Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 48/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2016 ÷ 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo động lực thu hút vốn đầu tư từ nhân dân, từ doanh nghiệp, từ xã hội. Khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế về liên kết vùng đtạo ra những đột phá mới trong thu hút đầu tư, phát trin kinh tế - xã hội bền vững.

Kế thừa, phát huy những kết quả, thành tựu đầu tư phát triển những năm qua để tiếp tục khai thác có hiệu quả phục vụ mục tiêu phát trin giai đoạn tới. Thay đổi hoặc xác lập mới những quan đim, định hướng lớn mang tính dài hạn, mang tính liên kết vùng tạo ra những đột phá trong định hướng đầu tư

Thực hiện phương châm, quan đim chỉ đạo thhiện trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX: “Ổn định là tiền đề; Đổi mới là động lực phát triển; Phát triển là mục tiêu, nền tảng và then chốt để giải quyết mọi vấn đề...”.

II. MỤC TIÊU

- Tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 10% (giá SS2010) và giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 10%.

- Tổng vốn đầu tư 2016 - 2020 khoảng 177.200 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 750.000 ÷ 800.000 tỷ đồng, tăng bình quân 15÷16%/năm.

- Đến 2020 cơ bản hoàn thành hạ tầng khung, phục vụ phát triển các lĩnh vực chủ lực tiến tới hoàn thành đồng bộ kết cấu hạ tầng đtạo đà cho các bước phát triển của giai đoạn 2021 - 2030.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

- Xác định phát triển công nghiệp là trọng tâm, là đòn bẩy, là then chốt để tạo đà phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, quy mô lớn, giá trị cao. Thực hiện đầu tư đ hình thành những ngành, lĩnh vực chủ lực và tạo ra vùng động lực phát triển của tỉnh; điều chỉnh phân bố không gian phát triển các ngành, lĩnh vực hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương đtham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; trong đó tập trung đầu tư hạ tầng khung, hạ tầng phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp nông thôn.

- Tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút những dự án tăng dân số cơ học, tạo nguồn lực đầu tư cao. Phân bổ vốn đầu tư hợp lý đi đôi với tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, thuận tiện, cởi mở.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Đầu tư phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020 tập trung các nội dung:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; chuyn dịch mạnh lao động nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, tạo nền tảng để Hà Nam phát triển nhanh, bền vững.

+ Củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ để phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo nền tảng vững chắc đ phát trin công nghiệp với tốc độ cao.

+ Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy phát trin công nghiệp, đô thị; phấn đấu đHà Nam trở thành Trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo vào năm 2020.

IV. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC TRỌNG ĐIỂM

I. Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

a) Mục tiêu: Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2010) 5 năm 2016 - 2020 tăng bình quân từ 4%/năm trở lên. Đến 2020 tỷ lệ nông nghiệp trong GRDP còn 9,1%; Tỷ trọng chăn nuôi thủy sản chiếm 54% trong giá trị sản xuất nông nghiệp; Tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp còn dưới 30%; Có từ 4 huyện và 75 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2021 - 2030 tăng khoảng 4÷%/năm trở lên. Đến 2030, dự kiến tỷ lệ khu vực nông nghiệp còn khoảng 5% trong GRDP; Toàn tỉnh đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trước 2025 với cơ bản các xã, các huyện, thành phố đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

b) Định hướng:

- Tập trung thực hiện hiệu quả công nghiệp hóa nông nghiệp. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát trin nông nghiệp công nghệ cao; Chuyn dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, làm nền tảng đ phát trin nhanh và bền vững.

- Tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Israel, các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng...) trong lĩnh vực nông nghiệp (đầu tư sản xut, ng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sn xuất, tiêu thụ sản phm...).

- Đy mạnh chuyển đổi hình thức tchức sản xuất gắn với tích tụ ruộng đất để phát trin nông nghiệp công nghệ cao, bền vững. Nhà nước có cơ chế, chính sách cụ th đtích tụ ruộng đất, giao đất cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Đảm bảo hài hòa lợi ích với các hộ dân; Xây dựng cơ chế đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp FDI (chú trọng doanh nghiệp Nhật Bản), doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư sản xuất sản phm nông nghiệp công nghệ cao.

Đy mạnh mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) với vai trò chủ yếu của doanh nghiệp. Từng bước hình thành khu chế biến nông sản tập trung.

- Phát trin cây trồng hàng hóa và cây vụ đông có giá trị cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát trin khoảng 3.000 ha đất màu chuyên canh ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả sạch, có giá trị kinh tế cao. Hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lý Nhân, Bình Lục (thu hút và giao cho các doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư theo quy trình khép kín, hình thành vùng lõi đnhân rộng phát trin tới các hộ dân, HTX kiu mới, nhóm hộ). Trin khai Vùng trồng cây dược liệu cung ứng cho sản xuất của các Nhà máy sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng. Chuyển diện tích đất bãi, đất trồng lúa, đất đồi khu vực Tây Đáy kém hiệu quả, đất ven sông sang trồng cỏ, ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò thịt.

- Phát trin mạnh chăn nuôi nông hộ gắn với các Đán ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý môi trường trong chăn nuôi. Đến 2020 có ít nhất 75% số hộ nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn lớn trong nước để phát triển đàn bò sữa, bò thịt nhanh, bền vững, tập trung phát trin đàn bò ở vùng ven sông Hồng và sông Châu Giang, vùng Tây Đáy. Phấn đấu đến 2020 đàn bò sữa có khoảng 15.000 con; Sản lượng sữa 45 ÷ 50 triệu lít. Không phát triển chăn nuôi bò sữa trong khu dân cư.

- Nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức thí điểm, đánh giá làm cơ sở nhân rộng các mô hình, đề án phát triển sản xuất có hiệu quả. Chú trọng đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thn của dân cư nông thôn, phát trin hài hòa giữa các vùng (năm 2017 hoàn thành cứng hóa 100% đường trục chính nội đồng; đến năm 2020 kiên c hóa 745km/3.808km kênh mương, đạt tỷ lệ 19%; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt trên 52 triệu đồng/người).

c) Địa bàn tập trung phát triển: Huyện Lý Nhân, Bình Lục.

2. Công nghiệp

a) Mục tiêu:

- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 2016 - 2020 bình quân trên 15% (giá so sánh 2010), IIP tăng khoảng 11 ÷ 12%/năm. Phát trin công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo nền tảng vững chắc để phát triển công nghiệp với tốc độ cao.

- Giai đoạn 2021 - 2030 hướng tới mục tiêu đạt trên 16% (giá SS 2010), gắn với bảo vệ môi trường, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu.

b) Định hướng:

* Lĩnh vực ưu tiên phát triển, thu hút đầu tư:

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và thân thiện môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước công nghiệp phát triển, chú trọng các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu (về cơ khí chế tạo, lắp ráp, điện, điện tử, sản phm công nghệ cao, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng...), nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, dược phẩm (Bia, sữa, nước giải khát, thuốc chữa bệnh, chế biến nông sản).

- Tập trung công nghiệp hóa nông nghiệp nhằm tăng thu nhập/diện tích đất nông nghiệp và thu nhập của người nông dân theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, tích tụ ruộng đất, đầu tư công nghệ cao để phát triển công nghiệp chế biến các sản phm nông nghiệp (thịt, rau, quả, sữa...); Phát trin thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài nước, tạo chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ để phát triển ổn định, bền vững.

Giai đon 2021 - 2030: Tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát trin, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có knăng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát trin và chuyn giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược.

Đến 2030, đa số các sản phẩm công nghiệp được phát triển theo công nghệ tiên tiến, cht lượng sản phẩm đạt tiêu chun quốc tế.

* Các lĩnh vực duy trì, ổn định: Công nghiệp vật liệu xây dựng (ổn định công suất sản xuất xi măng theo quy hoạch điều chỉnh1, công suất khai thác đá ở mức 10 triệu m3/năm); Phát triển hợp lý về quy mô, công suất các sản phẩm vật liệu xây dựng mới, chế biến sâu để tiết kiệm khoáng sản, tài nguyên...

* Các lĩnh vực hạn chế: Khai thác khoáng sản thô; Sản xuất VLXD nung (gạch nung, ngói nung...); Sản xuất thức ăn chăn nuôi thông thường (quy mô nhỏ, công nghệ không tiên tiến) - chỉ ưu tiên sản xuất thức ăn chăn nuôi phục vụ chăn nuôi bò sữa và khi nhà sản xuất hình thành chuỗi nông sản (SX thức ăn→ nuôi trồng → chế biến → tiêu thụ); Dệt, may (đặc biệt các dự án có sử dụng công nghệ tây, nhuộm, dự án may gia công).

c) Địa bàn phát trin:

Tập trung phát triển công nghiệp tại địa bàn 2 huyện: Thanh Liêm và Duy Tiên. Trong đó tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp đã có lợi thế về phát triển hạ tầng; không khuyến khích, hạn chế thu hút đầu tư ngoài các Khu, cụm công nghiệp. Cụ thể:

* Giai đoạn 2016 - 2020:

- Tập trung hoàn thành đầu tư giai đoạn I KCN Đồng Văn III (131ha), ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhật Bản, trin khai Đán phát triển thành KCN hỗ trợ; KCN Đồng Văn I, Đồng Văn II (mở rộng), KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn tạo thuận lợi sẵn sàng có khoảng 330ha đất sạch để thu hút đầu tư.

- Tiếp tục đầu tư hạ tầng các KCN còn lại với diện tích khoảng 600ha (tạo 420ha đất công nghiệp; đất cho thuê đi vào hoạt động khoảng 270 ha; Dự kiến cơ cấu doanh nghiệp FD1: 70%, doanh nghiệp trong nước 30%), trong đó:

+ Hoàn thành lấp đầy KCN Đồng Văn I, II, KCN Châu Sơn, KCN Hòa Mạc và KCN Đồng Văn III (giai đoạn 1).

+ Đầu tư mở rộng KCN Đồng Văn III sang phía Đông đường cao tốc, trước mắt mở rộng với diện tích khoảng 200 ha ưu tiên cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hình thành KCN Thái Hà trên địa bàn huyện Lý Nhân (theo trục đường nối 2 cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và cao tốc QL5, diện tích 200 ha) với ngành nghề thu hút là công nghiệp chế biến (nông sản, thực phẩm...), công nghiệp htrợ, điện, điện tử.

- Tích cực chuẩn bị các điều kiện về quy hoạch, thu hút đầu tư vào KCN Điện - thép - xi măng và các dịch vụ khác ở Tây Đáy (tập trung đầu tư trong giai đoạn sau 2020)

* Giai đoạn 2021 - 2030: Tập trung huy động nguồn lực hoàn thành, tiến tới lấp đầy các Khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Đnghị Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch khoảng 3.000 ha đất KCN để tiếp tục chuẩn bị đất sạch thu hút đầu tư. Bình quân hàng năm có khoảng 200 ÷ 240 ha đt công nghiệp cho nhà đầu tư thuê.

* Giữ vững và phát triển các cụm công nghiệp, sản phẩm nghề truyền thống của địa phương.

3. Dịch vụ

a) Mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 10÷11%; giai đoạn 2021 -2030 đạt khoảng 13÷15%;

Đến 2020 cơ cấu dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 31,6%, đến 2030 dự kiến cơ cấu dịch vụ chiếm khoảng 42÷45% trong cơ cấu kinh tế và duy trì tăng trưởng ổn định trong các giai đoạn tiếp theo.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ với trọng tâm là dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch và dịch vụ phục vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp; tiến tới tới xây dựng Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch.

b) Định hướng:

* Dịch v đào tạo, phát triển nguồn nhân lc:

- Thu hút các trường đại học công lập, các trường đại học nước ngoài vào Khu Đại học Nam Cao. Đôn đốc triển khai nhanh các trường đã được giao đất. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở II của các trường đại học (Sư phạm Hà Nội, Thương mại...), cơ sở đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai trin khai và mở rộng phân ngành đào tạo tại tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 5 trường Đại học đi vào hoạt động với số sinh viên khoảng 3 ÷ 5 vạn; Đến 2030 có khoảng 15÷20 vạn sinh viên.

- Liên kết hợp tác các trường quốc tế về đào tạo nghề; Thu hút mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ và hiện đại hóa hệ thống đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và sự phát trin khoa học công nghệ. Hình thành các cơ sở đào tạo nhân lực (ngoại ngữ, đào tạo nghề trong doanh nghiệp FD1, phục vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch...) và các dịch vụ phục vụ đào tạo, liên kết đào tạo..., gắn kết giữa DN - nhà trường - cơ quan Nhà nước với các tổ chức, chương trình hỗ trợ đầu tư trong và ngoài nước.

- Tập trung kêu gọi và có cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm phát triển phần mềm, chú trọng các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư ứng dụng nghiên cứu và phát triển (R&D).

- Có cơ chế chính sách đào tạo lao động phục vụ xuất khẩu lao động (xuất khẩu tại chỗ và sang các nước công nghiệp tiên tiến thuộc khu vực ưu tiên thu hút đầu tư).

* Dịch vy tế chất lượng cao:

- Htrợ, đôn đốc trin khai nhanh 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức để đến hết 2016 đưa vào hoạt động 200 giường/bệnh viện; đến hết 2017 hoàn thành đầu tư 2 bệnh viện. Tạo điều kiện thuận lợi để Bệnh viện Lão Khoa đầu tư cơ sở II, Bệnh viện Bạch Mai đầu tư cơ sở khám bệnh chất lượng cao trong năm 2016.

Quy hoạch Khu Trung tâm y tế chất lượng cao của vùng với quy mô 6.200 ÷ 7.500 giường. Tiếp tục đầu tư hạ tng để kêu gọi, thu hút các Bệnh viện tuyến TW (Mắt, Sản, Nhi, Điều dưỡng...), các Bệnh viện, cơ sở chữa bệnh gắn nghỉ dưỡng từ các nguồn vốn khác (FDI, PPP...). Đến 2020 có 3.000 ÷ 3.500 giường bệnh ở khu Trung tâm y tế chất lượng cao.

- Đến 2030 hoàn thành cơ bản Khu trung tâm y tế chất lượng cao với khoảng 7.000 giường bệnh.

* Dịch v du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí:

- Đy nhanh việc hoàn thành quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu chức năng của Khu du lịch Tam Chúc.

+ Đến năm 2020: Hoàn thành cơ bản hạ tầng khung (giao thông kết nối và nội bộ; cấp điện, cấp nước, các hạng mục thủy lợi, kè...); Khu văn hóa tâm linh, Khu dịch vụ lòng hồ, 1 phần khu dịch vụ ven hồ; 1 sân Golf; Hạ tầng khu thương mại dịch vụ và nghỉ dưỡng.... Tổng giá trị đầu tư khoảng 12.500 ÷ 15.000 tỷ đồng (trong đó vốn từ Nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng). Đến 2020 số lượng khách du lịch khoảng 1,8 ÷ 2,5 triệu người/năm.

+ Đến năm 2030: Hoàn thành, vận hành và khai thác toàn bộ cơ sở hạ tầng Khu du lịch và các hạ tầng dịch vụ phục vụ đi kèm. Lượng khách du lịch khoảng 5 triệu người/năm.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành Trung ương, tỉnh Ninh Bình và TP Hà Nội để triển khai đường nối Mỹ Đình - Chùa Hương - Ba Sao - Bái Đính và các tour du lịch.

- Triển khai các dự án sân Golf: Tam Chúc, Đồi Con Phượng, sân Golf Kim Bảng.

* Dịch v thương mại:

- Ưu tiên các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là ở KCN (nhà ở công nhân, nhà ở cho chuyên gia, nhà hàng, siêu thị...). Khuyến khích và có cơ chế đặc biệt kêu gọi đầu tư cảng ICD phục vụ xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa tại các KCN của tỉnh và các tỉnh xung quanh (tại huyện Duy Tiên). Hình thành dịch vụ logistics từ doanh nghiệp - cảng ICD - cửa khẩu (Hải Phòng, Nội Bài và các cửa khẩu phía Bc...).

- Phát triển các chuỗi dịch vụ thương mại - khách sạn - nhà hàng ở vùng lõi (giữa QL1A và đường cao tốc) mà trọng tâm là khu vực nút giao Liêm Tuyền. Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển khách sạn, nhà hàng tại thành phố Phủ Lý, khu vực Đồng Văn, Tam Chúc.

- Phát triển Trung tâm thương mại chất lượng cao ở thành phố Phủ Lý, các siêu thị ở khu vực Đồng Văn, nút giao Liêm Tuyền và các thị trấn huyện.

- Triển khai nhanh các dự án và nâng cao chất lượng dịch vụ công nghiệp - thương mại: Điện (TBA và đường dây), Nhà máy nước Mộc Bắc; Tranh thủ hỗ trợ của Trung ương từ các nguồn vốn ODA, FDI, PPP để đầu tư cảng Yên Lệnh, Bồng Lạng; kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT các cảng sông theo quy hoạch.

- Tiếp tục tư nhân hóa các dịch vụ công Nhà nước không cần nắm giữ, chi phối.

V. GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ

1. Công tác quy hoạch, kế hoạch

- Xây dựng, rà soát, nâng cao chất lượng các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch vùng tỉnh; Quy hoạch thành phố Phủ Lý, Quy hoạch các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, thủy lợi; Quy hoạch các KCN, cụm CN-TTCN và làng nghề; đô thị; quy hoạch sử dụng đất... theo hướng thiết thực, bền vững. Thực hiện bổ sung, cập nhật, điều chỉnh kịp thời và thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn 5 năm và hàng năm trên cơ sở định hướng đầu tư phát triển; hướng đến xây dựng đô thị Hà Nam sau năm 2030 phát triển bền vững.

- Trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc; chấp thuận Khu y tế chất lượng cao trong Quy hoạch vùng Thủ đô; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh; điều chỉnh vị trí Quy hoạch cảng ICD và dịch vụ hậu cần Khu CN về huyện Duy Tiên; b sung Hà Nam vào Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Xây dựng Trung tâm trưng bày triển lãm các Quy hoạch của tỉnh.

2. Huy động nguồn lực đầu tư

- Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội như: Hỗ trợ từ Trung ương (đầu tư hạ tầng Khu du lịch Tam Chúc; Khu Đại học Nam Cao, Khu Trung tâm y tế chất lượng cao...), các nguồn vốn ODA, vốn dân doanh và vốn ngân sách địa phương (tranh thủ ngun vn nhàn ri, tăng thu, tiết kiệm chi), đy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Rà soát, tổng hợp hiện trạng sử dụng đất, xây dựng danh mục các vị trí đất có tiềm năng, lợi thế về hạ tầng để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, tạo nguồn thu cho đầu tư phát triển.

- Thực hiện hiệu quả chủ trương đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đấu giá thuê quyền sử dụng đất kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng.

3. Xây dựng cơ chế, chính sách

- Đnghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương htrợ công tác xúc tiến đầu tư, định hướng thu hút các nhà đầu tư lớn, công nghệ cao trong và ngoài nước về đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư công và các Luật mới sửa đổi (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu). Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng đầu tư công, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; Tiếp tục rà soát, phân loại các dự án đầu tư theo các Chỉ thị 1792, 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chthị 13/CT-UBND. Ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, dự án mà không thhuy động đầu tư tư nhân.

- Ban hành các quy định triển khai cụ thể tại địa phương về: Quản lý đầu tư và kế hoạch đầu tư trung hạn, đấu thầu, quản lý và sử dụng ODA, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)...

- Xây dựng, rà soát, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng (cơ khí lắp ráp, điện tử...); phát triển nông nghiệp, nông thôn (hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ và thực hiện các chuỗi sản phm nông nghiệp). Tạo cơ chế hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ, chủ động các phương án GPMB để sẵn sàng quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Ưu tiên thu hút doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu.

Xây dựng danh mục, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư theo các hình thức đầu tư phù hợp; danh mục, cơ chế đối với các công trình nhà nước đầu tư giao tư nhân quản lý, khai thác và các công trình thu hút tư nhân đầu tư, nhà nước thuê sử dụng; danh mục, chính sách khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa từng thời kỳ. Cụ thể cơ chế Nhà nước tham gia trong đối tác công tư (PPP).

Xây dựng cơ chế nhằm tăng cường thu hút đầu tư xây dựng các loại hình dịch vụ (du lịch, khách sạn, siêu thị, vận tải và Logistics, dịch vụ đào tạo nhân lực, y tế, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp...), đặc biệt là cơ chế đặc thù thu hút các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyn giao công nghệ, các Bệnh viện về đầu tư tại tỉnh.

- Htrợ doanh nghiệp tuyn dụng lao động và đào tạo nghề cho công nhân; htrợ doanh nghiệp và nông dân trong áp dụng và chuyển giao công nghệ, thị trường...

- Thực hiện tư nhân hóa các dịch vụ công Nhà nước không cần nắm giữ; Bán 100% vốn nhà nước ở doanh nghiệp Nhà nước không cần chi phối.

- Điều chỉnh cơ chế quản lý các KCN mà Nhà nước đầu tư hạ tầng.

4. Phát trin nguồn nhân lực

- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh đến 2020 và tầm nhìn 2030 cho phù hợp với định hướng đổi mới đầu tư.

- Xây dựng Kế hoạch phát triển nhân lực 2016 - 2020 để đáp ứng nguồn nhân lực cho đầu tư phát trin (cán bộ công chức, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật, đào tạo nghcho người lao động...).

- Xây dựng các Đề án cụ thể phát triển nhân lực tại chỗ cho doanh nghiệp FDI (tập trung vào doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc); nhân lực vào khu Đại học, Khu y tế chất lượng cao, Khu du lịch Tam Chúc, các dự án phát triển công nghệ cao...

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ ngoài tỉnh về làm việc tại địa phương.

- Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn vào lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực: NSNN, ODA, FDI, PPP, NGO...

- Tạo môi trường sống và làm việc thuận lợi để thu hút các chuyên gia, cán bộ quản lý và người lao động định cư trên địa bàn tỉnh.

5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả

- Rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến 2030.

- Kịp thời điều chỉnh, tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Quản lý chặt chẽ khai thác tài nguyên, đảm bảo tiết kiệm, môi trường.

- Tập trung xử lý môi trường, đặc biệt tại các làng nghề, các khu, cụm CN, khu vực khai thác đá, khu chăn nuôi, thu gom, xử lý triệt để rác thải y tế, rác thải đô thị và nông thôn.

6. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, hệ thống Văn phòng một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố, Trung tâm dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh cải cách hành chính ở tất cả các ngành, các cấp, trọng tâm là nâng cao chất lượng, trách nhiệm cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, nhất là người đứng đầu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính đnâng cao chỉ snăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).

7. Công tác tuyên truyền, vận động:

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, Đảng viên, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân nắm vững chủ trương, đồng thuận vđịnh hướng đổi mới đầu tư và mô hình tăng trưởng, vì sự phát triển bền vững, lâu dài của tỉnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp, tham mưu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm trên cơ sở điều chỉnh phân bổ nguồn lực để đạt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX gắn với đổi mới định hướng đầu tư các ngành, lĩnh vực chủ lực: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ.

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trong vận động, tranh thủ sự giúp đỡ từ các nguồn vốn Trung ương và cân đối, đề xuất các nguồn lực cho đầu tư phát triển phù hợp từng mục tiêu.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập Đán để trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Hà Nam vào Quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quốc gia đến năm 2020.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư, chú trọng các dự án đầu tư chiến lược, dự án quy mô lớn.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn sát thực tế, phù hợp yêu cầu và khả năng nguồn vốn, tập trung ưu tiên các lĩnh vực kết cấu hạ tầng quan trọng có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, cập nhật các điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; Tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN của tỉnh.

- Nghiên cứu đề xuất vị trí, quy hoạch xây dựng Trung tâm trưng bày triển lãm các quy hoạch của tỉnh.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch chi tiết các Đề án, khu vực, quy hoạch chung thành phố Phủ Lý, quy hoạch phát triển các thị trấn, thị tứ. Rà soát, đôn đốc tiến độ các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn nhằm đạt mục tiêu tốc độ đô thị hóa đến năm 2020 đạt mức bình quân chung cả nước là 35%.

- Quy hoạch, xây dựng danh mục các vị trí đất có khả năng sinh lời để quản lý, thu hút đầu tư, đấu giá tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

3. S Tài chính

- Chủ trì, phối hợp Cục thuế rà soát các nguồn thu làm cơ sở cân đối thu - chi ngân sách địa phương. Tham mưu điều hành thu chi ngân sách hợp lý, thúc đy phát trin kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc vận động các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương; cân đối, bố trí các nguồn lực hợp lý cho đầu tư phát triển, đặc biệt tập trung cho các dự án kết cu hạ tầng quan trọng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Sở Công Thương

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp - thương mại phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đối với các ngành, sản phẩm chủ lực.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Công Thương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, trin khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo phù hợp với định hướng đầu tư phát triển.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát trin ngành phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới đầu tư. Hoàn thiện, trin khai Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Tham mưu các Đề án, dự án trọng tâm phát triển nông nghiệp. Đxuất cơ chế chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đán tổng thể phát triển đàn bò sữa, bò thịt tỉnh Hà Nam đến năm 2020 gắn với quy hoạch các vùng nguyên liệu tại các địa phương và các Đ án phát trin sản phẩm nông nghiệp sạch (rau, quả, thịt) cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Rà soát, tham mưu xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU về xây dựng nông thôn mới trong các giai đoạn tiếp theo.

6. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới đầu tư.

- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Phối hợp với nhà đầu tư xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực có trình độ, chuyên môn về du lịch để sẵn sàng phục vụ công tác quản lý và kinh doanh du lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan, tích cực tham mưu xây dựng các cơ chế thu hút đầu tư vào các khu chức năng của Khu du lịch Tam Chúc; Phối hợp với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các hạng mục đầu tư xây dựng, phục vụ đón khách du lịch theo mục tiêu đề ra.

7. STài nguyên và Môi trường

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới đầu tư.

- Phối hợp các ngành, các cấp tăng cường quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản. Tham mưu các quy định, kế hoạch thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản; các cơ chế đầu tư, vận động thu hút các nguồn vốn đầu tư các công trình xử lý môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề, các khu vực tập trung dân cư.

8. Cục thuế tỉnh

Thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách để tăng nguồn lực đầu tư. Tiếp tục rà soát các khoản thu, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu, hạn chế nợ đọng. Thực hiện hiệu quả công tác thanh, kim tra về thuế.

9. Ngân hàng Nhà nước

- Đảm bảo nguồn vốn tín dụng (2016 - 2020) tăng bình quân >18% năm để đáp ứng yêu cầu phát trin.

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận vốn vay đsản xuất kinh doanh; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhằm góp phần giải quyết khó khăn, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

10. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố, các nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng đgiới thiệu cho các nhà đầu tư nghiên cứu.

- Thường xuyên rà soát tình hình hoạt động của các dự án đầu tư, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, hỗ trợ tích cực nhằm giúp các nhà đầu tư trong KCN nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiến độ đăng ký nhằm đạt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

- Đổi mới các phương thức quảng bá, xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN. Tập trung thu hút các ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp htrợ, các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp mục tiêu, định hướng phát trin.

- Rà soát, hoàn chỉnh các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định mới, đơn giản hóa tối đa các thủ tục, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.

11. Các Sở, ngành

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát trin ngành phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới đầu tư.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai trong lĩnh vực ngành quản lý phù hợp Đề án đổi mới định hướng đầu tư; Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương trong tổ chức thực hiện Đ án.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch rà soát, hoàn chỉnh, công khai minh bạch các thủ tục hành chính theo hướng giảm thời gian thực hiện, phù hợp với các quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

12. y ban nhân dân các huyện, thành phố

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới đầu tư. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện nhanh các thủ tục hành chính để hỗ trợ nhà đầu tư đưa nhanh dự án vào sản xuất.

- Phối hợp với các Sở, ngành xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát trin 5 năm, hàng năm. Trin khai thực hiện có hiệu quả các Đ án phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân; chú trọng chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể phát triển đàn bò sữa, bò thịt, tích tụ ruộng đất, sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; để b/c
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; để b/c
- TTTU, TT HĐND tỉnh; để b/c
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- TV UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐVP, các CV, phòng CB-TH;
- Lưu VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn
Xuân Đông

 



1 18,07 triệu tấn/năm (tính cả dự án đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 48/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu: 48/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
Người ký: Nguyễn Xuân Đông
Ngày ban hành: 12/01/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 48/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Hà Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…