Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2016/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cLuật Tchức Chính quyền địa phương s 77/2015/QH13 ngày 15 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công s 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu s 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cNghị định s 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định s 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định s 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ vQuản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cNghị định s 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định s 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định s 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 ca Chính phủ về hưng dn thi hành một s điu của luật Đu tư công;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 1615/ SKHĐT-XDCB ngày 18 tháng 7 năm 2016, 1760/SKHĐT-XDCB ngày 02 tháng 8 năm 2016.

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 và thay thế Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về quản lý các dự đầu tư không có xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TVTU, TT HĐND tnh;
- Đoàn ĐBQH tnh;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Các thành viên UBND tnh;
- Cơ quan Công báo tỉnh;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu VT, XDCB (4).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy đnh này quy định việc tổ chức quản lý và thực hiện các công tác sau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

a) Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

b) Công tác quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn, gồm:

- Vốn đầu tư công: vn ngân sách nhà nước (vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho địa phương, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương), vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn từ nguồn thu để li cho đu tư nhưng chưa đưa vào cân đi ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.

- Các dự án đầu tư sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có nguồn vốn đầu tư công hoặc vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng tại Điểm này.

2. Các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, gồm: Dự án đầu tư trong Khu Kinh tế, Công nghiệp Thừa Thiên Huế do Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp trực tiếp quản lý vốn; dự án sử dụng vn ODA, NGO; dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); dự án xây dựng công tnh đặc thù (công trình bí mật nhà nước, công trình được xây dựng theo lệnh khn cp, công trình xây dựng tạm); dự án khu đô thị mới; dự án thực hiện theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đt; dự án lựa chọn nhà đu tư thực hiện dự án đu tư có sử dụng đt; dự án từ nguồn vốn ngân sách chi sự nghiệp (ngoại trừ các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng); dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia; dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; dự án sử dụng vốn nhà nước khác.

3. Các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn.

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành phố Huế.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Dự án nhóm A, B, C: theo phân loại dự án quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công (sau đây viết tt là Nghị định số 136/2015/NĐ-CP).

4. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: bao gồm Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

Chương II

CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chyếu cp tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thm định dự án quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch.

3. Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, vùng liên huyện:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư lập, thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tnh và vùng liên huyện.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh; trình Hội đồng thẩm định để thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua, để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng liên huyện; trình Hội đồng thẩm định để thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua.

4. Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện lập đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; trình Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp huyện, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện xem xét thông qua; trình Hội đồng thẩm định để thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5. Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tnh:

a) Các Sở quản lý ngành lập đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chyếu cấp tỉnh; trình Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm đnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Các Sở quản lý ngành lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh; trình Hội đồng thẩm định để thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua.

6. Trình tự, nội dung lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch và công bố, lưu trữ hồ sơ quy hoạch thực hiện theo các quy định hiện hành và hướng dẫn của các Bộ, ngành.

Điều 5. Đầu mối cung cấp thông tin quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối cung cấp thông tin về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng liên huyện, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. Đồng thời ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cung cp thông tin quy hoạch tng thể phát trin kinh tế - xã hội cp huyện.

2. Sở quản lý ngành là đầu mối cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Chương III

QUẢN LÝ DỰ ÁN

Điều 6. Chủ trương đầu tư dự án

Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đu tư, trình cp có thm quyn thẩm định, phê duyệt.

1. Thẩm quyền thẩm định chủ trương đu tư dự án:

a) Dự án nhóm A: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định và các sở, ban, ngành liên quan là thành viên để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

b) Dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do địa phương Quản lý: Sở Kế hoạch và Đu tư chủ trì, phi hợp với các cơ quan có liên quan thm định Báo cáo đ xut chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

c) Dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu đlại cho đu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư: Sở Kế hoạch và Đu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

d) Dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện và vốn từ nguồn thu để lại cho đu tư nhưng chưa đưa vào cân đi ngân sách địa phương cp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

đ) Dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp xã và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đi ngân sách địa phương cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng để thm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đi vn.

e) Dự án sdụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tchức thm định Báo cáo đ xut chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vn sự nghiệp ngành do mình quản lý. Các dự án còn lại do Sở Kế hoạch và Đu tư chủ trì, thẩm định Báo cáo đề xut chủ trương đầu tư dự án do cấp tỉnh quản lý; phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chtrì, thẩm định Báo cáo đề xut chủ trương đầu tư dự án do cp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đu tư dự án do cấp xã quản lý.

2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án:

Thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Đầu tư công. Đối với dự án nhóm B, nhóm C đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư công khác nhau: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án do địa phương quản lý thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 5 và Khoản 6 Điều 17 của Luật Đầu tư công. Tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C theo quy định Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP.

4. Đối với các dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp công trình xây dựng (không làm thay đổi công năng, quy mô công trình có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng sử dụng vn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Danh mục giao vn sự nghiệp của y ban nhân dân tỉnh xem như là chủ trương đu tư, chủ đu tư căn cứ đ trin khai các bước tiếp theo, không phải lập, thm định và phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Điều 7. Chủ đầu tư dự án

1. Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.

2. Đối với dự án vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điu 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chđầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

3. Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban qun lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định; hoặc thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án có tính cht đặc thù, đơn lẻ đảm bảo theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)

4. Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư thì y ban nhân dân cấp xã thực hiện vai trò của chủ đầu tư đồng thi ký kết hợp đồng vi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của cấp huyện hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP đthực hiện quản lý dự án.

5. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đi với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tng mức đu tư dưới 5 (năm) tỷ đng, dự án có sự tham gia của cng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do y ban nhân dân cấp xã làm chủ đu tư.

6. Các nội dung quy định khác về chủ đầu tư, tổ chức quản lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 và Nghị định s59/2015/NĐ-CP đối với dự án có cấu phn xây dựng, Luật đầu tư công và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP đối vi dự án không có cấu phần xây dựng.

Điều 8. Một số quy định trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án

1. Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

2. Đối với các dự án đầu tư chưa có hoặc chưa phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch liên quan khác, trước khi lập dự án chủ đầu tư phải báo cáo Sở quản lý ngành, Sở Xây dựng đ tham mưu y ban Nhân dân tỉnh xem xét, chp thuận điều chỉnh, bsung quy hoạch; hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tnh văn bản báo cáo các Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng xem xét chấp thuận điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép quy hoạch xây dựng để làm cơ sở lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi.

4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có liên quan đến công trình hiện trạng (phải tháo dỡ để xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, mở rộng) chủ đầu tư phải tchức lập báo cáo đánh giá hiện trạng công trình, ly ý kiến chp thuận của cơ quan chủ quản của chủ sở hữu. Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình là cơ sở để xem xét trong quá trình thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Kinh phí lập Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình tính toán bsung trong chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

5. Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyn chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Điều 9. Thẩm quyền thẩm định dự án

1. Dự án không có cấu phần xây dựng:

a) Dự án do cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chtịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định để thẩm định dự án nhóm A do địa phương quản lý; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chtrì, phối hợp các cơ quan liên quan thm định dự án nhóm B và nhóm C.

b) Dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý: Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì thẩm định dự án do cấp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn Ủy ban Nhân dân cấp xã chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do cấp xã quản lý.

2. Dự án có cấu phần xây dựng:

a) Dự án nhóm A do cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định dự án đầu tư (đối vi dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước), hoặc thiết kế cơ sở - thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế một bước (đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách) theo quy định tại Điều 57 Luật Xây dựng năm 2014, Điều 10 Nghị đnh số 59/2015/NĐ-CP. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.

b) Dự án nhóm B, C do các cơ quan sau đây chủ trì thẩm định:

- Sở Xây dựng với các dự án công trình dân dụng, công nghiệp nhẹ ngoài khu công nghiệp tập trung, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông trong đô thị và các công trình khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu.

- Sở Giao thông Vận tải với các dự án công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các dự án công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Sở Công thương với các dự án công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.

c) Dự án bao gồm nhiều loại, cấp công trình khác nhau thì cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với công trình chính quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.

d) Dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định.

đ) Dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định dự án do cấp tỉnh quản lý;

- Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì thẩm định dự án do cấp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn y ban nhân dân cp xã chủ trì thm định dự án do cấp xã quản lý.

e) Dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp công trình xây dựng (không làm thay đổi công năng, quy mô công trình có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng sử dụng vn sự nghiệp có tính chất đu tư xây dựng: Chủ đầu tư dự án tổ chức thẩm định đảm bảo theo quy định.

3. Đối với phần ứng dụng công nghệ thông tin trong dự án không có cấu phần xây dựng hoặc dự án có cấu phần xây dựng, cơ quan chủ trì thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định của Sở Thông tin và Truyền thông về thiết kế cơ sở - thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế 1 bước (nếu có). Sở Thông tin và Truyền thông phải xem xét cho ý kiến và chịu trách nhiệm về các nội dung thẩm định.

Điều 10. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án

1. Dự án không có cấu phần xây dựng: Thực hiện theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP.

2. Dự án có cấu phần xây dựng:

a) Trình tự lập, thẩm định dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và Luật Đầu tư công.

b) Đối với dự án do cấp tỉnh quản lý:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, rà soát, gửi cơ quan chủ trì thẩm định.

- Cơ quan chủ trì thẩm định gửi báo cáo thẩm định đến chủ đầu tư, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát sự phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối các nguồn vốn, tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc gửi cơ quan cp dưới được phân cp hoặc ủy quyn theo quy định xem xét, quyết định đu tư dự án.

c) Đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý:

- Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện đối với dự án do cấp huyện quản lý, bộ phận chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã đối với dự án do cấp xã quản lý là cơ quan đu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, rà soát, gửi cơ quan chủ trì thẩm định.

- Cơ quan chủ trì thẩm định gửi báo cáo thẩm định đến chủ đầu tư, đồng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện đối vi dự án do cấp huyện quản lý, bộ phận chuyên môn y ban nhân dân cp xã đi với dự án do cp xã quản lý.

- Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện đối với dự án do cấp huyện quản lý, bộ phận chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã đối với dự án do cấp xã quản lý để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã; hoặc gửi cơ quan cp dưới được Ủy ban nhân dân cấp huyện phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.

d) Đối vi các dự án do cơ quan quyết định đầu tư quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 11 Quy định này không phải thực hiện nội dung Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C cấp huyện, cấp xã quản lý.

3. Phân cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế quyết định đầu tư dự án nhóm B, C thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp trên phân cp cho thành phố Huế quản lý.

4. Đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cấp trên, Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, cp xã được phép quyết định đu tư các dự án có tng mức đu tư dưới 05 tỷ đng (đi vi cp huyện) và dưới 3 tỷ đồng (đối với cấp xã) sau khi có chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. y quyền Giám đốc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn sự nghiệp ngành do mình quản lý.

6. y quyền người đứng đầu cơ quan chđầu tư quyết định đầu tư các dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp công trình xây dựng (không làm thay đổi công năng, quy mô công trình) có tng mức đu tư dưới 500 triệu đng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.

Điều 12. Điều chỉnh dự án

1. Dự án đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư công và Điều 61 Luật Xây dựng năm 2014.

2. Việc điều chỉnh dự án phải được người quyết định đầu tư chấp thuận chủ trương điều chỉnh trước khi thực hiện (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này); trường hợp điều chỉnh tăng quy mô, tăng tng mức đu tư người quyết định đầu tư phải báo cáo cơ quan quyết định chủ trương đầu tư cho ý kiến trước khi chp thuận chủ tơng điu chỉnh.

Cơ quan đầu mối tiếp nhận đề xuất của chủ đầu tư, tham mưu người quyết định đầu tư chấp thuận chủ trương điều chỉnh dự án như sau: Sở Kế hoạch và Đu tư đi với dự án do cp tỉnh quản lý; Phòng Tài chính Kế hoạch cp huyện đối với dự án do cấp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã đối với dự án do cấp xã quản lý.

3. Người có thẩm quyền nào phê duyệt dự án thì phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đó. Việc điều chnh dự án phải được thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở chủ trương điều chỉnh dự án của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh dự án và trình thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Quy định này.

4. Chủ đầu tư dự án tổ chức đánh giá toàn bộ tình hình thực hiện dự án đến thời điểm đề xuất điều chỉnh; báo cáo kết quả đánh giá đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Người có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh dự án sau khi có báo cáo kết quả đánh giá theo quy định của Luật Đầu tư công.

5. Chủ đầu tư được tự điều chỉnh dự án nếu không làm tăng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điu chỉnh do mình thực hiện, những trường hợp cụ th như sau:

a) Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư.

b) Điều chỉnh, thay đi giải pháp thiết kế mà không làm thay đi mục tiêu, địa đim xây dựng, quy mô, công năng nhm nâng cao hiệu quả đu tư, chất lượng, tiến độ.

6. Trường hợp chủ đầu tư tự điều chỉnh dự án tại Khoản 5 Điều này, chỉ được sử dụng tối đa 50% dự phòng phí và đảm bảo không làm tăng thời gian thực hiện dự án.

Điều 13. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán

1. Đối với dự án có cấu phần xây dựng:

a) Thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.

b) Dự án bao gồm nhiều loại, cấp công trình khác nhau thì cơ quan chủ trì thẩm đnh là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với công trình chính quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.

c) Dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: ủy quyn Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc y ban nhân dân cp huyện chủ trì thẩm định đối với dự án, công trình thuộc thm quyn thm định của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.

2. Dự án không có cấu phần xây dựng:

a) Đối với dự án nhóm A và dự án nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở quản lý ngành và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán dự án.

b) Đối với dự án nhóm B, nhóm C do cấp huyện, cấp xã quản lý: Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán dự án do cấp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn y ban nhân dân cp xã chủ trì thm định thiết kế, dự toán dự án do cấp xã quản lý.

3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán gói thầu công tác chuẩn bị dự án phải thực hiện trước khi phê duyệt dự án (lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tin khả thi hoặc Báo cáo đề xut chủ trương đu tư; lập, thm định Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng và các công việc khác liên quan chuẩn bị dự án và gói thầu công tác thực hiện dự án phải thực hiện trước khi phê duyệt dự toán công trình.

Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán

1. Đối với dự án có cấu phần xây dựng: Thực hiện theo quy đnh tại Điều 24, Điều 25 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.

2. y quyền Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và các cơ quan thẩm định tại Khoản 2, Khon 3 Điu 13 Quy định này phê duyệt thiết kế, dự toán của dự án do cơ quan mình thẩm định.

Điều 15. Điều chỉnh thiết kế, dự toán

1. Thiết kế, dự toán đã được phê duyệt được điều chỉnh theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Việc điều chỉnh thiết kế, dự toán phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy định này.

3. Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán, nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán, không dẫn đến phải điều chỉnh dự án đầu tư; báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điu chỉnh do mình quyết định thực hiện; những trường hợp cụ thể như sau:

- Khi điều chỉnh thiết kế mà không làm thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu ca kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình.

- Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí đã được phê duyệt.

4. Trường hợp chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán tại Khoản 3 Điều này, chỉ được sử dụng tối đa 50% dự phòng phí và đảm bảo không làm tăng thời gian thực hiện dự án.

Điều 16. Quản lý đấu thầu

1. Việc triển khai công tác đấu thầu phải thực hiện đúng các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan. Nội dung, thi hạn phê duyệt các nội dung trong công tác đấu thầu, thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về đấu thu; chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nội dung về công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra, thanh tra và tổng hợp báo cáo công tác đấu thầu các dự án đầu tư thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

3. Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện là cơ quan đầu mối về quản lý đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hủy, đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, giải quyết kiến nghị đấu thầu:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc tuyên bố vô hiệu đối vi các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư.

b) Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp tỉnh để giải quyết kiến nghị đấu thầu các gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tnh.

c) Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện là cơ quan đầu mối thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thu khi phát hiện có hành vi vi phạm v đu thu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan đi vi các gói thu thuộc dự án do Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.

d) Bộ phận chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan đầu mối thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt; tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư.

5. Thẩm quyền thẩm định về đấu thầu các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ đầu tư:

a) Giao Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu các gói thầu xây lắp thuộc chuyên ngành mình quản lý.

b) Giao STài chính tổ chức thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu các gói thầu mua sắm thiết bị, hàng hóa, dịch vụ không thuộc chuyên ngành của các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (thiết bị y tế, giáo dục, bảo hiểm,...).

c) Giao SKế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mi sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu các gói thầu liên quan nhiều chuyên ngành; thẩm định kết qulựa chọn nhà thầu và tham mưu xử lý tình huống đấu thầu trình Ủy ban nhân dân tnh quyết định.

6. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cp huyện giao trách nhiệm cho các phòng chuyên môn phù hp đ tchức thẩm định các nội dung về đấu thầu để quyết định phê duyệt.

7. Trách nhiệm của chủ đầu tư về đấu thầu:

a) Thực hiện các quy định tại Điều 74 Luật đấu thầu.

b) Gửi các quyết định phê duyệt liên quan công tác đấu thầu đến SKế hoạch và Đầu tư và phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo về đấu thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.

c) Đối với các gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh: Sau khi đăng tải thông báo mi sơ tuyển, thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu phải đồng thi tổ chức thực hiện việc đăng tải nội dung các thông báo trên cùng với hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt lên Trang thông tin đấu thầu của tỉnh tại tên miền http://dauthau.thuathienhue.gov.vn để các nhà thầu có thể tải thông tin lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc tiếp nhận hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014.

Điều 17. Hợp đồng

1. Việc ký kết, triển khai, quản lý thực hiện hợp đồng đảm bảo tuân thủ Luật đấu thầu, Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, tham mưu Ủy ban nhân dân tnh chấp thuận điều chỉnh hợp đồng của dự án do cấp tỉnh quản lý; Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện tiếp nhận, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận điều chnh hợp đồng của dự án do cấp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn Ủy ban Nhân dân cấp xã tiếp nhận, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận điều chỉnh hợp đồng của dự án do cấp xã quản lý.

3. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 18. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư

1. Giao trách nhiệm Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chtrì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng, và thực hiện theo Quy chế tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

3. Các cơ quan quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư; chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, áp dụng công nghệ thông tin vào giám sát đầu tư, quản lý dự án theo các quy định hiện hành và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 19. Quản lý chi phí, chất lượng công trình xây dựng

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thực hiện theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện theo các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành.

3. Việc quản lý tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động, môi trường xây dựng thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công phổ biến theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và công b giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở tham khảo cho việc lập đơn giá xây dựng công trình.

5. Giao Sở Xây dựng làm cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các định mức mới chưa có trong hệ thống định mức đã công bố hoặc các định mức đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bnhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình đlập đơn giá trong các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thu trình y ban nhân dân tỉnh quyết định.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Xử lý chuyển tiếp

Các dự án có các thủ tục đã được cấp hoặc người có thẩm quyền thẩm định, quyết định trước ngày Quy định này có hiệu lực thì các thủ tục đã được thẩm định, quyết định không phải thực hiện lại. Các công việc tiếp theo thực hiện theo Quy định này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Ngoài các nội dung quy định cụ thể tại Quy định này, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án còn phải thực hiện theo đúng các quy định có liên quan khác của pháp luật hiện hành.

2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ vào Quy định này đkiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực đảm bảo thực hiện các công tác quản lý quy hoạch và dự án đu tư; thực hiện công khai quy trình, thủ tục liên quan đến quy hoạch và dự án đầu tư.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quy định quản lý dự án trên địa bàn; hướng dẫn quy trình cụ thể giải quyết các công việc liên quan thuộc thẩm quyền.

4. Các chủ đầu tư căn cứ vào quy định hiện hành của nhà nước về xây dựng cơ bản để kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực đảm bảo thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; xây dựng và công khai quy chế làm việc liên quan của cơ quan, đơn vị; tuân thủ pháp luật của Nhà nước vquản lý dự án đầu tư; thực hiện nghiêm túc nội dung Quy định này và hướng dn của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

5. Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính căn cứ trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành, chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát điều chnh, bổ sung và phê duyệt, hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện các thủ tục hành chính, các công việc thuộc thm quyền y ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đc các Sở; hướng dn các chủ đu tư quy trình thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư phản ánh kịp thời vSở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 52/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu: 52/2016/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 10/08/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [13]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 52/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [17]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…