Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 462-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ QUỸ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành.

Điều 3. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ

QUỸ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/TTg ngày 09-07-1996 của Thủ tướng Chính phủ

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1. Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia (viết tắt là QHTĐTQG) được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 808/TTg ngày 9 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ: National Investment Assistant Fund, viết tắt là NIAF.

Điều 2. QHTĐTQG là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động trên phạm vi cả nước. Quỹ có chức năng huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi của mọi thành phần kinh tế và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Điều 3. QHTĐTQG là một pháp nhân, có Hội đồng quản lý (HĐQL) và cơ quan điều hành tác nghiệp, có vốn điều lệ khi thành lập là 1.100 tỷ VNĐ (một nghìn một trăm tỷ đồng), có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), tại các Ngân hàng trong nước và nước ngoài. Trụ sở chính của QHTĐTQG đặt tại thành phố Hà Nội. Quỹ có các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do HĐQL quyết định. Quỹ được đặt các văn phòng giao dịch ở nước ngoài khi cần thiết theo quy định của Chính phủ.

Điều 4. Hoạt động của QHTĐTQG không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí quản lý. Quỹ được miễn thuế, miễn nộp khoản thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển thuộc các ngành nghề ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Điều 5. QHTĐTQG đặt dưới quyền quản lý của HĐQL và quyền điều hành của Tổng giám đốc.

Chương 2:

VỐN HOẠT ĐỘNG, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ

I. Vốn hoạt động

A. Tiếp nhận và huy động các nguồn vốn

1. Vốn điều lệ:

Điều 6. Vốn điều lệ khi thành lập và tăng thêm QHTĐTQG được hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp bằng 50% tổng số vốn điều lệ;

1. Vốn góp của các tổ chức bảo hiểm, tín dụng quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước. Danh sách các tổ chức góp vốn và mức vốn góp do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

3. Vốn góp tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước.

Điều 7. Việc cấp và góp vốn điều lệ lần đầu và tăng vốn điều lệ nói tại điểm 1 và 2 Điều 6 của Điều lệ này do Hội đồng quản lý đề nghị, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:

1. Đối với vốn cấp của NSNN được bố trí trong kế hoạch Ngân sách hàng năm.

2. Đối với vốn góp của các tổ chức bảo hiểm, tín dụng, doanh nghiệp Nhà nước được lấy từ lợi nhuận sau thuế của năm hoạt động trước đó với mức tối thiểu là 3%.

2. Vốn huy động

Điều 8. QHTĐTQG được huy động và tiếp nhận các nguồn vốn sau đây:

1. Vốn vay trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;

2. Tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, bao gồm các khoản vay của Chính phủ và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để cho vay đối với các dự án được Chính phủ quy định;

3. Phát hành trái phiếu trung và hài hạn;

4. Nhận vốn uỷ thác cho vay ĐTPT của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

5. Tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân tự nguyện gửi QHTĐTQG để đầu tư phát triển.

B. Cho vay và thu hồi nợ

Điều 9. Đối tượng được QHTĐTQG xem xét cho vay vốn là các dự án đầu tư trung hạn và dài hạn trong các ngành nghề thuộc diện ưu đãi hoặc trong các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác khác theo quy định của Chính phủ .

Điều 10. Các dự án đầu tư được xem xét cho vay vốn từ QHTĐTQG phải đảm bảo các điều kiện:

1. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;

2. Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư;

3. Có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;

4. Phải có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh hoặc tín chấp theo quy định.

Điều 11. Mức vốn cho vay từ QHTĐTQG để thực hiện một dự án đầu tư tối đa không quá 50% tổng mức vốn đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp quá mức quy định này phải được Chủ tịch Hội đồng Quản lý xem xét quyết định.

Điều 12. Lãi suất cho vay vốn của QHTĐTQG:

a. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại vùng Dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác, được ưu tiên cho vay theo lãi suất ưu đãi do Chính phủ quy định;

b. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới theo quy định tại Điều 9 và 11 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, cho vay theo lãi suất do HĐQL quyết định theo nguyên tắc bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí quản lý.

Điều 13. Thời hạn thu nợ (gốc và lãi) và thời điểm bắt đầu trả nợ (gốc và lãi) được xác định trong hợp đồng vay vốn.

Đến thời hạn trả nợ, chủ dự án không trả được nợ, QHTĐTQG sẽ chuyển sang nợ quá hạn và chủ dự án bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Điều 14. Quỹ HTĐTQG tổ chức việc cho vay và thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản bao gồm xây lắp, thiết bị, chi phí khác về xây dựng cơ bản trực tiếp cho đơn vị nhận thầu, cung cấp thiết bị và chủ dự án.

Điều 15. QHTĐTQG không được đầu tư vốn ra nước ngoài.

II. Quyền hạn và nghĩa vụ của QHTĐTQG

Điều 16. QHTĐTQG có các quyền hạn sau đây về tổ chức quản lý và tài chính:

1. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản được giao;

2. Được sử dụng bộ máy tổng cục ĐTPT để điều hành hoạt động phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ được giao;

3. Phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước để huy động vốn cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn trong các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ;

4. Tổ chức quản lý và khai thác các nguồn lực nhằm tăng trưởng nguồn vốn cho vay hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển;

5. Xây dựng, áp dụng các định mức quản lý, tính toán lãi suất cho vay đối với từng loại dự án đầu tư trong khuôn khổ nguồn vốn và chính sách của Chính phủ đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ;

6. Sau khi làm đủ nghĩa vụ trả lãi đối với các khoản vay, chi phí quản lý, quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ, số còn lại được chia cho các thành viên góp vốn và trích lập các quỹ theo quy định tại Điều 38 của Điều lệ này;

7. Được Nhà nước bù đắp các rủi ro bất khả kháng;

8. Được miễn các loại thuế.

Điều 17. QHTĐTQG được yêu cầu chủ dự án cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng của doanh nghiệp. Có quyền kiểm tra việc thực hiện dự án và kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay. Nếu phát hiện chủ dự án sử dụng vốn sai mục đích, không có hiệu quả, Quỹ có quyền từ chối hoặc đình chỉ cấp tiền vay, thu hồi vốn vay, đồng thời thông báo cho cơ quan cấp trên của chủ dự án và các cơ quan liên quan để có biện pháp xử lý theo pháp luật.

Có quyền từ chối mọi yêu cầu cho vay vốn của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của Điều lệ này.

Điều 18. Trong quan hệ với Nhà nước, QHTĐTQG có trách nhiệm:

1. Nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước giao, thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý vốn và tài sản; chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp các hoạt động tài chính của mình;

2. Tập trung vốn hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ;

3. Thực hiện đúng lãi suất cho vay theo quy định;

4. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính chính xác các báo cáo đó;

5. Cung cấp các thông tin cần thiết để Nhà nước đánh giá đúng đắn và khách quan kết quả hoạt động của Quỹ;

6. Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 19. QHTĐTQG phải:

1. Thực hiện đúng nội dung điều lệ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Nhà nước về kết quả hoạt động, và chịu trách nhiệm trước khách hàng về các nghiệp vụ do QHTĐTQG thực hiện;

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, 5 năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và nhiệm vụ được giao;

3. Đổi mới phương thức quản lý và hiện đại hoá công nghệ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ;

4. Thực hiện các khoản trả lãi, thu hồi vốn và lãi cho các chủ sở hữu vốn uỷ thác QHTĐTQG cho vay.

III. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên góp vốn điều lệ QHTĐTQG

Điều 20. Thành viên góp vốn điều lệ QHTĐTQG có nghĩa vụ và quyền lợi sau đây:

1. Góp đủ vốn điều lệ cho Quỹ trong phạm vi 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định;

2. Được tham gia ý kiến về chính sách, cơ chế huy động, sử dụng vốn và cơ chế tài chính của QHTĐTQG; được tham dự cuộc họp thường niên để nghe thông báo về kết quả hoạt động của Quỹ; được cung cấp thông tin cần thiết về tình hình hoạt động của Quỹ.

3. Được xem xét cho vay vốn khi có nhu cầu phù hợp với cơ chế cho vay của QHTĐTQG.

Chương 3:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QHTĐTQG

Điều 21. Việc quản lý QHTĐTQG do Hội đồng Quản lý đảm nhiệm. Hội đồng Quản lý có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Xem xét và thông qua phương hướng hoạt động, cơ chế chính sách huy động vốn và cho vay, kế hoạch tài chính và thẩm tra báo cáo quyết toán của QHTĐTQG;

2. Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành Quỹ trong việc trong việc thực hiện điều lệ QHTĐTQG và các quyết định của Hội đồng Quản lý;

3. Trình các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các điều lệ, chính sách, cơ chế hoạt động của QHTĐTQG;

4. Xem xét báo cáo của Ban kiểm soát;

5. Xem xét và giải quyết các khiếu nại của các thành viên góp vốn, các tổ chức vay vốn QHTĐTQG;

6. Được sử dụng con dấu của Quỹ QHTĐTQG trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng;

7. Chịu trách nhiệm về vật chất - hành chính - pháp luật đối với các cam kết giữa QHTĐTQG và các bên có liên quan.

Điều 22. Thành viên HĐQL QHTĐTQG bao gồm đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Tổng cục trưởng Tổng Cục ĐTPT và đại diện một số tổ chức trong nước có góp vốn Điều lệ cho QHTĐTQG. HĐQL có Chủ tịch và một số Phó Chủ tịch trong đó có một Phó Chủ tịch thường trực. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên HĐQL do Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị, Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 23. Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý

1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.

2. HĐQL có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách theo yêu cầu của Chủ tịch Hội động, Trưởng ban kiểm soát, 2/3 số thành viên HĐQL, hoặc Tổng giám đốc.

3. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý phải có 2/3 thành viên Hội đồng quản lý tham dự, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (nếu vắng Chủ tịch) chủ toạ. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề theo đa số thành viên HĐQL; trường hợp số phiếu ngang nhau thì bên nào có phiếu của người chủ toạ cuộc họp là quyết định.

Các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực thi hành đối với các QHTĐTQG. Tổng giám đốc QHTĐTQG có trách nhiệm tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định nói trên.

4. Hội đồng quản lý ban hành quy chế làm việc nội bộ của Hội đồng, chế độ báo cáo của Hội đồng và phân công nhiệm vụ đối với các thành viên.

Điều 24. Phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ. Các thành viên HĐQL được hưởng phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định như thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp Nhà nước có Hội đồng quản trị.

Điều 25. Hội đồng quản lý QHTĐTQG có thường trực HĐQL và thư ký do HĐQL cử. Khi cần thiết Hội đồng quản lý có thể thành lập tổ tư vấn giúp HĐQL nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và cơ chế nghiệp vụ của QHTĐTQG.

Điều 26. Thường trực HĐQL do Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực HĐQL đảm nhiệm.

Thường trực HĐQL có quyền hạn và trách nhiệm:

1. Giải quyết các công việc do Tổng giám đốc điều hành đề nghị ngoài thẩm quyền giải quyết của Tổng giám đốc;

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQL về các nhiệm vụ được ghi tại Điều 23 của Điều lệ này;

3. Tổ chức nghiên cứu, dự thảo các văn bản hướng dẫn chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự các cuộc họp của HĐQL;

4. Chịu trách nhiệm cá nhân về vật chất - hành chính - pháp luật trong các quyết định của mình;

5. Thường trực HĐQL họp mỗi tháng 1 lần để nghe Tổng giám đốc điều hành báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ và chương trình hoạt động kỳ sau;

6. Thường trực HĐQL họp bất thường nếu thấy cần thiết và có quyền triệu tập các thành viên HĐQL có liên quan để giải quyết các công việc đột xuất.

Điều 27. Thư ký HĐQL do HĐQL cử có trách nhiệm và quyền hạn: 1. Ghi chép biên bản trong các kỳ họp HĐQL, thường trực HĐQL;

2. Soạn thảo các nghị quyết, quyết định, thông báo của kỳ họp trình Chủ tịch HĐQL hoặc thường trực HĐQL ký;

3. Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho Hội nghị HĐQL và thường trực HĐQL:

a. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho cuộc họp;

b. Thừa lệnh Chủ tịch HĐQL triệu tập các thành viên;

c. Dự toán kinh phí cho các kỳ họp.

Điều 28. Kiểm soát các hoạt động của QHTĐTQG là Ban kiểm soát. Trưởng và Phó Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

Ban Kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong hoạt động của QHTĐTQG nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, bảo đảm an toàn tài sản Nhà nước, tài sản của Quỹ và của khách hàng. Báo cáo và kiến nghị công việc của mình với Hội đồng quản lý;

2. Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý thông qua;

3. Có trách nhiệm trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, báo cáo thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý nhưng không được biểu quyết;

4. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa được Hội đồng quản lý và cơ quan điều hành QHTĐTQG cho phép.

Điều 29. Tổ chức điều hành QHTĐTQG

1. Tổng cục trưởng Tổng cục ĐTPT làm Tổng giám đốc Quỹ HTĐTQG. Tổng giám đốc được sử dụng bộ máy nghiệp vụ của Tổng cục ĐTPT để điều hành hoạt động của QHTĐTQG.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của QHTĐTQG, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của QHTĐTQG.

Giúp Tổng Giám đốc điều hành QHTĐTQG có các Phó Tổng Giám đốc, trong đó có một Phó Tổng giám đốc thường trực và một số bộ phận chuyên môn. Các bộ phận chuyên môn do HĐQL quy định. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm các Phó Tổng Giám đốc theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng phó các bộ phận chuyên môn phù hợp với sự phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

2. Tổng Giám đốc QHTĐTQG có các nhiệm vụ và quyền hạn:

a. Điều hành và quản lý các hoạt động của QHTĐTQG theo đúng điều lệ của Quỹ, pháp luật của Nhà nước và các quyết định của Hội đồng Quản lý (bao gồm huy động vốn, cho vay vốn, thu nợ, thu lãi vay);

b. Ban hành quy chế nghiệp vụ của QHTĐTQG;

c. Ký các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Hội đồng quản lý, Bộ trưởng Bộ Tài chính;

d. Được phép đại diện cho QHTĐTQG trong các quan hệ trong nước và quốc tế;

e. Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình huy động vốn, cho vay, thu hồi nợ và các hoạt động của QHTĐTQG cho HĐQL và Bộ Tài chính;

g. Trực tiếp quản lý tài sản, vốn hoạt động và chịu trách nhiệm bảo toàn phát triển vốn, tài sản của Quỹ;

h. Đại diện pháp nhân của Quỹ trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể và những vấn đề thuộc điều hành tác nghiệp QHTĐTQG;

Điều 30. Tổng Giám đốc điều hành QHTĐTQG được tổ chức cơ quan điều hành ở Trung ương và địa phương:

1. Cơ quan điều hành QHTĐTQG ở Trung ương là Văn phòng Trung ương QHTĐTQG;

2. Cơ quan điều hành QHTĐTQG ở địa phương là các chi nhánh do Cục trưởng Cục ĐTPT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm giám đốc, giúp việc giám đốc có một số phó giám đốc. Giám đốc chi nhánh sử dụng bộ máy của Cục đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ được giao;

Cơ quan điều hành ở Trung ương và ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương của QHTĐTQG là đại diện pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản cho các chủ dự án vay vốn để giao dịch theo sự phân cấp của Tổng Giám đốc QHTĐTQG.

Chương 4:

QUAN HỆ CỦA QUỸ HTĐTQG VỚI KHÁCH HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

Điều 31. Quan hệ với khách hàng (người đi vay và người cho vay)

1. QHTĐTQG chịu trách nhiệm với khách hàng:

a. Về vật chất đối với tài sản, tiền vốn của khách hàng do QHTĐTQG sử dụng;

b. Giữ bí mật số liệu, tạo thuận lợi cho hoạt động của khách hàng với Quỹ theo quy định của pháp luật;

c. Thực hiện đúng các cam kết cho vốn đối với chủ dự án.

2. Khách hàng chịu trách nhiệm với QHTĐTQG:

a. Thực hiện đúng các quy chế nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay của QHTĐTQG;

b. Sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn.

Điều 32. Quan hệ với các tổ chức tín dụng:

1. Theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở hợp đồng;

2. Làm đại lý, uỷ nhiệm nhận vốn và cho vay đối với khách hàng;

3. Hợp tác, thúc đẩy và hỗ trợ nhau phát triển bằng việc sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý trong hoạt động của mỗi tổ chức.

Điều 33. Quan hệ với các tổ chức Quốc tế, Quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước:

Quỹ HTĐTQG được trực tiếp đàm phán, ký kết các hợp đồng vay vốn nhận tài trợ, đào tạo nhân viên, tham gia các hoạt động hỗ trợ ĐTPT các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi, theo đúng pháp luật của Việt Nam.

Chương 5:

HẠCH TOÁN - THU NHẬP - LẬP QUỸ

Điều 34. QHTĐTQG tổ chức công tác kế toán, tài chính theo đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước.

Điều 35. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Điều 36. Kết quả hoạt động tài chính của Quỹ là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí:

1. Tổng số thu nhập gồm thu lãi cho vay, lãi tiền gửi, phí dịch vụ và các khoản thu nhập khác;

2. Tổng số chi gồm chi trả lãi huy động vốn, chi phí quản lý và các khoản chi khác.

Mức phí, chi phí quản lý và các khoản chi khác do Tổng giám đốc điều hành đề nghị HĐQL - QHTĐTQG phê duyệt phù hợp với chế độ tài chính Nhà nước.

Điều 37. Kết quả tài chính của Quỹ được xư lý theo hướng

1. Trường hợp thu lớn hơn chi, QHTĐTQG được lập quỹ và phân chia như sau:

- Quỹ dự phòng rủi ro do nghiệp vụ 25% cho tới khi bằng 100% vốn điều lệ;

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 15%;

- Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ 15%;

- Chia lãi cho các thành viên góp vốn từ 30 đến 35%;

- Số còn lại được lập quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của chế độ tài chính đối với Quỹ.

2. Trường hợp thu nhỏ hơn chi, QHTĐTQG phải sử dụng các quỹ hiện có nói tại điểm 1 Điều này để tự bù đắp. Sau khi đã sử dụng hết các quỹ vẫn không bù đắp đủ thì báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương 6:

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của QHTĐTQG;

2. Đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ;

3. Xem xét bổ sung vốn và hỗ trợ tài chính cần thiết khi gặp rủi ro;

4. Thực hiện miễn các loại thuế cho các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Điều 41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chính sách tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng đối với QHTĐTQG.

Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước; xây dựng trình Chính phủ quyết định bổ sung, thay đổi danh mục các ngành, nghề và phạm vi các vùng được hưởng ưu đãi đầu tư. Quyết định cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định để Quỹ HTĐTQG xem xét cho vay vốn.

Điều 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo quy định cua Pháp luật, xác định danh mục dự án đầu tư ưu đãi và quyết định theo thẩm quyền việc cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư, để QHTĐTQG xem xét cho vay vốn.

Điều 44. Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ QHTĐTQG phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Điều 45. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc QHTĐTQG chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Điều lệ này.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 462-TTg

Hanoi ,July 09, 1996

 

DECISION

RATIFYING THE STATUTE OF THE NATIONAL INVESTMENT ASSISTANT FUND

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Domestic Investment Promotion of June 22, 1994;
Pursuant to Decree No.29-CP of May 12, 1995 of the Government providing detailed guidance for the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion;
At the proposals of the Minister of Finance and the Chairman of the Management Council of the National Investment Assistant Fund,

DECIDES:

Article 1.- To ratify the Statute of the National Investment Assistant Fund issued together with this Decision.

Article 2.- This Decision takes effect from the date of its promulgating.

Article 3.- The Minister of Finance, the Chairman of the Management Council and the General Director of the National Investment Assistant Fund shall be responsible for organizing the implementation of this Decision. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

STATUTE OF THE NATIONAL INVESTMENT ASSISTANT FUND
(Issued together with Decision No.462-TTg of July 9, 1996 of the Prime Minister)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The National Investment Assistant Fund is established and operates by Decision No.808-TTg of December 9, 1995 of the Prime Minister and other relevant legal documents currently in force.

The Fund has its international transaction name as the National Investment Assistant Fund (NIAF for short).

Article 2.- NIAF is a financial State institution, operating nationwide. It has the function of mobilizing capital from organizations and individuals inside and outside the country; receiving investment capital from different sources from the State to lend to investment projects for the development of privileged branches and trades of all economic sectors and in difficult areas as provided for by the Government.

Article 3.- The NIAF has the legal person status, a Management Council and an Executive Office; a statutory capital of 1,100 billion VND (one thousand and one hundred billion Vietnam Dong); its balance of accounts and its own seal, and is entitled to open bank accounts at the State treasuries, domestic and foreign banks. The NIAF is headquartered in Hanoi city. The Fund has its branches set up in the provinces and cities directly under the Central Government by decision of the Management Council. If necessary, the Fund may also open transaction offices overseas in accordance with the Government’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The NIAF is managed by the Management Council and run by the General Director.

Chapter II

WORKING CAPITAL, RIGHTS AND OBLIGATIONS

I. WORKING CAPITAL

A. RECEIVING AND MOBILIZING CAPITAL FROM VARIOUS SOURCES

1. Statutory capital

Article 6.- The initial and additional statutory capital of the NIAF shall be mobilized from the following sources:

1. State budget allocation, representing 50% of the total statutory capital;

2. Capital contributed by insurance organizations, State owned credit institutions and State enterprises. The list of the capital contributing organizations and the respective amounts of their contributions shall be submitted by the Minister of Finance to the Prime Minister for decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- The initial allocation of and contribution to the statutory capital and its increase as mentioned in Points 1 and 2 of Article 6 of this Statute shall be proposed by the Management Council to the Minister of Finance who shall submit it to the Prime Minister for decision:

1. The State budget capital shall be set in the annual budget plan;

2. Capital contributed by insurance organizations, credit institutions and State enterprises shall be taken from the after-tax profits of the previous operation year and shall make up at least 3% of the statutory capital.

2. Mobilized capital

Article 8.- The NIAF is entitled to mobilize and receive capital from the following sources:

1. Medium- and long-term loans from individuals and organizations inside and outside the country;

2. Investment capital received from various sources of the State, including the Governments loans and the official development assistance (ODA) so as to lend to projects decided by the Government;

3. Issuing medium- and long-term treasury bonds;

4. Receiving capital for development investment loans commissioned by Vietnamese and foreign organizations and individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



B. LENDING CAPITAL AND RETRIEVING DEBTS

Article 9.- Eligible for NIAF loans are medium- and long-term investment projects in privileged branches and trades or in the regions of ethnic minorities, mountainous areas, offshore islands and other difficult areas as provided for by the Government.

Article 10.- Investment projects to be considered for NIAF loans must meet the following conditions:

1. Having been ratified by the competent authority in accordance with current legislation;

2. Having been granted the certificate of preferential investment by the Ministry of Planning and Investment or the Peoples Committee of the province or city directly under the Central Government;

3. Capable of direct recovery of capital;

4. Having property for mortgage or guaranty or pledge as prescribed by law.

Article 11.- The amount of capital to be loaned by the NIAF for the execution of an investment project shall not exceed 50% of the total investment capital already ratified by the competent authority; in case of excess of this prescribed level, it must be considered and decided by the Chairman of the Management Council.

Article 12.- The lending interest rates of the NIAF:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Newly established production or business establishments prescribed in Articles 9 and 11 of the Law on Domestic Investment Promotion shall be loaned at the interest rates decided by the Management Council according to the principle of ensuring the recovery of capital and the coverage of the managerial expenses.

Article 13.- The time limit for retrieving debts (both principal and interest) and the point of time for starting the payment of debts (both principal and interest) shall be determined in the capital lending and borrowing contracts.

When the debt is due but the project owner cannot pay it, the NIAF shall turn the loan into an overdue debt and the project owner shall be dealt with in accordance with the provisions of law.

Article 14.- The NIAF shall organize the lending and paying for the capital construction volume, including building and installation, equipment and other expenses thereon directly to the contractors, the equipment suppliers and the project owner.

Article 15.- The NIAF is not allowed to invest in foreign countries.

II. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE NIAF

Article 16.- The NIAF shall have the following rights and obligations in the fields of organization, management and finance:

1. To manage and use the assigned capital and property;

2. To use the apparatus of the General Department for Development Investment to run its operations in accordance with the objectives and assigned tasks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To organize the management and exploitation of resources with a view to increasing the support capital for development investment projects;

5. To set and apply norms to the management and calculation of lending interest rates for each type of investment projects within its capital sources and in accordance with the Government policies regarding the development investment projects in privileged branches and trades and in difficult areas as prescribed by the Government;

6. After fulfilling the obligation of paying the interests for all borrowings and managerial expenses, contributing to the reserve fund for service risk compensation, the remaining profits shall be distributed to the capital contributors and deducted for setting up other funds as prescribed in Article 37 of this Statute;

7. To be eligible for compensation by the State for the force majeure risks;

8. To be exempt from taxes of all kinds.

Article 17.- The NIAF is entitled to request the project owners to provide information on the production and business situation, finance and credit conditions of the enterprises. It also has the right to inspect the implementation of the projects as well as the management and use of the borrowed capital. If the Fund discovers that the project owner uses the borrowed capital for the wrong purpose and inefficiently, it is entitled to refuse or suspend the capital supply, retrieve the loaned capital and at the same time notify the higher-level managing agency of the project owner and the concerned agencies so that measures can be taken to settle the problem in accordance with law.

The Fund may also refuse the loan requests of organizations or individuals which are contrary to this Statute.

Article 18.- In its relationship with the State, the NIAF has the responsibility:

1. To receive and efficiently use capital sources assigned by the State; observe the State regulations on the management of capital and property; be responsible for the accuracy and lawfulness of its financial activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To correctly apply the prescribed lending interest rates;

4. To observe the regime of statistical and accounting reporting, periodical report, as provided for by the State and be responsible for the accuracy of such reports;

5. To supply necessary information so that the State can assess correctly and objectively the results of the Fund’s activities;

6. To observe the regulations on inspection by the competent State agencies as prescribed by law.

Article 19.- The NIAF shall have :

1. To strictly observe the provisions of this Statute, take responsibility before law and the State for the results of its activities and before the customers for the services performed by the NIAF;

2. To work out the annual and five-year operation plans in accordance with the State socio-economic development strategy and the assigned tasks;

3. To renew the mode of management and modernize technology to serve the Funds activities;

4. To perform the payment of interests to and the recovery of both principal and interests for the owners of the capital entrusted to the NIAF for loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- A member contributing money to the NIAF’s statutory capital shall have the following obligations and interests:

1. To fulfil the obligation to contribute to the statutory capital within 3 months from the date on which the Prime Minister issues the decision;

2. To be entitled to make comments and suggestions on the policies and mechanism for capital mobilization and use and the financial mechanism of the NIAF; to attend the annual meeting for briefing on the results of the Fund’s activities; to be supplied with necessary information on the operation of the Fund;

3. To be considered for loans according to the lending regulations of the NIAF when he/she so requests.

Chapter III

ORGANIZATION OF THE MANAGEMENT AND OPERATION OF THE NIAF

Article 21.- The management of the NIAF is undertaken by the Management Council which shall have the following powers and responsibilities:

1. To consider and approve the orientations of operation, mechanism and policies for capital mobilization and capital lending and financial plans, and check the accounts statement of the Fund;

2. To supervise and inspect the executive body in the implementation of the Fund’s Statute and the decisions of the Management Council;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To examine the reports of the Control Commission;

5. To consider and handle complaints of the capital contributors and of the organizations borrowing capital from the NIAF;

6. To be entitled to use the NIAF’s seal for the performance of its tasks and enforcement of its powers;

7. To take the material, administrative and legal responsibilities for the commitments between the NIAF and the parties involved.

Article 22.- Members of the NIAF’s Management Council include competent representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Commission for Ethnic Minorities and Mountainous Areas, the State Bank of Vietnam, the General Director of the General Department for Development Investment and representatives of a number of domestic organizations contributing money to the NIAF’s statutory capital. The Management Council has a Chairman and a number of Vice Chairmen including a standing Vice Chairman. The appointment or dismissal of the members of the Management Council shall be proposed by the Minister of Finance to the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel who shall submit it to the Prime Minister for decision.

Article 23.- Working regulations of the Management Council

1. The Management Council adopts the regime of collective work and meets once every three months to consider and decide matters within its competence and responsibility.

2. The Management Council may convene extraordinary meetings to settle urgent matters at the request of the Chairman, the President of the Control Commission, two-thirds of the members of the Management Council or the General Director of the Fund.

3. All meetings of the Management Council must be attended by at least two-thirds of its members and shall be presided over by the Chairman or a Vice Chairman (in the absence of the Chairman). The Management Council shall make decisions by majority vote; in cases where the numbers of votes for and against are equal, the opinion of the person who presides over the meeting shall be decisive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Management Council shall issue its own working regulations and its reporting regimes and assign tasks to its members.

Article 24.- All expenses on working facilities and operations of the Management Council shall be included in the expenditures on the operations of the Fund. Members of the Management Council shall be eligible for allowances and other interests as stipulated for members of the Managing Boards of State enterprises.

Article 25.- The Management Council of the NIAF shall have a Standing Board and a secretary appointed by itself. In case of necessity, it may set up a consultancy team to help in studying and/or proposing policies and professional mechanism of the Fund.

Article 26.- The Standing Board of the Management Council is composed of the Chairman and a number of Vice Chairmen.

The Standing Board shall have the following rights and responsibilities:

1. To deal with matters which are proposed by the General Director but beyond the competence of the General Director;

2. To organize and direct the implementation of the resolutions and decisions of the Management Council concerning the tasks mentioned in Article 23 of this Statute;

3. To organize the research and elaboration of directional documents; to prepare the contents and agendas for the meetings of the Management Council;

4. To personally take material, administrative and legal responsibility for its decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To convene extraordinary meetings if it deems necessary or to summon the concerned members of the Management Council for the settlement of urgent matters.

Article 27.- The Secretary of the Management Council shall be appointed by the Council and have the following rights and responsibilities:

1. To write down the minutes of the meetings of the Management Council and the Standing Board;

2. To draft resolutions, decisions and notices of each meeting to be submitted to the Chairman of the Management Council or the Standing Board for signing;

3. To prepare necessary conditions and facilities for the meetings of the Management Council and the Standing Board:

a/ To prepare files and documents for the meetings;

b/ To summon the members on orders of the Chairman of the Management Council;

c/ To draft the expenditures for the meetings.

Article 28.- The Control Commission of the NIAF shall supervise all the NIAF’s activities. The Head and Deputy Head(s) of the Control Commission shall be decided by the Minister of Finance at the proposal of the Management Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To inspect and supervise the observance of policies, regimes and professional regulations on the operations of the NIAF so as to raise the efficiency of the Funds operations, to ensure the safety of the State property, the property of the Fund and its customers. To report and make proposals regarding its work to the Management Council;

2. To carry out its work independently according to the program already approved by the Management Council;

3. To present its reports and proposals on the results of the inspection and supervision, and reports on the examination of the financial settlement of accounts at meetings of the Management Council but shall not take part in voting;

4. Not to disclose the results of the inspection or supervision unless permitted by the Management Council and the Executive Office of the NIAF.

Article 29.- Organization of the operation of the NIAF

1. The General Director of the General Department for Development Investment shall be the General Director of the NIAF. The General Director is entitled to use the professional staff of the General Department for Development Investment to run the operations of the NIAF.

The General Director shall be the representative at law of the NIAF and take responsibility before the Management Council, the Minister of Finance and the law for all professional operations of the NIAF.

The apparatus assisting the General Director to run the NIAF is composed of the Deputy General Directors including a Standing Deputy General Director and a number of professional sections, which shall be decided by the Management Council. The Minister of Finance shall appoint or dismiss the Deputy General Directors at the proposal of the General Director. The General Director shall appoint or dismiss the heads and deputy heads of the professional sections in accordance with the assignment of responsibilities for personnel management of the Ministry of Finance.

2. The General Director of the NIAF shall have the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To issue the professional regulation of the NIAF;

c/ To sign documents within his/her executive responsibilities and take responsibility for his/her decisions before the Management Council and the Minister of Finance;

d/ To represent the NIAF in domestic and international relations;

e/ To make periodical reports on the situation of capital mobilization, capital lending, debt retrieval and on the operations of the NIAF to the Management Council and the Ministry of Finance;

g/ To directly manage the property and working capital of the Fund and take responsibility for their preservation and development;

h/ To act as the Funds representative at law in legal proceedings, disputes, liquidation, dissolution and other matters relating to the conduct of the NIAFs professional activities.

Article 30.- The Executive General Director of the NIAF may set up executive offices at the central and local levels:

1. The executive office of the NIAF at the central level is the Head Office of the NIAF;

2. The NIAF executive offices in localities are the branches whose directors shall be the Heads of the Departments for Development Investment of the provinces and cities directly under the Central Government, who shall be assisted by a number of deputy directors. The directors of the branches shall use the apparatuses of the Departments for Development Investment to perform the tasks assigned to them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

NIAF’S RELATIONSHIPS WITH CUSTOMERS AND CONCERNED ORGANIZATIONS

Article 31.- Relationships with customers (between borrower and lender)

1. The NIAF shall take responsibility before its customers for:

a/ Material safety of the customers’ property and capital used by the NIAF;

b/ Keeping secret all data, creating conditions for the customers in their relations with the Fund in accordance with the provisions of law;

c/ Strictly implementing the commitments on capital lending to the project owners.

2. The customers shall have the following responsibilities towards the NIAF:

a/ Strictly following the NIAF’s professional regulations on capital mobilization and lending;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Relationships with credit institutions:

1. Based on the principle of voluntariness, equality and mutual benefit and the contracts;

2. Acting as agent(s), receiving entrusted capital and lending capital to customers;

3. Cooperating, promoting and supporting each other in the development by applying scientific and technical advances and managerial skills to their respective operations.

Article 33.- Relationships with international, national and Non-Governmental organizations, and with individuals inside and outside the country:

The NIAF is entitled to directly enter into negotiations, sign capital- borrowing contracts, receive aid, train employees and participate in activities in support of development investment in privileged branches and trades and in difficult areas as provided for by the Government on the principle of voluntariness, equality, cooperation and mutual benefit and in accordance with Vietnamese law.

Chapter V

ACCOUNTING - REVENUE - ESTABLISHING FUNDS

Article 34.- The NIAF shall organize its accounting and financial work in accordance with the prescriptions of law and regulations of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.- The result of the Funds financial activities shall be the difference between the total revenue and the total expenditure:

1. The total revenue shall include the loans interests, deposits’ interests, service fees and other incomes;

2. The total expenditure shall include the payment of interests of the mobilized capital, managerial expenses and other spendings.

All fees, management expenses and other expenditures shall be ratified by the Management Council of the NIAF at the proposal of the General Director in accordance with the financial regulations of the State.

Article 37.- The financial results of the Fund shall be handled as follows:

1. If the revenue is larger than the expenditure, the NIAF is entitled to set up funds according to the following proportions:

- The reserve fund for service risk compensation shall account for 25% and may be increased to 100% of the statutory capital;

- The reserve fund to be added to the statutory capital: 15%;

- The fund for the development of professional techniques: 15%;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The remainder shall be used to set up reward and welfare funds in accordance with the Financial Regulation of the Fund.

2. If the revenue is smaller than the expenditure, the NIAF shall have to use the existing funds mentioned in Point 1 of this Article to make up for the difference. If the Fund cannot cover the expenditures, it shall have to report to the Ministry of Finance for consideration. The latter shall submit it to the Prime Minister for decision.

Chapter VI

SETTLEMENT OF DISPUTES AND DISSOLUTION

Article 38.- Any dispute between the NIAF and other legal persons or individuals directly or indirectly related to the operations of the NIAF shall be handled in accordance with the current laws of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 39.- The reorganization or dissolution of the NIAF shall be decided by the Prime Minister.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40.- The Ministry of Finance shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To represent the owner of the allocated State budget capital according to the Governments prescriptions;

3. To consider the supplement of capital and financial support in case of risks;

4. To exempt all taxes for services provided by the Fund.

Article 41.- The State Bank of Vietnam shall take responsibility for State management of the monetary, credit and banking services provided by the NIAF.

Article 42.- The Ministry of Planning and Investment shall assist the Government in performing the function of State management over the domestic investment promotion; making a list of privileged branches and trades and areas eligible for preferential investment treatment to be submitted to the Government for supplement or alteration; granting or refusing to grant certificates of preferential investment treatment for projects decided by the Prime Minister so that the NIAF may consider and lend the capital.

Article 43.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have the responsibility to perform the function of State management over investment activities in their respective localities and in accordance with the prescriptions of law; identify the lists of projects eligible for preferential investment treatment and decide according to their competence the granting or refusal to grant certificates of preferential investment treatment so that the NIAF may consider and lend the capital.

Article 44.- This Statute takes effect from the date of its promulgating. Any amendment or supplement to this Statute must be submitted to the Prime Minister for approval.

Article 45.- The Minister of Finance, the Chairman of the Management Council and the General Director of the NIAF shall have to provide guidance and organize the implementation of this Statute.

;

Quyết định 462-TTg năm 1996 phê duyệt điều lệ quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 462-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 09/07/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 462-TTg năm 1996 phê duyệt điều lệ quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [1]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…