Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2996/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 21 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2018-2020, TẦM NHÌN 2021-2025 CỦA TỈNH HÒA BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23/11/2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định 1164/QĐ-BTC ngày 18/7/2018 của Bộ Tài chính về việc công bố tỷ lệ cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ cụ thể cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021- 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2657/SKHĐT-KTĐN ngày 12/12/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025 của tỉnh Hòa Bình, với những nội dung chính như sau:

I. ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN 2018-2020

1. Quan điểm, nguyên tắc chung

- Tập trung xử lý các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân và sử dụng hiệu quả đối với các dự án đã được ký kết.

- Tiếp tục lựa chọn và chuẩn bị các dự án đầu tư công (dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính), sẽ giải ngân sau năm 2020. Tuy nhiên, cn lựa chọn các dự án tốt, hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đng thời đảm bảo không vượt trần bội chi ngân sách của tỉnh.

- Tập trung sử dụng vốn vay vào một số lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng lan tỏa, có tính kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng và cn thẩm định, đánh giá dự án một cách chặt chẽ, khách quan, minh bch để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay. Việc huy động và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi cần được xem xét trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư công, hạn mức vay nợ, khả năng cân đối trả nợ của ngân sách tỉnh.

- Chỉ sử dụng vn vay nước ngoài cho các lĩnh vực/dự án mà vốn đầu tư công chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không có động lực để đầu tư do không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác. Khuyến khích tư nhân tham gia cùng Nhà nước đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng.

- Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

2. Nguyên tắc sử dụng theo nguồn vốn

- Viện trợ không hoàn lại: Ưu tiên sử dụng đxóa đói giảm nghèo; các lĩnh vực xã hội; xây dựng chính sách phát triển thể chế và nguồn nhân lực; chuyển giao kiến thức và công nghệ; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài trợ cho các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay.

- Vốn vay ODA: Ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Vốn vay ưu đãi: Ưu tiên sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ.

3. Lĩnh vực/dự án ưu tiên

- Kết cu hạ tng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục nghề nghiệp) phát triển đô thị thông minh, thủy lợi.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách.

- Phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức và phát triển công nghệ.

- Giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

- Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).

4. Nguyên tắc rà soát danh mc các dự án, nâng cao hiu quả sử dụng vốn

- Cân đối, bố trí vốn cho các dự án trong số kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đã được giao.

- Bố trí kế hoạch vốn sát với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân của các dự án theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) dự án kết thúc hiệp định vay trong giai đoạn 2018-2020 và không có khả năng gia hạn; (ii) dự án có tiến độ và khả năng giải ngân tốt, các dự án lớn, quan trọng đang chậm giải ngân do thiếu kế hoạch vốn nước ngoài và vốn đối ứng; (iii) dự án đã ký hiệp định vay nhưng chưa đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

- Đối với các dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân thấp, không hiệu quả: Ct gim vn đđiều chuyển cho các dự án khác có khả năng giải ngân tt.

- Đối với vốn dư của các dự án (gồm vốn dư sau đấu thầu, vốn dư do thay đổi tỷ giá, lãi suất, dự phòng chưa phân bổ và các khoản vốn dư khác): Đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định sử dụng vốn dư để tận dụng nguồn vốn có điều kiện vay ưu đãi đã ký kết với các nhà tài trợ nước ngoài, phát huy hiệu quả của chương trình, dự án đang thực hiện nhưng phải đảm bảo không bổ sung thêm hạn mức kế hoạch vốn nước ngoài trung hạn 2016-2020. Không sử dụng vốn dư cho giải phóng mặt bằng, chi trả thuế, tăng cường năng lực, đào tạo và chi thưng xuyên.

- Đối với các đề xuất dự án mới: Việc lựa chọn và chuẩn bị đề xuất dự án mới phải tuân thủ các quan điểm chủ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tầm nhìn, định hướng đối với giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục lựa chọn, chuẩn bị các chương trình, dự án ưu tiên cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025.

II. ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Quan điểm chủ đạo trong định hướng thu hút, sử dụng vốn ODA và vn vay ưu đãi giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành được tiếp cận các khoản viện trợ không hoàn lại.

- Đối với các dự án mới áp dụng cơ chế vay lại cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu tư công trung hạn, các chỉ tiêu nợ công, ngân sách cũng như khả năng trả nợ trong tương lai của tỉnh.

- Sử dụng vốn vay ODA tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Cn có quá trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ, khách quan, minh bạch.

- Ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ, ví dụ: Các dự án giải quyết nút thắt cơ bn về kết cấu hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo...), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp...), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

- Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như: Thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ.

- Ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như là đòn bẩy, thúc đẩy, thu hút đầu tư tư nhân, không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các dự án mà tư nhân quan tâm, có khả năng thực hiện với công nghệ hiệu quả và chi phí thấp hơn.

- Sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi với vai trò là vốn mồi, chất xúc tác cho các nguồn vốn trong nước, nhất là vốn đầu tư tư nhân. Giảm dần tỷ trọng vốn vay nước ngoài trong tổng mức đầu tư dự án.

- Ưu tiên vay về cho vay lại đối với những dự án có khả năng thu hồi vốn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNXD (Đ.45).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2996/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025 của tỉnh Hòa Bình

Số hiệu: 2996/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 21/12/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2996/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025 của tỉnh Hòa Bình

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…