thuận khung s ___, ngày ___ tháng ___ năm ___)

STT

Tên dược liệu/vị thuốc c truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế/chế biến

Quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số Giấy đăng ký hoặc GPNK hoặc số công bố TCCL

Cơ sở sản xuất

ớc sản xuất

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

Tên cơ sở y tế 1: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Σ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên cơ sở y tế 1: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

Σ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mặt hàng...

Σ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)


Mẫu số 17 (a)

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

Số: ………………………………………

___, ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: _____ [ghi tên cơ sở y tế ký hợp đồng]

(sau đây gọi là Chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ___ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng:

Chúng tôi, ___ [ghi tên của ngân hàng] ở ___ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ___ [ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu với số tiền là ___ [ghi rõ giá trị tương ứng bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của HSMT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Chủ đầu tư bất cứ khoản liền nào trong giới hạn ___ [ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của Chủ đầu tư thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày __ tháng __ năm __(4).

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau.

“Theo đề nghị của ___ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số ___ [ghi số hợp đồng] ngày __ tháng __ năm __ (sau đây gọi là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 6.1 ĐKCT.

 

Mẫu số 17 (b)

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

Số: ………………………………………

___, ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: Các cơ sở y tế thực hiện ký hợp đồng và thụ hưởng bảo lãnh
(theo danh sách phụ lục đính kèm).

Theo đề nghị của ___ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp thuốc cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho các cơ sở y tế bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng:

Chúng tôi, ___ [ghi tên của ngân hàng] ở ___ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ___ [ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu với số tiền là ___ [ghi rõ giá trị tương ứng bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của HSMT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho các cơ sở y tế trong phụ lục bất cứ khoản liền nào trong giới hạn ……………………………………… (ghi số tiền) như đã nêu trên, khi có văn bản của cơ sở y tế trong phụ lục thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày __ tháng __ năm __(4).

 

 

Đại diện ngân hàng
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau.

“Theo đề nghị của ___ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số ___ [ghi số hợp đồng] ngày __ tháng __ năm __ (sau đây gọi là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 6.1 ĐKCT.

 

Phụ lục

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ Y TẾ THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
(Kèm theo bảo lãnh thực hiện hợp đồng số ……… ngày ……………… của Ngân hàng ……………)

STT

 CSKCB

Tên CSKCB

Tên tỉnh/TP

Giá trị trúng thầu được phân bổ (VNĐ)

Giá trị bảo lãnh (VNĐ)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Phần 4. PHỤ LỤC

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT

Tiêu chí

Mức điểm

Điểm chi tiết

I. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: 80 điểm

 

 

1. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ t

ruyền tham dự thầu được cung cấp bởi cơ sở sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền(1):

25

 

1.1. Được cơ quan quản lý Dược Việt Nam đánh giá, thừa nhận đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phạm vi sản xuất tương ứng với mặt hàng dự thầu và có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GLP).

 

25

1.2. Được cơ quan quản lý Dược Việt Nam đánh giá, thừa nhận đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phạm vi sản xuất tương ứng với mặt hàng dự thầu nhưng chưa có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP).

 

20

1.3. Các trường hợp còn lại không thuộc mục 1.1 và 1.2 nêu trên.

 

15

2. Tình hình vi phạm chất lượng của mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu(2):

20

 

2.1. Không có vi phạm hoặc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 mà không bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc bị vi phạm chất lượng nhưng đã được rút khỏi danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

20

2.2. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 3 và bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

18

2.3. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

15

2.4. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 1 hoặc từ 02 lần trở lên vi phạm chất lượng ở Mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

0

3. Tình hình vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu(3):

20

 

3.1. Không có mặt hàng vi phạm hoặc có mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 3 nhưng không bị đăng tải vi phạm chất lượng hoặc có tổng dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 3 bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc bị vi phạm chất lượng nhưng đã được rút khỏi danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

20

3.2. Có tổng từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm ở mức độ 3 bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc có dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

15

3.3. Có tổng từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm ở mức độ 2 hoặc có 01 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 1 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

 

0

4. Tiêu chí đánh giá về nguồn nguyên liệu sản xuất mặt hàng tham gia dự thầu(4):

15

 

4.1. Mặt hàng là dược liệu đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu đạt GACP.

 

15

4.2. Mặt hàng tham dự thầu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP.

 

13

4.3. Mặt hàng tham dự thầu là dược liệu nước ngoài chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu nước ngoài chưa đạt GACP.

 

11

II. Các tiêu chí đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng:

20

 

5. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được dự thầu hỏi nhà thầu:(5)

8

 

5.1. Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền”.

 

8

5.2. Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc” phạm vi phù hợp với mặt hàng dự thầu.

 

5

6. Khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà thầu về điều kiện giao hàng(6):

2

 

6.1. Đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mời thầu.

 

2

6.2. Không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mời thầu.

 

0

7. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung ứng bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp đồng(7):

5

 

7.1. Nhà thầu có vi phạm trong thực hiện hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế đã được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

 

3

7.2. Nhà thầu đã trúng thầu tại đơn vị:

 

 

a) Cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền bảo đảm tiến độ theo hợp đồng.

 

5

b) Cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bảo đảm tiến độ theo hợp đồng.

 

3

7.3. Nhà thầu chưa trúng thầu tại đơn vị.

 

3

8. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu bởi nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp tại các đại bàn miền núi, khó khăn (8):

5

 

8.1. Nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp trên địa bàn tỉnh (chỉ áp dụng đối với các tỉnh chỉ áp dụng đối với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Gia Lai, Phú Yên, Hòa Bình, Tuyên Quang).

 

5

8.2. Các trường hợp khác.

 

4

Ghi chú:

(1) Căn cứ thông tin về “Cơ sở đạt Thực hành tốt sản xuất (GMP) dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền” được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn) và nội dung được chứng nhận tại Giấy chứng nhận GMP dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền để tính điểm.

- Trường hợp dược liệu/vị thuốc cổ truyền dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia quá trình sản xuất thì căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP thấp nhất mà cơ sở sản xuất được đánh giá đáp ứng để tính điểm.

- Đối với dược liệu/ vị thuốc cổ truyền được sản xuất tại cơ sở gia công thì căn cứ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP mà cơ sở gia công được đánh giá đáp ứng để tính điểm.

(2) (3) Căn cứ vào “Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng” và thời điểm danh sách này được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn) để tính điểm. Trường hợp cơ sở kinh doanh không bị vi phạm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, nhưng có mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền từ cơ sở sản xuất khác bị vi phạm chất lượng để tham gia đấu thầu thì trừ điểm ở cả tiêu chí 2 và tiêu chí 3.

Ví dụ:

- Ngày Cục Quản lý YDCT đăng tải Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục là ngày 25/03/2022. Đến ngày 25/03/2023 cơ sở được rút tên khỏi Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng thì đến thời điểm đóng thầu của ngày 26/03/2023, nhà thầu không bị tính là vi phạm chất lượng. Trong quá trình chấm thầu mà bị đăng tải vi phạm chất lượng thì vẫn bị tính là vi phạm chất lượng.

- Trường hợp ngày đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là ngày 25/03/2022. Đến ngày 25/09/2022 (sau 06 tháng) cơ sở được rút tên khỏi danh sách cơ sở có dược liệu, vị thuốc cổ truyền bị vi phạm chất lượng. Đến thời điểm đóng thầu của ngày 26/09/2022, nhà thầu không bị tính là vi phạm chất lượng. Trong quá trình chấm thầu mà bị đăng tải vi phạm chất lượng thì vẫn bị tính là vi phạm chất lượng.

(4)

- Căn cứ vào “Danh sách các cơ sở có dược liệu đạt GACP” và sản lượng thu hoạch thực tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thu hoạch do cơ sở báo cáo được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y. Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn). Nhà thầu chỉ đạt điểm ở tiêu chí này khi sản lượng dược liệu đạt GACP được công bố đáp ứng toàn bộ gói thầu tham dự tại một hoặc nhiều tỉnh, thành phố khác nhau (trường hợp nhà thầu tham dự thầu tại nhiều tỉnh, thành phố).

- Mặt hàng là dược liệu trong nước chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP (Căn cứ vào Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu theo quy định của Thông tư số 38/2021/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền và báo cáo sản lượng thực tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thu hoạch được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn). Nhà thầu chỉ đạt điểm ở tiêu chí này khi sản lượng dược liệu nuôi trồng, thu hái, khai thác tại Việt Nam được công bố đáp ứng toàn bộ gói thầu tham dự tại một hoặc nhiều tỉnh, thành phố khác nhau (trường hợp nhà thầu tham dự thầu tại nhiều tỉnh, thành phố).

- Nhà thầu phát chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu về sản lượng nêu trên theo đúng quy định của Pháp luật về đấu thầu.

(5) Căn cứ thông tin về “Danh sách các cơ sở đạt Thực hành tốt bảo quản (GSP) dược liệu, vị thuốc cổ truyền “được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn).

(6) Nhà thầu cần nêu rõ trong Hồ sơ dự thầu việc đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư/ bên mời thầu về điều kiện giao hàng, số lượng hàng ghi trong Hồ sơ mời thầu tại “Bảng phạm vi và tiến độ cung cấp” mục I Chương V - Phạm vi cung cấp.

(7) Việc đánh giá nội dung này phải căn cứ vào một trong các thông tin sau:

- Thông tin về vi phạm trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của các nhà thầu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn) trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

- Việc thực hiện “Hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền giữa nhà thầu và chủ đầu tư/bên mời thầu trong vòng 24 tháng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

(8) Chỉ áp dụng cho các gói thầu của các cơ sở y tế thuộc địa bàn các tỉnh trong danh sách nêu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật. Căn cứ vào thực trạng các nhà thầu cung ứng dược liệu, vị thuốc tại từng địa phương, Sở Y tế xác định cụ thể tiêu chí để đánh giá việc cung ứng của các nhà thầu có hệ thống phân phối tại địa phương để tính điểm. (Tiêu chí này không được hiểu là chấm điểm cho các nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng tại tất cả các tỉnh trong danh sách nêu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật mà chấm điểm cho nhà thầu có hệ thống phân phối rộng khắp đảm bảo việc cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế tại địa bàn tỉnh tham dự thầu)


PHỤ LỤC III

BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ TRÚNG THẦU DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số      /2022/TT-BYT ngày      tháng      năm      của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Thông tin chung:

Tên đơn vị báo cáo: ……………………………………………………

Họ tên người báo cáo: ………………………… /Điện thoại CQ: …………………………/Điện thoại di động: …………… Email ……………

II. Thông tin chi tiết gói thầu:

STT

Thông tin chung

 

Thông tin trúng thầu

Số liệu sử dụng thực tế

Tên dược liệu

Nhóm TCKT

Bộ phận dùng

Tên khoa hc

Nguồn gốc

Dạng sơ chế

Tiêu chuẩn cht lượng/ Scông bTCCL

Đơn vị tính

S lượng trúng thầu

Tổng kinh phí trúng thầu
(Đơn vị 1000đ)

Thời gian thc hin gói thầu

Tên đơn vị trúng thầu

S trúng thầu

Số lượng

Thời gian

Đơn giá (Có VAT)

Thành tiền

Bắt đầu

Kết thúc

 

 

Từ

Đến

 

PHỤ LỤC IV

BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ TRÚNG THẦU VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số      /2022/TT-BYT ngày      tháng      năm      của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Thông tin chung:

Tên đơn vị báo cáo: ……………………………………………………

Họ tên người báo cáo: ………………………… /Điện thoại CQ: …………………………/Điện thoại di động: …………… Email ……………

II. Thông tin chi tiết gói thầu:

STT

Thông tin chung

 

 

Thông tin trúng thầu

Số liệu sử dụng thực tế

Tên vị thuốc cổ truyền

Nhóm TCKT

Bộ phận dùng

Tên khoa hc

Nguồn gốc

Phương pháp chế biến

Số đăng ký lưu hành

Đơn vị tính

S lượng trúng thầu

Tổng kinh phí trúng thầu
(Đơn vị 1000đ)

Thời gian thc hin gói thầu

Tên đơn vị trúng thầu

S trúng thầu

Số ĐK lưu hành

Số lượng

Thời gian

Đơn giá (Có VAT)

Thành tiền

Bắt đầu

Kết thúc

 

 

 

Từ

Đến

 

 



1 Chỉ đánh giá nội dung này đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp;

2 Chỉ áp dụng nội dung này đối với trường hợp đấu thầu hạn chế.

1 Chỉ đánh giá nội dung này đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp.

2 Chỉ áp dụng nội dung này đối với trường hợp đấu thầu hạn chế.

THE MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 09/2022/TT-BYT

Hanoi, September 09, 2022

 

CIRCULAR

PRESCRIBING BIDDING DOCUMENTS FOR PROCUREMENT OF HERBAL MATERIALS AND TRADITIONAL MEDICINAL MATERIALS BY PUBLIC HEALTH FACILITIES

Pursuant to the Law on Bidding No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013;

Pursuant to the Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13 dated April 06, 2016;

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 providing guidelines for the Law on bidding regarding contractor selection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy;

Pursuant to the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 providing amendments to some articles related to business conditions under state management of the Ministry of Health of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Health of Vietnam promulgates a Circular prescribing forms of bidding documents for procurement of herbal materials and traditional medicinal materials by public health facilities.

Article 1. Scope

1. This Circular provides detailed regulations on forms of bidding documents for procurement of herbal materials (including preliminarily processed herbal materials) and traditional medicinal materials used in competitive bidding and selective bidding processes of public health facilities funded by state budget, health insurance fund, revenues from provision of medical services, and other lawful funding sources.

2. This Circular does not stipulate forms of bidding documents for procurement of semi-finished herbal materials and traditional medicinal materials in the standardized form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly.

3. Public health facilities shall prepare and issue requests for proposals for procurement of herbal materials and traditional medicinal materials in the form of direct procurement, shopping method or direct contracting according to guidelines given by the Ministry of Planning and Investment of Vietnam and certain contents of forms of bidding documents enclosed herewith.

Article 2. Forms of bidding documents for procurement of herbal materials and traditional medicinal materials

Forms of bidding documents for procurement of herbal materials and traditional medicinal materials used in domestic competitive bidding and selective bidding by public health facilities are enclosed herewith, including:

1. Form No. 01: Bidding documents for procurement of herbal materials and traditional medicinal materials adopting single stage-one envelope bidding procedure. Details are provided in Appendix I enclosed herewith.

2. Form No. 02: Bidding documents for procurement of herbal materials and traditional medicinal materials adopting single stage-two envelope bidding procedure. Details are provided in Appendix II enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Traditional Medicine Administration of Vietnam shall: 

a) Frequently update and publish on its website the information specified in Clause 4 Article 50 of the Circular No. 15/2019/TT-BYT dated July 11, 2019 of the Minister of Health of Vietnam prescribing bidding for supply of drugs to public health facilities (hereinafter referred to as “Circular No. 15/2019/TT-BYT”) and the following information:

- The list of business establishments that have commitments on herbal plant cultivation and collection sites as prescribed in the Circular No. 38/2021/TT-BYT dated December 31, 2021 of the Minister of Health of Vietnam prescribing quality of herbal materials, traditional medicinal materials, and traditional drugs (hereinafter referred to as “Circular No. 38/2021/TT-BYT”).  

b) Organize the implementation of this Circular nationwide.

2. Health facilities shall submit reports on contract package results as follows:

a) Health facilities affiliated to the Ministry of Health of Vietnam shall submit reports on implementation of herbal material/traditional medicinal material contract packages to the Ministry of Health of Vietnam (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) by October 31 each year.

b) Health facilities affiliated to Provincial Departments of Health shall submit reports on implementation of contract packages to Provincial Departments of Health by October 15 each year. Provincial Departments of Health shall prepare and submit consolidated reports to the Ministry of Health of Vietnam (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) by October 31 each year.

c) Health facilities affiliated to health authorities of supervisory ministries and other health facilities shall submit reports on implementation of herbal material/traditional medicinal material contract packages to competent authorities that have given approval for their contractor selection plans.

3. Reports shall be made using the forms provided in Appendix III and Appendix IV enclosed herewith. Reports shall be submitted to the Ministry of Health of Vietnam (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) in the form of physical copy and soft copy to the following email address: quanlyduoclieu@moh.gov.vn.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Bidding documents and requests for proposals issued before February 15, 2022 shall remain valid. Herbal materials and traditional medicinal materials which are supplied by contractors selected according to these bidding documents and requests for proposals shall still be used by health facilities.

2. With regard to bidding documents and requests for proposals issued after February 15, 2022 and before the effective date of this Circular, the bidding process shall continue to be implemented according to the issued bidding documents and requests for proposals and the provisions of the Circular No. 38/2021/TT-BYT.

Article 5. Reference

If any legislative documents referred to in this Circular are superseded or amended, the new ones shall apply.

Article 6. Effect

1. This Circular comes into force from October 24, 2022.

2. The Circular No. 31/2016/TT-BYT dated August 10, 2016 of the Minister of Health of Vietnam shall cease to have effect from the effective date of this Circular.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Health of Vietnam (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) for consideration./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Xuan Tuyen

 

;

Thông tư 09/2022/TT-BYT hướng dẫn mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 09/2022/TT-BYT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 09/09/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [9]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 09/2022/TT-BYT hướng dẫn mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…