ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2004/QĐ-UB |
Thái Bình, ngày 23 ngày 07 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 414/TT-KHĐT ngày 16/7/2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao về giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên”.
Điều 2. Giao cho sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối họp vói sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thủy sản, sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, sở Tài nguyên môi trường hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc sở Kê hoạch và Đầu tư; Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc sở Thủy sản; Giám đốc sở Tài chính; Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc sở Tài nguyên môi trường; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, có liên quan; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Nơi nhận: |
T/M ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN
ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG NÔNG NGHIỆP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO VÀ
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT ĐẠT 50 TRIỆU ĐỒNG/HA/NĂM TRỞ LÊN TRONG TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-UB ngày 23/7/2004/của UBND tỉnh)
Điều 1. Chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp áp dụng cho các đối tượng sau:
- Cá nhân, hộ và nhóm hộ gia đình.
- Họp tác xã nông nghiệp.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Doanh nghiệp Nhà nước.
Các đối tượng trên gọi tắt là “đơn vị kinh tế”.
Điều 2. Những cây trồng, vật nuôi được khuyến khích chuyển đổi:
1. Cây lâu năm, bao gồm:
- Cây ăn quả.
- Cây công nghiệp: Dâu, cói.
- Cây dươc liệu: Hòe.
2. Cây hàng năm bao gồm: Lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu, cây dược liệu trồng trên cánh đồng có giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
3. Tôm Sú, tôm Rảo, tôm Càng xanh, cá các loại và thủy sản khác.
4. Lợn nái và lợn đực 100% máu ngoại nuôi theo phương pháp công nghiệp; lợn nái lai 50% máu ngoại.
1. Đất đai thuộc phạm vi chuyển mục đích sử dụng.
1 1 Đất chuyển sang nuôi trồng cây con khác có giá trị cao hơn gồm: Đất trồng lúa năng suất thấp (trong qũy đất chuyển mục đích sử dụng từ 10-15% diện tích lúa đã được quy hoạch), đất chưa sử dụng, đất làm muối kém hiệu quả.
- Ba loại đất trên thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị kinh tế nào thì đơn vị ấy được quyền thực hiện chuyển mục đích sử dụng.
1.2. Đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
- Các đơn vị kinh tế có diện tích chuyển mục đích sử dụng từ 1.000 m2 trở lên, nếu có nhu cầu bảo vệ thì được xây dựng lán trại bảo vệ với diện tích không quá 15m2, khi không còn nhu cầu phải tự dỡ bỏ công trình. Nghiêm cấm việc lợi dụng xây dựng lán trại bảo vệ đê xây dựng nhà kiên cố và chuyển mục đích trái phép thành đất thô cư.
2. Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất.
2.1. Các đơn vị kinh tế được phép thay đổi mặt bằng các loại đất cấy lúa và làm muối hiệu quả thấp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi thủy sản, lập trang trại chăn nuôi.
2.2. Các đơn vị kinh tế có diện tích đất giao ổn định nằm trong vùng quy hoạch chuyển mục đích sử dụng nếu không có nhu cầu chuyển mục đích thì được phép đôi, nhượng, hoặc cho thuê đất đê đơn vị kinh tế khác thực hiện chuyển mục đích sử dụng.
2.3. Qũy đất cấy lúa do UBND xã quản lý không nằm trong quy hoạch xây dựng được quyền cho các đơn vị kinh tế khác thuê, đấu thầu để thực hiện chuyển mục đích sử dụng.
3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Thời hạn giao, cho thuê đát khí chuyển mục đích sử dụng:
Thời gian giao, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.
Hết thời hạn sử dụng đất, nếu Nhà nước chưa có nhu cầu sử dụng vào việc khác, đơn vị kinh tế còn nhu cầu sử dụng và đã chấp hành đúng pháp luật đất đai thì được tiếp tục giao hoặc thuê đất.
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHUYÊN KHÍCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
Điều 4. về thuế sử dụng đất nông nghiệp:
Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện theo Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ và Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài chính về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đất cấy lúa và đất làm muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản phải nộp thủy lợi phí phần tạo nguồn; nếu chuyển sang trồng cây lâu năm được miễn nộp thủy lợi phí; đối với cây hàng năm thực hiện theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
Được áp dụng cho các đối tượng sau: (các hộ, nhóm hộ gia đình, cá nhân, họp tác xã, UBND xã) khi chuyển đổi sang nuôi trồng cây con khác có giá trị cao hơn hoặc xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên được hỗ trợ một lần đầu theo kết quả thực hiện vói mật độ, quy mô quy định trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt như sau:
1. Trồng cây ăn qủa lâu năm: Hỗ trợ 3,5 triệu đồng/ha (ba triệu năm trăm nghìn đồng).
2. Trồng cây dược liệu: cây hòe: hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha (một triệu năm trăm nghìn đồng).
3. Trồng cây công nghiệp:
+ Cây dâu: Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha (ba triệu đồng).
+ Cây cói: Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha (năm triệu đồng).
4. Nuôi trồng thủy sản:
- Đất cấy lúa và đất làm muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tập trung theo vùng được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha (mười triệu đồng) trên diện tích chuyển đổi để làm ao chứa, ao xử lý nước thải, kênh tưới, kênh tiêu và cống điều tiết chung toàn vùng.
- Đất trồng lúa chuyển sang nuôi thủy sản nước ngọt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt được hỗ trợ 7 triệu đồng/ha (bảy triệu đồng).
5. Nuôi lợn hướng nạc:
- Nuôi lợn nái và lợn đực giống 100% máu ngoại theo phương pháp công nghiệp được hỗ trợ với mức 300.000 đồng/con (ba trăm nghìn đồng) quy mô 5 con trở lên/hộ (trọng lượng 25kg trở lên/1 con).
Nuôi Tợn nái lài 50% máu ngoại đã đẻ một lứa được hỗ trợ với mức 150.000 đồng/ con (một trăm năm mươi nghìn đông).
6. Những cánh đồng được công nhận là “cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ ha/năm trở lên” theo tiêu chí quy định được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha để sử dụng chi cho các khoản: hỗ trợ nông dân mua giống và tập huấn kỹ thuật.
7. Ban chỉ đạo công tác chuyển đổi cấp xã được hỗ trợ kinh phí để sử dụng cho các việc: lập dự án, thiết kế kỹ thuật, công tác phí, hội họp, nghiệm thu... với mức bằng 2,5% so với tổng giá trị vốn của xã được hỗ trợ theo kết qủa chuyển đổi thực tế/năm tương ứng với các chính sách được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 điều này.
Điều 7. về vốn vay tín dụng: theo quy định hiện hành của Qũy hỗ trợ phát triển ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân.
Lập dự án hoặc báo cáo đầu tư:
1. UBND huyện, Thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND huyện) lập quy hoạch chung báo cáo sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Đối với các dự án chuyển đổi phát sinh ngoài quy hoạch được duyệt, UBND huyện chỉ đạo lập quy hoạch bổ sung báo cáo sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tinh phê duyệt
2. Trồng cây lâu năm, xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, nuôi lợn nái và lợn đực giông 100% máu ngoại, nuôi lợn nái lai 50% máu ngoại nuôi thủy sản dưới lOha; chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư báo cáo phòng Ké hoạch - Tài chính thẩm định trình UBND huyện phê duyệt. Sau khi phê duyệt UBND huyện tập họp gủi sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi kiểm tra và cân đối bố trí vốn hàng năm.
3. Nuôi trồng thủy sản từ 10 ha trở lên: chủ đầu tư lập dự án hoặc báo cáo đầu tư. Việc phê duyệt dự án hoặc báo cáo đầu tư thực hiện theo Quyết định 430/QĐ-UB ngày 22/5/2001 về việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng của UBND tỉnh.
1. Phê duyệt thiết kế và dự toán công trình.
- Các dự án hoặc báo cáo đầu tư chuyển diện tích trồng lúa, diện tích làm muối kém hiệu quả sang nuôi trông thủy sản phải có thiết kế và dự toán đuực cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo Quyết định 430/QĐ-UB ngày 22/5/2001 của UBND tỉnh.
2. Tổ chức thi công: khi có đủ thủ tục đầu tư theo quy định, chủ đầu tư tổ chức triển khai thi công hoàn thành công trình.
UBND huyện chi đạo cac phong, ban chưc năng của huyện kiêm tra, giám sát qúa trình tổ chức thi công của chủ đâu tư theo quy định hiện hành.
3. Nghiệm thu công trình.
Các dự án, báo cáo đầu tư về trồng cây lâu năm, xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, nuôi lợn nái và đực giống 100% máu ngoại, nuôi lợn nái lai 50% máu ngoại, nuôi thủy sản dưới lOha được nghiệm thu theo số lượng, khối lượng và giá dự toán được UBND huyện phê duyệt để thanh toán. Riêng các công trình phục vụ nuôi thủy sản có quy mô từ lOha trở lên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế dự toán và nghiệm thu theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựnơ cơ bản
Khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, có sự tham gia giám sát của UBND xã và Ban chỉ đạo chuyển đểi cơ cấu nông nghiệp của huyện.
UBND huyện chứng thực các hồ sơ nghiệm thu công trình gửi phòng tài chính, kho bạc huyện thanh toán, đồng thời gửi về sở Tài chính và sở chuyên ngành để theo dõi tổng hợp chung.
4. Nguồn vốn và cắp phát vốn hỗ trợ đầu tư.
- Nguồn vón hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp theo các chính sách nêu tại điều 6 bản quy định này được huy động và bố trí cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm ở cả ba cấp ngân sách tỉnh, huyện và xã. Đối với nguồn vón hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh (nếu có) được thực hiện cấp qua ngân sách huyện theo hình thức bổ sung có mục tiêu.
- Vốn hỗ trợ đầu tư được cấp trực tiếp cho chủ đầu tư qua Kho bạc Nhà nước huyện theo khối lượng đã thực hiện và nghiệm thu trên cơ sở dự án hoặc báo cáo đầu tư được duyệt.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, khối lượng đã nghiệm thu.
Điều 10. Phân công trách nhiệm:
1. Sở Ke hoạch và Đầu tư hướng dẫn các đơn vị kinh tế, UBND các huyện lập dự án hoặc báo cáo đầu tư, chủ trì phối họp với các sở, ngành liên quan thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền.
- Kiểm tra theo dõi kết quả thực hiện dự án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thủy sản:
- Phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.
- Phổ biến chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đến UBND các huyện
- Kiểm tra, theo dõi, sơ kết, tểng kết, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong tỉnh.
3. Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của Nhà nước và UBND tỉnh; tổ chức kiểm ưa, xử lý các vi phạm trong việc sử dụng đất nông nghiệp vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
4. Sở Tài chính phối họp với Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, cấp phát và thanh quyết toán vốn theo quy định hiện hành.
5. Sở Thương mại - Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi của tỉnh.
6. UBND các huyện:
- Thẩm định và phê duyệt các dự án hoặc báo cáo đầu tư đã phân cấp tại khoản 2, khoản 3 điều 8.
- Thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Phổ biến chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh đến UBND xã, thị trấn, các đơn vị kinh tế.
- Trực tiếp chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện và nghiệm thu thanh quyết toán.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở địa phương.
7. UBND xã, thị trấn: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ chuyển đôi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tô chức triển khai thực hiện quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện có điều gì vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chình, bổ sung cho phù họp.
Quyết định 73/2004/QĐ-UB quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao và giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên do tỉnh Thái Bình ban hành
Số hiệu: | 73/2004/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình |
Người ký: | Bùi Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 23/07/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 73/2004/QĐ-UB quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao và giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên do tỉnh Thái Bình ban hành
Chưa có Video