ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2016/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 28 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 446/TTr-SKHĐT ngày 01/7/2016; Văn bản bổ sung giải trình số 2619/SKHĐT-XDCB ngày 21/9/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quyết định quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán, thẩm định thiết kế và dự toán dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn đầu tư công thì không thực hiện theo Quyết định này.
2. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán, thẩm định thiết kế và dự toán dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Các nguồn vốn đầu tư công
1. Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách Trung ương cho Bộ, ngành Trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.
2. Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước.
3. Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ.
4. Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Ủy ban nhân dân tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành để đầu tư một số dự án quan trọng của địa phương.
5. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.
6. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.
7. Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, gồm:
a) Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đến trước thời điểm Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2015 có hiệu lực.
b) Khoản phí, lệ phí được để lại đầu tư của địa phương.
c) Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư.
d) Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước của địa phương.
đ) Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của bộ, ngành Trung ương và địa phương.
e) Nguồn thu từ chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất của địa phương chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
8. Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản vốn vay này, bao gồm:
a) Khoản huy động vốn trong nước của chính quyền cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vay từ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn vay trong nước khác để đầu tư kết cấu hạ tầng.
b) Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Chính phủ cho vay lại.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đầu tư công
1. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp tỉnh:
a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C (trường hợp có giá trị tổng mức vốn đầu tư từ 07 tỷ đồng trở lên) do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.
b) Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 07 tỷ đồng.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp huyện, cấp xã:
a) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa (gọi chung là cấp huyện) và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quyết định đầu tư các dự án đầu tư thuộc nhóm B, nhóm C (kể cả vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh, vốn xã hội hóa).
b) Chủ tịch UBND cấp huyện tùy vào thực tế của từng địa phương được ủy quyền Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện quyết định đầu tư các dự án quy định tại điểm a khoản này có tổng mức vốn đầu tư cụ thể.
Điều 4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công
1. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng
a) Dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc duyệt theo thẩm quyền Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư quyết định đầu tư.
b) Dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch là đầu mối thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.
c) Dự án do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch là đầu mối thẩm định và gửi kết quả thẩm định các dự án đầu tư đến Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng
a) Dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư:
- Sở Xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).
- Sở Giao thông vận tải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định được quy định nêu trên).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sở Công Thương thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án; thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
b) Dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư:
- Đối với dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình:
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (nếu có); thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
+ Các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình đối với dự án thuộc thuộc chuyên ngành mình quản lý.
- Đối với dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
+ Nếu là công trình cấp II: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và các Sở quản lý xây dựng công trình chuyên ngành thực hiện công tác thẩm định như đối với trường hợp dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình nêu trên.
+ Nếu là công trình từ cấp III trở xuống: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị cấp huyện tổ chức thẩm định.
Điều 5. Cơ quan đầu mối nhận hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công
1. Dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối nhận hồ sơ, thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền và trình duyệt các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc duyệt theo thẩm quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư.
2. Dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện là đầu mối nhận hồ sơ, thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền và trình duyệt các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư hoặc gửi Chủ tịch UBND cấp xã duyệt theo thẩm quyền quyết định đầu tư.
Điều 6. Trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư công đối với dự án không có cấu phần xây dựng
1. Dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lấy ý kiến về nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm B, nhóm C đối với các sở, ban, ngành liên quan.
2. Dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tổ chức thẩm định và lấy ý kiến về nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm B, nhóm C đối với các phòng, ban liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư công đối với dự án có cấu phần xây dựng
1. Dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư:
a) Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư (đơn vị đầu mối nhận hồ sơ thẩm định dự án):
- Gửi đầy đủ hồ sơ đến Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Quyết định này để thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án nhóm B, nhóm C.
- Gửi lấy ý kiến đối với các đơn vị liên quan nhằm thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình.
- Thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 31 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công (sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2015/NĐ-CP).
b) Trách nhiệm của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: thực hiện thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng.
2. Dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư:
a) Trách nhiệm của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (đơn vị đầu mối nhận hồ sơ thẩm định dự án):
- Thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 31 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP.
- Gửi đầy đủ hồ sơ đến Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Quyết định này để thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (nếu là công trình cấp II) theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án nhóm B, nhóm C. Riêng hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (nếu là công trình cấp III) thì gửi đầy đủ hồ sơ đến Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị.
- Gửi lấy ý kiến đối với các đơn vị liên quan (cấp huyện) nhằm thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình.
b) Trách nhiệm của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị: Thực hiện thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng.
Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán dự án
1. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp tỉnh:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (được quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quyết định này)
- Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;
- Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
b) Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách (được quy định tại Khoản 2 đến Khoản 8, Điều 2 của Quyết định này)
- Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;
- Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp huyện, cấp xã:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
- Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;
- Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
b) Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách
- Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;
- Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước.
3. Đối với các dự toán chuẩn bị đầu tư để hình thành các gói thầu trước khi có quyết định đầu tư: Chủ đầu tư tự thẩm định hồ sơ dự toán (nếu đủ năng lực) hoặc thuê đơn vị tư vấn thẩm tra rồi phê duyệt.
Điều 9. Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán dự án
1. Đối với các dự án không có cấu phần xây dựng:
a) Nguồn vốn cấp tỉnh quản lý: Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán dự án đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư quyết định đầu tư trên cơ sở lấy ý kiến về kết quả thẩm định của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các dự án thuộc nhóm B, nhóm C như quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Quyết định này.
b) Nguồn vốn cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định và trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán dự án đầu tư do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư trên cơ sở lấy ý kiến về kết quả thẩm định của Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị.
c) Nguồn vốn cấp xã quản lý: Chủ tịch UBND cấp xã lấy ý kiến về kết quả thẩm định của Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị trước khi phê duyệt.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng:
a) Nguồn vốn cấp tỉnh quản lý:
- Sở Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống và trình cấp quyết định đầu tư duyệt đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống và trình cấp quyết định đầu tư duyệt đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định được quy định nêu trên).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống và trình cấp quyết định đầu tư duyệt đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (các công trình hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác).
- Sở Công Thương chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống và trình cấp quyết định đầu tư duyệt đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
b) Nguồn vốn cấp huyện, cấp xã quản lý:
- Đối với công trình cấp II: Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt, đơn vị được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này.
- Đối với công trình từ cấp III trở xuống: Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị thẩm định thiết kế, dự toán và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
Riêng đối với thành phố Biên Hòa: Phòng Quản lý đô thị thẩm định thiết kế dự toán và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng (trừ dự án đầu tư xây dựng có công trình xây dựng là cấp I).
1. Việc điều chỉnh đầu tư dự án đầu tư công: Cơ quan đầu mối thẩm định, thẩm quyền quyết định được quy định theo Điều 2, Điều 3 Quyết định này.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án:
a) Tổ chức đánh giá toàn bộ tình hình thực hiện dự án đầu tư công đến thời điểm đề xuất điều chỉnh.
b) Tổ chức lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư công (Báo cáo điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công phải nêu rõ những lý do phải điều chỉnh; phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính (nếu có) do việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công mang lại).
c) Tổ chức thẩm định nội bộ việc điều chỉnh dự án đầu tư công, bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong trường hợp có điều chỉnh tăng quy mô làm tăng tổng mức đầu tư.
3. Việc xử lý chủ trương phát sinh khi thực hiện dự án:
a) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn cấp tỉnh quản lý: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh.
b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn cấp huyện, cấp xã quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp huyện, cấp xã.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2016 và thay thế Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 của UBND tỉnh về việc quy định thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về quy định thẩm quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán, thẩm định thiết kế và dự toán dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu: | 60/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Trần Văn Vĩnh |
Ngày ban hành: | 28/10/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về quy định thẩm quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán, thẩm định thiết kế và dự toán dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chưa có Video