Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 181/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2010

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG TẠI BUỔI HỌP SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CỦNG CỐ, BẢO VỆ VÀ NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN HIỆN CÓ TẠI CÁC TỈNH CÓ ĐÊ TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM

Ngày 25 tháng 6 năm 2010, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã tham dự cuộc họp sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:

1. Đánh giá 5 năm thực hiện Chương trình

- Triển khai Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang với tổng chiều dài hơn 2.600 km là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có tầm chiến lược, trên cơ sở thừa kế truyền thống, kinh nghiệm bao đời của dân tộc. Mục tiêu của Chương trình là nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lụt, bão, bảo vệ tính mạng, tài sản, sản xuất và đời sống của nhân dân, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành kinh tế biển như: thuỷ sản, giao thông, du lịch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- 5 năm qua, Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả quan trọng. Do ngân sách nhà nước còn khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ cho Chương trình còn hạn hẹp, nên các địa phương đã lựa chọn những đoạn xung yếu cấp bách thực hiện trước. Nhiều đoạn đê xung yếu, bị vỡ, bị tràn nước khi xảy ra các cơn bão lớn năm 2005, nay đã được củng cố, nâng cấp có thể chịu được bão cấp 10, cấp 11, có những đoạn đê có thể chịu được bão cấp 12; nhiều cống dưới đê xuống cấp nghiêm trọng đã được xây dựng mới. Về cơ bản đã xử lý hết những đoạn xung yếu cấp bách.

- Bên cạnh những việc đã làm được, còn nhiều mặt cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm cho việc triển khai trong thời gian tới: các địa phương mới chú trọng tập trung vốn cho xây dựng, nâng cấp thân đê, chưa chú trọng việc trồng cây chắn sóng ven biển, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giữ bãi, chống xói mòn chân đê (là các giải pháp đầu tư ít mà hiệu quả cao); chưa xây dựng quy chế quản lý hệ thống đê biển sau khi được đầu tư nâng cấp; việc duy tu, bảo dưỡng hàng năng chưa kịp thời.

2. Thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015

Để triển khai hiệu quả Chương trình giai đoạn 2011-2015, cần khẩn trương thực hiện các việc sau:

a) Rà soát lại quy hoạch hệ thống đê biển theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tính toán chi tiết các hạng mục công trình để đưa ra kế hoạch thực hiện. Đảm bảo lợi dụng tối đa việc kết hợp tuyến đê biển với tuyến đường ven biển (thân đê kết hợp làm nền đường giao thông, cầu qua sông kết hợp làm cống ngăn mặn cửa sông). Xác định rõ những đoạn xung yếu cần đầu tư trước thống kê diện tích trồng cây chắn sóng ven biển, trong đó phân ra diện tích có thể trồng ngay, diện tích cần cải tạo đất bãi mới trồng được và diện tích chưa thể trồng được cần phải nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật để trồng Phân kỳ đầu tư, lập kế hoạch chi tiết nâng cấp đê biển và trồng rừng phòng hộ, xác định rõ khối lượng và thời gian thực hiện.

b) Tổ chức thực hiện:

Các tỉnh làm tốt khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án, thẩm định và phê duyệt, lên kế hoạch thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê khối lượng cần đầu tư của các địa phương, tổng hợp thành kế hoạch chung của Chương trình; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn vốn cho chương trình từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, huy động từ các doanh nghiệp được hưởng lợi và đóng góp nhân lực của dân để thực hiện. Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư trước các đoạn đê, kè, cống xung yếu, thứ tự ưu tiên thực hiện theo tính cấp bách phục vụ phòng, chống lụt, bão. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ các địa phương, phấn đấu đến năm 2015 đầu tư nâng cấp hết những đoạn xung yếu:

- Các tỉnh thu hồi, giải toả các ao đầm nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ đê biển để trồng rừng phòng hộ, lập kế hoạch trồng cây chắn sóng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp các địa phương giống cây và kỹ thuật trồng. Các địa phương chuẩn bị nguồn vốn, huy động nhân lực từ nhiều nguồn: lao động nghĩa vụ, động viên sự tham gia của các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... cùng với sự tham gia của lực lượng Công an, Bộ đội, phấn đấu trong 2 đến 3 năm hoàn thành việc trồng rừng phòng hộ, trồng cây chắn sóng trên các diện tích có điều kiện trồng ngay được. Đối với những diện tích thường xuyên bị ngập sâu, chịu sóng lớn chưa trồng ngay được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nuôi giữ bãi.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương, nghiên cứu đề xuất các cơ chế huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nâng cấp đê biển, bao gồm: cơ chế về huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua hình thức đầu tư BT; cơ chế trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cây chắn sóng ven biển thông qua việc giao khoán cho các tổ chức, cá nhân trên cơ sở được hưởng lợi từ nguồn nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản tự nhiên dưới rừng ngập mặn; cơ chế quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình đê, kè, cống sau khi đầu tư nâng cấp. Đối với các diện tích bãi bồi đã giao khoán cho dân trồng rừng phòng hộ từ nhiều năm, nay muốn thay đổi mục đích sử dụng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các địa phương giải quyết thoả đáng về quyền lợi, đảm bảo cuộc sống cho người dân để họ yên tâm với việc bảo vệ, chăm sóc và khai thác nguồn lợi từ rừng ngập mặn chắn sóng ven biển.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 181/TB-VPCP ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại buổi họp sơ kết 5 năm thực hiện chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 181/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 07/07/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 181/TB-VPCP ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại buổi họp sơ kết 5 năm thực hiện chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…