THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 282/2006/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2006 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (tại tờ trình số 1460/TTr-UBND
ngày 30 tháng 8 năm 2006) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tại văn bản số 7895/BKH-TĐ&GSĐT
ngày 26 tháng 10 năm 2006) về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020
QUYẾT ĐỊNH
1. Quan điểm phát triển
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước;
b) Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường;
c) Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học;
d) Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh của Tỉnh; huy động tối đa các nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực), nhất là nguồn vốn đầu tư và khoa học - công nghệ;
đ) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền quốc gia;
e) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài để phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn so với giai đoạn trước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản lý… để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng biên giới. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020, Cao Bằng đạt trình độ phát triển ở mức khá so với các tỉnh trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và có mức thu nhập bình quân/người bằng với mức thu nhập bình quân/người chung của cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 15%/năm thời kỳ 2006 - 2010; 13%/năm thời kỳ 2011 - 2015 và 10%/năm thời kỳ 2016 - 2020;
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 600USD và năm 2020 đạt 1.600USD;
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng (đến năm 2010: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 25,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,4%, dịch vụ chiếm 45,7%; đến năm 2015: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 19,1%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,1%, dịch vụ chiếm 48,8%; đến năm 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15%, công nghiệp - xây dựng chiếm 35,8%, dịch vụ chiếm 49,2%);
- Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đến năm 2020 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học phổ thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26% (trong đó, đào tạo nghề đạt 19%) vào năm 2010 và đạt 38% (trong đó, đào tạo nghề đạt 31%) vào năm 2020; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,0 - 1,4 vạn lao động;
- Phấn đấu đến năm 2010 đạt 9 bác sỹ và 25 giường bệnh/1 vạn dân; đến năm 2020 đạt 12 bác sỹ và 30 giường bệnh/1 vạn dân, 30% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ tăng dân số ở mức 1,0%;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn 29,5% và đến năm 2020 xuống dưới 10%; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4% vào năm 2010; đến năm 2010: 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 90%; đến năm 2020: 100% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%;
- Xây dựng và củng cố vững chắc khu vực phòng thủ trên địa bàn Tỉnh; hoàn thành cơ bản việc bố trí, sắp xếp và ổn định dân cư các xã biên giới;
- Nâng độ che phủ của rừng đạt 52% vào năm 2010, đạt 60% vào năm 2020; giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, cửa khẩu, khu công nghiệp, khu vực khai thác quặng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực
a) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Phát triển nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến đối với các mặt hàng nông sản chủ lực. Lựa chọn những cây trồng thích hợp với địa hình vùng cao, có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chú trọng vùng nghèo, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người; chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng công nghệ thích hợp nhằm tạo ra giá trị hàng hoá lớn trên một đơn vị diện tích và bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững;
- Nhịp độ phát triển giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,5%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 4,9%/năm;
- Sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, đưa những giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất, trọng tâm là phát triển lúa nước và ngô lai; chú trọng phát triển những cây trồng thích hợp với điều kiện của Tỉnh, tạo sản phẩm hàng hoá chủ lực theo hướng thâm canh tăng năng suất như: mía, đậu tương, thuốc lá; xây dựng vành đai thực phẩm, các loại rau, đậu theo hướng sạch cho thị xã, khu công nghiệp; tập trung phát triển các loại cây ăn quả như: lê, mận, bưởi, cam, quýt, hồng không hạt trên cơ sở giống mới và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Phát triển chăn nuôi hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên cơ sở tận dụng ưu thế của tỉnh miền núi; tập trung phát triển đàn bò lấy thịt theo hướng bán công nghiệp; phát triển chăn nuôi trâu, dê, chăn nuôi lợn hướng nạc, gia cầm theo quy mô trang trại, hộ gia đình; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp, đến năm 2010 chiếm 40,8% và đến năm 2020 chiếm 46,3%;
- Xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn; kết hợp trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, phát triển hệ thống rừng sản xuất gồm rừng nguyên liệu giấy và gỗ công nghiệp, hồi thảo quả, chè đắng; đưa độ che phủ của rừng đạt 52% vào năm 2010 và đạt trên 60% vào năm 2020;
- Khai thác diện tích mặt nước hiện có, xây dựng thêm các hồ thuỷ lợi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản tập trung với mục đích sản xuất hàng hoá; xây dựng cơ sở ươm cá giống phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và các tỉnh lân cận.
b) Công nghiệp - xây dựng
- Tạo sự tăng trưởng đột phá; đến năm 2010 đạt 26% và đến năm 2020 đạt 14,6%; trung bình cả giai đoạn đạt 17%/năm;
- Khai thác và chế biến khoáng sản: bảo đảm không tàn phá và gây ô nhiễm môi trường; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các loại khoáng sản; khuyến khích đầu tư khai thác gắn với chế biến sâu quặng sắt, man gan, thiếc, bô xít; tổ chức quản lý khai thác, thu gom các mỏ nhỏ trên địa bàn Tỉnh;
- Phát triển thuỷ điện: khảo sát, quy hoạch và đẩy mạnh khai thác tiềm năng thuỷ điện trên các sông, suối thuộc địa bàn Tỉnh; có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ;
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng: bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn Tỉnh; đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng và chất lượng xi măng của Tỉnh; tổ chức tốt việc khai thác vật liệu sẵn có như đá cho xây dựng và nguyên liệu để sản xuất xi măng; phát triển sản xuất gạch, ngói, cát, sỏi... tại địa phương;
- Xây dựng khu công nghiệp Đề Thám, từng bước hình thành khu công nghiệp Chu Trinh, Phục Hoà; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp đối với ngành nghề cơ khí nhỏ, công cụ cầm tay, chế biến nông, lâm sản phục vụ nông nghiệp và nông thôn;
- Bảo tồn và phát triển ngành nghề thủ công, khôi phục các làng nghề truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ phát triển du lịch, xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp và nông thôn.
c) Thương mại - dịch vụ
- Tăng cường đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn thị xã, thành phố trong tương lai, các khu kinh tế cửa khẩu; trong đó, ưu tiên cửa khẩu Tà Lùng và các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, thu hút đầu tư, thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa Cao Bằng với cả nước và thị trường Trung Quốc;
- Xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ, các trạm thu mua nông sản, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nông thôn, vùng cao giao lưu, trao đổi, kích thích phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu, bình ổn giá cả thị trường;
- Quy hoạch sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo sự ổn định thị trường và hàng hoá xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh, thâm nhập vào một số thị trường mới;
- Phát triển du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch cảnh quan;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, ăn uống, khách sạn, nhà hàng... đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch;
- Khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống, làm tốt việc giới thiệu với du khách tại các điểm di tích lịch sử;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ vận tải; phấn đấu tăng năng lực vận tải đến năm 2010 gấp 2 lần và đến năm 2020 gấp 3 lần so với hiện nay;
- Quy hoạch phát triển mạng dịch vụ bưu chính, viễn thông của Tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (gồm cả Internet) đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng, chất lượng phục vụ ngày càng cao của xã hội; số máy điện thoại đến năm 2010 đạt 18 máy/100 dân và đến năm 2020 đạt 30 máy/100 dân;
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của Tỉnh.
d) Các lĩnh vực xã hội
- Phát triển dân số: tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản để nâng cao chất lượng dân số; đến năm 2010 dân số khoảng 540 nghìn người và tốc độ tăng bình quân là 1,05%/năm; đến năm 2020 khoảng 600 nghìn người và tốc độ tăng bình quân là 1,0%/năm; tỷ trọng dân số đô thị đạt khoảng 18% vào năm 2010 và đạt gần 30% vào năm 2020;
- Giáo dục và đào tạo: đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo; chú trọng hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước, đại học Quảng Tây (Trung Quốc). Sớm hoàn thành xây dựng Trường dạy nghề tỉnh, thành lập Trung tâm dạy nghề vùng và cơ sở dạy nghề tại các huyện; nâng cấp cơ sở vật chất cho Trường nội trú tỉnh, xây dựng các trường nội trú, bán trú tại các huyện, tạo điều kiện hơn nữa cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số đi học; thành lập trường Đại học Cao Bằng trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm, trường Trung cấp Y tế và trường Trung cấp nông - lâm nghiệp; chú trọng đào tạo nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong tình hình mới; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2008; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26% vào năm 2010 và đạt 38% vào năm 2020;
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: nâng cấp và mở rộng mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã trên nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh; tập trung nâng cấp tuyến huyện, tuyến xã và tuyến thôn bản; nhanh chóng hoàn thành việc nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh; khẩn trương triển khai xây dựng Bệnh viện Đa khoa khu vực miền Tây (huyện Bảo Lạc). Phấn đấu đến năm 2010 có 9 bác sỹ và 25 giường bệnh/1 vạn dân; đến năm 2020 có 12 bác sỹ và 30 giường bệnh/1 vạn dân, 30% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; phòng chống, đẩy lùi được tệ nạn ma tuý, ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và các bệnh dịch nguy hiểm khác;
- Văn hoá xã hội: xây dựng và nâng cấp nhà văn hoá các xã, thôn bản, chú trọng các thôn bản biên giới, vùng sâu, vùng xa; xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc trong Tỉnh; đẩy mạnh phủ sóng phát thanh truyền hình, tăng thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số; nâng cấp Thư viện tỉnh và thư viện các huyện, thị; củng cố thư viện xã; tăng cường đưa những ấn phẩm, sách, báo mang nội dung phổ biến kiến thức pháp luật, khoa học - kỹ thuật cho nông dân;
- Thể dục, thể thao: xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm thi đấu thể thao của Tỉnh; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thể thao cho các thị trấn, huyện lỵ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng vận động viên các môn thể thao có khả năng đạt thành tích cao, đặc biệt như các môn võ cổ truyền dân tộc; thường xuyên phát động phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Phấn đấu đến năm 2010, Cao Bằng có vận động viên thi đấu đoạt giải quốc gia;
- Xoá đói, giảm nghèo và việc làm: tiếp tục thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, đầu tư cho 106 xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo trong giai đoạn 2006 - 2010; thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ dân xoá nhà dột nát, bố trí đất sản xuất, đất ở cho tất cả những hộ còn thiếu, trong đó, cần đặc biệt quan tâm đối với hộ đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 29,5% vào năm 2010 và dưới 10% vào năm 2020; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, mở mang các ngành nghề mới, nhằm thúc đẩy chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu; phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,0 - 1,4 vạn lao động.
đ) Quốc phòng, an ninh
- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm xâm hại đến an ninh quốc gia, đẩy lùi tệ nạn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông;
- Thường xuyên tổ chức huấn luyện chiến đấu, thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc;
- Xây dựng đường biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị; mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo với Trung Quốc để phát triển kinh tế - xã hội.
e) Phát triển kết cấu hạ tầng:
- Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp các Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A, Quốc lộ 34, Quốc lộ 4C, hoàn thiện đường nối Quốc lộ 3 với Quốc lộ 4A (tuyến tránh thị xã Cao Bằng), khẩn trương xây dựng đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận Cao Bằng). Ưu tiên đầu tư nâng cấp đường ra các cửa khẩu, đường đến các khu du lịch, đường vành đai biên giới. Nâng cấp dần các tuyến đường tỉnh lộ, mở mới một số tuyến đường phục vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng đường liên xã, bảo đảm đi được cả bốn mùa. Phát triển đường liên thôn bằng cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm; phát động phong trào toàn dân xây dựng đường thôn xóm, đường nội đồng với sự hỗ trợ vật tư kỹ thuật của Nhà nước;
- Sau năm 2010, tuỳ tình hình thực tế và nhu cầu vận tải của Tỉnh sẽ xem xét, quyết định việc nghiên cứu, lập dự án tuyến đường sắt Hà Quảng đi Cửa khẩu Tà Lùng (nối với tuyến đường sắt Thuỷ Khẩu đi Sùng Tả - Trung Quốc) và dự án sân bay Cao Bằng;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho thị xã, thành phố trong tương lai, khu công nghiệp, các công trình cấp nước sinh hoạt tại các thị trấn, thị tứ, ưu tiên cho vùng cao. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 95% dân số đô thị, 85% dân số nông thôn và đến năm 2020 đạt 100% dân số đô thị, 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;
- Xây dựng đường điện 110 KV Lạng Sơn - Cao Bằng; tiếp tục phát triển lưới điện nông thôn. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đến năm 2010 đạt 85% và đến năm 2020 đạt 100%;
- Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới, nhất là các thôn, bản sát biên giới theo quy hoạch, không để biên giới trống dân;
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương; xây dựng thêm các công trình thuỷ lợi, ưu tiên các công trình kết hợp thuỷ điện, cấp nước và phát triển thuỷ sản, chú trọng vùng biên giới, tạo điều kiện để nhân dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống, yên tâm bám đất, giữ vững biên cương Tổ quốc;
- Tiếp tục nghiên cứu, điều tra, lập các dự án đầu tư kè chống xói lở bờ sông biên giới và đô thị, bảo đảm an toàn đường biên, sản xuất và đời sống của nhân dân.
4. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
a) Phát triển vùng kinh tế
- Vùng bình địa (gồm thị xã Cao Bằng và 1 phần huyện Hòa An) với thị xã Cao Bằng là trung tâm, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, có 2 khu công nghiệp, khu dịch vụ và các tiểu vùng thâm canh lúa, thuốc lá, đậu tương, lạc, ngô; tiểu vùng ven thị xã Cao Bằng trồng rau xanh, hoa;
- Vùng núi đá (7 huyện) có đô thị Tà Lùng, các khu kinh tế cửa khẩu (Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang) với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có khu khai thác mỏ, cụm công nghiệp, khu du lịch và các tiểu vùng trồng lúa, đậu tương, thuốc lá (Trùng Khánh); tiểu vùng trồng mía (Phục Hòa) và tiểu vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
- Vùng núi đất (4 huyện) có 4 thị trấn gắn liền hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp, có khu khai thác mỏ, cụm công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và các tiểu vùng rừng sản xuất chuyên canh trúc sào, chè đắng; tiểu vùng rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và tiểu vùng trồng lúa, ngô, đậu tương, dong riềng.
b) Phát triển đô thị và nông thôn
- Quy hoạch mở rộng, xây dựng thị xã Cao Bằng trở thành thành phố thuộc Tỉnh khi có điều kiện; nâng cấp cửa khẩu Tà Lùng thành cửa khẩu quốc tế và 2 cửa khẩu Trà Lĩnh và Sóc Giang thành cửa khẩu quốc gia. Xây dựng và phát triển thị trấn Tà Lùng trở thành đô thị loại IV; đầu tư xây dựng mới các thị trấn: Đàm Thuỷ, Trường Hà, Phia Đén; phát triển thị tứ và các chợ biên giới;
- Quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, đặc biệt là đất đô thị, dọc các trục giao thông, thị trấn, thị tứ, các khu kinh tế cửa khẩu, các điểm du lịch.
5. Một số giải pháp chủ yếu về thực hiện quy hoạch
a) Huy động vốn đầu tư
Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội:
- Vốn trong nước đóng vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là nguồn vốn của Trung ương để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, củng cố quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo; ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị;
- Tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá về Cao Bằng để thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của Tỉnh như: khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển một số cây, con; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn tín dụng đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định;
- Tích cực vận động thu hút vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI), chú trọng các nhà đầu tư Trung Quốc để phát triển các hàng hóa chủ lực, chất lượng cao, các sản phẩm xuất khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị.
b) Về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp theo quy định của pháp luật và đề xuất chính sách mới với Chính phủ nhằm ưu tiên đầu tư phát triển cho Cao Bằng;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "một cửa"; hiện đại hoá trụ sở chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Làm tốt công tác tổ chức và cán bộ; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người tài về địa phương làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; chống lãng phí, tham nhũng. Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Thực hiện quy chế dân chủ gắn liền với hoàn thiện quy chế quản lý nhà nước ở cấp cơ sở. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo và đào tạo lại;
- Phân cấp đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tập trung vào các lĩnh vực đất đai, khai thác, chế biến khoáng sản, cấp phép đầu tư, xây dựng cơ bản, xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Khoa học công nghệ
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất hàng hóa chủ lực, xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có uy tín và có sức cạnh tranh trên thị trường;
- Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến nhằm tạo bước chuyển tích cực về năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
d) Phát triển nguồn nhân lực
- Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, nâng dần trình độ ngoại ngữ và trình độ sử dụng công nghệ thông tin ở các lĩnh vực cho đội ngũ cán bộ, công chức của Tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới;
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp của Tỉnh, sẵn sàng tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; đào tạo, tập huấn kỹ thuật, trình độ quản lý cho các chủ trang trại, hộ gia đình nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại, hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh, sản xuất ra hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;
- Liên kết hợp tác với một số trường đại học của Trung Quốc, đặc biệt là của tỉnh Quảng Tây để đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, tạo sự đột phá trong phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh;
- Làm tốt công tác hướng nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo nguồn lao động có tay nghề đáp ứng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Tỉnh và cho xuất khẩu.
đ) Tổ chức thực hiện và giám sát Quy hoạch
- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch sau khi được phê duyệt; cụ thể hoá các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để tổ chức thực hiện. Xúc tiến hoạt động đầu tư, giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên, mời gọi các nhà đầu tư đến Cao Bằng đầu tư sản xuất, kinh doanh;
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm giám sát, thực hiện Quy hoạch; đánh giá thực hiện Quy hoạch, rà soát, điều chỉnh Quy hoạch khi không còn phù hợp.
Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt vào đầu năm 2007 và triển khai thực hiện theo quy định:
1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.
2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
4. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của Vùng và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; đồng thời nghiên cứu xây dựng và trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư... để thực hiện Quy hoạch; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư; nghiên cứu, xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến đầu tư nêu trong Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 282/2006/QD-TTg |
Hanoi,
December 20, 2006 |
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF
CAO BANG PROVINCE IN THE 2006-2020 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
At the proposals of the People's Committee of Cao Bang province (in Report No.
1460/TTr-UBND of August 30, 2006) and the Planning and Investment Ministry (in
Document No. 7895/BKH-TD&GSDT of October 26, 2006) on the approval of the
master plan on socio-economic development of Cao Bang province in the 2006-2020
period,
DECIDES:
a/ The master plan on socio-economic development of Cao Bang province in the 2006-2020 period must be in line with the master plan on socio-economic development of the northern midland and mountainous regions and the national socio-economic development strategy;
...
...
...
c/ The socio-economic development is closely associated with environmental protection and improvement, ensuring the harmony between the man-made environment and the natural environment and preserving the biological diversity;
d/ The socio-economic development is based on the promotion of the province's strengths and comparative advantages, and maximal mobilization of resources (both domestic and overseas resources), especially capital sources, sciences and technologies;
e/ The socio-economic development is closely combined with the consolidation of defense and security and the firm safeguarding of national borders and sovereignty;
f/ To actively integrate with the world and regional economy; to expand economic cooperation relations with foreign countries for development.
a/ General objectives
To develop the economy at a higher growth rate, with higher quality and more sustainably than the previous period. To restructure the economy and labor force in the direction of quickly raising the ratio of service and industry and reducing that of agriculture. To accelerate the industrialization and modernization of the economy. To prioritize the development of education and training to raise the people's intellectual levels and the quality of human resources. To intensify the transfer and application of modern sciences and technologies to production and management in order to generate higher productivity, quality and efficiency. To markedly improve the material, cultural and spiritual life of ethnic minority people, especially those in border areas. To firmly maintain the political stability and social order and safety. To firmly protect the national sovereignty and security. To strive for the target that by 2020, Cao Bang will attain the above-average development level as compared with the northern midland and mountainous provinces and have a per-capita income level equal to that of the whole country.
b/ Specific objectives
- The average economic growth rate (GDP) will be 15%/year in the 2006-2010, 13%/year in the 2011-2015 period and 10%/year in the 2016-2020 period;
...
...
...
- The economy will be rapidly restructured in the direction of lower ratio of agriculture and higher ratios of service and industry-construction (by 2010, agriculture, forestry and fishery will account for 25.9%; industry'construction 28.4% and service 45.7%; by 2015, agriculture, forestry and fishery will account for 19.1%; industry'construction 32.1% and service 48.8%; by 2020, agriculture, forestry and fishery will account for 15%; industry'construction 35.8%, service 49.2%);
- To complete by 2008 the universalization of lower secondary education; by 2020, the province will attain the national standards on upper secondary education universalization; the percentage of trained laborers will be 26% (of whom 19% will be vocationally trained) by 2010 and 38% (of whom 31% will be vocationally trained) by 2020. On average, jobs will be created for 10,000'14,000 laborers each year;
- To strive for the target that by 2010, every 10,000 people will have 9 medical doctors and 25 patient beds; by 2020, every 10,000 people will have 12 medical doctors and 30 patient beds, 30% of communes will reach the national standards on healthcare, and the population growth rate will be 1.0%;
- To reduce the percentage of poor households to 29.5% by 2010 and under 10% by 2020; the urban unemployment rate will be under 4% by 2010; by 2010, 95% of urban population and 85% of the rural population will be supplied with hygienic water, and the radio and television broadcasting coverage will be 90%; by 2020, 100% of urban population and 90% of rural population will be supplied with hygienic water, and the radio and television broadcasting coverage will be 100%.
- To firmly construct and consolidate the defense zone in the province; to basically complete the distribution, location and settlement of population of border communes;
- To raise the forest coverage to 52% by 2010 and 60% by 2020; to well solve the issues of environmental sanitation in urban centers, border gates, industrial parks, ore mining areas, and assure food hygiene and safety.
3. Orientations for development of branches and domains
a/ Agriculture, forestry and fishery
- To develop commodity agriculture on the basis of building of raw material areas in association with processing of key agricultural products. To select cultivation plants suitable to the highland terrain conditions and of economic values with a view to raising the efficiency of agricultural production, attaching importance to poor areas, border areas and ethnic minority areas; to substantially restructure the cultivation, husbandry and service in the direction of higher values and active application of appropriate technologies to generate a large commodity value on a land area unit and assure the sustainable agricultural development;
...
...
...
- To produce food in the direction of intensive farming and introduction of new varieties of high yields, quality and efficiency, focusing on the development of wet rice and hybrid maize; to attach importance to the development of crops suitable to the province's conditions and capable of turning out key commodity products in the direction of intensive farming for higher productivity, such as sugar cane, soybean and tobacco; to build a greenery belt where clean assorted vegetables and leguminous plants are grown and supplied to the provincial town and industrial parks; to concentrate on developing such fruit trees as pear, plum, grape fruit, orange, mandarin and seedless persimmon of new varieties and in association with product outlets;
- To develop husbandry which produces commodities of high economic values on the basis of taking advantage of a mountainous province; to concentrate on developing a herd of beef cows on a semi-industrial scale; to develop the farming of buffaloes, goats, lean porkers and poultry in farms and households; the ratio of husbandry in agriculture will be 40.8% by 2010 and 46.3% by 2020;
- To build the system of special-use forests and the system of headwater protective forests; to combine the planting of new forests and forest zoning for regeneration, and develop the system of production forests, including paper raw material and industrial timber forests, anise, cardamom and "bitter tea" forests; to increase the forest coverage to 52% by 2010 and over 60% by 2020;
- To exploit the existing surface water area, build more water reservoirs for irrigation combined with concentrated aquaculture for the purpose of commodity production; to build establishments producing breeding fishes to meet the demands of the locality and neighboring provinces.
b/ Industry'construction
- To create a breakthrough growth at 26% by 2010, 14.6% by 2020 and 17%/year for the whole period on average;
- Mineral exploitation and processing: To ensure that no destruction or environmental pollution is caused; to economically and efficiently use assorted minerals; to promote investment in exploitation combined with fine-processing of iron, manganese, tin and bauxite ores; to organize the management of mining and collection of minerals in small mines in the province;
- Development of hydropower: To survey, plan and step up the tapping of hydroelectric potentials of rivers and streams in the province; to adopt mechanisms and policies to attract investors to build small- and medium-sized hydroelectric plants;
- Development of production of building materials: To meet the province's greater and greater demand for building materials; to renew cement production technologies, increase the province's cement output and quality; to well organize the exploitation of available materials, for instance stone, for building and use as raw materials for cement production; to develop the production of bricks, roofing tiles, sand and gravel in the locality;
...
...
...
- To conserve and develop handicraft production lines, and restore traditional craft villages in service of consumer goods production, tourist development and export, thereby creating jobs and increasing incomes for agricultural and rural laborers.
c/ Trade'service
- To intensify the investment in trade infrastructures in the provincial town, future cities, and border gate economic zones, giving priority to Ta Lung border-gate and general trade and service centers; to attract investment and promote goods exchange between Cao Bang and the whole country as well as the Chinese market;
- To build markets in centers of commune clusters, townships and traffic hubs, and stations for farm produce purchase, create favorable conditions for people in rural areas and highland areas to exchange their products, thereby stimulating production development, meeting the demands for essential commodities and stabilizing market prices;
- To plan the production of a number of leading export goods, thereby stabilizing export markets and goods, raising the competitiveness of those export goods and enabling them to penetrate into new markets;
- To develop cultural-historical tourism, eco-tourism and landscape tourism;
- To formulate and organize the implementation of a number of mechanisms and policies to encourage all economic sectors, domestic and foreign enterprises to invest in developing entertainment, recreation, sport, food catering, hotel, restaurant services, satisfying the requirements of tourist development;
- To revitalize and organize traditional festivities, and well carry out the introduction of historical relics to tourists;
- To encourage all economic sectors to participate in developing transport services; to strive for the target that the current transportation capacity will double by 2010 and triple by 2020;
...
...
...
- To further intensify financial, banking and insurance activities, thus contributing to promoting the development of the province's production and business.
d/ Social domains
- Population development: To further step up the family planning and reproductive health care in order to raise the population quality; by 2010, the province's population will be some 540,000 with an average growth rate of 1.05%/year; by 2020, it will be 600,000 with an average growth rate of 1.0%/year; the percentage of urban population will be around 18% by 2010 and nearly 30% by 2020;
- Education and training: To step up the socialization of education and training; to attach importance to training cooperation with domestic universities and Quangxi university (China). To complete as soon as possible the building of the provincial vocational training school, establish a regional vocational training center and vocational training institutions in districts; to upgrade material foundations for the provincial boarding school, build boarding and semi-boarding schools in districts, create more favorable conditions for children of ethnic minority people to go to school; to establish Cao Bang University on the basis of the teachers' training college, the medical intermediate school and the agro-forestry intermediate school; to attach importance to training of human resources for international economic integration; to pay special attention to raising the teaching and learning quality in the new situation; to complete the lower secondary education universalization by 2008; to attain the national standards on upper secondary education universalization by 2020; the percentage of trained laborers will reach 26% by 2010 and 38% by 2020;
- Health and community healthcare: To upgrade and expand the medical network from the provincial to district and communal levels on the principle that disease prevention is better than cure; to concentrate on upgrading medical establishments at district and communal levels and in villages and hamlets; to quickly complete the upgrading of the provincial general hospital; to promptly commence the building of a general hospital in the western area (Bao Lac district). To strive for the target that every 10,000 people will have 9 medical doctors and 25 patient beds by 2010 and every 10,000 people will have 12 medical doctors and 30 patient beds and 30% of communes will attain the national healthcare standards by 2020; to ensure the environmental sanitation and food safety; to prevent, combat and repel the social evil of narcotic abuse, prevent the transmission of HIV/AIDS in the community and other dangerous diseases and epidemics;
- Culture and social affairs: To build and upgrade cultural houses of communes, villages and hamlets, with priority given to border, deep-lying and remote villages and hamlets; to build a healthy cultured lifestyle; to conserve and promote the cultural identities of various ethnic groups in the province; to expand the radio and television coverage and increase the time volume of radio and television broadcasts in ethnic minority languages; to upgrade libraries of the province, districts and towns; to consolidate communal libraries; to intensify the distribution of printed matters, books and newspapers disseminating legal, scientific and technical knowledge to farmers;
- Physical training and sports: To completely build the sport competition center of the province; to invest in development of sport technical infrastructures for districts and district capitals; to attach importance to training of athletes who show potentials to record high sport achievements, especially in traditional martial arts; to regularly launch the mass physical training and sport movement. To strive for the target that by 2010, Cao Bang will have athletes winning national sport prizes;
- Hunger eradication and poverty alleviation: To further implement Program 135, phase II, and invest in 106 communes meeting with exceptional difficulties to help them escape from poverty in the 2006'2010 period; to implement the Prime Minister's Decision No. 134/2004/QD-TTg, provide supports for people to solidify their houses, and assign production and residential land to all needy households, with special attention paid to ethnic minority households in border, deep-lying and remote areas. To further carry out well hunger eradication and poverty alleviation programs and projects; to promote the agriculture, forestry and fishery extension; to reduce the percentage of poor households to 29.5% by 2010 and under 10% by 2020; to step up the vocational training and generate new jobs and occupations in order to accelerate the transfer of laborers from agriculture to industry and service sectors; to raise the vocational training quality, meeting requirements of labor export; to strive for the target that jobs will be created for 10,000'14,000 each year.
e/ Defense and security
...
...
...
- To regularly organize combat drills and military maneuvers in the province's defense zone, prepare all conditions for readiness to cope with any circumstances so as to firmly safeguard the fatherland's border areas;
- To build a peaceful and friendship Vietnam-China borderline; to expand the diplomatic relation and economic, scientific, technical, educational and training cooperation with China for socio-economic development.
f/ Infrastructure development:
- To speed up the renovation and upgrading of national highways 3, 4A, 34 and 4C, to complete the building of a road linking national highway 3 with national highway 4A (the bypass circling Cao Bang provincial capital), and expeditiously build Ho Chi Minh road's section running through Cao Bang province. To prioritize the investment in upgrading roads leading to the border gates and tourist sites and border belt roads. To gradually upgrade the provincial roads and build some new roads in service of defense and security combined with socio-economic development. To raise the quality of inter-communal roads which are accessible all year round. To develop inter-village roads with both the state budget supports and people's contributions. To launch the movement of building village, hamlet and infield roads by the entire population with the state's material and technical supports;
- After 2010, depending on the province's actual situation and transportation needs, the study and formulation of the project on Ha Quang ' Ta Lung border-gate railway (connecting with the railway of Thuy Khau to Sung Ta (China)) and the project on Cao Bang airport will be considered and decided;
- To further invest in building the system of water supply for the provincial town, future cities and industrial parks, and works for supply of daily-life water for district township and traffic hubs with priority given to highland areas. To strive for the target that 95% of urban population and 85% of rural population by 2010 and 100% of urban population and 90% of rural population by 2020 will be supplied with hygienic water;
- To build Lang Son ' Cao Bang 110 kV transmission line; to further develop the rural power grid. The percentage of households supplied with electricity will be 85% by 2010 and 100% by 2020;
- To prioritize the building of essential infrastructures in service of planned arrangement, location and settlement of population in border communes, especially villages and hamlets close to the borderline, ensuring no uninhabited border area;
- To step up the implementation of the program on solidification of canals and ditches; to build more irrigation works, prioritize irrigation-cum-hydropower, irrigation-cum-water supply and irrigation-cum-aquaculture works, attach importance to border areas, and create conditions for people to develop their production, stabilize their life and feel secured to live in and defend the fatherland's border areas;
...
...
...
4. Orientations for territory-based development
a/ Development of economic zones
- In plain areas (including Cao Bang provincial town and part of Hoa An district) with Cao Bang provincial town being the center: To promote the development of urban infrastructures with two industrial parks, service quarter and sub-zones for intensive farming of rice, tobacco, soy bean, peanut and maize; to grow vegetables and flowers in sub-zones in the vicinity of Cao Bang provincial town;
- In rocky mountain areas (seven districts): To build Ta Lung urban center and border-gate economic zones (Ta Lung, Tra Linh and Soc Giang) with a fairly developed infrastructure system, a mining area, an industrial cluster, a tourist site and sub-zones for cultivation of rice, soy bean and tobacco (Trung Khanh); sub-zones for sugar cane (Phuc Hoa) and protective and special-use forest sub-zones;
- In earthy mountain areas (four districts): There will be in these areas four district townships associated with the system of upgraded infrastructures, with a mining area, an industrial, cottage industry and handicraft cluster and sub-zones under production forests where truc sao (a bamboo species) and bitter tea are planted; sub-zones under headwater forests, special-use forests and sub-zones for cultivation of rice, maize, soy bean and arrowroot.
b/ Urban and rural development
- To plan the expansion and building of Cao Bang provincial town into a provincial city when conditions permit; to upgrade Ta Lung border gate into an international one and two other border gates of Tra Linh and Soc Giang into national ones. To build and develop Ta Lung township into a grade-IV city; to invest in building Dam Thuy, Truong Ha and Phia Den townships; to develop traffic hubs and border markets.
- To manage and use land, especially urban land, land areas along roads, townships, in traffic hubs, border-gate economic zones and tourist sites, under the land use planning.
5. A number of major solutions for master plan implementation
...
...
...
To mobilize to the utmost domestic and foreign capital sources for socio-economic development:
- Domestic capital sources, especially capital source from the central budget, will be decisive to the development of economic-technical infrastructures, defense and security consolidation, hunger eradication and poverty alleviation; the central budget shall provide supports for the local budget in the spirit of the Communist Party of Vietnam's Political Bureau's Resolution No. 37-NQ/TW of July 1, 2004;
- To intensify the promotion of investment in, introduction and advertisement of Cao Bang province in order to attract investment capital in domains with advantages, such as mineral exploitation and processing; development of some specialty plants and animals; and create favorable conditions for enterprises to borrow investment credits for development of their production and business according to regulations;
- To actively mobilize and attract ODA capital for development of socio-economic infrastructures, hunger eradication and poverty alleviation; to formulate and implement mechanisms and policies to attract foreign direct investment, with special attention paid to Chinese investors, for development of key high-quality commodities and export products, and construction of infrastructures of industrial parks and urban centers.
b/ Mechanisms and policies
- To continue reviewing and supplementing mechanisms and policies to make them compliant with legal provisions, and propose new policies to the Government in order to get priority development investment for Cao Bang province;
- To step up the administrative reform and apply the "one-stop shop" mechanism; to modernize working offices of administrations of all levels, especially commune administrations. To well perform the organization and personnel work; to formulate mechanisms and policies to attract talented people to work in the locality, raise the effectiveness and efficiency of the state administrative apparatus; to fight waste and corruption. To widely and efficiently apply information technology to the managerial work. To implement the democracy regulation in combination with the perfection of the regulation on state management at the grassroots level. To develop and raise the quality of human resources through training and re-training;
- To couple the decentralization with the enhanced inspection and supervision in the domains of land, mineral exploitation and processing, investment licensing, capital construction, export and import.
c/ Science and technology
...
...
...
- To attach importance to the training and improvement of qualifications of scientific and technological personnel engaged in production of plant varieties and livestock breeds or processing industry, with a view to raising the productivity and product quality and reducing production costs.
d/ Development of human resources
- To attach importance to the fostering of the province's cadres and civil servants in order to improve their professional and state management knowledge and gradually raise their foreign language and computer skills; to build up a contingent of cadres and civil servants with ethical quality and professional qualifications satisfying socio-economic development requirements of the new period;
- To further carry out the reorganization and transformation of the province's enterprises in order to further improve their management capability and operation efficiency, helping them prepare themselves for regional and international economic integration; to provide technical and managerial skill training for owners of farms and households, with a view to turning them into strong economic cells which can produce commodities of high competitiveness on the domestic and overseas markets;
- To cooperate with a number of Chinese universities, especially those in Quangxi province, in training experts with high qualifications, thereby making a breakthrough in the development of the province's human resources;
- To well carry out vocational education and intensify vocational training in order to create a skilled labor force which can satisfy requirements of the province's socio-economic domains and for export.
e/ Organization of implementation and supervision of the master plan
- To organize the announcement and dissemination of the master plan after it is approved; to concretize the master plan's objectives into five-year and annual plans for organization of implementation. To promote investment activities, introduce and advertise priority projects, and invite investors to come and invest in production and business in Cao Bang province.
- The Party Committees and administrations of all levels, all branches, mass organizations and people in the province shall supervise and implement the master plan; assess the implementation of the master plan, review and readjust the master plan when it becomes inappropriate.
...
...
...
1. The strategic environmental impact assessment report.
2. Socio-economic development plannings of districts and provincial towns, the planning on development of urban system and population quarters, the construction planning, land use planning and plans, development plannings of branches and domains, in order to ensure the comprehensive and synchronous development.
3. To study, formulate and promulgate or submit to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable to the province's development requirements and compliant with law in each period, in order to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.
4. To work out long-, medium- and short-term plans; to formulate key development programs and specific projects for concentrated investment or rational investment priority.
5. To propose to the Prime Minister for consideration and decision timely adjustments and supplements to the master plan to make it suitable to socio-economic development situation of the province, the region and the whole country in each planning period.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
...
...
...
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR
INVESTMENT STUDY
(Promulgated Together With The Prime Minister’s Decision No. 282/2006/Qd-Ttg
Of December 20, 2006)
Ordinal
number
Programs
and projects
Locations
1
Building of industrial parks
Cao Bang provincial town, Phuc Hoa district
2
...
...
...
Hoa An district
3
Mineral exploitation and processing complex
Phuc Hoa district
4
Tunnel brick furnace
Cao Bang provincial town
5
Phong Chau quarrying and block stone production
...
...
...
6
Hoa Tham hydropower plant
Nguyen Binh district
7
Bach Dang hydropower plant
Hoa An district
8
Cement rotary kiln
Hoa An district
...
...
...
Ban Rien hydropower plant
Bao Lac district
10
Ban Nga hydropower plant
Bao Lac district
11
Khuoi Ru hydropower plant
Bao Lac district
12
...
...
...
Hoa An district
13
Long Thien hydropower plant
Phuc Hoa district
14
Chu Trinh hydropower plant
Hoa An district
15
Ban Chieu hydropower plant
...
...
...
16
Ta Sa hydropower plant
Nguyen Binh district
17
Tai Ho Sin hydropower plant
Hoa An district
18
Thoong Cot II hydropower plant
Trung Khanh district
...
...
...
Na Coc and Pac Moi hydropower plants
Thach An district
20
Na Han hydropower plant
Bao Lam district
21
Nam Pat hydropower plant
Nguyen Binh district
22
...
...
...
Thach An district
23
Coke oven
Cao Bang provincial town
24
Ferro-manganese furnace
Quang Uyen and Phuc Hoa districts
25
Ngu Lao pig iron blast furnace
...
...
...
26
Road linking Nguyen Binh to national highway 3
Nguyen Binh district
27
Bridge and road km 5 – Vo Duon
Hoa An district
28
Tan An – Canh Tan road
Cao Bang provincial town, Thach An district
...
...
...
Provincial road 211 (Tra Linh – Trung Khanh)
Tra Linh and Trung Khanh districts
30
Provincial road 210 (Tra Linh – Ha Quang)
Tra Linh and Ha Quang districts
31
Bypass encircling Quoc Hung township
Tra Linh district
32
...
...
...
Ha Lang district
33
Vinh Quang – Hong Tri road
Bao Lac and Bao Lam districts
34
Hoang Nga – Cau Ban Giap road
Cao Bang provincial town
35
Upgraded road 204
...
...
...
36
District road within Ha Lang district
Ha Lang district
37
Mai Long road
Cao Bang – Bac Kan
38
District road within Bao Lam district
Bao Lam district
...
...
...
Provincial road 205
Tra Linh district
40
Tan An bridge
Cao Bang provincial town
41
Ha Quang – Thong Nong – Bao Lac inter-district road
Ha Quang, Thong Nong and Bao Lac districts
42
...
...
...
Nguyen Binh district
43
Ta Lung bridge 2
Phuc Hoa district
44
Thanh Long – Trieu Nguyen road
Nguyen Binh district
45
Thong Nong – Nuoc Hai road
...
...
...
46
Road 212 (Pac Bo – Phia Den – Na Ban)
Nguyen Binh district
47
Road from Nga village – Xuan Truong border-guard station
Bao Lac district
48
Road 204
Hoa An district
...
...
...
Mai Long – Bang Thanh road
Nguyen Binh district
50
Road 217
Bao Lac district
51
Road 208
Dong Khe and Phuc Hoa districts
52
...
...
...
Quang Uyen and Trung Khanh districts
53
Multi-purpose hunger eradication and poverty alleviation in three western districts of Cao Bang province
Bao Lam, Bao Lac and Nguyen Binh districts
54
Development of cow herd and beef processing
The whole province
55
Building of areas for growing truc (bamboo-like phyllostachys) raw materials
...
...
...
56
Revitalization and development of chestnut tree areas
Trung Khanh district
57
Processing of forest products
Nguyen Binh and Hoa An districts
58
Building of protective forests
All districts
...
...
...
Protection and building of special-use forests
All districts
60
Technical assistance for major agricultural products
All districts
61
Supports for aquaculture
All districts
62
...
...
...
Nguyen Binh district
63
Na Chich and Dai Son embankments
Phuc Hoa district
64
Flood drainage in Vinh Phong commune
Bao Lam district
65
Inundation relief in Thanh Long commune
...
...
...
66
Quay Son and Minh Long river embankments
Ha Lang district
67
Khuoi Khoan and Ngu Lao reservoirs
Hoa An district
68
Na Lai and Phi Hai reservoirs
Quang Uyen district
...
...
...
Khuoi Ky and Soc Ha reservoirs
Ha Quang district
70
Nam Pan and Doc Lap canals
Quang Uyen district
71
Irrigation works north of Trung Khanh district (phase II)
Trung Khanh district
72
...
...
...
Phuc Hoa district
73
Nam Tuan irrigation work
Hoa An district
74
Thuong Thon reservoir
Ha Quang district
75
Phia Ga and Kham Thanh reservoirs
...
...
...
76
Group of irrigation works east of Quang Uyen district
Quang Uyen district
77
Duc Long irrigation work
Hoa An district
78
Five reservoirs in Trung Khanh district
Trung Khanh district
...
...
...
Irrigation work in Dinh Phong commune
Trung Khanh district
80
Irrigation work in Cao Chong commune
Tra Linh district
81
Irrigation work in Long Thong commune
Thong Nong district
82
...
...
...
Ha Lang district
83
Development of border-gate economic zones
Ta Lung, Tra Linh and Soc Giang districts
84
Nguyen Binh district market
Nguyen Binh district
85
Infrastructure of Gioc village waterfall – Ngom Ngao cave tourist site
...
...
...
86
Pac Bo tourist site
Ha Quang district
87
Phia Oac – Phia Den eco-tourist site
Nguyen Binh district
88
Ngom Lom tourist site
Phuc Hoa district
...
...
...
Ky Sam forest garden
Cao Bang provincial town
90
Infrastructure of Thang Hen lake tourist resort
Tra Linh district
91
Infrastructure of Khuoi Lai lake tourist resort
Hoa An district
92
...
...
...
Ha Quang district
93
General hospital for the western districts of Cao Bang province
Bao Lac district
94
Upgrading of the provincial hospital
Cao Bang provincial town
95
Communication among, education of and care for children and women
...
...
...
96
Food safety and hygiene
The whole province
97
Medical center of Ha Quang district
Ha Quang district
98
Medical center of Thach An district
Thach An district
...
...
...
The provincial center for education, labor and social affairs
Hoa An district
100
Work site for laborers being detoxified addicts in Nguyen Binh district
Nguyen Binh district
101
The western vocational training center
Bao Lac district
102
...
...
...
Nguyen Binh district
103
The eastern vocational training center
Quang Uyen district
104
Renovation and upgrading of medical centers of Thong Nong, Bao Lac, Thach An and Ha Quang districts
Thong Nong, Bao Lac, Thach An and Ha Quang districts
105
Fifteen regional clinics and 49 commune health stations
...
...
...
106
Upgrading of medical equipment and facilities for regional clinics and health stations
All districts
107
Treatment of solid waste
Cao Bang provincial town
108
Thanh Nhat lower secondary school
Ha Lang district
...
...
...
Bao Lam upper secondary school
Bao Lam district
110
Phuc Hoa ethnic minority boarding school
Phuc Hoa district
111
Thong Nong upper secondary school
Thong Nong district
112
...
...
...
Trung Khanh district
113
Phuc Hoa upper secondary school
Phuc Hoa district
114
Tra Linh upper secondary school
Tra Linh district
115
Project on primary schools in difficulty-hit areas
...
...
...
116
Project on lower secondary schools
All districts
117
Project on upper secondary schools
All districts
118
Project II on development of lower secondary schools
The whole province
...
...
...
Bang Ca upper secondary school
Ha Lang district
120
Nguyen Binh upper secondary school
Nguyen Binh district
121
Na Giang upper secondary school
Ha Quang district
122
...
...
...
Trung Khanh district
123
Dinh Phung lower and upper secondary school
Bao Lac district
124
Ethnic minority boarding schools of Trung Khanh, Phuc Hoa and Tra Linh districts
Trung Khanh, Phuc Hoa and Tra Linh districts
125
Preschools of districts
...
...
...
126
Building of Cao Bang university
Cao Bang provincial town
127
Supports for the program on education cooperation between Cao Bang and Quangxi (China)
128
Upgrading of the provincial teachers training college
Cao Bang provincial town
...
...
...
Consolidation of material foundations of five upper secondary schools
Thong Nong, Thach An, Quang Uyen and Ha Lang districts and Cao Bang provincial town
130
The provincial vocational training school
Cao Bang provincial town
131
The provincial physical training and sport gifted students’ school
Cao Bang provincial town
132
...
...
...
Cao Bang provincial town
133
The provincial gymnasium
Cao Bang provincial town
134
Stadiums of Thach An, Trung Khanh, Nguyen Binh and Ha Quang districts
Thach An, Trung Khanh, Nguyen Binh and Ha Quang districts
135
Cao Bang swimming pool
...
...
...
136
The provincial general museum
Cao Bang provincial town
137
The cultural house of Nguyen Binh district
Nguyen Binh district
138
Conservation and embellishment of Pac Bo relic
Ha Quang district
...
...
...
Cultural house of Quang Uyen district
Quang Uyen district
140
Cultural houses of communes and wards
The whole province
141
Water supply works in highland areas of Ha Quang, Nguyen Binh, Bao Lam and Bao Lac districts
Ha Quang, Nguyen Binh, Bao Lam and Bao Lac districts
142
...
...
...
Cao Bang provincial town
143
Water supply works in district capitals
All districts
144
Working offices of 111 communes where investment has not been made in building working offices
All districts
145
Renovation and upgrading of working offices of provincial Services, branches and People’s Committees of districts and provincial towns
...
...
...
146
Building of working offices of Party organizations and administrations in De Tham new urban center
Cao Bang provincial town
147
Water drainage and solid waste treatment system
Cao Bang provincial town
148
Water drainage system in centers of district townships
All districts
...
...
...
Bang river embankments, Nuoc Hai township
Hoa An district
150
Hien river embankments (along Hien Giang street)
Cao Bang provincial town
151
Daily-life water supply in Soc Giang border-gate
Ha Quang district
152
...
...
...
Tra Linh district
153
A resettlement area in Tra Linh district
Tra Linh district
154
Bang river embankments
Cao Bang provincial town
155
Cattle slaughterhouse and complete slaughtering chain
...
...
...
156
Building of technical infrastructures and administrative quarters of De Tham new urban center
Cao Bang provincial town
157
Resettlement areas in districts and towns
All districts
158
Renovation and building of the provincial military school
Cao Bang provincial town
...
...
...
Regiment 852 for reserve force trainees
Hoa An district
160
Border patrol roads
Border districts
161
Removal of obstacles
Border communes
162
...
...
...
Border communes
163
Program on distribution of population in natural disaster- or exceptional difficulty-stricken areas, border areas, islands, strategic and particularly strategic areas of protective forests, strictly protected zones of special-use forests in the 2006 – 2010 period with orientations toward 2015 under the Prime Minister’s Decision No. 193/2006/QD-TTg
All districts
* Note: The locations, land areas and total capital amounts of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing resources in each period.
;Quyết định 282/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 282/2006/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/12/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 282/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video