BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/2003/QĐ-BTM |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4
tháng 12 năm 1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số
12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2002 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30
tháng 1 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 93/2002/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm
vi cả nước đến năm 2010;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch thống kê - Trưởng ban Quản lý các
dự án quy hoạch, Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đầu tư xây dựng kho xăng dầu trên phạm vi cả nước.
Điều 2. Bộ Thương mại và các Bộ, Ngành khác có liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cả nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
|
Lê Danh Vĩnh (Đã ký) |
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHO XĂNG DẦU TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0422/2003/QĐ-BTM ngày 11 tháng 4 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Điều 1. Nội dung, mục đích quản lý
Quy chế này xác lập các nguyên tắc, tiêu thức và yêu cầu quản lý Nhà nước mà các chủ đầu tư phải tuân thủ khi tiến hành chuẩn bị đầu tư xây dựng các kho xăng dầu trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của Quy chế này là nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong việc xây dựng các kho xăng dầu bảo đảm yêu cầu khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng trên phạm vi cả nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển chung trên quy mô quốc gia, ngành và địa phương theo tinh thần Quyết định số 93/2002/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc "phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2010" (sau đây gọi là Quy hoạch chung) và Quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu tại các khu vực trong cả nước (sau đây gọi là Quy hoạch khu vực) và bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng kho xăng dầu, phù hợp với những diễn biến phát sinh trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước.
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bể xăng dầu: là công trình xây dựng nhằm mục đích chứa xăng dầu và bảo đảm các quy định của Nhà nước về kỹ thuật, an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường....
2. Kho xăng dầu: là khu vực có nhiều bể xăng dầu; trường hợp kho chỉ có 1 bể xăng dầu, thì bể xăng dầu cũng là kho xăng dầu.
3. Kho đầu mối: là kho có khả năng trực tiếp tiếp nhận xăng dầu từ tầu thuỷ trở xăng dầu nhập khẩu hoặc từ các nhà máy lọc dầu.
4. Kho tuyến sau: là kho tiếp nhận xăng dầu từ kho đầu mối hoặc từ các kho khác.
5. Đầu tư mở rộng: là thực hiện Dự án xây dựng bổ sung tại kho xăng dầu đã có sẵn nhằm tăng sức chứa của kho.
6. Đầu tư mới: là thực hiện Dự án xây dựng kho xăng dầu tại địa điểm (mới) chưa có kho xăng dầu hoặc xây dựng kho xăng dầu mới thay thế kho xăng dầu cũ.
7. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: là các doanh nghiệp có đủ điều kiện và đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu.
8. Chủ đầu tư: là các doanh nghiệp lập Dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, có giấy phép kinh doanh xăng dầu.
9. Sở Thương mại: là tên gọi chung của Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Du lịch và thương mại; là cơ quan quản lý nhà về thương mại ở địa phương nơi doanh nghiệp xây dựng kho xăng dầu.
10. Hội đồng thẩm định Dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu tại địa phương (viết tắt là Hội đồng thẩm định Dự án): là Hội đồng, do Sở Thương mại trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Quyết định thành lập, với thành phần gồm đại diện có thẩm quyền của Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học, công nghệ và môi trường, Sở Địa chính, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và kiến trúc (nếu có), cơ quan Công an phòng cháy chữa cháy và các cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan ở địa phương (nếu cần). Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Thương mại.
11. Văn bản thẩm định là văn bản đánh giá mức độ phù hợp của dự án đầu tư đối với các yêu cầu về quy mô, địa điểm và nhu cầu xây dựng trong hệ thống kho xăng dầu của khu vực và địa phương mà tại đó chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng.
12. Văn bản phê duyệt cho phép đầu tư là văn bản cho phép chủ đầu tư được triển khai các thủ tục tiếp theo để được thực hiện việc xây dựng kho xăng dầu (như làm thủ tục đề nghị cấp đất; giấy xác nhận bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ; giấy xác nhận về đảm bảo môi trường; duyệt thiết kế....).
Các dự án đầu tư xây dựng kho đầu mối, Dự án đầu tư xây dựng kho tuyến sau (bao gồm kho trung chuyển, kho phân phối); Dự án đầu tư mở rộng, Dự án đầu tư mới.
Quy chế này không điều chỉnh các Dự án đầu tư xây dựng: kho ngoại quan, kho xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang phục vụ nhiệm vụ riêng; kho xây dựng chỉ phục vụ cho nhu cầu của các hộ tiêu thụ riêng biệt; kho, bể xăng, dầu của các cửa hàng, trạm bán xăng dầu; kho chứa dầu nhờn, gas hoá lỏng, nhựa đường lỏng và các sản phẩm hoá dầu khác ngoài xăng dầu chính.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong hệ thống kinh doanh thương mại trên phạm vi cả nước; cơ quan quản lý có liên quan trong quá trình triển khai thủ tục đầu tư mở rộng, đầu tư mới kho xăng dầu phục vụ kinh doanh và dự trữ quốc gia; doanh nghiệp đầu tư kho xăng dầu để cho thuê.
Điều 5. Nguyên tắc chung của việc quản lý quy hoạch
1. Chủ đầu tư chỉ được phép triển khai các thủ tục đầu tư đối với các Dự án đầu tư thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này sau khi nhận được văn bản phê duyệt cho phép đầu tư của Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại.
2. Trường hợp trong cùng một thời gian có từ hai doanh nghiệp trở lên xin phép đầu tư xây dựng kho xăng dầu trên cùng một địa bàn, thứ tự ưu tiên trong việc thẩm định và phê duyệt cho phép đầu tư như sau:
a. Hình thức đầu tư (1) doanh nghiệp mở rộng, (2) đầu tư mới.
b. Chủ đầu tư: (1) doanh nghiệp đầu mối, (2) doanh nghiệp khác: (2a) doanh nghiệp có trụ sở tại địa phương, (2b) doanh nghiệp có trụ sở tại nơi khác.
3. Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp, khả năng tài chính, mức độ uy tín (chất lượng sản phẩm và dịch vụ), nhiệm vụ và khả năng thực hiện vai trò bình ổn thị trường của doanh nghiệp xin phép đầu tư, cơ quan có thẩm quyền xác định nhu cầu, quy mô, cấp độ đầu tư hợp lý của từng Dự án đầu tư trên cơ sở cân đối theo Quy hoạch đã được phê duyệt tại khu vực trong từng giai đoạn và yêu cầu thực tế phát sinh.
4. Các dự án đầu tư kho xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các nội dung quy định của Quy chế này đều phải được triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ, các Điều của Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan khác.
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ ĐỂ ĐƯỢC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHO PHÉP ĐẦU TƯ
Điều 6. Điều kiện cho việc đầu tư xây dựng kho tiếp nhận đầu mối
1. Phù hợp với nhu cầu phát triển, bổ sung sức chứa của hệ thống kho xăng dầu ở từng khu vực và trên phạm vi cả nước trong từng giai đoạn; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực và địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2010, hướng tới năm 2020.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
a. Có sức chứa từ 10.000 m3 trở lên;
b. Có bến cảng chuyên dụng cho tầu thuỷ có trọng tải từ 10.000 DWT trở lên neo đậu và bơm rót xăng dầu vào kho;
c. Có nhiệm vụ bảo đảm nguồn xăng dầu cho một khu vực lãnh thổ hoặc điều chuyển đến các khu vực khác trên cả nước;
d. Đáp ứng các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng kho xăng dầu hiện hành, các tiêu chuẩn Quốc gia về an toàn và môi trường.
3. Là doanh nghiệp có đủ điều kiện và đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho phép trực tiếp nhập khẩu xăng dầu.
Thứ tự ưu tiên thẩm định, phê duyệt cho phép đầu tư đối với các hình thức đầu tư và đối tượng xin phép đầu tư xây dựng kho tiếp nhận đầu mối theo như khoản 2 và khoản 3, Điều 5 của Quy chế này.
Điều 7. Điều kiện cho việc đầu tư xây dựng kho tuyến sau
1. Phù hợp với nhu cầu phát triển, bổ sung sức chứa của hệ thống kho xăng dầu ở từng khu vực và trên phạm vi cả nước trong từng giai đoạn; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực và địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2010, hướng tới năm 2020.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
a. Có khả năng tiếp nhận xăng dầu từ kho đầu mối, từ các kho khác hoặc từ nhà máy lọc dầu trong nước và có khả năng nhập, xuất xăng dầu theo đường thuỷ và/hoặc đường ống, đường bộ, đường sắt để cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong khu vực địa lý nhất định;
b. Đáp ứng các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng kho xăng dầu hiện hành, các tiêu chuẩn Quốc gia về an toàn và môi trường.
Thứ tự ưu tiên thẩm định, phê duyệt cho phép đầu tư đối với các hình thức đầu tư và đối tượng xin phép đầu tư xây dựng kho tuyến sau theo như khoản 2 và khoản 3, Điều 5 của Quy chế này.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt cho phép đầu tư
1. Đối với trường hợp đã có đất để xây dựng:
a. Văn bản đề nghị cho phép đầu tư kho xăng dầu đầu mối và/hoặc đầu tư kho xăng dầu tuyến sau.
b. Giấy đăng ký kinh doanh.
c. Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
d. Văn bản đồng ý của cơ quan chủ quản (nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước).
e. Dự án tiền khả thi hoặc Báo cáo đầu tư (tuỳ theo mức độ đầu tư).
g. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
h. Thoả thuận về địa điểm, về phòng cháy chữa cháy, về môi trường.
2. Đối với trường hợp chưa có đất để xây dựng:
a. Văn bản đề nghị cho phép đầu tư kho xăng dầu đầu mối và/hoặc đầu tư kho xăng dầu tuyến sau.
b. Giấy đăng ký kinh doanh.
c. Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
d. Văn bản đồng ý của cơ quan chủ quản (nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước).
e. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật của Dự án đầu tư.
3. Chủ đầu tư gửi Sở Thương mại 9 bộ hồ sơ. Mỗi bộ hồ sơ gồm các loại văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
Điều 9. Trường hợp đầu tư mở rộng kho có dung tích tăng thêm từ 2.000 m3 trở lên cũng phải thực hiện những thủ tục như quy định tại Điều 8 của quy chế này.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ SỞ THƯƠNG MẠI
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Thương mại
1. Thông báo các Sở Thương mại biết quy hoạch chung, quy hoạch khu vực, văn bản điều chỉnh liên quan (nếu có) để phổ biến cho các doanh nghiệp và thực hiện công tác nghiên cứu, thẩm định thống nhất.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan ở Trung ương thực hiện việc tiếp tục xem xét, thẩm định các hồ sơ, văn bản xin phép đầu tư xây dựng kho xăng dầu của chủ đầu tư và văn bản báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Dự án đầu tư kho xăng dầu của địa phương.
3. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được các văn bản của Sở Thương mại như quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11, ban hành văn bản cho phép hoặc không cho phép chủ đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư xây dựng kho xăng dầu, trừ trường hợp nêu tại điểm a, khoản 2, Điều 11 của Quy chế này. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Thương mại phải nêu rõ lý do và hướng dẫn doanh nghiệp cách làm theo đúng luật pháp.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Thương mại
1. Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án theo quy định tại khoản 11, Điều 2 nhằm thẩm định hồ sơ và xác định mức độ tuân thủ các quy chuẩn hiện hành về xây dựng (kỹ thuật, an toàn cháy nổ, môi trường và địa điểm xây dựng kho xăng dầu...).
2. Thủ tục sau khi thẩm định:
a. Đối với trường hợp Dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu có dung tích dưới 2.000 m3 và theo đúng Quy hoạch chung, Quy hoạch khu vực (cả về quy mô và địa điểm), trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được các văn bản của chủ đầu tư, thừa uỷ quyền của Bộ Thương mại ban hành văn bản cho phép hoặc không cho phép chủ đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư xây dựng kho sau khi đã có ý kiến thống nhất của Hội đồng thẩm định Dự án. Trường hợp không cho phép, Sở Thương mại phải nêu rõ lý do và hướng dẫn chủ đầu tư cách làm theo đúng pháp luật.
b. Đối với trường hợp Dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu khác (ngoài các trường hợp nêu tại điểm a, khoản 2 Điều này), trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được các văn bản của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 1, Điều 9 của Quy chế này, chuyển tới Bộ Thương mại các văn bản của chủ đầu tư và văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Dự án, đồng thời có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết kết quả thẩm định.
c. Báo cáo Bộ Thương mại bằng văn bản đối với những trường hợp nêu tại điểm a, khoản 2 Điều này.
Điều 12. Thu hồi văn bản thẩm định, phê duyệt cho phép đầu tư và văn bản gia hạn
Văn bản phê duyệt cho phép đầu tư có hiệu lực trong vòng 12 tháng tính từ ngày ban hành. Hết thời hạn trên mà chủ đầu tư chưa triển khai Dự án, thì văn bản cho phép mặc nhiên hết hiệu lực và được cơ quan ban hành thu hồi.
Nếu xét thấy khó triển khai Dự án trong vòng 12 tháng, trước một (1) tháng khi văn bản phê duyệt cho phép đầu tư hết hiệu lực, chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan ban hành văn bản phê duyệt cho phép gia hạn đầu tư, trong đó trình bày rõ nguyên nhân khiến chưa triển khai được Dự án, hướng khắc phục trong thời gian tới. Văn bản gia hạn đầu tư chỉ được ban hành 1 lần với thời hạn không quá 12 tháng. Hết thời hạn này mà chủ đầu tư vẫn chưa triển khai được Dự án, thì văn bản cho phép gia hạn mặc nhiên hết hiệu lực và được cơ quan ban hành thu hồi.
Hết thời hạn gia hạn, nếu vẫn có nhu cầu đầu tư, chủ đầu tư phải lập hồ sơ mới để được thẩm định và phê duyệt cho phép đầu tư như quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Hàng năm và sau khi kết thúc xây dựng và nghiệm thu công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo với Sở Thương mại và Bộ Thương mại về quá trình triển khai thực hiện dự án (địa điểm, quy mô và tiến độ, thời hạn hoàn thành dự án).
Trong vòng 10 ngày đầu quý, Sở Thương mại gửi Bộ Thương mại báo cáo tình hình thực hiện quý trước liền kề về công tác thẩm định và ban hành văn bản cho phép đầu tư xây dựng kho xăng dầu trên địa bàn.
Bộ Thương mại phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Xây dựng...) kiểm tra việc thi hành các quy định của Quy chế này trên phạm vi cả nước; kịp thời có biện pháp xử lý cụ thể (trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ) đối với các trường hợp vi phạm quy định của Quy chế này.
Sở Thương mại phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan ở địa phương kiểm tra việc thi hành các quy định của quy chế này trên địa bàn do mình quản lý; kịp thời có biện pháp xử lý cụ thể hoặc báo cáo Bộ Thương mại trong trường hợp cần thiết.
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về pháp lý và vật chất trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật đối với những vi phạm các quy định của Quy chế này. Trường hợp triển khai đầu tư khi chưa có văn bản thẩm định, phê duyệt của Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại sẽ bị đình chỉ xây dựng kèm theo các biện pháp xử lý theo luật định.
2. Cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định trong Quy chế, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật nếu có gây thiệt hại về vật chất.
Điều 16. Bộ Thương mại, Sở Thương mại, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong hệ thống kinh doanh thương mại trên phạm vi cả nước, cơ quan quản lý có liên quan trong quá trình triển khai thủ tục đầu tư xây dựng kho xăng dầu phục vụ kinh doanh và dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Bộ Thương mại có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi việc thi hành nội dung quy định của Quy chế này trên phạm vi cả nước.
Điều 17. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung của Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định.
Các Dự án đầu tư xây dựng các loại kho xăng dầu nêu tại Điều 3 tiến hành sau ngày Quy chế có hiệu lực đều phải làm mới hoặc làm lại các thủ tục theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
THE
MINISTRY OF TRADE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 422/2003/QD-BTM |
Hanoi,
April 11, 2003 |
PROMULGATING THE REGULATION ON INVESTMENT IN BUILDING
PETROLEUM DEPOTS NATIONWIDE
THE MINISTER OF TRADE
Pursuant to the Government's Decree No. 95/CP
of December 4, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational
structure of the Ministry of Trade;
Pursuant to the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated
together with the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999, Decree
No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 and Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30,
2003 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on
Investment and Construction Management, promulgated together with Decree No.
52/1999/ND-CP;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 93/2002/QD-TTg of July 16, 2002
approving the Planning on development of the national system of petroleum
depots till 2010;
At the proposal of the director of the Planning and Statistics Department -
Chairman of the Board of Management of Planning Projects, the Ministry of Trade,
DECIDES:
...
...
...
THE MINISTRY OF TRADE
VICE MINISTER
Le Danh Vinh
ON INVESTMENT IN BUILDING PETROLEUM DEPOTS NATIONWIDE
(Promulgated together with decision No. 422/2003/QD-BTM of April 11,
2003 of the Minister of Trade)
Article 1.- Contents and objectives of management
This Regulation establishes the State management principles, criteria and requirements which investors must comply with when they prepare for investment in building petroleum depots in the Vietnamese territory. This Regulation aims to establish order and discipline in the building of petroleum depots, ensuring the requirement of efficiently exploiting the construction land fund nationwide, socio-economic efficiency and investment efficiency in line with the general development plannings of the nation, branches and localities in the spirit of the Prime Minister's Decision No. 93/2002/QD-TTg of July 16, 2002 approving the Planning on development of the national system of petroleum depots till 2010 (hereinafter referred to as the general planning) and the Plannings on development of the system of petroleum depots in different regions nationwide (hereinafter referred to as the regional plannings), and ensuring the effective management of activities of investment in building petroleum depots, suitable to the developments in the process of perfecting the national system of petroleum depots.
...
...
...
In this Regulation, the following words and phrases are construed as follows:
1. Petroleum tanks are construction works to store petroleum, which comply with the State's regulations on technical standards, fire and explosion prevention and fight safety, environmental sanitation...
2. Petroleum depots are areas where exist many petroleum tanks; if a depot has only one petroleum tank, such petroleum tank is also considered a petroleum depot.
3. Terminal depots are depots capable of receiving petroleum directly from ships carrying imported petroleum or from oil refineries.
4. Rear depots are depots which receive petroleum from terminal depots or other depots.
5. Expanded investment means the implementation of supplementary construction projects at existing petroleum depots so as to raise the depots’ storing capacity.
6. New investment means the implementation of projects on building petroleum depots in (new) areas where exist no petroleum depots or building new petroleum depots in replacement of old ones.
7. Petroleum-trading enterprises are enterprises which satisfy all the prescribed conditions and are granted by competent State bodies petroleum-trading licenses.
8. Investors are enterprises which formulate investment projects on building petroleum depots, and are established under the State Enterprise Law or the Enterprise Law, and possess petroleum-trading licenses.
...
...
...
10. The Councils for evaluation of investment projects on building petroleum depots in the localities (referred to as the Project Evaluation Councils for short) are councils set up under decisions of the provincial/municipal People's Committees at the proposals of the provincial/municipal Trade Services, composed of competent representatives of the provincial/municipal Services of Trade; Planning and Investment; Science, Technology and Environment; Land Administration; Construction; and Planning and Architecture (if any), the fire prevention and fight police and other concerned State management agencies in the localities (if necessary). The directors of the provincial/municipal Trade Services shall act as chairmen of these councils.
11. Evaluation documents are documents assessing the extent of compatibility of the investment projects with the requirements on the size, location as well as construction demands in the systems of petroleum depots in the regions or localities where the investors will invest in building such investment projects.
12. Investment-approving and -permitting documents are documents permitting the investors to proceed with the subsequent procedures for undertaking the construction of petroleum depots (such as procedures of application for land allocation; for granting of certificates of assurance of fire and explosion prevention and fight safety, certificates of environmental protection; approval of designs').
Article 3.- Subjects of regulation
Investment projects on building terminal depots, investment projects on building rear depots (including entrepots and distribution depots); expanded investment projects and new investment projects.
This Regulation shall not govern investment projects on building: bonded warehouses, the armed forces' petroleum depots in service of separate tasks; warehouses built only to serve the needs of separate consumer households; warehouses, petrol and oil tanks of filling stations; warehouses for storing lubricating oils, liquefied gas, liquid asphalt and other petro-chemical products other than principal petroleum.
Article 4.- Scope of application
Petroleum-trading enterprises within the national trading system, management agencies involved in the process of carrying out procedures for expanded investment or new investment in petroleum depots in service of business and national reserves; enterprises investing in building petroleum depots for lease.
Article 5.- General principles for management of the Plannings
...
...
...
2. Where two or more enterprises concurrently apply for permission to invest in building petroleum depots in the same locality, the priority order in the investment evaluation, approval and permission shall be as follows:
a/ Investment form: (1) expanded investment, (2) new investment.
b/ Investor: (1) Major enterprises; (2) other enterprises: (2a) enterprises headquartered in the locality; (2b) enterprises headquartered elsewhere.
3. On the basis of the size, financial capability, prestige (quality of products and services), tasks and possibility to fulfill the function of stabilizing the market of the enterprises applying for investment permission, the competent authorities shall determine the need, size and reasonable investment level of each investment project on the basis of comparing the approved plannings in the regions in each period and requirements stemming from reality.
4. The investment projects on petroleum depots must, apart from complying with the provisions of this Regulation, be implemented in accordance with the provisions of the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999, articles of the Government's Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 and Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 and other relevant legal documents currently in force.
CONDITIONS, DOSSIERS FOR
INVESTMENT EVALUATION, APPROVAL AND PERMISSION
Article 6.- Conditions for investment in building terminal depots
1. Meeting the demands of developing and supplementing the storing capacity of the regional and national systems of petroleum depots in each period; being compatible with the socio-economic development planning of each region or locality, with the master plan on development of urban centers till 2010 and 2020.
...
...
...
a/ Having a storing capacity of 10,000 m3 or more;
b/ Having special-purpose ports where ships of a tonnage of 10,000 DWT or more can anchor and pump petroleum into depots;
c/ Having the task of ensuring the source of petroleum for a particular region or for redistribution to other regions across the country.
d/ Satisfying the current criteria and norms for building petroleum depots as well as national standards on safety and environment.
3. Being eligible enterprises which are permitted under decisions of the Prime Minister to directly import petroleum.
The priority order in the investment evaluation, approval and permission with regard to investment forms and subjects applying for permission to build terminal depots shall comply with Clauses 2 and 3, Article 5 of this Regulation.
Article 7.- Conditions for investment in building rear depots
1. Meeting the demands of developing and supplementing the storing capacity of the regional and national systems of petroleum depots in each period; being compatible with the socio-economic development planning of each region or locality, with the master plan on development of urban centers till 2010 and 2020.
2. Satisfying the following criteria:
...
...
...
b/ Satisfying the current criteria and norms for building petroleum depots as well as national standards on safety and environment.
The priority order in the investment evaluation, approval and permission with regard to investment forms and subjects applying for licenses to build rear depots shall comply with Clauses 2 and 3, Article 5 of this Regulation.
Article 8.- Dossiers of application for investment evaluation, approval and permission
1. For cases where land is already available for building:
a/ The written application for permission to invest in terminal petroleum depots and/or in rear petroleum depots.
b/ The business registration paper.
c/ The competent authority's paper permitting the enterprise to act as major importer of petroleum.
d/ The managing agency's written approval (if the investor is a State enterprise).
e/ The pre-feasibility project or investment report (depending on the investment level).
...
...
...
g/ Agreements on the location, fire prevention and fight, and environment.
2. For cases where land is not yet available for construction:
a/ The written application for permission to invest in terminal petroleum depots and/or in rear petroleum depots.
b/ The business registration paper.
c/ The competent authority's paper permitting the enterprise to act as major importer of petroleum.
d/ The managing agency's written approval (if the investor is a State enterprise).
e/ The eco-technical study report of the investment project.
3. The investors shall send to the provincial/municipal Trade Services 9 dossier sets, each comprising the documents specified in Clause 1 or 2 of this Article.
...
...
...
RESPONSIBILITIES AND
POWERS OF THE MINISTRY OF TRADE AND PROVINCIAL/MUNICIPAL TRADE SERVICES
Article 10.- Responsibilities and powers of the Ministry of Trade
1. To notify the provincial/municipal Trade Services of the general planning, the regional planning and related adjustment documents (if any) so that the latter can disseminate them to enterprises and perform the research and evaluation work in a uniform manner.
2. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned State management agencies at the central level in continuing to consider and evaluate the investors' dossiers and documents of application for permission to invest in building petroleum depots and the reports on the evaluation results of the local councils for evaluation of investment projects on petroleum depots.
3. Within 30 days after receiving the documents of the provincial/municipal Trade Services as prescribed at Point b, Clause 2, Article 11, to issue documents permitting or not permitting the investors to carry out the procedures for investment in building petroleum depots, except for cases mentioned at Point a, Clause 2, Article 11 of this Regulation. In case of refusal, the Ministry of Trade must clearly state the reasons therefor and guide the enterprises how to comply with law.
Article 11.- Responsibilities and powers of the provincial/municipal Trade Services
1. To set up the Project Evaluation Councils according to the provisions in Clause 11, Article 2, in order to evaluate the dossiers and determine the extent of compliance with the current standards on construction (technical aspects, fire and explosion prevention and fight safety, environment and sites of construction of petroleum depots').
2. Post-evaluation procedures:
a/ For cases where the investment projects are to build petroleum depots of a capacity of under 2,000 m3 and in line with the general planning and the regional planning (in terms of both size and location), within 30 days after receiving the investors' documents, under the authorization of the Ministry of Trade, to issue documents permitting or not permitting the investors to carry out the procedures for investment in building depots after reaching agreement with the Project Evaluation Councils. In case of refusal, the provincial/municipal Trade Services must clearly state the reasons therefor and guide the enterprises how to comply with law.
...
...
...
c/ To report in writing to the Ministry of Trade on the cases stated at Point a, Clause 2 of this Article.
The investment-approving and -permitting documents are valid for 12 months after the date of their issuance. Past this time limit, if the investors fail to start their projects, such documents shall automatically cease to be valid and be withdrawn by the issuing agencies.
If seeing that it is difficult to start their projects within 12 months, one month before the investment-approving and -permitting documents expire, the investors must send their written requests for investment extension to the agencies which have issued the investment-approving and -permitting documents, clearly stating the reasons for their failure to implement the projects as well as solutions in the time ahead. Investment extension documents shall be issued only once and valid for no more than 12 months. Past this time limit, if the investors still fail to start their projects, the investment extension documents shall automatically cease to be valid and be withdrawn by the issuing agencies.
Past the extension time limit, if the investors still wish to make investment, they must compile new dossiers for investment evaluation, approval and permission as prescribed in Article 8 of this Regulation.
Annually and upon the completion of construction and pre-acceptance test of the works, the investors shall have to report to the provincial/municipal Trade Services and the Ministry of Trade on the process of implementation of their projects (the projects' location, size, implementation progress and completion deadline).
Within the first 10 days of every quarter, the provincial/municipal Trade Services shall send to the Ministry of Trade the reports on the implementation situation in the preceding quarter, including the evaluation wok and the issuance of documents permitting the investment in building petroleum depots in their respective localities.
...
...
...
The Ministry of Trade shall coordinate with the concerned management agencies (the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Construction) in inspecting the implementation of the provisions of this Regulation nationwide and taking timely specific measures to handle (or to report to the Prime Minister, when necessary) cases of violation of the provisions of this Regulation.
The provincial/municipal Trade Services shall coordinate with the concerned agencies in the localities in inspecting the implementation of the provisions of this Regulation and taking timely specific measures to handle cases of violation of the provisions of this Regulation or report to the Ministry of Trade when necessary..
Article 15.- Handling of violations
1. The investors shall bear legal and material responsibility to the managing agencies and before law for violations of the provisions of this Regulation. If they make investment without the evaluation and approval documents of the Ministry of Trade or provincial/municipal Trade Services, they shall be suspended from building and subject to handling measures as prescribed by law.
2. If agencies, enterprises and individuals falling under the scope of regulation of this Regulation fail to fully discharge their responsibilities prescribed by this Regulation, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability and, if causing material damage, have to pay material compensations according to the law provisions.
...
...
...
The investment projects on building petroleum depots of those types stated in Article 3, which are implemented after the effective date of this Regulation, shall have to carry out or refill in the procedures specified in Article 8 of this Regulation.-
THE MINISTRY OF TRADE
VICE MINISTER
Le Danh Vinh
Quyết định 422/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế đầu tư xây dựng kho xăng dầu trên phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 422/2003/QĐ-BTM |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 11/04/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 422/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế đầu tư xây dựng kho xăng dầu trên phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Chưa có Video