Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4344/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết s99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cQuyết định số 4931/QĐ-UBND ngày 18/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 5238/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4701/TTr-SNN ngày 24 tháng 12 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án Phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tn thất sau thu hoạch; đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân; nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2. Mc tiêu cụ thể

2.1. Về hạ tầng nghề cá

2.1.1. Về cảng

Đến năm 2030, xây dựng, nâng cấp hoàn thành 07 cảng cá (gồm 03 cảng cá loại I, 02 cảng cá loại II, 02 cảng cá loại III) với tổng năng lực bốc dỡ đạt 154.500 tấn/năm (tương đương 83,51% sản lượng khai thác); Hệ thống cảng cá đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác tại cảng cá chỉ định, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển hệ thống cảng cá đến năm 2030

TT

Tên cảng cá

Địa chỉ

Loại cảng cá

Cỡ loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng (m)

Năng lực bốc dỡ (tấn/năm)

01

Lạch Cờn

- Bến bờ bắc: xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai.

- Bến bờ nam: phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai.

I

30

50.000

02

Lạch Quèn

- Bến bờ bắc: xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu.

- Bến bờ nam: xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.

I

30

35.000

03

Cửa Hội

Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

I

30

17.000

04

Lạch Vạn

Xã Diễn Ngọc và xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu

II

24

27.500

05

Lạch Lò

Phường Nghi Tân và Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò

II

24

10.000

06

Quỳnh Nghĩa

Xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu

III

24

10.000

07

Lạch Thơi

Xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu

III

24

5.000

 

Tổng năng lực bốc dỡ

 

 

154.500

2.1.2. Về khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2030 đảm bảo cho 2.999 tàu cá neo đậu tránh trú bão an toàn (tương ứng với 92,28% tng stàu cá) với 05 khu neo đậu tránh trú bão được nâng cấp (gồm 02 khu neo đậu cấp vùng, 03 khu neo đậu cấp tỉnh).

Bảng 2: Chỉ tiêu phát triển hệ thống KNĐTTB đến năm 2030

TT

Tên KNĐ TTB

Địa chỉ

Khu neo đậu cấp

Cỡ loại tàu cá lớn nhất có thể neo đậu (m)

Sức chứa (chiếc)

01

Lạch Cờn

- Bờ trái: phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai.

- Bờ phải: xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc, phường Quỳnh Dị, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai.

Cấp vùng

30

819

02

Lạch Quèn

Tại cửa lạch Quèn dọc sông Hầu - sông Mai Giang từ khu vực bến cá lạch Quèn đến cầu Quỳnh Nghĩa thuộc địa phận các xã: Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu.

Cấp vùng

30

580

03

Lạch Thơi

Các xã: Sơn Hải, Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu

Cấp tỉnh

24

350

04

Lạch Vạn

- Bờ trái: xã Diễn Kỷ, xã Diễn Vạn, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu.

- Bờ phải: xã Diễn Bích, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.

Cấp tỉnh

24

750

05

Lạch Lò

Xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc

Cấp tỉnh

24

500

 

Tổng công suất

 

 

2.999

2.1.3. Về luồng lạch

Các cửa lạch được nạo vét và xây kè chỉnh trị, hạn chế cát bồi lắng nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá ra vào, không phụ thuộc vào thủy triều.

2.2. Về cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

- Về cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá: các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được kiểm tra duy trì hoạt động, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

- Về cơ sở cung ứng vật tư đầu vào và cơ sở thu mua chế biến sản phẩm thủy sản: Đến năm 2030, các cơ sở cung ứng nhiên liệu, vật tư đầu vào và cơ sở thu mua chế biến sản phẩm thủy sản cho tàu cá được kiểm tra, hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định, đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần nghề cá.

- Hình thành khu chế biến thủy sản tập trung và dịch vụ hậu cần nghề cá với quy mô 30 ha tại cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Phát triển hạ tầng nghề cá

- Bố trí các nguồn lực đầu tư để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; nạo vét cửa bin, xây kè chắn cát, chắn sóng tại khu vực cửa sông để giảm sự bồi lắng đảm bảo cho tàu thuyền ra vào thuận lợi. Nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão hiện có gắn với cảng cá để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng của cảng cá. Phát triển các cảng cá thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá có khả năng tiếp nhận số lượng tàu thuyền có công suất lớn.

- Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Vận dụng linh hoạt lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án của các bộ, ban ngành Trung ương.

2. Phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

- Đề xuất các chính sách thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất nước đá, xăng dầu, kho lạnh, cơ sở chế biến... trang thiết bị nghề cá đảm bảo yêu cầu phục vụ nghề cá xa bờ.

- Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, các cơ sở sản xuất kinh doanh hậu cần nghề cá một cách đồng bộ, đúng tiêu chuẩn về đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn, công nghệ cao; phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; khuyến khích phát triển bền vững kinh tế tập thể.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quy hoạch

- Công tác xây dựng quy hoạch: tham gia, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các nội dung của Quyết định số 665/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm đảm bảo nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch: lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo đúng quy hoạch đã được duyệt; đảm bảo đồng bộ giữa hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá với các hạ tầng liên quan.

2. Giải pháp về chính sách

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Chính phủ, của HĐND tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển thủy sản như: Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/04/2018 của Chính phủ về Bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025.

- Đề xuất, điều chỉnh bổ sung các chính sách mới theo hướng khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng hậu cần nghề cá; hỗ trợ đối với các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được vay vốn ưu đãi để đầu tư nâng cấp nhà xưởng, hệ thống trin đà..., trang thiết bị phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

3. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ở địa phương về lĩnh vực thủy sản.

- Hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thuyền viên, kỹ thuật khai thác, cơ khí, chế biến thủy sản nhằm nâng cao trình độ và khả năng sản xuất cho ngư dân, công nhân và các doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất.

- Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo.

4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan quản lý về thủy sản tại địa phương phù hợp với Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn.

- Đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan.

- Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm sớm tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

5. Giải pháp khoa học, công nghệ

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong quản lý, sửa chữa, nâng cấp cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu bốc xếp hàng hóa, phân loại, bảo quản, sơ chế sản phẩm thủy sản...

- Tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác và bảo quản, chế biến sản phẩm, giúp ngư dân giải quyết khó khăn trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao về thiết kế, sản xuất ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; các công nghiệp phụ trợ cho khai thác như: chế tạo dây, lưới, sợi, phao, chì... từng bước thay thế hàng ngoại nhập.

6. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để tổ chức, cá nhân nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

- Cơ quan quản lý theo chức năng thường xuyên theo dõi, giám sát về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường; áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật.

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đề xuất các dự án ưu tiên

- Dự án đã có chủ trương (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tại văn bản số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021):

+ Dự án nâng cấp, mở rộng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Cờn, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

+ Dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá tại khu vực Lạch Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Dự án đang đề xuất (theo công văn số 206/UBND-NN ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh Nghệ An):

+ Dự án xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá tại Lạch Lò, huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

+ Dự án Xây dựng, nâng cấp hạ tầng dịch vụ nghề cá tại Lạch Vạn, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Dự án đề xuất mới:

+ Dự án nâng cấp cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

+ Dự án xây dựng cảng cá Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

+ Dự án nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

+ Dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá tại Lạch Thơi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

+ Dự án đầu tư xây dựng cụm công trình chỉnh trị và chống bồi lấp cửa biển Lạch Cờn, thị xã Hoàng Mai.

+ Dự án đầu tư xây dựng cụm công trình chỉnh trị và chống bồi lấp cửa biển Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu.

+ Dự án đầu tư xây dựng khu chế biến thủy sản tập trung và dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.

2. Dự kiến kinh phí thực hiện

2.1 Phân nguồn kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện: 2.348.900 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.673.500 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách tỉnh đối ứng: 71.500 triệu đồng.

- Nguồn vốn khác: 603.900 triệu đồng.

Bảng 3: Nguồn kinh phí thực hiện đề án

TT

Hạng mục

Tổng số (triệu đồng)

Kinh phí (triệu đồng)

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Nguồn khác

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

 

Cộng

2.348.900

1.673.500

83.88

71.500

3.56

603.900

12.56

01

Xây dựng, nâng cấp các cảng cá

668.600

443.550

66.34

50.050

7.49

175.000

26.17

02

Xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

326.400

229.950

70.45

21.450

6.57

75.000

22.98

03

Nạo vét luồng lạch, xây kè chỉnh trị cửa biển

1.000.000

1.000.000

100

 

-

 

 

04

Xây dựng khu chế biến thủy sản tập trung và dịch vụ hậu cần nghề cá

353.900

 

 

 

 

353.900

100

2.2. Phân kỳ giai đoạn đầu tư

- Giai đoạn 2023-2025: 677.400 triệu đồng

- Giai đoạn 2026-2030: 1.671.500 triệu đồng

Bảng 4: Phân kỳ giai đoạn đầu tư

TT

Phân kỳ đầu tư

Tng s

(Triệu đồng)

Trong đó

NS TW

NS tỉnh

Nguồn khác

I

Giai đoạn 2023-2025

677.400

286.500

 

390.900

1

Xây dựng, nâng cấp các cảng cá

375.550

200.550

 

175.000

2

Xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

160.950

85.950

 

75.000

3

Nạo vét luồng lạch, xây kè chỉnh trị cửa biển

-

-

-

 

4

Xây dựng khu chế biến thủy sản tập trung và dịch vụ hậu cần nghề cá

 

 

 

140.900

II

Giai đoạn 2026-2030

1.671.500

1.387.000

71.500

213.000

1

Xây dựng, nâng cấp các cảng cá

293.050

243.000

50.050

 

2

Xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

165.450

144.000

21.450

 

3

Nạo vét luồng lạch, xây kè chỉnh trị cửa biển

1.000.000

1.000.000

-

 

4

Xây dựng khu chế biến thủy sản tập trung và dịch vụ hậu cần nghề cá

 

 

 

213.000

 

Cộng 2023-2030

2.348.900

1.673.500

71.500

603.900

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình và đề án của các Bộ, ngành liên quan theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định hiện hành.

Tổ chức xây dựng kế hoạch và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước và đầu tư công.

Theo dõi, giám sát thực hiện; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Đề án theo quy định của luật đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương liên quan tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong khả năng cân đối của ngân sách và phù hợp với các quy định hiện hành.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, mặt nước cho phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển thủy sản theo định hướng và các nội dung của Đề án.

6. Sở Công Thương

Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác thu hút đầu tư các dự án chế biến, bảo quản thủy sản.

Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ khuyến công, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, ứng dụng thương mại điện tử... để hỗ trợ kết nối, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản, nêu gương các điển hình tiên tiến... trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nghề cá theo hàng năm và từng giai đoạn; tổng hợp nhu cầu kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt.

Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động đào tạo nghề; đánh giá nhu cầu đào tạo nghề để xây dựng nội dung đào tạo phù hợp.

9. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý, khai thác, bảo trì hạ tầng giao thông đường thủy nội địa kết nối với cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh.

10. Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ven biển và các cơ quan có liên quan kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản và tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thủy sản của tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển

Chủ trì thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở cung ứng nhiên liệu, vật tư đầu vào cho tàu cá hoàn thiện các điều kiện hoạt động theo quy định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án.

Có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai thác phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá hiệu quả, bền vững.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đệ

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Kèm theo Quyết định số 4344/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Tên Dự án

Kinh phí (triệu đồng)

Giai đoạn triển khai thực hiện

Năng lực bốc dỡ (tn/năm)

Quy mô Sức chứa (chiếc)

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Nguồn vốn khác

01

Dự án nâng cấp, mở rộng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Cờn, thị xã Hoàng Mai

136.000

108.000

28.000

0

2023-2027

50.000

Tăng thêm 319 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tại văn bản số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021.

02

Dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá tại khu vực Lạch Vạn, huyện Diễn Châu

222.000

178.500

43.500

0

2023-2027

20.000

Tăng thêm 150 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tại văn bản số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021.

03

Dự án xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá tại Lạch Lò, huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

150.000

0

0

150.000

2023-2025

10.000

Tăng thêm 300 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

Dự án này dược UBND tỉnh đề xuất với các Bộ, ban, ngành Trung ương tại văn bản số 206/UBND-NN ngày 29/6/2021.

04

Dự án Xây dựng, nâng cấp hạ tầng dịch vụ nghề các tại Lạch Vạn, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

100.000

0

0

100.000

2023-2025

7.500

Tăng thêm 50 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

Dự án này được UBND tỉnh đề xuất với các Bộ, ban, ngành Trung ương tại văn bản số 206/UBND-NN ngày 29/6/2021.

05

Dự án nâng cấp cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

103.000

103.000

0

0

2027-2030

35.000

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

BQL Dự án ngành NN và PTNT Nghệ An đề xuất tại Tờ trình số 333/TTr-BQLDA ngày 17/11/2021.

06

Dự án xây dựng cảng cá Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

100.000

100.000

0

0

2027-2030

10.000

Tăng thêm 80 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

BQL Dự án ngành NN và PTNT Nghệ An đề xuất tại Tờ trình số 333/TTr-BQLDA ngày 17/11/2021.

07

Dự án nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu Lạch Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

84.000

84.000

0

0

2027-2030

 

Tăng thêm 50 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

BQL Dự án ngành NN và PTNT Nghệ An đề xuất tại Tờ trình số 333/TTr-BQLDA ngày 17/11/2021.

08

Dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá tại Lạch Thơi, huyện Quỳnh Lưu, tnh Nghệ An

100.000

100.000

0

0

2027-2030

5.000

Tăng thêm 50 tàu

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

BQL Dự án ngành NN và PTNT Nghệ An đề xuất tại Tờ trình số 333/TTr-BQLDA ngày 17/11/2021.

09

Dự án đầu tư xây dựng cụm công trình chỉnh trị và chống bồi lấp cửa biển Lạch Cờn, thị xã Hoàng Mai.

500.000

500.000

0

0

2027-2030

 

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

Đề xuất mới, nguồn vốn trung hạn 2026-2030.

10

Dự án đầu tư xây dựng cụm công trình chỉnh trị và chống bồi lấp cửa biển Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu.

500.000

500.000

0

0

2027-2030

 

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

Đề xuất mới, nguồn vốn trung hạn 2026-2030.

11

Xây dựng Khu chế biến thủy sản tập trung và dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu

353.900

0

0

353.900

2022-2030

 

 

- UBND huyện Quỳnh Lưu.

- Các cơ quan, địa phương liên quan.

UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 4260/QĐ-UBND ngày 21/10/2019.

Tổng

2.348.900

1.673.500

71.500

603.900

 

137.500

Tăng thêm 999 tàu

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 4344/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt “Đề án Phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030”

Số hiệu: 4344/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Nguyễn Văn Đệ
Ngày ban hành: 30/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 4344/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt “Đề án Phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030”

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…