ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 522/2002/QĐ.UB |
Long Xuyên, ngày 07 tháng 3 năm 2002 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê;
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh;
Theo Tờ trình số 96/TT.KHĐT ngày 04/3/2002 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản Quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư một số lĩnh vực, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này thay thế các Quyết định: số 523/QĐ-UB ngày 20/5/1996 v/v ban hành Bản Quy định về quản lý và khai thác lưới điển nông thôn; 3197/1998/QĐ-UB ngày 16/12/1998 v/v ban hành Bản Quy định thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống cấp nước sạch; số 407/2000/QĐ-UB ngày 06/3/2000 v/v ban hành Bản Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề, y tế, văn hóa, thể thao ; số 574/2000/QĐ-UB ngày 22/3/2000 v/v ban hành Bản Quy định một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang; số 575/2000/QĐ-UB ngày 22/3/2000 v/v ban hành Bản Quy định một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng các khu thương mại, chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh An Giang; số 582/2000/QĐ-UB ngày 24/3/2000 v/v ban hành Bản Quy định một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm, tuyến dân cư tập trung; số 668/2000/QĐ-UB ngày 30/3/2000 v/v ban hành Bản Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang; số 1179/2000/QĐ-UB ngày 05/6/2000 v/v ban hành Bản Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh An Giang; số 2240/2000/QĐ-UB ngày 03/11/2000 v/v ban hành Bản Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh An Giang; số 2268/2000/QĐ-UB ngày 03/11/2000 v/v ban hành Bản Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang; số 2292/2000/QĐ-UB ngày 08/11/2000 v/v ban hành Bản Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và số 170/2001/QĐ-UB ngày 02/02/2001 v/v ban hành Bản Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh An Giang của UBND tỉnh An Giang.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI
MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH, NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 522/2002/QĐ.UB ngày 07/ 3/2002 của UBND tỉnh
An Giang)
Phạm vi điều chỉnh của Bản Quy định này bao gồm các hoạt động đầu tư sau đây:
1. Đầu tư thành lập mới cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế;
2. Đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ bao gồm: đầu tư thành lập phân xưởng sản xuất mới; lắp đặt dây chuyền sản xuất mới; lắp đặt trang, thiết bị mới để bổ sung cho dây chuyền sản xuất hiện có; lắp đặt máy móc, thiết bị mới thay thế cho toàn bộ hoặc từng bộ phận để hoàn chỉnh máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hiện có;
3. Đầu tư cải thiện môi trường sinh thái; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; phát triển các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu triển khai, cơ sở thử nghiệm và các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học;
Các hoạt động đầu tư tại khoản 2 và 3 Điều này được thực hiện đúng vào lĩnh vực, ngành nghề ban hành tại Danh mục 1 - Phụ lục ban hành kèm theo Bản Quy định này (sau đây viết tắt là Phụ lục).
4. Mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, của các Công ty cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
5. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
6. Đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên và Vĩnh Xương, ngoài các nội dung ưu đãi đầu tư tại Bản Quy định này, nhà đầu tư còn được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng cho khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của Chính phủ và của tỉnh.
Đối tượng được áp dụng Bản Quy định này bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn;
2. Công ty cổ phần;
3. Công ty hợp danh;
4. Doanh nghiệp tư nhân;
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
6. Doanh nghiệp nhà nước;
7. Cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, bán công; cơ sở văn hóa dân tộc được thành lập và hoạt động hợp pháp;
8. Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
9. Hộ kinh doanh cá thể;
10. Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp.
Điều 3. Bản Quy định áp dụng đối với đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư theo Bản Quy định này bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Bản Quy định này cho dự án đầu tư của mình tại tỉnh An Giang, nhưng mỗi dự án chỉ được áp dụng một trong hai quy định trên.
3. Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Điều 4. Bản Quy định áp dụng đối với đầu tư của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
1. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Bản Quy định này là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch, cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam có quyền lựa chọn áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Bản Quy định này cho dự án đầu tư của mình tại tỉnh An Giang, nhưng mỗi dự án chỉ được áp dụng một trong hai quy định trên.
3. Doanh nghiệp do người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Điều 5. Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất
Uỷ ban Nhân dân tỉnh định kỳ hàng năm công bố quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; công bố quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê, kèm theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh An Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng và niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban Nhân dân các cấp để các nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký nhận thuê hoặc tham gia đấu thầu nhận thuê.
Điều 6. Quyền của nhà đầu tư trong việc sử dụng đất
Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác có các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai; được miễn, giảm tiền thuê đất, miễn thuế sử dụng đất theo quy định tại các Điều 14, 15, và 16 Bản Quy định này.
Điều 7. Hỗ trợ bằng cách đầu tư phát triển hạ tầng
1. Hỗ trợ về bồi thường, giải phóng mặt bằng:
a. Dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực vệ sinh, môi trường: Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án thông qua việc thu hồi, tạo quỹ đất và cho các doanh nghiệp thuê lại.
b. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cụm tuyến dân cư tập trung: Nhà nước hỗ trợ 20% chí phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; riêng địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú hỗ trợ 50%.
c. Dự án đầu tư vào các ngành, nghề, lĩnh vực khác quy định tại Danh mục 1 - Phụ lục, nếu có thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 10% chi phí.
d. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, di chuyển cơ sở sản xuất từ đô thị vào khu công nghiệp thông qua chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi vốn đầu tư, các ưu đãi về thuế và các ưu đãi đầu tư khác như các ngành nghề quy định tại Danh mục 1 - Phụ lục.
Từng dự án được hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tại điểm a, b, c trên đây phải được Sở quản lý ngành phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định.
2. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng:
a. Được Nhà nước đầu tư từ ngân sách để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của dự án, các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh trong phạm vi dự án và các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu.
b. Nếu ngân sách Nhà nước chưa cân đối kịp vốn đầu tư các công trình trên thì chủ đầu tư được sử dụng các nguồn vốn khác để đầu tư trước và được khấu trừ lại tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp hoặc được hoàn trả từ nguồn ngân sách.
Điều 8. Việc góp vốn và thẩm quyền quyết định việc góp vốn của Nhà nước
1. Nhà nước góp vốn vào các doanh nghiệp, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp đóng tại địa bàn các , để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT hoặc các hình thức khác thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng của Nhà nước tùy theo tính chất của từng dự án, trong từng thời kỳ.
2. Việc góp vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp BOT được thực hiện theo Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước ban hành kèm theo Nghị định số 77-CP của Chính phủ ngày 18/6/1997.
Điều 9. Hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu
1. Để hỗ trợ đầu tư, hằng năm ngân sách tỉnh thực hiện tài trợ chênh lệch lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và các hỗ trợ khác cho các dự án được cấp ưu đãi theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ và theo Bản Quy định này.
2. UBND tỉnh khuyến khích lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu do các tổ chức, cá nhân cùng góp vốn thành lập. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu do các tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác, UBND tỉnh trích và lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện các nhiệm vụ thưởng xuất khẩu, cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và các nhiệm vụ khác.
Hạn mức tín dụng xuất khẩu ưu đãi và hạn mức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cụ thể cho các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 27 Bản Quy định này.
Sở Tài chính - Vật giá chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại - Du lịch xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư và Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh.
Điều 10. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ đầu tư
1. UBND tỉnh khuyến khích và giúp đỡ các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân thành lập các tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ đầu tư để trợ giúp cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang như:
a) Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý;
b) Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ;
c) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
d) Tiếp thị, xúc tiến thương mại;
e) Thành lập các hiệp hội ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội xuất khẩu;
f) Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đầu tư nói tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này được xếp vào lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Danh mục 1 - Phụ lục.
3. Nghiêm cấm các cơ quan quản lý nhà nước kinh doanh các dịch vụ tư vấn đầu tư để thu lợi dưới mọi hình thức.
Điều 11. Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp do người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư trực tiếp tại tỉnh An Giang, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam có dự án đầu tư theo Bản Quy định này được hưởng cùng mức giá đầu vào đối với đất đai, hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư và các dịch vụ khác như đối với các doanh nghiệp cùng loại trong nước, trong tỉnh.
Điều 12. Điều kiện ưu đãi đầu tư
Dự án đầu tư đáp ứng một trong các điều kiện sau đây được ưu đãi đầu tư:
1. Đầu tư vào ngành, nghề quy định tại Danh mục 1 - Phụ lục;
2. Dự án đầu tư thuộc mọi lĩnh vực, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, có sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là:
a) Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú: 20 người;
b) Các huyện, thị, thành khác:
- Các huyện: 30 người.
- Thị xã Châu Đốc, thành phố Long Xuyên: 50 người.
Điều 13. Địa bàn ưu đãi đầu tư
Dự án đầu tư vào các địa bàn sau đây được ưu đãi:
1. Các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú;
2. Địa bàn có tiềm năng du lịch thuộc Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
3. Địa bàn du lịch trọng điểm thuộc Mục II Danh mục 2 - Phụ lục.
Điều 14. Miễn, giảm tiền thuê đất
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 12 của Bản Quy định này được miễn nộp tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
a) Được miễn ba năm đối với dự án đáp ứng một điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này;
b) Được miễn sáu năm đối với dự án đáp ứng đủ hai điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn thuộc Mục I Danh mục 2 - Phụ lục được, miễn nộp tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
a) Được miễn bảy năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
b) Được miễn mười năm đối với dự án đầu tư thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn thuộc Mục I Danh mục 2 - Phụ lục, đồng thời đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này được miễn nộp tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
a) Được miễn mười một năm đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục;
b) Được miễn mười ba năm đối với dự án đáp ứng đủ hai điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Bản Quy định này.
4. Nhà đầu tư có dự án đầu tư ở địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục, được miễn nộp tiền thuê đất mười lăm năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
5. Được miễn nộp tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, thực hiện tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục.
6. Được miễn nộp tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực quy định tại Mục I Danh mục 1 - Phụ lục được thực hiện tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú.
Điều 15. Miễn, giảm thuế sử dụng đất
1. Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất có dự án đầu tư quy định tại Danh mục 1 - Phụ lục, được miễn, giảm thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
a) Được giảm 50% thuế sử dụng đất trong bảy năm đối với dự án đầu tư quy định từ Mục II đến Mục XII Danh mục 1 - Phụ lục;
b) Được miễn nộp thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án quy định tại Mục I Danh mục 1 - Phụ lục.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú hoặc địa bàn thuộc Mục I Danh mục 2 - Phụ lục, được miễn nộp thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
a) Được miễn bảy năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
b) Được miễn mười năm đối với dự án thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú hoặc tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục, đồng thời đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này được miễn nộp thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
a) Được miễn mười một năm đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục;
b) Được miễn mười lăm năm đối với dự án đáp ứng đồng thời hai điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Bản Quy định này.
4. Nhà đầu tư có dự án đầu tư ở địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục, được miễn nộp thuế sử dụng đất mười lăm năm, kể từ khi được giao đất.
5. Được miễn nộp thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục 2 - Phụ lục.
6. Đối với đất nông nghiệp chuyển qua sản xuất thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi bò theo kế hoạch hằng năm của tỉnh, được miễn nộp thuế sử dụng đất trong bảy năm đầu và sau đó thu với mức thuế thấp nhất theo hạng đất.
Miễn lệ phí trước bạ đối với các dự án đầu tư thuộc Mục I Danh mục 1 - Phụ lục, khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
1. Tổ chức, cá nhân có nhà, đất cho các dự án đầu tư thuộc Mục I Danh mục 1 - Phụ lục, thuê để thực hiện dự án không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với phần doanh thu cho thuê và được Nhà nước tài trợ lại tiền thuế tối đa bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với thu nhập từ việc cho thuê nhà, đất để các nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc Mục I Danh mục 1 - Phụ lục;
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước tài trợ lại tiền thuế đã nộp phải bảo đảm các điều kiện ổn định thời hạn cho thuê, không tăng mức giá cho thuê theo thỏa thuận ban đầu và phải sử dụng hết số tiền được Nhà nước tài trợ trở lại để đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê.
2. Các dự án đầu tư thuộc Mục I Danh mục 1 - Phụ lục, không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động sau:
a) Hoạt động y tế: Khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khỏe cho con người;
b) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao mang tính phong trào quần chúng, tổ chức luyện tập thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhiều, không nhằm mục đích kinh doanh;
c) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hoạt động chiếu phim vidéo tài liệu, phóng sự, khoa học được cấp có thẩm quyền cho phép;
d) Dạy học, dạy nghề, bao gồm cả dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác;
đ) In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động được cấp có thẩm quyền cho phép;
e) Chuyển giao công nghệ (không bao gồm giá trị thiết bị, máy móc thiết bị kèm theo công nghệ được chuyển giao);
f) Vệ sinh, môi trường.
Điều 18. Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, hoặc dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục 2 - Phụ lục, được hưởng ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Thuế suất 25% đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục;
2. Thuế suất 25% đối với dự án đầu tư vào các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn thuộc Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
3. Thuế suất 20% đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, thực hiện ở địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn thuộc Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
4. Thuế suất 20% đối với dự án đầu tư thuộc Mục II Danh mục 2 - Phụ lục;
5. Thuế suất 15% đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, thực hiện tại địa bàn thuộc Mục II Danh mục 2 - Phụ lục.
Điều 19. Thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhà đầu tư có dự án thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12, Điều 13 Bản Quy định này được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:
1. Được miễn hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho hai năm tiếp theo đối với dự án đáp ứng một điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này;
2. Được miễn hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho bốn năm tiếp theo đối với dự án thuộc Mục I Danh mục 1 - Phụ lục, hoặc dự án đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này;
3. Được miễn ba năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho năm năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, được thực hiện tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
4. Được miễn ba năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho bảy năm tiếp theo đối với dự án đầu tư đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này và được thực hiện tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
5. Được miễn bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho bảy năm tiếp theo đối với dự án thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, và được thực hiện tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục;
6. Được miễn bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho chín năm tiếp theo đối với dự án đầu tư đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại Điều 12 Bản Quy định này và được thực hiện tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục.
7. Nhà đầu tư có dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hoặc hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho chín năm tiếp theo.
Điều 20. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu
Nhà đầu tư có dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu quy định tại Danh mục 1 - Phụ lục, được hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại quy định như sau:
1. Được miễn một năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp theo;
2. Được miễn ba năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thực hiện tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú hoặc địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục;
3. Được miễn bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục.
Điều 21. Miễn thuế thu nhập bổ sung
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 12 hoặc Điều 13 Bản Quy định này không phải nộp thuế thu nhập bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 22. Miễn thuế thu nhập cá nhân
1. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu trong thời hạn năm năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân;
2. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp ở địa bàn quy định tại Điều 13 Bản Quy định này trong thời hạn mười năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân;
3. Nhà đầu tư góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ được miễn thuế thu nhập có được từ phần góp vốn này;
4. Đối với dự án đầu tư thuộc Mục I Danh mục 1 - Phụ lục, được miễn thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao như sau:
a) Những người thuộc cơ sở công lập nếu làm thêm giờ ở các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập do cơ sở ngoài công lập chi trả;
b) Cá nhân góp vốn vào các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập góp vốn do cơ sở ngoài công lập chi trả.
Điều 23. Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định
1. Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dùng nói tại Điều này muốn được hưởng miễn thuế nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hưởng ưu đãi đầu tư chấp thuận và phải đăng ký với Hải quan cửa khẩu để thực hiện.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục 1 - Phụ lục, hoặc có dự án đầu tư thực hiện tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú, hoặc tại địa bàn quy định tại Danh mục 2 - Phụ lục, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng:
a) Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng (nằm trong dây chuyền công nghệ) nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, xử lý vệ sinh môi trường;
b) Phương tiện vận chuyển chuyên dùng đưa, đón công nhân.
Điều 24. Ưu đãi bổ sung về thuế đối với nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu
Ngoài các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Bản Quy định này, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu còn được hưởng thêm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp:
a) Xuất khẩu của năm đầu tiên được thực hiện bằng cách xuất khẩu trực tiếp;
b) Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế - kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây doanh nghiệp đã xuất khẩu; xuất khẩu thay thế mặt hàng nhập khẩu trước đây đối với thị trường của tỉnh;
c) Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới, hoặc lãnh thổ mới khác với thị trường trước đây.
2. Được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước;
3. Được giảm 20% số thuế thu nhập phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các trường hợp:
a) Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu;
b) Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong ba năm liên tục trước đó.
4. Được giảm thêm 25% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư nói tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn quy định tại Mục I Danh mục 2 - Phụ lục.
5. Được miễn toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư nói tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn quy định tại Mục II Danh mục 2 - Phụ lục.
Điều 25. Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài
Khi chuyển thu nhập hợp pháp ra nước ngoài, nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo quy định của Bản Quy định này nộp một khoản thuế bằng 5% số thu nhập chuyển ra nước ngoài.
Điều 26. Quyền chuyển đổi ngoại tệ
Các khoản tiền gốc và lãi của các khoản vay, vốn đầu tư, các khoản tiền và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần quy định tại Điều 34 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và quy định tại Bản Quy định này đã được chuyển vào Việt Nam một cách hợp pháp và các khoản thu nhập hợp pháp khác phát sinh tại Việt Nam được chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi nhà đầu tư đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 27. Trường hợp ưu đãi, hình thức và mức hỗ trợ đầu tư
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi quy định tại Bản Quy định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư theo pháp luật về đầu tư phát triển.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi quy định tại Bản Quy định này, nếu trực tiếp tham gia xuất khẩu, thì ngoài các hỗ trợ đầu tư tương ứng từ Quỹ hỗ trợ phát triển còn được Quỹ hỗ trợ xuất khẩu quốc gia và tỉnh xem xét cho vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 70% tổng số tín dụng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc được các Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 80% tổng số tín dụng thực hiện hợp đồng đó.
Điều 28. Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh cấp cho nhà đầu tư
Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Bản Quy định này được cấp thị thực có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần trong thời gian chuẩn bị, triển khai xây dựng và điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
Điều 29. Thuê chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài
Trong trường hợp chuyên gia, lao động kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, nhà đầu tư có dự án ưu đãi đầu tư được thuê chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình, trả tiền công trên cơ sở hợp đồng lao động và có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về an toàn lao động, bảo hiểm cho người lao động.
Chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh được chuyển ra nước ngoài phần thu nhập hợp pháp của mình, được chuyển đổi các khoản thu nhập này thành ngoại tệ tại các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ sau khi đã đóng thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp có sự thay đổi nhà đầu tư, nhà đầu tư mới chỉ cần làm thủ tục chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đăng ký đổi tên chủ đầu tư tại cơ quan đã quyết định cấp ưu đãi đầu tư. Nhà đầu tư mới tiếp tục được hưởng các ưu đãi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong thời gian còn lại của dự án.
Điều 31. Điều chỉnh, bổ sung và chấm dứt ưu đãi đầu tư trước thời hạn
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư đáp ứng thêm được điều kiện ưu đãi quy định tại Điều 12 hoặc Điều 13 Bản Quy định này, nhà đầu tư có quyền đề nghị cơ quan đã quyết định cấp ưu đãi đầu tư điều chỉnh, bổ sung ưu đãi mới cho dự án đó. Việc thực hiện các điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư được tiến hành theo từng năm;
2. Trong trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi vì lý do khách quan hoặc chủ quan, thì nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản với cơ quan đã quyết định cấp ưu đãi đầu tư trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi dự án không còn đủ điều kiện ưu đãi đầu tư như quy định;
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nói trên, cơ quan quyết định cấp ưu đãi đầu tư xem xét và quyết định điều chỉnh một phần hoặc rút bỏ toàn bộ ưu đãi đã chấp thuận;
3. Trong trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này nhà đầu tư không báo cáo về các thay đổi điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư, thì nhà đầu tư đó phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả các khoản ưu đãi đã được hưởng trong thời gian mà dự án không còn đủ điều kiện ưu đãi đầu tư và tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm, hình sự theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Điều 32. Thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Uỷ ban Nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong phạm vi tỉnh An Giang.
1. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang;
2. Quyết định cấp hoặc từ chối cấp ưu đãi đầu tư cho cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và theo quy định của Bản Quy định này;
Điều 33. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn tỉnh, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì và phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan chuẩn bị văn bản bổ sung, thay đổi, trình UBND tỉnh quyết định cụ thể Danh mục các ngành, nghề và Danh mục các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư;
2. Phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chế độ ưu đãi đầu tư;
3. Tiếp nhận và xem xét hồ sơ đề nghị ưu đãi đầu tư của các nhà đầu tư nói tại khoản 1 Điều 37 Bản Quy định này; xem xét để trình Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định việc cấp ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và theo quy định của Bản Quy định này;
4. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh về tình hình thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Bản Quy định này.
Điều 34. Sở Tài chính - Vật giá
Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ đầu tư theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Bản Quy định này;
Cân đối các nguồn vốn, xúc tiến việc thành lập và hỗ trợ các Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu;
Chủ trì phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch và các Sở, Ban, ngành liên quan thực hiện các chính sách về hỗ trợ xuất khẩu quy định tại khoản 2 Điều 27 Bản Quy định này;
Chủ trì phối hợp với Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển An Giang hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tư về tài trợ chênh lệch lãi suất sau đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 9 và khoản 2 Điều 27 Bản Quy định này;
Căn cứ vào Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc các biện pháp ưu đãi đầu tư và mức ưu đãi đầu tư đã cấp cho nhà đầu tư, cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc miễn, giảm thuế hoặc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Bản Quy định này. Việc xác định chính thức số miễn, giảm thuế hoặc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho chủ dự án đầu tư được thực hiện sau khi dự án đã triển khai, đi vào hoạt động.
Điều 35. ủy ban Nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Ủy ban Nhân dân huyện, thị, thành giúp ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương có trách nhiệm sau đây:
1. Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị ưu đãi đầu tư của các nhà đầu tư nói tại khoản 2 Điều 36 Bản Quy định này; xem xét để trình Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định việc cấp ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và theo Bản Quy định này;
2. Định kỳ 3 tháng một lần báo cáo ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Bản Quy định này tại địa phương.
Điều 36. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp ưu đãi đầu tư
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ đề nghị ưu đãi đầu tư đối với dự án thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, gồm cả dự án đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh, mà nhà đầu tư là:
a) Doanh nghiệp tư nhân;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Công ty cổ phần;
d) Công ty hợp danh;
đ) Liên hiệp hợp tác xã; Hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề quy định tại Điều 13 Nghị định số 16/CP của Chính phủ ngày 21 tháng 02 năm 1997 về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã;
e) Doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý;
f) Doanh nghiệp thuộc các Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, Hội nghề nghiệp do Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập;
g) Cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
h) Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập theo luật pháp Việt Nam;
i) Doanh nghiệp do người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thành lập theo luật pháp Việt Nam;
k) Doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập theo luật pháp Việt Nam;
l) Doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thành lập theo luật pháp Việt Nam;
2. ủy ban Nhân dân huyện, thị, thành tiếp nhận và xem xét hồ sơ đề nghị ưu đãi đầu tư đối với dự án thực hiện trên phạm vi địa phương, mà chủ đầu tư là:
a) Hợp tác xã (trừ trường hợp nói tại điểm đ khoản 1 Điều này);
b) Hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ;
Điều 37. Thủ tục xét, cấp ưu đãi đầu tư
Thủ tục xét, cấp ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nói tại khoản 1 Điều 36 của Bản Quy định này được thực hiện như sau:
1. Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
a) Đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư lập theo mẫu quy định;
- Dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ Quyết định đầu tư đối với dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
- Danh mục máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng phải nhập khẩu (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
b) Đối với dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu quy định tại khoản 2 Điều 1 Bản Quy định này, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư lập theo mẫu quy định;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận hoạt động;
- Dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư;
- Bản sao hợp lệ Quyết định đầu tư đối với dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
- Danh mục máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng phải nhập khẩu (nếu có) để thực hiện đầu tư.
c) Đối với trường hợp bổ sung ưu đãi đầu tư cho dự án đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và theo Bản Quy định này, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Đơn đăng ký bổ sung ưu đãi đầu tư lập theo mẫu quy định;
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án đầu tư, thời hạn và mức ưu đãi thực tế mà dự án đã được hưởng.
Trường hợp cơ quan cấp bổ sung ưu đãi đầu tư không phải là cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước đây thì nhà đầu tư gửi thêm bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp, bản dự án đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định đầu tư đối với dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
d) Đối với dự án đầu tư đang thực hiện đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 12 hoặc Điều 13 Bản Quy định này, nhưng chưa đăng ký ưu đãi đầu tư, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư lập theo mẫu quy định;
- Dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận hoạt động;
- Bản sao hợp lệ Quyết định đầu tư đối với dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư.
e) Đối với dự án đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ngoài các giấy tờ tương ứng quy định tại điểm a, b, c hoặc d của khoản này, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có thêm bản sao hộ chiếu hợp lệ sau khi đã xuất trình hộ chiếu đó hoặc Giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc do ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
f) Đối với dự án đầu tư của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, ngoài các giấy tờ tương ứng quy định tại điểm a, b, c hoặc d của khoản này, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có thêm bản sao hộ chiếu và Giấy chứng nhận thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp ưu đãi đầu tư theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể tham khảo ý kiến của các Sở, Ban, ngành có liên quan của tỉnh, nếu xét thấy cần thiết, trước khi trình Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định. Các cơ quan được hỏi ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được văn bản hỏi ý kiến, nếu quá thời hạn này không trả lời thì coi như đồng ý.
Thủ tục xét, cấp ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nói tại khoản 2 Điều 36 Bản Quy định này được thực hiện như sau:
1. Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư đến phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện, thị, thành.
a) Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư lập theo mẫu quy định;
- Phương án đầu tư hoặc phương án kinh doanh;
- Danh mục máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng phải nhập khẩu (nếu có) để thực hiện phương án đầu tư hoặc phương án kinh doanh.
b) Đối với dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu quy định tại khoản 2 Điều 1 Bản Quy định này, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư lập theo mẫu quy định;
- Phương án đầu tư;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao Giấy phép hoạt động;
- Danh mục máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu (nếu có) để thực hiện phương án đầu tư.
c) Đối với dự án đầu tư đang thực hiện thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 12 hoặc Điều 13 Bản Quy định này nhưng chưa đăng ký ưu đãi đầu tư, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư;
- Phương án đầu tư hoặc phương án kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động;
- Báo cáo kết quả thực hiện phương án đầu tư hoặc phương án kinh doanh.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ủy ban Nhân dân huyện, thị, thành nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cấp hoặc từ chối cấp ưu đãi đầu tư theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Nhân dân huyện, thị, thành.
Chủ tịch ủy ban Nhân dân huyện, thị, thành có thể tham khảo thêm ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, Ban ngành khác có liên quan của tỉnh trước khi trình Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định. Các cơ quan được hỏi ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản hỏi ý kiến, nếu quá thời hạn này không trả lời thì coi như đồng ý.
Hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện khuyến khích đầu tư chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ.
1. Bản Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Bản Quy định này đều bãi bỏ.
2. Các dự án đầu tư đang hưởng ưu đãi theo các Quyết định trước đây vẫn được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư cho đến hết thời gian còn lại theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp.
3. Đối với các dự án có Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp trước đây thuộc diện được hưởng các ưu đãi bổ sung về miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất, miễn tiền thuê đất, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu, về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và các hỗ trợ đầu tư khác quy định tại Bản Quy định này, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung ưu đãi cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại, kể từ ngày Bản Quy định này có hiệu lực thi hành.
4. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động thuộc diện được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư nhưng trước đây chưa lập hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, nếu có hồ sơ đăng ưu đãi đầu tư thì được cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư xem xét cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với nội dung hỗ trợ và ưu đãi được tính cho thời gian còn lại của dự án tính từ ngày Bản Quy định này có hiệu lực thi hành.
Điều 41. Xử lý các khoản thuế đã nộp và các tồn tại
1. Nhà nước không hoàn trả các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác mà nhà đầu tư đã thực hiện trong thời gian trước khi Bản Quy định này có hiệu lực.
2. Trong trường hợp những thay đổi pháp luật của Bản Quy định này làm thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh thì cơ quan cấp ưu đãi đầu tư xem xét cho phép nhà đầu tư được tiếp tục hưởng các ưu đãi đã quy định cho thời gian còn lại kể từ khi Bản Quy định này có hiệu lực thi hành hoặc chủ trì và phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho nhà đầu tư.
Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai thực hiện
1. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Giám đốc và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Bản Quy định này. Định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết kết quả thực hiện.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc hoặc phát sinh, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, bổ sung hoặc sửa đổi.
Danh mục 1. Ngành, nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư
Các dự án đầu tư vào các ngành, nghề trong từng lĩnh vực sau đây được hưởng ưu đãi:
I. Các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, vệ sinh , môi trường.
II. Phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
1. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng nhà máy điện, phát triển mạng lưới điện, xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật;
- Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá: cầu, đường bộ, bến cảng, bến xe;
- Xây dựng công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
2. Thành lập cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân; đào tạo kỹ thuật; bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý, kinh doanh.
3. Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cho xuất khẩu đạt giá trị trên 30% giá trị hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính.
4. Chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
5. Các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp: làm đất, tưới nước, tiêu úng, gieo trồng, thu hoạch, bảo vệ, bảo quản nông sản.
6. Các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ ngư nghiệp: kho bảo quản thủy sản.
7. Các loại dịch vụ về: bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo quản nông sản, lâm sản, hải sản.
8. Nghiên cứu triển khai công nghệ.
9. Ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chế tạo và gia công vật liệu từ nguồn nguyên liệu trong nước:
- Công nghệ thông tin: tạo ra các phần mềm máy tính dùng trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
- Công nghệ sinh học được ứng dụng theo quy mô công nghiệp trong việc sản xuất: cây giống, con giống, thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng, thức ăn cho người và vật nuôi, kích dục tố trong sinh sản, phân bón sinh học đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến;
- Công nghệ sản xuất vật liệu mới có tính năng đặc biệt;
- Công nghệ sử dụng lại các chất phế thải rắn, lỏng, khí;
- Công nghệ sản xuất sử dụng ít: nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng hoặc giảm lượng chất thải trên một đơn vị sản phẩm; công nghệ tạo ra các sản phẩm mà trong quá trình sử dụng, sản phẩm này tiêu thụ ít năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu hơn so với sản phẩm cùng loại;
- Công nghệ sạch, công nghệ sử dụng hoặc sản xuất ra các trang thiết bị sử dụng: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều hoặc năng lượng sinh học;
- Công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử, bán dẫn, la-de (laser).
10. Tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ:
- Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; tư vấn về quản lý chất lượng sản phẩm;
- Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ;
- Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
- Tiếp thị, xúc tiến thương mại.
11. Đầu tư thành lập phân xưởng sản xuất mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, lắp đặt thêm máy móc vào dây chuyền sản xuất hiện có, lắp đặt máy móc thiết bị mới thay thế cho toàn bộ máy móc thiết bị của dây chuyền hiện có; ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
12. Đầu tư cải thiện sinh thái và môi trường; vệ sinh đô thị.
13. Đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị.
14. Đầu tư đa dạng hoá ngành, nghề, sản phẩm.
15. Chế biến thức ăn cho gia súc, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
16. Cơ khí sản xuất và sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất hàng dệt, hàng da, nhựa cao cấp, dụng cụ học tập và giáo cụ học đường, đồ chơi trẻ em.
17. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị để sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, thiết bị đo lường thí nghiệm, thiết bị và phương tiện xây dựng, khai khoáng; đóng tàu sông, biển; thiết bị cho đường dây và biến thế điện; sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm vi tính.
18. Sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; sản xuất thuốc thú y; sản xuất kim loại màu, vật liệu xây dựng; sản xuất phân bón; sản xuất hóa chất cơ bản.
19. Các ngành nghề truyền thống: chạm trổ, khảm trai, sơn mài, khắc đá, mây, tre, trúc mỹ nghệ, thổ cẩm, thảm, lụa tơ tằm, gốm, sứ, thêu ren, các sản phẩm từ cây thốt nốt, tranh trên kiếng, lưỡi câu, chiếu cói, đúc và gò đồng.
20. Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp; sản xuất, dịch vụ trong các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp.
III. Phát triển du lịch.
1. Xây dựng kết cấu hạ tầng các tuyến, điểm và khu du lịch.
2. Xây dựng, nâng cấp mở rộng quy mô các công trình văn hóa - du lịch tại các khu, điểm du lịch.
3. Đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình vui chơi, giải trí tại các khu, điểm du lịch.
4. Hiện đại hóa các phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc và trang thiết bị liên quan đến phát triển hoạt động du lịch.
5. Xây dựng làng du lịch xanh, du lịch sinh thái tại các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch.
IV. Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng các khu thương mại, chợ, siêu thị.
V. Đầu tư xây dựng mới toàn bộ hoặc một số công trình của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm, tuyến dân cư tập trung, gồm:
1. Chuẩn bị đất xây dựng; San lắp mặt bằng.
2. Hệ thống giao thông.
3. Hệ thống cung cấp điện; Hệ thống chiếu sáng công cộng.
4. Hệ thống cung cấp nước.
5. Hệ thống thoát nước.
6. Công trình bảo vệ môi trường, xử lý nước thải.
7. Hệ thống thông tin liên lạc.
8. Xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
VI. Đầu tư phát triển chăn nuôi bò.
Chăn nuôi bò theo hình thức trang trại, qui mô từ 50 con trở lên đối với chăn nuôi bò thịt và từ 10 con trở lên đối với bò giống sinh sản hoặc bò sữa. Đàn bò chăn nuôi không phải lập hợp đồng bảo hiểm thú y nhưng cần phải có sự chăm sóc định kỳ của cơ quan thú y huyện, thị, thành trong suốt thời gian thực hiện dự án.
VII. Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
1. Đầu tư thành lập các cơ sở sản xuất giống cây trồng; đầu tư sản xuất giống lúa nguyên chủng ra giống lúa xác nhận trong mạng lưới sản xuất giống của tỉnh.
2. Xây dựng và khai thác các cơ sở nghiên cứu: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm, trại thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống cây trồng.
3. Công nghệ sinh học được ứng dụng theo quy mô công nghiệp trong việc sản xuất giống cây trồng.
VIII. Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.
1. Đầu tư thành lập các cơ sở sản xuất giống vật nuôi.
2. Xây dựng và khai thác các cơ sở nghiên cứu: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm, trại thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống vật nuôi.
3. Công nghệ sinh học được ứng dụng theo quy mô công nghiệp trong việc sản xuất giống vật nuôi.
IX. Phát triển lâm nghiệp.
1. Trồng rừng phòng hộ đồi núi cao từ 20m trở lên (so với mặt biển), những vùng đất dưới bình độ 20m do thoái hóa bạc màu, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả đưa vào quy hoạch phát triển rừng, trồng cây ăn quả.
2. Đất phèn hoang hóa chưa sử dụng, đất vùng mới khai hoang, vùng dự án phòng hộ biên giới sản xuất nông nghiệp, năng suất thấp, nhà nước khuyến khích chuyển sang trồng rừng, sản xuất lâm - nông - ngư kết hợp lập trang trại lâm nghiệp.
3. Trồng cây phân tán trên các tuyến đê kênh, trục lộ giao thông, vườn nhà dân, công sở, trường học.
4. Các hoạt đồng trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, sản xuất lâm - nông - ngư kết hợp, trang trại lâm nghiệp, khai thác, chế biến gỗ, trồng cây phân tán.
X. Phát triển nuôi tôm càng xanh.
1. Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất tôm giống.
2. Đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh ở các vùng nước tự nhiên chưa được cải tạo, sử dụng.
3. Xây dựng và khai thác các cơ sở nghiên cứu: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm, trại thí nghiệm, nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tôm giống.
4. Công nghệ sinh học được ứng dụng theo qui mô công nghiệp trong việc sản xuất tôm giống.
XI. Cung cấp nước thô:
- Xây dựng nhà máy sản xuất nước;
- Xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước.
XI. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trong các lĩnh vực từ Mục I đến Mục XI.
Danh mục 2. Địa bàn có tiềm năng du lịch và địa bàn du lịch trọng điểm
I. Địa bàn có tiềm năng du lịch:
1. Công viên Văn hóa Mỹ Thới, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên;
2. Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú;
3. Khu du lịch núi Két, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên;
4. Khu rừng tràm Trà Sư, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên;
5. Khu du lịch núi Cô Tô - huyện Tịnh Biên;
6. Khu du lịch núi Giài - huyện Tri Tôn;
7. Khu rừng tràm Bình Minh, xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn;
8. Chùa Bà Lê, xã Hội An, huyện Chợ Mới;
9. Điểm du lịch cột Dây Thép, xã Mỹ Luông - xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới;
10. Chùa Giồng Thành, xã Long Sơn, huyện Phú Tân;
11. Chùa Chăm, xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân;
12. Khu Văn hóa giải trí nổi, xã Tân An, huyện Tân Châu;
13. Khu du lịch Búng Bình Thiên, huyện An Phú.
II. Địa bàn du lịch trọng điểm:
1. Khu du lịch núi Sam, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc;
2. Khu du lịch núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên;
3. Khu du lịch đồi Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn;
4. Khu du lịch núi Sập, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn;
5. Khu di chỉ Óc - Eo - Ba Thê, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn;
6. Làng du lịch Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên.
Quyết định 522/2002/QĐ.UB về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư một số lĩnh vực, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh An Giang
Số hiệu: | 522/2002/QĐ.UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang |
Người ký: | Nguyễn Hoàng Việt |
Ngày ban hành: | 07/03/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 522/2002/QĐ.UB về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư một số lĩnh vực, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh An Giang
Chưa có Video